Wednesday, 17 June 2020

ĐIỂM TIN THỨ TƯ 17/06/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 17/06/2020

BÀI MỚI


*
*

·         Covid-19: Hội chứng suy nhược hậu siêu vi Corona chủng mới (RFI) - Tú Anh - Dù là bệnh phát ra dưới dạng nào, sốt nhẹ hay nghiêm trọng phải vào nhà thương cấp cứu, đại dịch Covid-19 có thể gây tổn hại cho cơ thể người bệnh với những hệ quả bất trắc. Không kể những biến chứng đe dọa sinh mạng như tim mạch,gan, phổi, não, thận bị tấn công, SARS-CoV-2 còn gây ra hội chứng "hậu siêu vi" kỳ lạ làm bệnh nhân hoang mang, bác sĩ bối rối. Một trong những hội chứng đó là tình trạng cơ thể suy nhược kéo dài, không còn biết mùi vị, cho dù không còn siêu vi trong cơ thể. Kết quả kiểm chứng qua các loại xét nghiệm đều âm tính
·         Hoa Kỳ: Cơ quan FDA hủy bỏ giấy phép dùng Chloroquine trị Covid-19 (RFI) - Trọng Nghĩa - Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm FDA của Mỹ ngày hôm qua, 15/06/2020, đã loan báo quyết định thu hồi giấy phép cho dùng thuốc Chloroquine và Hydroxychloroquine để chữa trị cho người bị nhiễm Covid-19. Loại thuốc trị sốt rét này, vốn được tổng thống Mỹ Donald Trump hết sức ca ngợi, đã được khẩn cấp cho phép sử dụng từ ngày 28 tháng 3 trên thị trường Mỹ. Thế nhưng sau khi có được kết quả của nhiều cuộc thử nghiệm, cơ quan FDA cho rằng việc uống loại thuốc này không hiệu quả, thậm chí còn nguy hiểm trong một số trường hợp
·         VNTB – Trung Quốc vũ khí hoá “toàn cầu hoá” (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã biến quan hệ toàn cầu thành công cụ của riêng mình. Đại dịch COVID-19 làm dấy lên kêu gọi xem xét lại quan hệ với Trung Quốc ở nhiều quốc gia. Ở những nơi như Úc và Cộng hòa Séc, những lời kêu gọi này dựa trên một nghi ngờ từ trước, những người tham gia kết nối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ can thiệp vào tiến trình chính trị dân chủ theo diện “giấu diếm, ép buộc hoặc mua chuộc. Báo cáo gần đây của Liên minh bảo vệ nền dân chủ tại quỹ Marshall, chỉ ra sự can thiệp từ Trung Quốc khác với các chủ thể độc đoán như Nga. Báo cáo cho thấy sự can thiệp của ĐCSTQ vào các quốc gia dân chủ có năm yếu tố ràng buộc lẫn nhau
·         Trung Quốc bắn tiếng dọa Việt Nam nếu kiện về Biển Đông và sách lược của Hà Nội! (RFA) - Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, hôm 12 tháng 6 năm 2020, trong bài viết cho chương trình ‘Sáng kiến Tìm hiểu Tình hình Chiến lược Nam Hải’ cho rằng nếu Việt Nam khởi kiện, Việt Nam sẽ làm giống như Philippines. Nhưng ông đe dọa, nếu Việt Nam chọn khởi kiện Trung Quốc, đó sẽ là việc làm ‘không khôn ngoan’ và Việt Nam ‘sẽ phải trả giá đắt’ cho những biện pháp đáp trả từ phía Trung Quốc. Ông Ngô Sĩ Tồn đưa ra lời đe dọa Việt Nam chỉ hai ngày sau khi một tàu Hải cảnh Trung Quốc hôm 10/6 đã đâm suýt chìm một tàu cá Việt Nam, trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp. Không những đâm nhiều lần, khiến tàu cá QNg 96416 của Việt Nam hư hỏng, lật nghiêng. Tàu Trung Quốc số hiệu 4006 còn đè ở phía sau buộc15 thuyền viên nhảy xuống biển thoát thân.
·         Bến Tre phạt 3 chủ tàu cá 2,5 tỉ đồng vì khai thác trái phép ở lãnh hải nước ngoài (RFA) - Từ đầu năm 2020 đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã xử phạt vi phạm hành chính 2,5 tỉ đồng đối với 3 chủ tàu cá ở tỉnh này vì khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Báo trong nước loan tin ngày 15/6. Tin cho biết, vụ việc mới nhất diễn ra ngày 15/6, bà Ngô Thị Ngọc - 47 tuổi, chủ tàu cá BT- 95377 TS bị Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre ký gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính 800 triệu đồng do vi phạm khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia khác mà không có giấy phép hoặc giấy chấp thuận. Không chỉ bị phạt tiền, bà Ngọc còn bị buộc phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác.
·         Hội nghề cá Việt Nam: ‘Trung Quốc ngang ngược và vô nhân đạo’ (BBC) - Hội nghề cá Việt Nam vừa ra văn bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động mà họ gọi là “ngang ngược và vô nhân đạo” nhằm vào ngư dân Việt Nam.
·         Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2020: Việt Nam tụt hạng, xếp thứ 64/163 (RFA) - Bảng xếp hạng do Viện Kinh tế và Hoà bình (IEP) vừa mới công bố. Hồi năm ngoái Việt Nam đứng thứ 57/163 quốc gia. Đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn thế giới của IEP vẫn là Iceland, nước này đã liên tục đứng đầu kể từ năm 2008 đến nay. Theo IEP, Chỉ số Hoà Bình Toàn cầu đánh giá các nước theo 3 lĩnh vực: mức độ an ninh và an toàn xã hội, xung đột trong nước và quốc tế đang diễn ra, cấp độ quân sự hóa... dựa trên 23 chỉ số định tính và định lượng. Lượng vũ khí nhập khẩu, tỷ lệ giam giữ tội phạm bạo lực, bất ổn chính trị, xung đột nội bộ, số người tị nạn hoặc người di tản trong nước và tỷ lệ cảnh sát... là các chỉ số chính ảnh hưởng đến thứ hạng các quốc gia. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam xếp hạng 12 trên 19 quốc gia, trên Campuchia (78), Trung Quốc (104), Thái Lan (114) nhưng đứng sau Malaysia (thứ 20), Đài Loan (37), Mông Cổ (39), Indonesia (49), Lào (50)... New Zealand đứng đầu khu vực về an toàn(2), cuối bảng là Triều Tiên xếp thứ 151
·         CPJ kêu gọi VN trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn (RFA) - Ủy Ban Bảo vệ Nhà báo- CPJ vào ngày 15 tháng 6 lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do ngay cho nhà báo độc lập trẻ Lê Hữu Minh Tuấn, cũng như hủy bỏ những cáo buộc đối với anh này. Thông cáo báo chí phát đi từ Bangkok của CPJ dẫn phát biểu của ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ ở Đông Nam Á, rằng Việt Nam sẽ không bao giờ được xem như là một thành viên có trách nhiệm trên trường quốc tế khi nào Hà Nội vẫn còn tiếp tục đối xử với những nhà báo độc lập như là những tội phạm
·         Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Australia gia tăng nỗ lực đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) hôm 15/6 lên tiếng kêu gọi chính phủ Australia phải gia tăng hơn nữa các nỗ lực để cứu công dân Úc đang bị Việt Nam giam giữ. Ông Châu Văn Khảm, 71 tuổi - công dân Úc gốc Việt - bị toà án ở Việt Nam kết án tù 12 năm vào năm ngoái với cáo buộc tội khủng bố vì tham gia đảng Việt Tân, một đảng chính trị đối lập của người Việt ở nước ngoài bị chính quyền Việt Nam đưa vào danh sách khủng bố
·         VNTB – Tín hiệu thăm dò cho việc ‘ra riêng’ các tổ chức Phật giáo ở Việt Nam? (VNTB) - Loan Thảo (VNTB) – Chư tôn đức lãnh đạo tổ chức Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, đã từng nhiều lần có ước nguyện tổ chức một hội thảo về giáo hội, nhưng do các yếu tố ‘nhạy cảm’ nên chưa thực hiện được. Ngày 7-11-1981, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra sự kiện thống nhất các hệ phái, tổ chức Phật giáo trên phạm vi cả nước để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong số 9 tổ chức, hệ phái tham gia Hội nghị thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981, có Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam. Khá bất ngờ, vào ngày 16-6, nhằm ngày 25 tháng Tư nhuận năm Canh Tý, hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc” tại chùa Hội Khánh, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
·         VNTB – Báo chí Việt Nam đang công khai chỉ trích Trung Quốc (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Trước khi xảy ra đại dịch cúm Tàu, có thể thấy trên báo chí của nhà nước Việt Nam, rất ít bài báo lên tiếng công kích Trung Quốc. Giờ thì mọi chuyện đã khác, và điều này đặt ra nghi vấn, phải chăng nhiệm kỳ mới của đảng chính trị ở Việt Nam sẽ không còn chịu lệ thuộc vào Bắc Kinh? “Tàu cá Việt Nam bị đâm ở Hoàng Sa, chính phủ Trung Quốc không thể vô can” là tựa bài báo trên tờ Tuổi Trẻ, phát hành ngày 15-6-2020. Phần kết của bài báo viết ở thể khẳng định: “Liên tục xảy ra nhiều vụ cố tình đâm va, Chính phủ Trung Quốc không thể vô can khi để những sự vụ ‘đi ngược lại nhận thức chung’ như trên tái diễn liên tục trong thời gian ngắn.
·         Đại hội 13: Môi trường, ngoại lực quan trọng thế nào? (BBC) - Các nhà quan sát, phân tích thời sự, chính trị Việt Nam nói khả năng bên ngoài tác động ra sao đến đổi mới chính trị Việt Nam, liên quan Đại hội 13 của đảng cộng sản.
·         Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2016-2020: Góc nhìn chuyên gia Nhật Bản (BBC) - Tiến sĩ người Nhật Mai Fujita nhận xét về diễn tiến kinh tế Việt Nam 5 năm qua và dự đoán các ưu tiên của chính phủ mới sau 2021.
·         Lao động Việt Nam: giàu số lượng, nghèo chất lượng (RFA) - Phát biểu tại cuộc họp Quốc hội ngày 15/6, nữ đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình Nguyễn Thị Thu Dung, cho rằng chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh  dịch bệnh COVID-19 và tác động từ cuộc cách mạng 4.0. Theo nữ đại biểu này, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào quốc tế với một nền kinh tế có độ mở cao, thế nhưng chuyên gia vẫn đánh giá lao động Việt Nam, lực lượng then chốt của tăng trưởng kinh tế, chỉ vàng về số lượng mà chưa vàng về chất lượng
·         Bí thư Quảng Ngãi bị kỷ luật cảnh cáo (RFA) - Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ,  bị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo... Qua xem xét, Bộ Chính trị nhận thấy ông Lê Viết Chữ đã vi phạm và có khuyết điểm trong điều động, luân chuyển và giới thiệu cán bộ, công chức; đưa sinh viên tốt nghiệp đại học đi học nước ngoài không đúng tiêu chuẩn; đầu tư một số dự án lớn từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cho thuê đất và giao đất cho doanh nghiệp không qua đấu giá quyền sử dụng đất; tạm ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện dự án; ký văn bản và trực tiếp chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp không đúng thẩm quyền…
·         Thành viên Ủy ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội xem lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (RFA) - Đa số thành viên Uỷ ban Tư pháp kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, theo đúng thẩm quyền tại điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Kiến nghị trên được nêu ra tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp quốc hội ngày 16 tháng 6 với sự tham gia của gần 40 thành viên và được truyền thông trong nước loan tin
·         ĐBQH nói: “Không nên mượn bóng ma ‘thế lực thù địch’ để công kích người góp ý” (RFA) - Nghị trường Quốc hội vào ngày 13/6 được cho là nóng lên khi nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ không đồng ý với ĐBQH Phạm Hồng Phong, hiện là Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM qua phát biểu liên quan vụ án tử tù Hồ Duy Hải đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Trước vấn đề được ĐBQH nêu lên về sự hoài nghị của công luận đối với phán quyết của tòa án trong vụ Hồ Duy Hải, ông Phạm Hồng Phong tuyên bố rằng:
“Không nên chỉ qua một vài trang giấy hoặc bình luận của báo để nhận định quyết định của toà là không đúng. Hiện nay có nhiều thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước đòi tam quyền phân lập nên cần hết sức cảnh giác.”
·         Luật sư: Không thể đem lời nhận tội làm chứng cứ buộc tội! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Hải có tội vì có lời khai nhận tội? Giải trình trước Quốc hội sáng 15 tháng 6 năm 2020, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hải đều nhận tội… Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định dù đã có nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định của BLHS nhưng thực tế việc này ít được coi trọng. Cơ quan điều tra hay có định kiến bị can, bị cáo là người phạm tội, từ đó áp dụng các biện pháp “nghiệp vụ” để họ nhận tội, càng nhanh càng tốt. Tuy vậy, việc nhận tội không hẳn có giá trị trước tòa. Ông giải thích: “Thậm chí có 1000 lời khai nhận tội nhưng những lời khai nhận tội không phù hợp với các tình tiết khách quan khác của vụ án thì nó không thể là chứng cứ. BLHS cũng quy định rõ là không được lấy lời khai của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất buộc tội trước tòa
·         Ngày nhà báo: Chỉ chúc mừng “Báo chí cách mạng” (RFA) - Không Quỳnh - Từ lâu rồi, ngày 21/6 hàng năm không còn được những người làm báo chân chính Việt Nam xem trọng và vui mừng. Chỉ chúc mừng “Báo chí cách mạng” Chẳng hiểu từ lúc nào, tấm băng-rôn trên các lẵng hoa - có những chậu hoa lan có giá đến hàng chục triệu đồng - mà “các cơ quan ban ngành”, đặc biệt là các doanh nghiệp ùn ùn khiêng đến các tờ báo Nhà nước - đã đổi từ “Chúc mừng ngày Nhà báo Việt Nam” thành “Chúc mừng ngày Nhà báo Cách mạng Việt Nam”. Chỉ Nhà báo Cách mạng Việt Nam ư? Vậy lịch sử dài lâu và dũng cảm của những con người như học giả Trương Vĩnh Ký, Diệp Văn Cương, Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương, Nguyễn Tường Tam, Đào Trinh Nhất, Hoàng Đạo, Hoàng Tích Chu, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Tịnh Của, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung…
·         Trận động đất lớn nhất từ đầu năm tại Việt Nam (RFA) - Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam thông báo vào ngày 16/6 xảy ra một trận động đất lớn nhất từ đầu năm đến nay tại Việt Nam. Trận động đất đo được 4,9 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng hơn 12 km. Theo thông báo của Viện Vật lý Địa cầu, động đất xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 quanh khu vực tâm chấn và cấp 3 tại khu vực lân cận. Tính từ đầu năm 2020, đây là trận động đất có cường độ lớn nhất ghi nhận được tại Việt Nam
·         EU lên kế hoạch đối thoại với Mỹ 'để đối phó với sự lấn lướt gia tăng của TQ' (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là sẵn sàng hợp tác với châu Âu hơn ông Trump trong việc tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc.
·         Tổng thống Donald Trump thông báo giảm mạnh quân số Mỹ ở Đức (RFI) -
Minh Anh - Ngày 15/06/2020, tổng thống Donald Trump khẳng định muốn giảm hơn phân nửa số lính Mỹ đồn trú tại Đức. Giới quan sát nghi ngờ nguyên thủ Mỹ dường như đang sử dụng lá bài an ninh châu Âu như là một đòn bẫy cho các cuộc thương lượng thương mại sắp tới với Berlin. Trước giới báo chí, nguyên thủ Mỹ khẳng định rằng 52.000 binh sĩ hiện đang đóng tại Đức, chủ yếu nằm trong các lực lượng của NATO. Theo ông, « đây là một khoản đóng góp quá lớn đối với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ phải giảm quân số, xuống còn 25.000 ».
·         Đối đầu Mỹ - Trung: Thủ tướng Anh biết chọn phe nào? (RFI) - Minh Anh - Trong hành trình rời xa mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu, Vương Quốc Anh cần sự hỗ trợ của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Nhưng cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế này đặt nước Anh trong thế khó xử. Nhà báo Arnaud De La Grange của tờ Le Figaro khẳng định: Đây là thời khắc sự thật cho « mối quan hệ đặc biệt ». Từ vài ngày qua, Hoa Kỳ gây áp lực mạnh đối với đồng minh châu Âu của mình trước mối đe dọa của Trung Quốc. Thủ tướng Anh Boris Johnson trên thực tế buộc phải chọn phe : Washington hay là Bắc Kinh
·         Liên Âu trước thách thức chủ quyền công nghệ và công nghiệp (RFI) -
Thanh Hà - Virus corona là cú hích thúc đẩy Bruxelles khẩn trương « giành lại chủ quyền » và « độc lập » cả từ công nghiệp, đến y tế và nhất là công nghệ cao,. Dich Covid-19 và tình trạng thiếu hụt trang thiết bị, bảo hộ, dụng cụ y tế làm lộ rõ nhược điểm trong mô hình phát triển của Liên Hiệp Châu Âu. Trong gần hai tháng hồi mùa xuân vừa qua, Pháp thiếu đủ mọi trang thiết bị y tế để đối phó với dịch Covid-19. Nhiều thành viên châu Âu từ Ý đến Tây Ban Nha, Pháp và cả Đức cùng nhiều nước Đông Âu đã phải ồ ạt nhập từ găng tay đến khẩu trang y tế của Trung Quốc, việc Bruxelles ráo riết thúc đẩy kế hoạch phát triển một cách độc lập, đặc biệt là trong các ngành y dược là điều hiển nhiên.
·         Đức bảo vệ các công ty chiến lược chống ý đồ mua lại của nước ngoài (RFI) - Trọng Nghĩa - Dịch Covid -19 đã khiến chính phủ nhiều quốc gia can thiệp ồ ạt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng để rút ra những bài học hầu bảo vệ những lãnh vực được đánh giá là chiến lược của mình, nhất là trong cuộc chiến chống virus. Hôm qua 15/06/2020, chính phủ Đức đã quyết định bỏ vốn vào viện bào chế CureVac, đang lao vào cuộc đua tranh sản xuất vac-xin chống Covid-19.
·         Cuộc phiêu lưu của pho tượng Lenin từ Đông Âu sang Mỹ (BBC) - Câu chuyện pho tượng Lenin từ Tiệp Khắc cũ nay đứng bên hè phố ở Seatle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
·         Đụng độ đường biên Trung-Ấn, ba lính Ấn Độ bị giết (BBC) - Ba lính Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ với lính Trung Quốc tại Ladakh thuộc vùng Kashmir có tranh chấp.
·         Văn phòng liên lạc liên Triều 'nổ tan tành' trên đất Bắc Hàn (BBC) - Vụ nổ chiều thứ Ba ở Kaesong đã biến toà nhà được khai trương hồi 2018 trở thành một đống đổ nát, giữa lúc quan hệ hai miền Triều Tiên đang căng thẳng.
·         Bắc Hàn 'làm nổ tung văn phòng liên lạc' với Nam Hàn (BBC) - Bắc Hàn đã làm nổ tung văn phòng liên lạc với Nam Hàn gần thị trấn biên giới Kaesong, giới chức Nam Hàn cho biết.
·         Canada bị tố cáo lạm dụng quyền lực trong vụ bắt giữ lãnh đạo Hoa Vi (RFI) - Mai Vân - Cảnh sát Canada và lực lượng biên phòng đã lạm dụng thủ tục trong yêu cầu cho dẫn độ qua Mỹ giám đốc tài chính Hoa Vi, bị bắt ở Vancouver vào tháng 12/2018. Các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu đã cho biết như trên vào hôm qua, 15/06/2020, và tố cáo một âm mưu của cơ quan Mỹ FBI nhắm vào lãnh đạo Hoa Vi. Trong phiên tòa nhằm quy định những ngày xét xử tiếp theo, luật sư David Martin bảo vệ cho bà Mạnh Vãn Châu đã cho rằng giới lãnh đạo Canada đã cố tình làm chậm trễ trong nhiều tiếng đồng hồ việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, lúc bà quá cảnh ở Vancouver (Canada), để có đủ thời giờ tập hợp chứng cứ cho FBI
·         Lãnh đạo Hồng Kông đe dọa: Chống luật an ninh là “kẻ thù của nhân dân” (RFI) -
Mai Vân - Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào hôm nay 16/06/2020, đã cứng rắn tuyên bố rằng những người chống luật an ninh mà Bắc Kinh đề ra là “kẻ thù của nhân dân” và yêu cầu phải chấm dứt các hành động bôi nhọ và gieo tiếng ác cho bộ luật. Phát biểu tại một cuộc họp hội đồng các giới chức lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lên tiếng kêu gọi “những người đối lập vốn vẫn sử dụng sách lược cố hữu là bôi nhọ và nói xấu luật về an ninh” là hãy chấm dứt các hành động đó, vì làm như thế, họ trở thành “kẻ thù của nhân dân Hồng Kông”.
·         Dịch Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc: Có đáng lo ngại? (RFI) - Thanh Phương - Trong những ngày qua, dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại tại Trung Quốc, đặc biệt là tại Bắc Kinh, nơi đã có hơn 100 ca nhiễm mới trong vòng năm ngày qua, sau hơn 50 ngày không có ca nào. Chính quyền của thủ đô Trung Quốc đã phải đóng cửa 5 ngôi chợ lớn và phong tỏa trở lại hàng chục khu dân cư nằm gần đó, cũng như các cơ sở thể thao và văn hóa trong thành phố
·         Trung Quốc - Covid-19 : Tình hình « cực kỳ nghiêm trọng » tại Bắc Kinh (RFI) - Thanh Phương - Tình hình dịch Covid-19 tại Bắc Kinh « cực kỳ nghiêm trọng », đó là cảnh báo của phát ngôn viên tòa thị chính hôm nay, 16/06/2020, vào lúc mà đã có hơn 100 người bị lây nhiễm virus corona kể từ tuần trước tại thủ đô Trung Quốc. Chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa thông báo có thêm 27 người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm mới trong 5 ngày qua lên 106. Trước báo giới, phát ngôn viên tòa thị chính tuyên bố Bắc Kinh đang lao vào « một cuộc chạy đua với thời gian » để chống virus corona chủng mới và thủ đô Trung Quốc phải « thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn, kiên quyết hơn và mang tính chất quyết định hơn ».
·         Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào (BBC) - Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi hoàn toàn cách con người tổ chức cuộc sống, từ không gian công cộng cho đến thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân.








No comments:

Post a Comment

View My Stats