NGÀY
26/06/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Vụ
Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì? (BBC) - Ngoài việc phải đền bù, chính phủ Việt Nam
cũng đang đứng trước thách thức đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong
nước và sự e dè của các đối tác năng lượng nước ngoài.
·
Cha của
Trịnh Bá Phương kể về việc con trai và vợ bị bắt (BBC) - Cha nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, ông Trịnh
Bá Khiêm kể lại với BBC lúc cảnh sát ập vào nhà và việc gia đình đã xác định
các tình huống xấu nhất có thể nhất xảy ra.
·
Nhà đương cuộc cộng sản Việt Nam không phạm sai lầm và cũng
không đổi mới (VNTB) -
Trần Văn Chánh - Khoảng 20 năm nay, tôi đã viết hàng trăm bài đăng trên các báo
chí công khai trong nước (kẹt lắm không đăng đâu được mới phải gởi lên mạng
internet vài ba bài), phần nhiều thuộc loại chính luận, liên quan đủ mọi vấn đề
quốc kế dân sinh hệ trọng, theo hướng phê bình góp ý thẳng thắn cho các nhà
đương cuộc với ước mong đất nước Việt Nam chúng ta ngày một khá hơn và người
dân lao động bớt phải lao đao lận đận trong một trong một xã hội tiếng là xã hội
chủ nghĩa nhưng đầy rẫy bất công mà hố ngăn cách giàu nghèo ngày một thêm giãn
rộng, các hiện tượng tham nhũng tiêu cực ngày một thêm gia tăng, tội ác và đạo
đức xã hội xuống cấp như lao dốc đến mức vô phương cứu chữa!
·
VNTB – Một góc nhìn về người tu hành ở thời thế hôm nay
(VNTB) - Loan Thảo (VNTB) – Lịch
sử ghi, vua Trần Thái Tông quyết theo con đường dung hoà, vừa nhập thế, vừa xuất
thế, vừa hành, vừa tri. Thái Tông đem Đạo vào đời, tích cực phục vụ nhân dân
cùng lúc với việc tham thiền học Đạo. Tư tưởng Phật Giáo “biện tâm” của vua Trần
Thái Tông không hạn chế trong tăng sĩ, cũng không hạn chế trong chùa chiền. Ai
cũng biện tâm được, không kể là xuất gia hay tại gia, ở giữa trần tục, chứ
không cần ở chùa, ở núi vẫn có thể vui với đạo. Còn với tăng sĩ hôm nay? Theo một
tài liệu lưu trữ ở Thư viện Xá Lợi (chùa Phật học Xá lợi, 89 Bà Huyện Thanh
Quan, quận 3, Sài Gòn), thì nguyệt san Pháp Âm do hòa thượng Thích Khánh Hòa
(1877 – 1947) chủ nhiệm kiêm chủ bút, được ra đời vào tháng 8 -1929, ở số 1 tờ
Pháp Âm (đây cũng là số duy nhất, vì sau đó bị đình bản), trang 2 có in bài “Tự
trần” của hòa thượng Thích Khánh Hòa, trong đó có đoạn như sau (trích): “Bổn viện
chúng tôi căn khí vẫn hèn, học thức lại ít, dám đâu so sánh những bậc cao minh,
song xét lại bổn phận chúng tôi, ngậm răng đội tóc, cũng người đứng giữa hoàn cầu;
đầu tròn gót vuông, cũng một người ở trong Phật tử
·
VNTB
– Trung Quốc đúng 100% (VNTB) - (VNTB) – Chia sẻ trên Facebook cá nhân, ông Đặng Văn Khoa cho rằng
”Trung Quốc đúng 100%”. Về tuyên bố: Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là biểu
trưng cho tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam của ông Đại sứ Trung Quốc, ông Đặng
Văn Khoa hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Ông Khoa cho rằng “đây là lời phát biểu
hiếm hoi đúng và đúng nhất, thật nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lịch sử
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Đúng sâu sắc, đúng toàn diện, đúng hiện tượng,
đúng bản chất, đúng mãi với thời gian, đúng trong mọi không gian, đúng mãi
trong sử xanh, và Khoa tin là cũng đúng trong lòng người dân đất Việt.” Biểu
trưng cho tình hữu nghị nằm sừng sững giữa Hà Nội, được ví là một khúc xương
dài 13km được khởi công từ năm 2008 cho tới nay. Qua 4 lần hứa hẹn dự án này vẫn
đắp chiếu mà chưa được đưa vào vận hành
·
Biểu trưng hữu nghị Việt - Trung qua đường sắt Cát Linh - Hà
Đông! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Cuối
tháng 3 năm 2020, Ban Quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải thông
báo, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa biết khi nào đưa vào vận hành nhưng
đã phải thanh toán cho tổng thầu 509 trên 644 triệu USD, tương đương 79% giá trị
hợp đồng với ít nhất 11 lần lùi tiến độ. Đây là tuyến đường sắt bị cho đạt kỷ lục
thế giới cả về thời gian thi công lẫn số tiền đội vốn. Dự án này được phê duyệt
đầu tư từ năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 550 triệu USD, trong đó gần
420 triệu USD là vốn vay từ Trung Quốc. Đến năm 2019, tổng mức đầu tư cho dự án
này đã đội vốn lên hơn 880 triệu USD, với gần 670 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc.
Đây cũng là dự án bị coi là ‘khúc xương gà khó nuốt’ của chính quyền Hà Nội, bởi
tới cũng khó mà lui cũng không xong.
·
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước phải theo dõi về ‘Nạn buôn
người’ (RFA) - Phúc trình thường niên
về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25
tháng 6 năm 2020. Trong đó Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia có vấn đề buôn người
ở bậc 2 cần theo dõi (Tier 2 Watch List). Việt Nam bị đưa trở lại nhóm Tier 2
Watch List từ năm 2019, sau 10 năm liên tục ở nhóm Bậc 2 không còn bị theo dõi.
(Tier 2 No more Watch List). Theo Bộ Ngoại gia Mỹ, năm qua, Chính phủ Việt Nam
không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn người, nhưng
đang nỗ lực đáng kể để làm điều đó.
·
Sao định được tốc độ ‘giàu’ và khối lượng tài sản của cán bộ
lãnh đạo? (RFA) - Để chuẩn bị cho Đại hội
13 sắp tới, công tác nhân sự đang là vấn đề mà lãnh đạo đảng cộng sản cho là ưu
tiên hiện nay. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi nói về vấn đề
nhân sự khẳng định quyết tâm không để lọt vào Ban Chấp hành TƯ khóa 13 những
người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều
đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc... Nhận xét về
phát biểu vừa nêu của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Luật sư
Hà Huy Sơn từ Hà Nội bày tỏ: “Theo tôi từ xưa đến nay họ vẫn nói như vậy chứ chẳng
có thước đo thế nào giàu bất thường và loại ra làm sao. Tóm lại ông ấy nói như
vậy thì dân không đường nào kiểm soát phát biểu của ông ấy.” Còn theo Tiến sĩ
Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội lại cho rằng phát biểu của
người đưa ra chiến dịch ‘đốt lò’ chống tham nhũng chỉ là cách ông Nguyễn Phú Trọng
đang cố lấy lại uy tín cho cán bộ của ông. Do đó, phát biểu này không đưa ra rõ
hướng giải quyết mà chỉ nói chung chung:
·
Ngân hàng
Thế giới cấm vận công ty công nghệ Việt Nam vì gian lận (BBC) - Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu của Việt Nam vừa
bị Ngân hàng Thế giới trừng phạt vì liên quan đến lừa đảo và gian lận.
·
'The
Interpreter' - nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt (BBC) - Tác giả chia sẻ nhận xét về nỗ lực bày tỏ tiếng
nói và tạo đối thoại về những đề tài thời sự, xã hội của một nhóm trẻ người Mỹ
gốc Việt.
·
Đường sắt Việt Nam dự tính lỗ gần 1.400 tỷ đồng trong năm 2020
(RFA) - Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam (VNR) dự tính trong năm 2020 sẽ bị lỗ nặng gần 1.400 tỷ đồng, tương
đương giảm 23% so với năm 2019. Truyền thông trong nước, vào ngày 25/6, dẫn nguồn
từ VNR cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị lỗ xấp xỉ 1.400 tỷ đồng
trong năm nay là do tác động của dịch COVID-19 và phải điều chỉnh hoạt động chạy
tàu để phục vụ dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đường sắt Hà Nội-TP.HCM, trị giá
7.000 tỷ đồng.
·
Tuyên án nữ bị cáo liên quan đến cái chết của 1 trong 39 người
thiệt mạng ở Anh (RFA) -
Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An vào ngày 25/6 đã tuyên Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi)
15 tháng tù về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, liên quan đến
cái chết của 1 trong 39 người Việt trong thùng lạnh xe container vượt biên sang
Anh. Báo trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm Hội đồng xét xử nhận định
cần xử lý nghiêm Nguyễn Thị Thắm trong vụ án này. Nguyên nhân được nói dù chị
không có hành vi trực tiếp khiến người trốn đi tử vong nhưng đã ảnh hưởng rất lớn
về mặt chính trị. Theo cáo trạng, chị Nguyễn Thị Thắm đã giúp anh N.V.H. sang
Liên Bang Đức lao động trái phép bằng hình thức du lịch với tổng chi phí 16.000
USD. Anh H. đồng ý cách thức và giá cả như trên.
·
Chưa bắt được nghi can cầm đầu băng nhóm 200 côn đồ áo cam
(RFA) - Công an TP.HCM cho hay
đã bắt được khoảng 60 người trong băng nhóm côn đồ áo cam và đang truy tìm kẻ cầm
đầu là Dương Đại Trí. Theo điều tra ban đầu, vào tối ngày 5 tháng 6 năm
2020, Dương Đại Trí cùng các thành phần đầu sỏ lên tiếng kêu gọi các thành viên
trên mạng xã hội. Những người tham gia đều được trả tiền công và phát áo để dễ
nhận diện, tránh chém nhầm. Sau đó, khoảng 200 thanh niên đi xe máy mặc đồng phục
áo cam, tay cầm theo các hung khí đến quán nhậu Ốc Hương tại quận Bình Tân để đập
phá
·
Hơn 5000 lao động Việt ở nước ngoài phải về nước vì COVID-19
(RFA) - Cục Quản lý Lao động Ngoài
nước (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết hiện có hơn 5000 lao động
Việt Nam ở nước ngoài cần phải về nước vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Truyền
thông trong nước loan tin hôm 25/6 cho biết đây là thông tin tổng hợp từ các
doanh nghiệp môi giới đưa lao động Việt đi nước ngoài và các Ban Quản lý lao động
Việt Nam ở nước ngoài.
·
Washington thông báo chuyển lính Mỹ từ Đức sang Ba Lan
(RFI) - Thanh Hà - Vài ngày
trước bầu cử tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda, ra tranh cử nhiệm kỳ hai, đã
nhận được một món quà lớn từ phía Hoa Kỳ: tổng thống Trump ngày 24/06/2020
thông báo kế hoạch chuyển các đơn vị quân sự Mỹ đang đồn trú tại Đức sang Ba
Lan. Theo tiết lộ của báo chí tại Vacxava, Mỹ dự trù điều 2.000 quân sang Ba
Lan, thay vì 1.000 như đã được thỏa thuận hồi năm ngoái. Giới quan sát ghi nhận,
là nguyên thủ quốc tế đầu tiên hội kiến tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng kể
từ đầu mùa dịch Covid-19 tới nay, tổng thống Ba Lan đã nhận được một sự yểm trợ
quý giá. Cử tri Ba Lan bầu lại tổng thống vào ngày 28/06/2020.
·
Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới ?
(RFI) - Thụy My - Đại dịch
virus corona đã cho thấy sự tăng tiến về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung
Quốc. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà tư vấn doanh nghiệp Francis Journot trên
Le Figaro, một khi Bắc Kinh không tôn trọng quy định của các tổ chức quốc tế,
thì không được chiếm một chiếc ghế nào tại đây. RFI xin giới thiệu bài viết. Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc tế, nhưng lại vi phạm
những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn trước đây chủ
trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người »
chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng chính
trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.
·
Nga: Cử tri được mời bỏ phiếu theo phương pháp Putin (RFI) - Tú Anh - Covid-19 tiếp tục gieo rắc kinh
hoàng, kinh tế thế giới thiệt hại 12.000 tỷ đô la vì đại dịch, Putin dọn đường
để làm tổng thống mãn đời, xung khắc Pháp -Thổ leo thang, phóng sự ba thế hệ tại
Hồng Kông trong gọng kềm Hoa lục là những chủ đề của mục điểm báo hôm nay
25/06/2020. Putin tự thưởng. Đại dịch làm thiệt hại 12.000 tỷ đô la cho kinh tế
thế giới, Les Echos trích số liệu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Le Figaro báo động
: Suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn tiên liệu và không chừa một ai. Nhật báo
thiên hữu nhấn mạnh trường hợp Trung Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2019 của đại
cường kinh tế thứ hai thế giới, vì chiến tranh thương mại với Mỹ, đã xuống thấp,
với 6,1%, năm 2020 này, sẽ không hơn 1%.
·
Nga bỏ phiếu
cải cách hiến pháp của Tổng thống Putin (BBC) - Cử tri Nga bắt đầu bỏ phiếu về cải cách hiến
pháp có thể cho phép Tổng thống Putin nắm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa.
·
Biển Hoa Đông: Bắc Kinh đặt tên 50 thực thể ngầm trong vùng
tranh chấp với Nhật (RFI) - Anh Vũ - Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay,
25/06/2020, Trung Quốc thông báo đặt một loạt tên mới cho các thực thể ngầm
trong vùng biển Hoa Đông, đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật. Trang mạng bộ
Tài Nguyên Trung Quốc tối 23/06, đăng thông báo về tên gọi mới cho 50 thực thể
ngầm, bao gồm các đảo chìm, đảo nổi và bãi ngầm. Theo thông báo, mục đích của
việc đặt lại tên gọi này là để “chuẩn hóa tên gọi địa hình bản đồ”.
·
Con đường Tơ lụa : Giấc mơ của Trung Hoa, Ác mộng của Ấn Độ
(RFI) - Minh Anh - Ngày
15/06/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã xô xát nhau dữ dội ở vùng Ladakh,
trên dãy Himalaya. Hai bên đổ lỗi cho nhau là đã xâm phạm đường kiểm soát thực
tế (LAC). Thế nhưng, tranh chấp biên giới chỉ là bề nổi. Dự án « Vành đai và
Con đường » mới chính là cốt lõi căng thẳng Ấn – Trung. Căng thẳng biên giới Ấn
– Trung tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nằm trên cao 4.300 mét của dãy
Himalaya đã kéo dài từ hơn một tháng nay. Tuy nhiên, trận ẩu đả tay không hôm
thứ Hai 15/06/2020, nổ ra ở nhiều điểm dọc theo vùng biên giới có tranh chấp giữa
Ấn Độ - Trung Quốc, là đẫm máu nhất.
·
Trung Quốc
‘xây tiền đồn’ ở biên giới với Ấn Độ? (BBC) - Những hình ảnh vệ tinh cho thấy dường như
Trung Quốc vừa xây dựng đồn trú mới gần điểm xảy ra đụng độ trên biên giới với Ấn
Độ.
·
Mỹ : Nhiều công ty hàng đầu của Trung Quốc do quân đội kiểm
soát (RFI) - Thùy Dương - Chính quyền
Donald Trump ngày 24/06/2020 xác nhận nhiều công ty hàng đầu của Trung Quốc,
bao gồm cả tập đoàn Hoa Vi và công ty Hikvision chuyên về video giám sát, đều
do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Theo Reuters, thông tin này có thể
được coi là cơ sở để Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới nhắm vào
các doanh nghiệp Trung Quốc. Tài liệu của bộ Quốc Phòng Mỹ liệt kê 20 công ty
Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ, bị Washington tố cáo là được quân đội Trung Quốc
hỗ trợ. Ngoài Hoa Vi và công ty Hikvision, theo Reuters, trong danh sách của bộ
Quốc Phòng còn có các hãng lớn khác của Trung Quốc về viễn thông, hàng không vũ
trụ, tàu hoả…, chẳng hạn China Mobile Communications hay China Aerospace
Science and Industry Corp. Còn CRRC là tập đoàn lớn nhất thế giới về chế tạo
tàu chở khách và có nhiều hợp đồng ở Boston, Philadelphia, Chicago và Los
Angeles.
·
Ông Lý Hiển
Dương, em trai thủ tướng Singapore kêu gọi ủng hộ đảng đối lập (BBC) - Ông Lý Hiển Dương, em trai thủ tướng Lý Hiển
Long nhận thẻ đảng đối lập và nói đảng PAP của anh ông "đã lạc đường".
·
Số ca nhiễm
tăng, New York áp đặt cách ly với tám tiểu bang Hoa Kỳ (BBC) - Quyết định này được đưa ra khi một trường đại
học Hoa Kỳ dự đoán số người Mỹ tử vong vì virus corona sẽ lên đến 180.000 vào
tháng Mười.
·
Vì sao
con người mê mẩn thuyết âm mưu? (BBC) - Trả lời những câu hỏi bí ẩn, từ loại virus chết người đến những âm
mưu chính trị đỉnh cao, thuyết âm mưu khiến người ta tìm đến khi bất an.
No comments:
Post a Comment