Anh
Minh -
Tiền Phong Online
13/06/2020 06:01
Triều Tiên tuyên bố sẽ xây dựng một lực lượng “đáng
tin cậy hơn” chống lại các mối đe dọa quân sự từ Mỹ. Bình Nhưỡng nói hội nghị
thượng đỉnh lịch sử hai năm trước giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã không cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều
Tiên Ri Son-gwon nói Bình Nhưỡng sẽ không cho Mỹ “thêm thứ gì” mà Tổng thống
Donald Trump có thể sử dụng để coi đó là thành tựu chính trị của mình.
“Mục tiêu chiến lược an toàn của CHDCND Triều Tiên
là xây dựng lực lượng đáng tin cậy hơn để đối phó với các mối đe dọa quân sự
lâu dài từ Mỹ. Đây là thông điệp trả lời của chúng tôi tới Mỹ nhân dịp kỷ niệm
hai năm ngày 12/6”, ông Ri nói trong một
tuyên bố được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA phát đi hôm qua.
“Điều nổi bật là hy vọng về mối quan hệ Triều Tiên-Mỹ
được cải thiện - bay cao trong sự chú ý toàn cầu hai năm trước - giờ đã chuyển
thành nỗi thất vọng”, ông Ri nói thêm.
Ngoại trưởng Triều Tiên bày tỏ sự thất vọng về sự bế tắc kể từ hội nghị
thượng đỉnh Singapore ngày 12/6/2018, cáo buộc Washington chỉ tập trung nói
về “thành tựu chính trị” mà không thực hiện bất kỳ bước thực tế nào để thực hiện
các thỏa thuận.
“Câu hỏi đặt ra là liệu có cần phải duy trì cái bắt
tay ở Singapore hay không, vì chúng ta thấy rằng không có gì cải thiện thực sự
trong quan hệ Triều Tiên-Mỹ chỉ bằng cách duy trì quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo
tối cao của chúng ta và tổng thống Mỹ”, ông Ri nói.
Tuyên bố của ngoại trưởng
Ri được đưa ra vài giờ sau khi Mỹ nói họ cam kết thực hiện thỏa thuận hội nghị
thượng đỉnh Singapore và sẵn sàng thực hiện một cách tiếp cận linh hoạt.
“Mỹ cam kết hợp tác với Triều Tiên trong các cuộc
đàm phán có ý nghĩa để người Triều Tiên có thể hiện thực hóa một tương lai tươi
sáng hơn”, một phát ngôn viên của Bộ
Ngoại giao Mỹ nói với hãng thông tấn Yonhap khi trả lời đề nghị bình luận nhân
dịp tròn hai năm hội nghị thượng đỉnh 2018 giữa ông Trump và ông Kim.
“Lời đề nghị đó vẫn còn trên bàn. Chúng tôi sẵn sàng
thực hiện một cách tiếp cận linh hoạt để đạt được một thỏa thuận cân bằng về tất
cả các cam kết của hội nghị thượng đỉnh Singapore”, người phát ngôn nói thêm.
Hội nghị thượng đỉnh năm
2018 đã đưa ra tuyên bố chung cam kết Triều Tiên “nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn
toàn Bán đảo Triều Tiên” để đổi lấy sự đảm bảo an ninh của Mỹ.
Hai bên cũng nhất trí hợp
tác để cải thiện quan hệ song phương, xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định trên
bán đảo và hồi hương hài cốt của lính Mỹ bị giết trong Chiến tranh Triều Tiên
1950-1953.
Tuy nhiên, các cuộc đàm
phán tiếp theo đã bị đình trệ do sự khác biệt lớn về phạm vi phi hạt nhân hóa của
Triều Tiên và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ông Trump và ông Kim đã tổ chức hội
nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào tháng 2 năm ngoái tại Hà Nội nhưng không đạt
được thỏa thuận.
“Chính quyền Mỹ, qua hai
năm thực hành các bước đi hoàn toàn bất công và lỗi thời, đã công khai rằng mức
độ cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ không là gì trừ phi có thay đổi
chế độ (ở Triều Tiên), bảo đảm an ninh bằng một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu
toàn diện và xây dựng lòng tin bằng việc luôn theo đuổi các cách thức đè nén và
cô lập Triều Tiên”, ngoại trưởng Ri nói, theo tường thuật của Yonhap.
“Tất cả các sự thật trên một lần nữa chứng minh rõ
ràng rằng, trừ khi chính sách thù địch sâu sắc hơn 70 năm của Mỹ đối với CHDCND
Triều Tiên chấm dứt một cách cơ bản, Mỹ sẽ vẫn là mối đe dọa lâu dài đối với
nhà nước của chúng tôi, hệ thống của chúng tôi và người dân của chúng tôi”, ông nói.
---------------------------------
“Chính quyền Mỹ, qua hai năm thực hành các bước đi
hoàn toàn bất công và lỗi thời, đã công khai rằng mức độ cải thiện quan hệ giữa
Triều Tiên và Mỹ sẽ không là gì trừ phi có thay đổi chế độ, bảo đảm an ninh bằng
một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu toàn diện và xây dựng lòng tin bằng việc
luôn theo đuổi các cách thức đè nén và cô lập Triều Tiên”.
Ngoại
trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon
-----------------------------------
Tuổi
Trẻ Online
13/06/2020 08:48 GMT+7
Tròn 2 năm kể từ thượng đỉnh Trump - Un ở
Singapore, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên vẫn cứ là ước vọng chứ chưa được là
triển vọng. Vẫn là những đáp trả qua lại mạnh mẽ giữa Bình Nhưỡng và
Washington.
Có khác chăng là từ sau
cuộc gặp hôm 12-6-2018 ở Sentosa, những "phản hồi" hay "cảnh
cáo" đã có người nhận cụ thể chứ không nhắn gửi chung chung như trước nữa.
Cụ thể, phát biểu của ông
Kwon Jong Gun, vụ trưởng Vụ Mỹ - Bộ Ngoại giao Triều Tiên, đúng hôm 12-6-2020
chính là câu trả lời trực tiếp của Bình Nhưỡng đối với phát biểu ngày 9-6
"ủng hộ sự cải thiện quan hệ liên Triều song lại thất vọng vì hành vi gần
đây của Triều Tiên, và yêu cầu Triều Tiên quay trở lại với ngoại giao và hợp
tác" của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ.
Vụ trưởng Kwon Jong Gun gọi
phát biểu nêu trên là "nực cười", bởi lẽ "không ai có quyền nói
này nói nọ về quan hệ liên Triều khi mà mối quan hệ này liên quan đến các vấn đề
nội bộ của đất nước Triều Tiên từ A đến Z".
Được biết, hôm 9-6, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát biểu như trên sau khi Bình Nhưỡng cắt đứt đường
dây nóng với Hàn Quốc. Đầu tiên, sáng 8-6, phía miền Bắc đã không trả lời cuộc
gọi điện thoại thường ngày của miền Nam.
Đây là lần đầu tiên miền
Bắc không trả lời điện thoại kể từ 2 năm qua. Qua đến trưa 9-6, miền Bắc loan
báo cắt đứt luôn. Đó là lý do khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi
Bình Nhưỡng "quay trở lại với ngoại giao và hợp tác".
Về phía Bình Nhưỡng, thượng
đỉnh "lịch sử" Singapore tháng 6-2018 hầu như không còn chút gì vấn
vương, thay vào đó là sự cự tuyệt qua phát biểu của vụ trưởng Kwon Jong Gun:
"Làm thế nào "sự thất vọng" mà Mỹ giả lả đưa ra có thể sánh với
sự thất vọng và phẫn nộ tột độ mà chúng ta đang cảm nhận từ phía Mỹ và chính
quyền Hàn Quốc vốn đã lặp đi lặp lại sự phản bội và khiêu khích trong 2 năm qua?".
Hàn Quốc "phản bội" những gì, Mỹ "khiêu khích" những
gì, Triều Tiên "thất vọng" và "phẫn nộ" những gì, vụ trưởng
Kwon không nêu ra, song có thể đoán chừng là Triều Tiên vẫn tiếp tục bị cấm vận,
vẫn chưa thấy một chút đầu tư gì chứ đừng nói là viện trợ.
Bởi thế, Bộ trưởng ngoại
giao Triều Tiên Ri Son Gwon tuyên bố với Hãng thông tấn trung ương KCNA hôm
12-6: "Không bao giờ chúng ta sẽ cung cấp cho lãnh đạo hành pháp Mỹ một
gói khác để khoe như là thành tích mà không nhận được bất kỳ sự đền đáp
nào".
Bên cạnh những phát biểu
"tương đối" không nặng nề lắm trên của Bộ trưởng ngoại giao Ri, còn
là những đe dọa rất nặng nề của vụ trưởng Kwon Jong Gun: "Tốt hơn hết,
Mỹ nên giữ mồm giữ miệng và lo chuyện nội bộ của mình trước đã nếu không muốn
phải kinh qua điều tồi tệ... Điều đó không chỉ tốt cho lợi ích của nước Mỹ mà
còn cho cả việc tổ chức dễ dàng cuộc bầu cử tổng thống sắp tới".
Một phát biểu khác nữa của
vụ trưởng Kwon căng thẳng không kém: "Nếu Mỹ cứ chọc mũi vào chuyện của
người khác bằng những nhận xét bất cẩn, mà quên đi những vấn đề nội bộ của
mình, vào lúc mà tình hình chính trị của Mỹ đang rối rắm nhất, Mỹ có thể gặp phải
chuyện bất tường khó bề hóa giải".
Có thể thấy một sự phân
công ở đây. Trong khi Bộ trưởng ngoại giao Ri thận trọng trách móc thì vụ trưởng
Kwon không chút "giữ mồm giữ miệng". Phân vai kiểu "cớm thiện",
"cớm ác" không chặt đứt mọi cây cầu... ngoại giao còn sót lại.
Từ đó, câu hỏi tiếp theo
có thể đặt ra: các phát biểu trên nhằm bày tỏ bực dọc là chính hay hăm dọa mới
là chính? Thường thì khi có khủng hoảng tại một nước nào đó, chuyện bàn ra tán
vào nội tình các nước là chuyện của báo chí chứ hiếm khi là chuyện mà một nhân
vật hay một nhà nước nào đó đứng ra nói.
Thế cho nên, việc một vụ
trưởng ngoại giao không chỉ bàn mà còn dọa về nội tình của nước Mỹ, không chỉ một
lần mà những ba lần, là một điều hiếm thấy.
Không đầy bốn tháng nữa
là bầu cử ở Mỹ và ông Trump cần ổn định tình hình nội bộ để củng cố lá phiếu cử
tri. Nhưng từ đây tới đó liệu sẽ hết dịch, hết xuống đường đập phá trên toàn nước
Mỹ? Một câu hỏi không dễ trả lời khi nay ông Trump ngày càng có ít đồng minh
hơn là kẻ thù.
---------------------------------------------
TTO - Nhân kỷ niệm 2 năm
hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, Mỹ cho biết vẫn duy trì cam kết
thực thi thỏa thuận đạt được. Ngược lại, Bình Nhưỡng nói rằng Washington chỉ
đưa ra những lời hứa sáo rỗng.
DANH ĐỨC
--------------------------------------------
VnExpress
Thứ sáu, 12/6/2020, 07:48
(GMT+7)
Ngoại trưởng Triều Tiên cho rằng hy vọng cải thiện
quan hệ Mỹ - Triều đã trở thành "nỗi tuyệt vọng", hai năm sau hội nghị
thượng đỉnh tại Singapore.
"Những gì từng được coi là hy vọng cải thiện
quan hệ Mỹ - Triều, vốn được cộng đồng quốc tế chú ý và ca ngợi cách đây hai
năm, đã trở thành nỗi tuyệt vọng khi tình hình ngày càng xấu đi. Ngay cả tia
tích cực mong manh về hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên cũng chìm
vào cơn ác mộng tối tăm", Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon nói trong cuộc phỏng vấn của
hãng thông tấn nhà nước KCNA hôm 11/6.
Ngoại trưởng Ri cho rằng
chính quyền Trump dường như chỉ tập trung vào ghi điểm chính trị, trong khi vẫn tìm
cách cô lập Triều Tiên và liên tục đe dọa thay đổi chế độ hoặc tấn công phủ đầu
bằng vũ khí hạt nhân.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ mang tới cho lãnh đạo
Mỹ phương án đạt thành quả mà không nhận lại được gì. Không gì đạo đức giả hơn
những lời hứa hẹn trống rỗng", ông Ri nói và cho rằng không còn lý do để hai lãnh đạo duy trì quan hệ
cá nhân.
Phát biểu được đưa ra
nhân kỷ niệm hai năm ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Chủ tịch
Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore ngày
12/6/2018, đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạo đương nhiệm của hai nước họp trực tiếp.
Tuy nhiên, các cuộc đàm
phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên đã đình trệ từ sau hội nghị thượng đỉnh
hồi tháng 2/2019 khi hai bên không thống nhất được các biện pháp nhượng bộ. Triều
Tiên cũng bày tỏ thất vọng khi Mỹ từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt và tăng cường hoạt
động thử tên lửa tầm ngắn hồi đầu năm nay.
"Mỹ muốn
thúc đẩy cải thiện quan hệ với Triều Tiên nhưng thực tế luôn cố gắng làm tình
hình trầm trọng hơn. Triều Tiên đã quyết định tăng cường năng lực răn đe hạt
nhân quốc gia để đối phó mối đe dọa chiến tranh hạt nhân không ngừng nghỉ của Mỹ", Ngoại trưởng Ri nói, thêm rằng bán đảo Triều
Tiên đã trở thành "điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới".
Nhà Trắng và Bộ Ngoại
giao Mỹ chưa bình luận về những phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
hôm 18/4 khẳng định ông "vẫn có quan hệ rất tốt" với Kim Jong-un,
thêm rằng nếu ông không đắc cử tổng thống, Mỹ và Triều Tiên có lẽ đang nổ ra
chiến tranh.
Vũ Anh (Theo AFP)
No comments:
Post a Comment