NGÀY
25/06/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Biển Đông: Mỹ báo động nguy cơ Trung Quốc lập vùng nhận dạng
phòng không (RFI) - Tú Anh - Tư lệnh không
quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tố cáo Trung Quốc đe dọa tự do hàng không, hàng hải
với kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Đông nhân lúc quốc tế
bận tâm chống dịch Covid-19. Theo ABS-CBN News, tham gia một cuộc hội thảo qua
video tổ chức tại Manila ngày thứ tư 24/06/2020, tướng Charles Brown Jr, Tư lệnh
không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, báo nguy: cả một vùng Ấn Độ-Thái Bình
Dương và lưu thông trên biển, trên không sẽ bị tác hại nghiêm trọng, nếu Trung
Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Sự việc này ảnh hưởng đến
trật tự quốc tế, xâm phạm quyền tự do lưu thông hàng không, hàng hải trên cơ sở
luật pháp
·
Malaysia cần thay đổi cách tiếp cận về Biển Đông (RFA) - Ngô Chí Quốc - Hoạt động thăm dò dầu khí của
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia gần đây đã gây ra căng thẳng ba
bên tại Biển Đông kéo dài mấy tháng và chỉ kết thúc vào giữa tháng 5 sau khi
giàn khoan West Capella, tâm điểm của vụ việc, rút khỏi thực địa. Tàu khảo sát
địa chất của Trung Quốc đã hoạt động ngay sát tàu thăm dò dầu khí West Capella
do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia điều hành trong vùng biển
Malaysia vào giữa tháng 4 vừa qua, khiến căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển
Đông. Chiến dịch đe dọa Trung Quốc thu hút sự chú ý của quốc tế. Mỹ và
Australia đã cử tàu chiến đến khu vực này. Hải quân Mỹ 4 lần cử tàu chiến tới
khu vực, trong đó ngày 18/4, Mỹ và Australia đã tiến hành một cuộc tập trận hải
quân chung gần địa điểm khảo sát của giàn khoan Hải dương 8. Hạm đội 7 của Mỹ
cũng 3 lần triển khai tàu chiến với thông điệp yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt
tất cả các hình thức bắt nạt các quốc gia Đông Nam Á và các nước Đông Nam Á cần
được tự do khai thác tài nguyên trong vùng biển của mình.
·
VNTB – Repsol chuyển nhượng lại ba lô dầu khí cho Việt Nam vì sức
ép của Trung Quốc (VNTB) - Xuân Minh (VNTB) – Có lẽ không còn nghi ngờ gì nữa về sức ép ngày
càng tăng của Trung Quốc gây ra với quốc gia cùng là ‘đồng minh’ về thể chế
chính trị. Tin tức công khai trên báo chí nước ngoài (tham khảo *), đặc biệt là
bảng tin tiếng Việt của nhóm South China Sea News, thì Tập đoàn dầu khí Repsol
của Tây Ban Nha đã ký kết một thoả thuận với PetroVietnam nhằm chuyển nhượng lợi
ích trong 3 lô dầu khí nằm trong vùng biển Việt Nam, do sức ép suốt thời gian
qua từ phía Trung Quốc. Một trong ba lô đó có Cá Rồng Đỏ (tham khảo **). Cụ thể,
51,75% cổ phần của Repsol tại lô 07/03 PSC và 40% cổ phần tại lô 135-136/03 PSC
sẽ được chuyển giao cho PetroVietnam. Bằng cách này, Repsol sẽ có thể cởi bỏ được
xung đột với PetroVietnam về tình trạng của các lô dầu khí trên, và giảm sự hiện
diện của mình ở Việt Nam, một quốc gia được Repsol cho là có độ rủi ro cao do
các xung đột về lãnh thổ ở Biển Đông
·
Phải dừng khởi công thủy điện Luang Prabang ngay lập tức!
(BoxitVN) - Nguyễn Tuấn Khoa - Trên
dòng chính Mekong, Luang Prabang (1460 MW) là đập thủy điện lớn thứ hai trong số
9 đập thủy điện thuộc lãnh thổ Lào-Thái-Miên, đang được Tập Đoàn Dầu Khí VN
(PVN) chuẩn bị khởi công vào đầu tháng 7/2020. Lại thêm một tác nhân gây hạn-mặn
cho ĐBSCL nhưng do chính công ty VN gây ra. Từ đây, VN không còn lý do để lên
án các dự án (DA) thủy điện trên dòng Mekong trong tương lai nữa. Đối với dư luận
trong nước, bên cạnh lý do tàn phá môi trường, người ta còn phản đối sự thiếu
minh bạch về tài chánh của nhà đầu tư PVN.
·
Việt Nam tạm dừng quy hoạch Đặc khu Bắc Vân Phong vì còn chờ Quốc
hội thông qua dự luật (RFA) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định tạm dừng triển
khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đơn vị hành chính –
kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong cho đến khi Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt được Quốc hội thông qua, theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hoà và các bộ có
liên quan. Bắc Vân Phong là một trong 3 đặc khu được đề nghị thành lập theo định
hướng của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, theo hình mẫu Thâm Quyến của
Trung Quốc trước đây. Hai nơi khác là Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh, và Phú Quốc -
tỉnh Kiên Giang
·
Bắt giữ những người đưa tin về Đồng Tâm để dẹp yên dư luận, chống
ý kiến phản biện! (RFA) -
Hôm 24/6 chính quyền bất ngờ bắt giữ một số người đưa tin về vụ Đồng Tâm gần
đây.Trong đó có các dân oan Dương Nội gồm ba mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá
Phương, Trịnh Bá Tư và bà Nguyễn Thị Tâm. Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin
nhắn hôm 24 tháng 6 năm 2020, liên quan vụ việc vừa nêu, Luật sư Đặng Đình Mạnh,
người có hợp đồng tư vấn, bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho anh Trịnh Bá Phương,
nói: “Rạng sớm sáng nay, tôi có được thông tin về việc chính quyền bắt giữ
ba người trong gia đình chị Cấn Thị Thêu, gồm cả hai con trai là Trịnh Bá
Phương và Trịnh Bá Tư. Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa thông tin chính thức
về lý do bắt giữ họ. Thế nên, đã gây nên nhiều sự đồn đoán không thể kiểm chứng
được. Trong thời gian gần đây, tôi cũng biết cả ba thường đưa những thông tin
và phát ngôn phê phán hết sức thẳng thắn về những diễn biến xung quanh vụ án Đồng
Tâm có thể không làm hài lòng chính quyền. Nếu chỉ ở mức độ thực hiện quyền
ngôn luận mà bị bắt giữ thì điều đó thật đáng lo ngại. Cho nên, tôi nghĩ có thể
có lý do nghiêm trọng hơn để giải thích cho việc bắt giữ người này
·
GIỚI HẠN CỦA SỰ CHỊU ĐỰNG (BoxitVN) - Từ Thức - Những người như bà Tâm, gia đình
bà Thêu, bắt họ rất dễ, dễ hơn mang quân ra Tư Chính, Hoàng Sa chống xâm lăng,
hay vác đơn khiếu nại mất đất, mất biển đảo lên toà đại sứ Tàu. Nhưng chụp mũ họ
rất khó. Trong khi truyền thống của cộng sản là chụp mũ cho nạn nhân, trước khi
bỏ tù hay khai tử. Không thể chụp cho họ cái mũ “ba que”: họ là nông dân, sinh
ra, lớn lên trong lòng chế độ. Không thể chụp cho họ cái mũ Việt Tân: họ không
thuộc một tổ chức nào, không đòi lật đổ ai. Không thể gán cho họ tham vọng
chính trị: họ chỉ mong yên thân, cày cấy trên ruộng vườn của chính mình
·
Gia đình
nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt (BBC) - Công an Việt Nam bắt ba thành viên gia đình
nhà hoạt động Trịnh Bá Phương vào sáng 24/6, làm dài thêm danh sách những người
bất đồng chính kiến bị chính quyền VN bắt trước thềm đại hội đảng lần thứ 13.
·
Công an bắt bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Phương tại Hà
Nội (BoxitVN) - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) –
Hai mẹ con nhà hoạt động nhân quyền Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Phương bị nhà cầm
quyền CSVN bắt giữ sáng sớm ngày Thứ Tư, 24 Tháng Sáu, tại Hà Nội. Hiện chưa rõ
lý do của vụ bắt giữ, nhưng có thể hiểu là vì những lời phát biểu và các thông
tin những tháng gần đây mà anh Trịnh Bá Phương phổ biến trên trang Facebook cá
nhân liên quan đến vụ đấu tranh chống cưỡng chế đất tại xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức
·
Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội? (BoxitVN) - Ngô Ngọc Trai - Có thể nói quan điểm đường lối
kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp
dụng trong nhiều vụ án khác. Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề
lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải.
·
Biết ai đó tham nhũng, sao không tố cáo? (BoxitVN) - Nguyễn Nam - Nếu đã biết người đó tham
nhũng, thì trước tiên cần phải đi tố cáo, chứ sao lại giới thiệu hay không giới
thiệu người đó ra ứng cử? Báo chí đưa tin, Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp dự kiến vào ngày
23-5-2021 yêu cầu không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND những
người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền… (*)
·
Làm thế nào để Quốc hội là Của Dân chứ không phải Gần Dân?
(BoxitVN) - Nguyễn Ngọc Chu - Chiều
19/6/2020, sau phiên bế mạc của Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 14, Tổng thư ký Quốc
hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì họp báo, trong đó có thông báo về Nghị quyết
thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia để tổ chức bầu cử Quốc hội khoá 15 nhiệm kỳ
2021- 2026. Qua tất cả các kỳ họp của Quốc hội khoá 14 đã diễn ra, qua các vấn
đề mà Quốc hội khoá 14 đã thảo luận, qua các quyết định mà Quốc hội khoá 14 đã
bỏ phiếu, phải trung thực mà nhận định rằng Quốc hội khoá 14 còn xa mới đáp ứng
được đòi hỏi của Nhân Dân.
·
Phát biểu ‘ăn dày’ là trơ lì với tham nhũng (RFA) - Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng, Cần
Thơ sáng ngày 23/6, một cử tri ở quận này đề nghị xử lý nghiêm vụ nâng khống
giá mua máy xét nghiệm COVID-19 ở một số địa phương mà báo chí trong nước đăng
tải thời gian gần đây. Đáp lời yêu cầu của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Ngân cập nhật thông tin nhóm nâng giá máy xét nghiệm tại Hà Nội đã bị công
an bắt giữ. Đồng thời nhận định sẽ không giảm nhẹ tội cho những cán bộ này vì
đã “ăn quá dày” khi kê khống các máy chỉ 2 tỉ đồng lên đến 6 - 7 tỉ đồng. Nhận
xét phát biểu của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, Nhà hoạt động Trần Bang tại
Sài Gòn cho rằng: “Bà ấy vô tình vô ý nhưng bà ấy nói thật. Bà ấy đã từng làm
theo hệ thống nhưng chắc ngày xưa không ‘ăn dày’ như vậy, ăn mỏng nhưng ăn nhiều
lần, ăn trong nhiều năm. Từ hồi bà làm cán bộ đến nay chắc ăn mỏng nhiều lắm.
Nói lên sự thật của chế độ độc đảng: vào đảng để tham nhũng quyền lực, tham
nhũng tài sản. Nếu khôn ngoan, mị dân sẽ ăn từ từ, ăn nhiều đầu mối, nhiều nơi,
ăn mỏng thôi, tích tiểu thành đại. Mấy ông kia thì bà ấy cũng nói thật là ăn một
quả quá đậm, từ 1,5 tỷ mà kê đến 7 tỷ thì gấp mấy lần, đáng lẽ kê gấp đôi thì
không sao.”
·
NIỀM VUI CHƯA TRỌN ĐẤU ĐẦY THƯNG (BoxitVN) - (Mượn thơ Phan Xuân Hạt: “Tình yêu em ơi,
chưa trọn đấu đầy thưng”) Mai An Nguyễn Anh Tuấn - Theo VTC News, sáng 23/6, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng ĐBQH TP. Cần Thơ có buổi tiếp xúc cử
tri. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tội nâng giá máy xét nghiệm COVID-19 sẽ
không có tình tiết giảm nhẹ, chỉ có tăng nặng, sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp
luật. Bởi vì đó là sức khỏe, mạng sống của người dân mà lợi dụng tình hình dịch
làm những việc trái pháp luật như thế phải xử lý nghiêm”.
·
Mỹ điều tra chống bán phá giá lốp xe nhập khẩu từ Việt Nam
(RFA) - Bộ Thương mại Mỹ vào
ngày 23/6 thông báo đã mở rộng các cuộc điều tra đối với lốp xe nhập khẩu từ
Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam nhằm điều tra việc chống bán phá giá lốp
xe nhập khẩu từ các thị trường này. Theo truyền thông trong nước đưa tin hôm
24/6, các mặt hàng lốp xe của Việt Nam bị đưa vào tầm ngắm là lốp xe khách và
xe tải hạng nhẹ (gọi tắt PVLT). Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho hay, các cuộc điều tra
được tiến hành theo đề nghị được Hiệp hội công nhân ngành thép Mỹ (USW) và đại
điện cho người lao động đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lốp, đề trình hồi
tháng 5 vừa qua
·
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU bằng EVFTA từ ngày
1/8/2020 (RFA) - Bộ Công thương Việt
nam vừa ban hành thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam-Châu Âu (EVFTA). Theo đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường Châu Âu (EU) sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(C/O) ưu đãi. Truyền thông trong nước, vào ngày 24/6, cho biết thông tư quy định
về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 và hàng hóa của
Việt Nam khi xuất sang EU sẽ được cấp C/O mẫu EUR.1 và hưởng ưu đãi thuế quan
theo Hiệp định EVFTA. Việc cấp C/O mẫu EUR.1 sẽ được thực hiện bởi các cơ quan,
tổ chức do Bộ Công thương Việt Nam ủy quyền
·
Thành viên Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ 2 tỷ đồng ở
Vĩnh Phúc (RFA) - Bốn thành viên thuộc
Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Vĩnh
Phúc đề nghị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản” với số
tiền hơn 2 tỷ đồng. Truyền thông trong nước loan tin ngày 24/6/2020 trích kết
luận điều tra vụ án xảy ra vào tháng 6/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra công
an tỉnh Vĩnh Phúc gửi Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này. Bốn thành viên Đoàn thanh
tra Bộ Xây dựng bị cáo buộc phạm tội gồm: bà Nguyễn Thị Kim Anh (nguyên
Phó Trưởng phòng Phòng chống tham nhũng thanh tra Bộ Xây dựng) ; bà Nguyễn
Thị Kim Liên (nguyên cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3, Bộ Xây dựng); Đặng Hải
Anh (nguyên chuyên viên phòng Thanh tra xây dựng 2, thanh tra Bộ Xây dựng) ;
bà Nguyễn Thị Thùy Linh (nguyên thành viên Đoàn Thanh tra).
·
Gói cứu trợ trong dịch COVID-19: “Chủ trương một đàng, thực hiện
một nẻo” (RFA) - Tại buổi tiếp xúc cử
tri của tổ Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM, diễn ra vào trung tuần tháng 6,
các cử tri ở quận 5 phản ánh về gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 ngàn tỷ của Chính
phủ. Những cử tri này cho rằng điều mà người dân quan tâm sau dịch COVID-19 là
Chính quyền thành phố cần có cơ chế giám sát các cơ quan ban ngành thực hiện
chính sách hỗ trợ cho người dân thế nào. Đài RFA ghi nhận truyền thông trong nước
loan tin mặc dù gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ được Chính phủ và Quốc hội thông qua với
quyết tâm giúp đỡ người dân một cách hiệu quả và không để tình trạng trục lợi
chính sách xảy ra; thế nhưng không ít người dân khắp các địa phương, có hoàn cảnh
khó khăn trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, vẫn chưa nhận được tiền hỗ
trợ. Thậm chí nhiều trường hợp gian lận, tham nhũng bằng các hình thức khác
nhau như nâng giá thiệt bị y tế hay hỗ trợ không đúng đối tượng, bắt người dân
viết giấy tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ
·
Malaysia sẽ
bắt tàu cá VN 'vào biển Malaysia bất hợp pháp' (BBC) - Malaysia nói từ nay sẽ bắt giữ, truy tố các
thuyền viên tàu cá VN vào "đánh bắt phi pháp" ở vùng biển mà Malaysia
coi là của mình.
·
VNTB –
Cái đồ… bợ đít! (VNTB) -
Hoài Nguyễn (VNTB) – Dân miền Nam nhiều khi chỉ nói gọn thay cho lời nhận xét:
“cái đồ… bợ đít!” “Bợ” ở đây là ‘nịnh bợ’. “Bợ đít” xem ra là một kiểu nịnh bợ
công khai để ai nhìn vào cũng thấu rõ đâu là ‘quan thầy’ mà kẻ nịnh đang muốn
kiếm chút ơn mưa móc. Các kiểu nịnh cũng khá rôm rả: ninh bợ, nịnh hót (nịnh nọt
và ton hót chuyện), nịnh nọt (nịnh bằng cách luồn cúi hèn hạ), nịnh đầm (chỉ nịnh
phụ nữ để lấy lòng), nịnh thần (chỉ chung những kẻ dưới gian nịnh)… cho đến nịnh
thối. Và trong vô số kiểu nịnh đó, khi nói ‘cái đồ bợ đít’ là đủ diễn tả cho mọi
cung bậc. Hồi đầu năm 2019, công luận phải bật cười về một câu liên quan đến ‘bợ
đít’ mà ngài thủ tướng bút phê trong “Đề án Văn hóa công vụ”
·
VNTB – Khủng hoảng nhân sự hay tệ sùng bái cá nhân? (VNTB) - Nguyễn Thị Huyền (VNTB) – Phải chăng đảng cầm
quyền đang khủng hoảng nhân sự, hay manh nha của tệ sùng bái cá nhân? “Cử tri
mong muốn Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo tiếp tục
tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền của đất nước”. Phải chăng đảng cầm
quyền đang khủng hoảng nhân sự, hay manh nha của tệ sùng bái cá nhân?
·
Một cử
tri Hà Nội muốn Tổng Bí thư Trọng 'tiếp tục chèo lái’ (BBC) - Bà Nguyễn Thị Xuân Thắng nói Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng nên tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con
thuyền đất nước.
·
Phụ nữ Việt
‘bán hoa’ ở Singapore: những mối lo chồng chất (kỳ 2) (BBC) - Không ít phụ nữ mại dâm chấp nhận bị khách
hàng đối xử tàn tệ, bị lạm dụng hay quịt tiền, vì họ cần tiền và trên hết, họ
lo sợ bị cảnh sát bắt.
·
Mauricio
Osaki: ‘Ấn tượng về Việt Nam sáng tạo, năng động’ (BBC) - Đạo diễn Mauricio Osaki cảm thấy Việt Nam
thay đổi rất nhanh, và là môi trường đa văn hóa.
·
Bệnh nhân
91: hành trình 100 ngày trở về từ cửa tử (BBC) - Từng có lúc cận kề cửa tử, phi công đến từ
Vương quốc Anh đã hồi phục ngoạn mục và đang trở thành tâm điểm của cuộc chiến
chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
·
Zoomers: Họ
là ai và tại sao họ đang làm ông Trump đau đầu? (BBC) - Còn được gọi là thế hệ Z, sức mạnh của
zoomers được thấy rõ qua giới thiếu niên được cho là hầu như đã làm xáo trộn cuộc
vận động tranh cử gây tranh cãi của ông Trump ở Tulsa, qua việc sử dụng mạng xã
hội TikTok.
·
“CUỒNG TRUMP”, “CUỒNG CHỐNG TRUMP” VÀ… (Phần 1, 2 và 3)
(BoxitVN) - Nguyễn Hữu Vinh (Ba
Sàm) PHẦN 1. Đã từ rất lâu, nước Mỹ như miền đất hứa của dân Việt. Dù dưới chế
độ cộng sản, luôn coi đó như kẻ “đầu sỏ” trong thế giới tư bản – kẻ thù của Chủ
nghĩa Mác Lê, nhưng chẳng có ai phải che đậy lòng ngưỡng mộ cuộc sống tự do
trên đất Mỹ. Và đương nhiên, người đứng đầu xứ sở đó, dù thuộc đảng nào, dù có
những bê bối đời tư đi nữa, người ta vẫn có cảm tình.
·
(RFI) -
·
Erdogan muốn khẳng định vai trò cường quốc khu vực của Thổ Nhĩ
Kỳ (RFI) - Tú Anh - Đưa quân vào
Syria đối đầu với Bachar al Assad, đồng minh của Nga, đẩy lùi quân nổi dậy ở
Libya do Nga yểm trợ, đe dọa tàu chiến Pháp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ, thành
viên NATO củng cố vai trò cường quốc cấp vùng. Chiến thuật cương-nhu phối triển
của tổng thống Erdogan giúp Ankara từng bước khôi phục giấc mơ Đại Thổ Nhĩ Kỳ,
trước sự bất lực của Châu Âu
·
Dưới gọng kìm của Bắc Kinh, giới trẻ Hồng Kông tìm đường tị nạn
(RFI) - Thùy Dương - Nhìn về
châu Á, báo Le Monde quan tâm đến số phận người dân Hồng Kông trước gọng kìm của
Bắc Kinh. Nỗi sợ mất tự do và bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp đang thúc đẩy giới
trẻ Hồng Kông tìm cách ra nước ngoài tị nạn. Thông tín viên báo Le Monde,
Florence de Changy, cho biết hiện giờ di cư ra nước ngoài đang là đề tài được
ưa chuộng ở nhiều công sở và thu hút nhiều người dân Hồng Kông, mặc dù chuyện
ra đi không đơn giản và chi phí cũng rất tốn kém. Nhiều thanh niên Hồng Kông lấy
làm tiếc là vào năm 1997 khi nhượng địa được trả về cho Trung Quốc, cha mẹ họ
đã không xin hộ chiếu hải ngoại Anh. Thời đó 3,4 triệu người Hồng Kông đã được
Anh cấp hộ chiếu và nay điều này tạo thuận lợi cho họ xin quốc tịch Anh
·
Ý đồ “dạy cho Ấn Độ một bài học” của Bắc Kinh thất bại
(RFI) - Mai Vân - Ngày
15/06/2020, một vụ đụng độ đẫm máu đã bất ngờ xẩy ra giữa binh lính
Ấn Độ và Trung Quốc tại thung lũng Galwan vùng Ladakh, ở khu vực biên
giới có tranh chấp giữa hai nước trên vùng Himalaya. Dù không dùng đến
súng đạn, mà chỉ dùng gậy, đá và tay không, cuộc giáp lá cà đã
khiến cho 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, và một tổn thất được cho là nặng
hơn phía Trung Quốc, nhưng bị Bắc Kinh hoàn toàn che giấu. Ai là người
đã khơi mào cho sự cố biên giới, mà hãng tin Anh Reuters ngày 17/06 cho
là nghiêm trọng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 1967 đến nay ?
Câu hỏi này đến giờ chưa có lời giải đáp rõ ràng. Bắc Kinh thì tố
cáo New Delhi cho lính vượt biên giới trước, ngược lại thì Ấn Độ khẳng
định Trung Quốc đã xâm phạm lãnh thổ của mình
·
Triều Tiên:
Kim Jong-un 'tạm ngưng hành động quân sự' chống lại miền Nam (BBC) - Việc đột ngột ngưng hành động quân sự xảy ra
sau khi Bình Nhưỡng mới trong những ngày trước đe dọa sẽ đưa quân tới biên giới.
·
Covid-19 : Cuộc chạy đua nhằm bảo đảm nguồn cung cấp vac–xin
(RFI) - Thanh Phương - Song
song với cuộc chạy đua giữa các tập đoàn dược phẩm để tìm ra vac-xin ngừa
Covid-19, một cuộc chạy đua khác cũng đang diễn ra ráo riết không kém giữa các
quốc gia nhằm bảo đảm nguồn cung cấp một khi chế tạo được vac-xin. Hơn 10
vac-xin được thử nghiệm lâm sàng. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, tính
đến nay, có 11 vac-xin ngừa Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng, 126 vac-xin
khác đang trong giai đoạn tiền lâm sàng ( thử nghiệm trên súc vật ).
·
Lễ duyệt
binh 75 năm Đại lễ Chiến thắng phát xít ở Nga thời Covid-19 (BBC) - Dịp lễ trọng đại đã bị hoãn lại từ ngày 9/5
do có những lo ngại về tình hình dịch bệnh ở Nga.
No comments:
Post a Comment