Wednesday, 24 June 2020

HỢP TÁC GÂY QUAN NGẠI QUỐC TẾ CỦA CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC (Vũ Ngọc Phương - Nghiên Cứu Lịch Sử)




Vũ Ngọc Phương  -  Nghiên cứu lịch sử
24/06/2020

       Đã có nhiều phân tích, bình luận, nghi ngờ về sự Chính phủ Campuchia cho phép các Công ty Trung Quốc thực hiện đầu tư tại Campuchia xây dựng một số đại điểm có vị trí quân sự và khai thác Dầu Khí tại Lô A, Vịnh Thái Lan. Nghi ngờ như vậy là xuất phát từ chiến lược lâu đời của Trung Quốc lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo Trung Quốc nhằm phân hóa, thôn tính ba nước Đông Dương tiến tới thống trị toàn bộ ASEAN. Để sự phân tích có khoa học lozic, chúng ta cần dẫn giải khái quát một số vấn đề về Campuchia để bình luận chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực ASEAN và Việt Nam.

       1.-  Vị trí Địa – Chính trị của Campuchia:

      1/ Vương quốc Campuchia, còn gọi là Cao Miên hay Cam Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge, hay tiếng Anh: Cambodia), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á.

Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đông bắc, phía đông là Việt Nam. Số liệu thống kê năm 2019, Campuchia có 16 triệu người. Ngôn ngữ chính thức của Campuchia là tiếng Khmer, là ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Tên gọi Campuchia bắt nguồn từ tên gọi “Kambuja” của vương quốc ra đời năm 802, do vua Jayavarman II lập sau khi hợp nhất các hoàng tử Khmer của vương quốc Chenla đang gây chiến với nhau.

       Trước thế kỷ XX, người Việt gọi nước này là Chân Lạp (chữ Hán: 真臘), Cao Miên (高棉), hoặc Cao Man. Diện tích Campuchia khoảng 181.035 km², nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới; từ vĩ độ 10 đến vĩ độ 15N kinh độ 102 đến 108E. Đất nước có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan. Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc. Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa Bắc tông chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Ki-tô giáo chiếm khoảng 2% dân số. Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương. Tiếng Việt được sử dụng nhiều ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia và vùng Biển Hồ vì có nhiều người Khmer gốc Việt sinh sống. Người Campuchia ở vùng phía Đông tiếp giáp Việt Nam cũng dùng tiếng Việt để giao tiếp sinh hoạt, giao thương với người Việt. Cuộc nội chiến và nạn diệt chủng dưới thời Khmer Đỏ có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20,6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1,6:1.

        Khmer Đỏ (ខ្មែរក្រហម) (tiếng Pháp: Khmer Rouge, sau này được những người nói tiếng Anh chấp nhận ), tên chính thức là Đảng Campuchia Dân chủ, là một tổ chức chính trị cầm quyền  tại Campuchia từ 1975 đến 1979 do nguyên thủ Campuchia lúc đó là Norodom Sihanouk đặt. Tổ chức này còn được biết với các tên Đảng Cộng sản Khmer, Quân đội Nhân dân Campuchia Dân chủ.. Nó được dùng để chỉ một sự tiếp nối của các Đảng Cộng sản tại Campuchia, từ Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer (KPRP) (1951 – 1963) phát triển lên thành Đảng Công nhân Campuchia (1963 – 1970) rồi thành Đảng Cộng sản Kampuchea (CPK năm1971 – 1981) và sau này thành lập nhà nước Kampuchea Dân chủ. Tổ chức này còn được gọi là Đảng Cộng sản Khmer. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ hầu như không thay đổi từ thập niên 1960 tới giữa những năm 1990. Thành phần lãnh đạo hầu hết xuất thân từ những gia đình trung lưu và đã được giáo dục tại các trường Đại học Pháp. Trước đó ở Campuchia tồn tại một số nhóm Khmer khác chiếm giữ Đông Bắc, Tây Nam và Đông Campuchia. Tháng 6/1978, nhóm miền Đông cũng bị tiêu diệt sau những cuộc khởi nghĩa quân sự chống Pol Pot thất bại. Chỉ còn một số ít sống sót, trong đó có Heng Samrin chạy sang Việt Nam sau này sẽ trở thành lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

       Nhóm Pol Pot, Khieu Samphan thể hiện tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhấn mạnh sự vượt trội của người Khmer so với các tộc người khác.Pol Pot nuôi tham vọng khôi phục lại đế chế Khmer cổ đại đã từng xâm chiếm nhiều vùng đất rộng lớn ở Đông Dương. Với vỏ bọc chủ nghĩa cộng sản để tận diệt những người cộng sản Campuchia, sử dụng ngôn ngữ cách mạng xã hội chủ nghĩa nhưng lại phá hoại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đến năm 1981, Khmer Đỏ đã chính thức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đổi tên từ Đảng Cộng sản Campuchia thành Đảng Campuchia Dân chủ. Từ lâu trong lịch sử , các triều đại Trung Quốc từng lợi dụng một số vấn đề dân tộc bất hòa của Khmer với Việt Nam để viện trợ, mua chuộc, lôi kéo sử dụng Campuchia trở thành lực lượng đánh phá Việt Nam từ phía Tây Nam.

        Từ năm 1972, Khmer Đỏ do Pol Pot, IEngsari (Khmer gốc Hoa)  lãnh đạo, thân nhà cầm quyền Bắc Kinh, được Trung Quốc viện trợ không hoàn lại, ngày 17 tháng 4 năm 1975 Khmer Đỏ đã chiếm Phnom Penh cướp được chính quyền . Tháng 10 năm 1974, Khmer Đỏ bắt đầu đuổi toàn dân ra khỏi thành thị về các vùng nông thôn thực hiện thanh lọc xã hội và lao động khổ sai. Năm 1975, Khmer Đỏ thành lập nước Campuchia Dân chủ. Khmer Đỏ bãi bỏ toàn bộ tiền tệ, giáo dục, y tế tại Campuchia. Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách “Tự cung Tự cấp” – bài phương Tây” và “Quyết tâm xây dựng Xã hội chủ nghĩa trong vòng 6 tháng”. Để thực hiện chính sách này, Khmer Đỏ thực hiện chính sách tàn bạo bằng tra tấn, giết chính người Dân Khmer bằng những phương thức cực kỳ man rợ.

         Pol Pot, IEngsari,  Khieu Samphan giành được quyền lực đã tập trung xây dựng một xã hội cộng sản thuần túy nông nghiệp. Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình “Công xã nhân dân” của Mao Trạch Đông ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với khẩu hiệu “thanh lọc dân tộc” thực hiện cuộc phân loại, tàn sát người Campuchia. Khieu Samphan là tiến sĩ kinh tế đồng thời là nhà tư tưởng của Khmer Đỏ, cho rằng cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo.Để thanh lọc xã hội cần hành quyết hàng loạt người không thích hợp, buộc làm việc quá sức rồi chết vì ốm yếu và đói khát. Khmer Đỏ được nhiều học giả thế giới đánh giá là một trong những chế độ tàn bạo nhất trong thế kỷ 20. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nó là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ XX. Những khẩu hiệu triết lý nổi tiếng của Khmer Đỏ xây dựng một Dân tộc Mới là: “Giữ mày cũng không có lợi. Giết mày cũng chẳng thiệt gì”. Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia – Khmer Đỏ ngày 15 tháng 10 năm 1975 quyết định: “Đường lối di dân của chúng ta là quan trọng nhất sau ngày 17-4-1975. Làm việc này, chúng ta thủ tiêu được mọi lực lượng chống đối, làm chủ đất nước 100%”. Thời kỳ đầu Khmer Đỏ cầm quyền, dân số Campuchia khoảng 7,100,000 người. Sau mười năm đã có 3,300,000 người (gồm cả nam giới, phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài) bị giết hại. Khmer Đỏ thanh trừng nội bộ tàn sát tất cả những người thân Liên Xô và Việt Nam. Trẻ em bị tập trung, cách ly khỏi bố mẹ đào tạo thành “Công cụ chuyên chính của đảng ” làm nhiệm vụ tra tấn và hành quyết. Tất cả những người không phải là nông dân, người Khmer ở vùng phía Đông, người gốc Việt, gốc Hoa, gốc Thái và các dân tộc không phải Khmer,… đều bị hành quyết. Tất cả các tu sỹ tôn giáo, các nhà thờ, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Khmer Đỏ buộc các tín đồ Hồi giáo phải ăn thịt lợn, thứ họ kiêng (arām). Những người không thực hiện bị giết hại. Đây là chính sách đã được thực hiện ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, nơi những tín đồ Hồi giáo bị buộc phải nuôi lợn.

Ngôn ngữ Khmer cũng bị chuyển đổi. Khmer Đỏ phát minh ra những thuật ngữ mới. Mọi người được tuyên truyền để “tạo ra” (lot dam) một nhân vật cách mạng mới, là “những công cụ” (ឧបករណ៍; opokar) của cơ quan cầm quyền được gọi là “Angkar” (អង្គការ, “Tổ chức”), và việc lưu luyến với những thời kỳ tiền cách mạng (chheu satek arom, hay “ký ức bệnh hoạn”) có thể dẫn tới việc bị hành quyết. Tương tự, những thuật ngữ nông thôn như Mae (ម៉ែ; mẹ) bị thay thế bằng những thuật ngữ như Mak (ម៉ាក់; mẹ). Tiếng Khmer có một hệ thống sử dụng phức tạp để định nghĩa vị thế và cấp bậc của người nói. Trong thời cai trị của Khmer Đỏ, việc sử dụng chúng bị bãi bỏ. Mọi người được khuyến khích gọi nhau là “bạn” hay “đồng chí” (មិត្ត; mitt), và tránh những dấu hiệu tôn trọng theo truyền thống như cúi mình hay khoanh tay chào, được gọi là samphea.

        Mặt khác, theo sự xúi giục của Trung Quốc, từ tháng 6/1976, Khmer Đỏ đã tấn công trên toàn tuyến biên giới Campuchia – Việt Nam. Khmer Đỏ đã vào sâu lãnh thổ Việt Nam triệt phá làng mạc, tàn sát dân Việt. Ngày 20/6/1977, Khmer Đỏ tiến hành thanh trừng nội bộ, Hun Sen và các cán bộ tiểu đoàn của ông đã trốn sang Việt Nam. Sau đó Hun Sen trở thành một trong những người lãnh đạo quân đội và chính phủ nổi dậy chống lại Khmer Đỏ. Sau khi Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia thành lập đã không đủ lực lượng đánh tiêu diệt Khmer Đỏ. Vì vậy ngày 07/01/1979 Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia đã chính thức yêu cầu Việt Nam tấn công sang Campuchia lật đổ tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và truy diệt tàn quân Khmer Đỏ đến sát biên giới phía Tây Campuchia – Thái Lan

Tính từ tháng 6/1976 đến tháng 9/1989 trong 13 năm nhân dân Việt Nam, quân đội Nhân dân Việt Nam đã bị Khmer Đỏ phục kích gây thiệt hại khá lớn với tỷ lệ thương vong trung bình của Quân đội Nhân dân Việt Nam lên đến 12%, trong khi Chiến tranh với Mỹ và tại Lào tỷ lệ thương vong trong một trận chiến của Quân đội Nhân Dân Việt Nam là từ 6% ~ 7%. Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989 và được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ bầu cử năm 1993 giúp cho nước này khôi phục lại tình trạng bình thường. Tháng 6 năm 2003, Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận về việc xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ. Tuy nhiên, việc xét xử Khmer Đỏ diễn ra hết sức chậm chạp do Trung Quốc đã nâng đỡ Khmer Đỏ trước đây cản trở. Phần lớn các nhân vật quan trọng của tổ chức này đã chết già mà không bị tòa kết án. Mãi đến cuối năm 2008, phiên tòa đầu tiên xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ mới được mở.

       2.-  Nhà nước Campuchia:

       Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập Hiến theo hình thức Quân chủ tuyển cử.Thực tế Quốc vương không điều hành đất nước. Quốc vương được lựa chọn bởi một Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia gồm 9 người theo Hiến pháp. Quốc vương đầu tiên Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Cuối tháng 10 năm 2004, Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị làm Thái thượng Vương. Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia đã bầu Thái tử Norodom Sihamoni lên làm Tân Quốc vương.Từ năm 1993 đến nay, Campuchia đã trải qua 4 lần tổng tuyển cử. Ở lần tổng tuyển cử thứ 4 năm 2008, Đảng CPP dù chiếm đa số, nhưng không thể tự mình thành lập chính phủ do không giành được tỷ lệ đa số ghế 2/3 cần thiết theo luật định. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia – CPP buộc phải tìm kiếm liên minh từ FUNCINPEC. Sau 15 năm tái lập chế độ quân chủ lập hiến, Vương quốc Campuchia đã thu dược nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ đối ngoại.

       Campuchia mở cửa với thế giới, gia nhập WTO. Tuy vậy, kinh tế và đời sống vẫn phát triển chậm. Đến năm 2003, GDP có 3.677 triệu USD, GDP bình quân đầu người 280 USD (2003). Trên 30% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Một phần do điểm xuất phát từ một Quốc gia – Dân tộc bị Chính quyền Khmer Đỏ tàn phá, hủy diệt, một phần do quyền lực thực tế của chính quyền chưa củng cố, hoàn thiện.

       3.-  Tôn giáo Campuchia:

Có hơn 95% dân số Khmer theo Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông). Đây là tôn giáo chính thống của Campuchia. Hiện có khoảng 4.392 đền thờ, tu viện trong cả nước. Các Tôn giáo ở Campuchia, trong đó có Phật giáo, đã bị đàn áp, giết hại bởi chế độ Khmer Đỏ. Tôn giáo, trong đó có Phật giáo được hồi sinh khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ. Hồi giáo Sunni là tôn giáo của khoảng 250,000 người Chăm và người Mã Lai thiểu số ở Campuchia tập trung ở tỉnh Kampong Cham. 1% dân số Campuchia được xác định 20.000 người theo Công giáo Roma tạo thành nhóm lớn nhất, sau đó là cộng đồng Tin Lành. Phật giáo Đại thừa (Bắc tong) là tôn giáo của đa số Hoa kiều và Việt kiều tại Campuchia nhưng có tỷ lệ nhỏ.

       4.-  Nhân vật:

       Hun Sen, tên kèm danh hiệu đầy đủ là Samdech Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen, bí danh tiếng Việt là Mai Phúc, sinh ngày 4 tháng 4 năm 1951 Tên khai sinh của ông là Hun Bunal, ông đổi tên thành Hun Sen vào năm 1972 sau hai năm gia nhập Khmer Đỏ. Cha của ông, Hun Neang, là một nhà sư tại Wat ở tỉnh Kampong Cham trước khi tham gia kháng chiến chống Pháp và kết hôn với mẹ của Hun Sen, Dee Yon, vào những năm 1940. Ông bà nội của Hun Neang là những chủ đất giàu có người Triều Châu Trung Quốc. Ông là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia. Ông cũng là người lãnh đạo cấp cao của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) – Đảng lãnh đạo Campuchia trong một chính phủ liên hiệp với Đảng bảo hoàng Funcinpec kể từ khi Campuchia khôi phục chế độ đa đảng năm 1993. Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Vua Norodom Sihamoni thăng quân hàm Thống tướng cho Hunsen cùng với các ông Heng Samrin và Chea Sim .

           Từ năm 1997, Hun Sen đã lãnh đạo CPP liên tiếp giành chiến thắng và hiện là Thủ tướng Campuchia trong nhiệm kỳ Thủ tướng thứ năm của ông. Tháng 1 năm 1985, Hun Sen trở thành Thủ tướng khi 32 tuổi – Thủ tướng trẻ nhất thế giới. Tạp chí The Sydney Morning Herald  viết Hunsen là một “Người điều hành gian ác, đã tiêu diệt các đối thủ chính trị”. Hun Sen đã tập trung quyền lực cao độ ở Campuchia và xây dựng một lực lượng bảo vệ Hunsen có sức mạnh cạnh tranh với quân đội chính quy Campuchia làm cho các nỗ lực đảo chính hầu như không thể thực hiện được. Khi là Bộ trưởng Ngoại giao và sau đó là Thủ tướng, Hun Sen đóng vai trò nòng cốt trong Đàm phán hòa bình Paris năm 1991, mà đã đưa đến hòa bình ở Campuchia.

             Từ năm 1993 đến nay, tình hình chính trị của Campuchia thường sẩy ra biến động. Hunsen giữ chức vụ Thủ tướng cho đến cuộc bầu cử do Liên Hợp Quốc bảo trợ năm 1993, kết quả là một quốc hội treo. Sau các cuộc đàm phán phức tạp với FUNCINPEC, Hun Sen đã được chấp nhận làm Thủ tướng thứ hai, Norodom Ranariddh làm Thủ tướng thứ nhất. Năm 1997, liên minh tan vỡ bởi bất đồng giữa Ranariddh và Hun Sen. FUNCINPEC đã thảo luận với các phiến quân Khmer Đỏ và với các bên đã liên minh trước đó để chống lại chính phủ Hun Sen lúc đó được Việt Nam hậu thuẫn trong những năm 1980. Đảo chính năm 1997 phế truất Ranariddh đưa Ung Hout giữ chức Thủ tướng thứ nhất, Hunsen vẫn là Thủ tướng thứ hai. Bầu cử năm 1998 đưa Hunsen thành Thủ tướng quốc gia duy nhất. Cuộc bầu cử gây tranh cãi tháng 7 năm 2003 đã đưa CPP có đa số lớn trong Quốc hội Campuchia, nhưng CPP không đủ 2/3 để CPP có thể tự thành lập một chính phủ mới. Vì vậy liên minh CPP-FUNCINPEC mới được thành lập vào giữa năm 2004, với Norodom Ranariddh được chọn làm người đứng đầu Quốc hội và Hun Sen vẫn Thủ tướng duy nhất.

    Ngày 19/8/2013, tại New York, người Campuchia và các nhà sư Phật giáo tổ chức một cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ). Sau đó tại Phnôm Pênh, Campuchia đã diễn ra các cuộc biểu tình lớn ở sau đó vào tháng 9 năm 2013 chống Hunsen. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, hàng chục ngàn người Campuchia, cùng với các nhà sư và nhóm đối lập Phật giáo, bao gồm Đảng Cứu quốc Campuchia của Sam Rainsy đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ ở Phnôm Pênh để phản đối kết quả bầu cử ngày 28 tháng 7 mà họ cho là gian lận. Ngày 3 tháng 1 năm 2014, cảnh sát Chính phủ Hunsen đã nổ súng vào người biểu tình, giết chết 4 người và làm bị thương hơn 20. Liên Hợp Quốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án hành vi bạo lực này. Tháng 11 năm 2016, Hun Sen công khai ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Donald Trump được bầu làm tổng thống.

        Ngày 31/1/2017, Hun Sen ra lệnh cho Quốc hội đã bỏ phiếu bãi bỏ các vị trí Lãnh đạo thiểu số và Thủ lĩnh đa số để giảm bớt ảnh hưởng của đảng đối lập. Từ ngày 2/ 2/2017, Hun Sen không cho phe đối lập được chất vấn bộ trưởng chính phủ, Hun Sen tuyên bố sửa đổi hiến pháp  làm cho Đảng Cứu quốc Campuchia đối lập bị giải tán. Luật gây tranh cãi này được thông qua vào ngày 20 tháng 2 năm 2017, trao cho Đảng cầm quyền quyền được giải tán các đảng chính trị. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2018, vài tuần trước cuộc bầu cử Quốc hội, Hun Sen đã đưa con trai lớn thứ hai là Hun Manet vào chỉ huy quân sự cao hơn, chuẩn bị cho con trai lên làm Thủ tướng khi Hunsen nghỉ hưu hoặc qua đời. Hunsen cho tiến hành các chiến dịch thông tin xây dựng hình ảnh cho con trai sinh ra là một Siêu nhân, Thần thánh.

Hình :



Ngoài ông Dy Vichea, một số thành viên trong gia đình của Thủ tướng Hun Sen cũng giữ những vị trí quan trọng hoặc có liên quan. Như cháu gái của ông Hun Sen đã kết hôn với cảnh sát trưởng quốc gia Campuchia Neth Savoeun. Hun Mana con gái ông Hun Sen, , đứng đầu tờ báo Kampuchea Thmey Daily và đài Bayon, đồng thời nắm giữ hơn 12 công ty quan trọng.

      5.-  Chính sách thân Trung Quốc:

      Chính phủ Hunsen thực hiện chính sách đa phương quan hệ quốc tế để phân tán thông tin, nhưng các quan hệ chính là thân Trung Quốc. Có nhiều viện trợ không hoàn lại hoặc ưu đãi cho Campuchia làm dư luận quốc tế nghi ngờ Trung Quốc định xây dựng Campuchia thành căn cứ quân sự tiền đồn của Trung Quốc tại bán đảo Đông Dương. Lịch sử cho thấy chiến lược truyền thống của Campuchia là thân Trung Quốc để kiếm lợi và gây sức ép với Việt Nam. Chỉ xét nửa cuối thế kỷ XX, Quốc vương Sihanouk lợi dụng Trung Quốc những năm 1950, 1960 để thúc đẩy tính trung lập, và kiếm lợi an toàn lưu vong tại Trung Quốc. Ngày 20/10/2019, báo Khmer Times cho biết chính phủ Hunsen đã ký tại Bắc Kinh giữa Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Bộ Trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa để Bắc Kinh sẽ viện trợ 600 triệu nhân dân tệ (hơn 84,8 triệu USD) để hỗ trợ Bộ Quốc phòng Campuchia tăng cường lực lượng quân sự. Tướng Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh “Hợp tác giữa quân đội hai nước rất chặt chẽ, đạt được những thành tựu quan trọng. Đây là cơ chế giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia.Trung Quốc và Campuchia là những người bạn chí cốt, và Bắc Kinh cam kết cung cấp viện trợ và hỗ trợ để phát triển lĩnh vực quân sự của Campuchia”. Đáp lại, ông Tea Banh nói rằng, mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển trong những năm qua và được củng cố hơn nữa dưới thời Thủ tướng Hun Sen. Trung Quốc là nước viện trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Đầu năm 2019, Trung Quốc đồng ý viện trợ 4 tỷ nhân dân tệ (588 triệu USD) cho nước này trong giai đoạn 2019-2021.

Ngày 18/6/2020, Trung tướng, Chỉ huy Lục quân hoàng gia Campuchia Hun Manet nhấn mạnh chính phủ nước này đã mua gần 300 xe tải quân sự của Trung Quốc mà không sử dụng “một riel nào” từ ngân sách nhà nước. Tổng cộng 290 xe tải quân sự đã được vận chuyển đến Campuchia trên chuyến hàng cập cảng Sihanoukville vào giữa tháng 6. Lô xe đã được bàn giao cho các đơn vị Lực lượng vũ trang hoàng gia (RCAF) và Cảnh sát quốc gia Campuchia.


Phát biểu trong nghi thức bàn giao diễn ra tại sân vận động Olympic thủ đô Phnom Penh, tướng Hun Manet – Phó tổng tư lệnh RCAF – nói lô xe quân sự được mua về để củng cố lực lượng và phục vụ người dân, cùng các lợi ích quốc gia của Campuchia. Theo ông Manet, số xe được mua bằng tiền gây quỹ do Thủ tướng Hun Sen phát động, với sự đóng góp từ các doanh nghiệp và người dân Campuchia.

Trung tướng Manet đồng thời đáp trả những ý kiến chỉ trích thương vụ mua xe quân sự. “Các nước khác chi hàng triệu USD để hiện đại hóa vũ khí, vậy mà họ công kích chúng ta khi ta mới chỉ có xe quân sự mới,” ông nói, bổ sung rằng các xe quân sự cũng có thể được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp như bất ổn xã hội

     Trong giai đoạn năm 2013-2017, Trung Quốc đã đầu tư 5,3 tỉ USD vào Campuchia. Đặc biệt là thành phố Sihanoukville biến thành một trung tâm giải trí do công ty Trung Quốc xây dựng.Tháng 8/2019, một sĩ quan cấp cao của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Hoa Kỳ thông tin Trung Quốc có kế hoạch xây dựng các cơ sở hải quân ở bờ biển phía nam của Campuchia vào năm 2020. Chính quyền Hunsen đã cho Trung Quốc đầu tư kinh tế trị giá 3,7 tỉ USD trên phạm vi 360km2 thuê 99 năm vùng Dara Sakor , nơi mà hiện nay có nhiều quân đội Trung Quốc. Ngày 30/07/2019, Hãng tin Channel News Asia cho biết Campuchia đã ký các thương vụ vũ khí với Bắc Kinh được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Phnom Penh bác bỏ một thỏa thuận bí mật cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân của Campuchia. Thủ tướng Hun Sen ngày 29/7/2020 cho biết nước ông đã mua vũ khí từ Trung Quốc nhằm hiện đại hóa các lực lượng vũ trang nước này “Tôi đã ra lệnh mua hàng chục ngàn vũ khí bổ sung. Hiện chúng đang được vận chuyển đến Campuchia”. Hunsen nói: “Tôi muốn tăng cường quân đội”. Hun Sen nói trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên Facebook. Nhà lãnh đạo Campuchia cho biết 40 triệu USD đã được sử dụng trong năm nay ngoài khoản 290 triệu USD trong các thương vụ vũ khí trước đây với Trung Quốc.Tờ The Wall Street Journal tuần trước đã đưa tin về một dự thảo thỏa thuận cho phép Trung Quốc tiếp cận căn cứ Ream gần Sihanoukville để cập cảng tàu chiến và cất giữ vũ khí. Báo New York Times của Mỹ chỉ ra sự bất thường tại sân bay Trung Quốc xây dựng ở Campuchia. Đó là có những khúc cua hẹp, điều mà các phi công lái máy bay chiến đấu rất ưa thích. Sân bay có đường băng dài 3.200 mét sẽ là đường băng dài nhất từ trước đến nay ở Campuchia, nằm rất gần cảng biển. Đường băng 3.200 mét đủ dài để các máy bay hành khách cỡ lớn như Airbus A380 cất và hạ cánh. Nó còn dài hơn cả đường băng 3.000 mét ở sân bay quốc tế Phnom Penh hay sân bay Siem Reap có đường băng dài 2.500m.


Công ty Trung Quốc xây dựng đường băng và cảng nói rằng các cơ sở này là dành cho dân sự. Nhưng quy mô của thỏa thuận đất đai tới 99 năm tại Dara Sakor có vị trí địa lý chiến lược Tây nam Campuchia tiếp giáp Thái Lan – nơi chiếm 20% đường bờ biển Campuchia – đã làm tăng sự chú ý, đặc biệt khi một phần của dự án được xây dựng cho đến nay đã bị bỏ hoang trong rừng rậm. Theo New York Times, hoạt động tại Dara Sakor và các dự án khác của Trung Quốc gần đó đang làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có kế hoạch ngầm về quân sự ở quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này. Công trình mới tại Dara Sakor bao gồm đường băng dài 3.000 m và cảng nước sâu có thể tiếp nhận các tàu 10.000 tấn. Ông Hun Sen cáo buộc Mỹ tìm cách thúc đẩy cuộc cách mạng chống lại chính phủ của ông. Hai năm trước, quân đội Campuchia đã đình chỉ các cuộc tập trận quân sự chung với người Mỹ và bắt đầu hợp tác với người Trung Quốc. Tháng 7/2019, ông Hun Sen tuyên bố đã chi 240 triệu USD cho vũ khí Trung Quốc. “Nếu Đại sứ quán Mỹ không thích chúng tôi, họ có thể cuốn gói. Họ là những kẻ gây rối và chúng tôi thấy điều đó khi họ coi thường Campuchia”, Pay Siphan, phát ngôn viên chính phủ, người có cả quốc tịch Mỹ và Campuchia, nói trong cuộc phỏng vấn với New York Times.”Trung Quốc đang hướng tới sự thịnh vượng của chúng tôi. Chúng tôi là những người bạn tốt”, ông Pay Siphan nói thêm.

Tại Sihanoukville có tổng số 300.000 người thì hơn 1/3 là người Trung Quốc.

      Khoảng 95% trong số 436 nhà hàng ở Sihanoukville và 150/156 khách sạn ở Sihanoukville nhận vốn đầu tư từ Trung Quốc. Hơn 80 sòng bạc do quá nửa là của Trung Quốc đẩu tư, quản lý, khai thác kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội từ rửa tiền, ma túy, cướp giật, mại dâm,… Hoạt động bùng nổ của các casino cũng thu hút lực lượng lao động người Campuchia ở Sihanoukville. Ngược lại, những người dân nghèo Campuchia không thể sống nổi vì chi phí thuê mặt bằng ngày càng tăng ở Sihanoukville.


Một phân tích Kinh tế thế giới ngày 15-08-2018 có nhận xét Sihanoukville là cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Campuchia. Ngày 25/6/2018, một cảng biển mới của Sihanoukville vừa được đưa vào hoạt động với sự viện trợ từ Nhật Bản. Cảng đa dụng mới này có một bến tàu với độ sâu 13,5m, cho phép các tàu hàng lớn và tàu hàng rời neo đậu. Một cảng khác chuyên phục vụ hậu cần cho ngành dầu khí mới bắt đầu được khai thác ở Campuchia. Tuy nhiên dù thế nào thì Sihanoukville là điểm quan trọng trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Masayoshi Takehara, Giám đốc giám sát đầu tư Nhật Bản khu vực Lào và Campuchia cho biết: “Cảng Sihanoukville là dự án mang tính biểu tượng của chúng tôi.”

Lập trường của CNRP và Sam Rainsy lại luôn dùng chiêu bài chống Việt Nam và kích động chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia cũng như vấn đề biên giới để giành sự ủng hộ và trục lợi trong các kỳ bầu cử. Sam Rainsy công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên theo Diplomat, chủ nghĩa Sô vanh của CNRP chắc chắn sẽ gây ra khó khăn nếu đồng minh tự nhiên của nước này là Mỹ, nước kêu gọi đảng này ủng hộ lập trường của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.Nếu CNRP chiến thắng trong cuộc bầu cử trong tương lai hoặc nếu CPP sẵn sàng chuyển giao quyền lực, không chắc liệu quan hệ Campuchia với Trung Quốc sẽ phát triển theo chiều hướng nào.

       6.-  Dầu khí của Campuchia:

        Từ năm 1950, một nhóm địa chất Trung Quốc về thăm dò dầu khí đã đến Campuchia. Những năm thập niên 1960, các nhà địa chất Ba Lan đã tiến hành trắc đạc địa chất và cấu trúc, xác định được một số rò rỉ dầu. Đến những năm 1970, việc khai thác tại các lô I, III, và IV tại ngoài khơi Campuchia được giao cho hai hãng Elf và Esso, đưa họ trở thành các đơn vị đầu tiên thực hiện các hoạt động khoan tại ngoài khơi nước này. Ba giếng dầu được khoan là B-1, H-1 và L-1. Năm 1987, các nhà địa chất Nga và Campuchia đã tiến hành các nghiên cứu địa chất và địa vật lý, xác định 7 bể trầm tích trên bờ và ngoài khơi, đồng thời chia chúng thành 7 lô ngoài khơi và 9 lô trên đất liền (I đến XIX).

Với nhu cầu dầu mỏ ở mức 1,7 triệu tấn/năm, Campuchia phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó phần lớn nhập khẩu từ Việt Nam (60-70%).

Cơ quan Dầu khí quốc gia Campuchia CNPA được thành lập năm 1998 với tư cách vừa là vừa là một công ty dầu khí quốc gia vừa là một cơ quan chủ chốt của Chính phủ với chức năng giám sát tất cả các hoạt động thuộc lĩnh vực dầu khí thượng nguồn và hạ nguồn tại Campuchia. CNPA có trách nhiệm xem xét và phê duyệt đề xuất đầu tư. Chủ tịch CNPA sẽ báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ. Ngày 15/3/2014, CNPA được sáp nhập với Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia, ông Suy Sem được bổ nhiệm làm Bộ trưởng. Hiện 6 lô dầu khí (từ A đến F) tại vịnh Thái Lan và 19 lô dầu khí trên bờ (từ I đến XIX) như đã nói ở trên đều do CNPA chịu trách nhiệm quản lý và giám sát.Nguồn luật dùng để điều chỉnh lĩnh vực dầu khí thượng nguồn tại Campuchia là Luật Dầu mỏ 1991 và được sửa đổi năm 1998/1999.

Cho đến nay, Campuchia được xác định là có 08 bể trầm tích, chia thành 19 khối trên bờ và 6 khối khu vực ngoài khơi. Lô A nằm trong Vịnh Thái Lan là Mỏ dầu tô nhượng Apsara hứa hẹn nhất – giấc mơ sống còn của Campuchia.  Sản xuất từ ​​trữ lượng dầu ước tính 30 triệu thùng của Lô A sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là khi nhà máy lọc dầu do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ hoàn thành vào năm 2022. Nếu khai thác hết, sẽ giúp đa dạng hóa một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng may mặc – và đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc. Campuchia hiện có 12 đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, bao gồm 9 doanh nghiệp tư nhân trong nước và 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là Chevron với nhãn hiệu Caltex, Total (Pháp), PTT (Thái Lan). Mạng lưới bán lẻ xăng dầu của Campuchia bao gồm hơn 1000 cửa hàng xăng dầu lớn nhỏ, phân bố trên 24 tỉnh thành, tập trung nhiều hơn ở thủ đô Phnôm Pênh. Hệ thống này phát triển tự do vì Nhà nước không có quy hoạch cụ thể về mạng lưới xăng dầu, tuy nhiên, những chế tài về chất lượng nhiên liệu, hệ thống phân phối có các quy định về đại lý được Luật hóa.Campuchia đã nhận được hàng tỷ các khoản đầu tư và vay nợ liên quan đến việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng thuộc chương trình Vành đai và con Đường của Trung Quốc. Mặc dù sản lượng dầu của Lô A dự kiến ban đầu là khiêm tốn, nhưng Chính phủ Campuchia hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên trong việc phát triển ngành dầu khí của Campuchia. Ngành dầu mỏ của Campuchia đã bị bao vây, trì trệ hàng thập kỷ khi các tập đoàn năng lượng có hạng trên thế giới, từ hãng Chevron (Hoa Kỳ) cho đến PTT (Thái Lan), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đến rồi đi có nguyên nhân khó khai thác và sự ổn định, minh bạch hệ thống pháp luật Campuchia.

        Năm 2014, Công ty dầu khí KrisEnergy – là Công ty này đã trả 65 triệu USD cho cổ phần kiểm soát của Chevron tại Lô A hiện đang vật lộn để duy trì hoạt động và mới đây đã được tòa án cho phép ba tháng để cơ cấu lại gánh nặng nợ nần. KrisEnergy dự báo giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ mang lại khoảng 8.000 thùng dầu thô mỗi ngày và khoảng 8,5 triệu thùng trong suốt thời hạn khai thác. Với tổng số nợ 476,8 triệu đô la và đang ở mức 110%, vị thế tiền mặt của nó bị “hạn chế nghiêm trọng” – KrisEnergy nói với các cổ đông trong một bài thuyết trình vào tháng 9/2019. Công ty Tài nguyên Angkor (trước đây gọi là Angkor Gold), đang giữ giấy phép thăm dò hoạt động duy nhất khác ở Campuchia. Một công ty Canada, có lợi ích khai thác tại nước này, đã được trao quyền thăm dò 01 trong 19 lô trên đất liền của Campuchia vào tháng 8/2019.

         Vùng có tiềm năng dầu khí quan trọng hơn được đánh giá là Khu vực Yêu cầu Chồng lấn (OCA), một vùng nước rộng 27.000 km2 tại Vịnh Thái Lan được Thái Lan và Campuchia tuyên bố chủ quyền. Một đường dây Ngoại giao của Hoa Kỳ năm 2008 đã chỉ ra rằng: “ Trong khi Chevron nghi ngờ về lợi nhuận của Lô A, thì tập đoàn này lại rất muốn được đảm bảo một thỏa thuận trong OCA nếu tranh chấp được giải quyết”. Sau Luật dầu mỏ Campuchia năm 1991, gói thầu đầu tiên bao gồm 3 hợp đồng phân chia sản lượng với các hãng dầu khí, cụ thể là:

1/  Enterprise Oil (Lô I và II) [1]
2/ Cambodian Petroleum Exploration (Campex Japan) (Lô III)
3/ Premier Oil UK [2] và Idemitsu (Block IV) được tiến hành.

        Tính từ 1970 đến năm 2002, tổng cộng 12 giếng dầu đã được các hãng dầu mỏ quốc tế khai thác, bao gồm: 3 giếng (Elf và Esso – Pháp), 4 giếng (Enterprise Oil – UK), 3 giếng (Cambodian Petroleum Exploration – Campex Japan), 2 giếng (Premier Oil – UK). Năm 1998, bối cảnh lợi nhuận thấp và giá dầu tuột dốc, những nhà điều hành này không thể tiếp tục thực hiện các hợp đồng này. Tháng 1/2005, Chevron tuyên bố phát hiện dầu khí đáng kể đầu tiên của Tập đoàn tại Campuchia với 4 giếng dầu thăm dò và một giếng khí ngoài khơi nước này, thu hút được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài.Hiện trong tổng số 19 lô dầu khí trên đất liền của nước này, PetroVietnam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang chịu trách nhiệm về dự án lô XV – Campuchia (Theo hợp đồng đã ký với Cơ quan Quản lý Dầu khí Quốc gia Campuchia CNPA từ năm 2009 và có thời hạn là 37 năm do PVEP – thuộc PetroVietNam- nắm giữ 100% cổ phần).

        Ngày 04/11/2019, bất chấp những khó khăn tài chính và hoạt động bị hạn chế, KrisEnergy – công ty duy nhất được phép thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Campuchia có trụ sở ở Singapore – vừa cam kết sẽ bơm lên những thùng dầu đầu tiên cho Campuchia sau nhiều lần khởi đầu không thành và nhiều nỗ lực đều thất bại  (Nguồn: Nikkei). Tháng 7/2019, KrisEnergy thông báo hoạt động thăm dò địa chấn ba chiều (3D) trên diện tích 1.200 km2 tại Lô A đã được bên thứ ba hoàn thành đúng thời hạn. Kết quả cho thấy khu vực này an toàn và đảm bảo về môi trường để có thể khai thác dầu khí. Công ty Shearwater Geoservices Singapore Pte Ltd đã tiến hành thăm dò địa chấn bằng tàu chuyên dụng có tên SW Vespucci. Tàu nghiên cứu địa chấn SW Vespucci được đóng năm 2010 và hiện mang cờ Cộng hòa Czech. KrisEnergy cũng cho biết kết quả thăm dò 3D trên diện tích khoảng 200 km2 Lô A do Geoservices Singapore thực hiện. Nằm tại Lô A Campuchia trong Vịnh Thái Lan, giai đoạn 1A của dự án phát triển Apsara dự kiến sẽ sử dụng một giàn khoan đạt công suất khai thác lên tới 30.000 thùng chất lỏng mỗi ngày, gồm khí đốt, dầu mỏ và nước tách biệt. Theo thông cáo của KrisEnergy, số dầu này sẽ được chuyển qua đường ống dài 1,5 km về kho dự trữ và tàu chở hàng. KrisEnergy là đơn vị khai thác dầu tại Lô A Campuchia và họ sẽ nhận 95% lợi nhuận, 5% còn lại thuộc về Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

        Lô A Campuchia có tổng diện tích 3.083 km2 thuộc Lòng chảo Khmer trong Vịnh Thái Lan với độ sâu của nước vào khoảng 50-80 m. Ở khu vực này, mỏ dầu có quy mô nhỏ và nằm trải dài, đòi hỏi mất nhiều vốn và thời gian để khai thác. Trữ lượng dầu tại đây còn chưa được kiểm chứng. Vì sự không chắc chắn liên quan đến khai thác dài hạn, trữ lượng và tính thương mại nên KrisEnergy rất thận trọng trong kế hoạch phát triển tại đây. Một khi giai đoạn đầu tiên đi vào hoạt động và có thời gian kiểm chứng trữ lượng, KrisEnergy sẽ triển khai giai đoạn 1B, theo đó sẽ lắp đặt thêm 3 giàn khoan và trong giai đoạn 1C có thể bổ sung 6 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan hoạt động tại Lô A lên 10 giàn khoan. Bất chấp những khó khăn tài chính, tháng 11/2018, KrisEnergy vẫn dành cho Keppel hợp đồng sửa và nâng cấp sà lan khoan dầu của SJ Production Barge Ltd – chi nhánh do KrisEnergy sở hữu toàn phần. Keppel đang đóng sà lan khoan dầu trị giá khoảng 22 triệu USD cho dự án của KrisEnergy tại Lô A Campuchia (Nguồn Bộ Ngoại giao Việt Nam).

         Ngày 28/12/2016, Cơ quan nhà nước phụ trách dầu khí của Campuchia đã thông qua một thỏa thuận cho phép công ty SINOMACH China Perfect Machinery Industry củaTrung Quốc và Công ty hóa dầu Campuchia cùng đầu tư 2,3 tỷ USD để xây dựng một nhà máy lọc dầu tại miền duyên hải tây nam nước này. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 80 hecta, trong phạm vi ranh giới của tỉnh Preah Sihanouk và tỉnh Kampot. Tuy nhiên đến nay không có các thông tin được kiểm chứng về hoạt động dầu khí của SINOMACH China Perfect Machinery Industry.

         Khối lượng hàng nhập cảng Sihanukville trong năm 2017 đạt 459.839 TEUs (container hóa), gần gấp đôi so với năm 2011. Tốc độ xử lý hàng tăng 22% trong sáu tháng đầu năm 2018. Cảng biển sẽ mở rộng sức chứa lên tới 1,3 triệu TEUs năm 2023. Ý nghĩa chiến lược của cảng biển này ngày càng tăng cùng với việc Trung Quốc theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative), trong đó Bắc Kinh đang tìm cách tiếp cận các cảng biển Á- Âu, bao gồm khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất của Campuchia trong năm 2010, và hiện giờ nguồn viện trợ của Trung Quốc gấp ba lần Nhật Bản. Việc xây dựng một cảng container khác, với bến tàu có chiều dài 350m và độ sâu 14,5m, đang được bàn thảo.Chủ tịch, kiêm GĐĐH, Lou Kim Chun, trả lời tờ Nikkei Asian Review trong một buổi phỏng vấn gần đây, cho biết việc xây dựng này cho phép “Một lượng tàu hàng lớn cập cảng, khắc phục hạn chế về sức chứa”. Theo kế hoạc sẽ đưa cảng vào hoạt động trong năm 2023 theo kế hoạch, cảng biển sẽ đáp ứng được hơn 90% lượng tàu trong khu vực, so với mức 20% như hiện tại (Nguồn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).

        Ngày 26/5/2010, Campuchia đã khai mạc Hội nghị Khai khoáng quốc tế, với mục tiêu tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành khai khoáng của nước này. Hội nghị, diễn ra hai ngày, do Bộ Công nghiệp, Khai mỏ và Năng lượng Campuchia và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Campuchia phối hợp tổ chức. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói: “ Phnom Penh rất vui mừng khi được học hỏi và chia sẻ các công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nước khác trong lĩnh vực khai khoáng, nhất là lĩnh vực khai thác dầu khí. Các nguồn tài nguyên khoáng sản giữ một vai trò quan trọng trong việc nỗ lực cải thiện mức sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Chính phủ Campuchia cho hay nước ông vẫn chưa được hưởng lợi ích gì từ tài nguyên thiên nhiên vì Campuchia không thể tự phát triển với hai bàn tay trắng”.

      7.- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác dầu khí trên lãnh thổ Campuchia:

     Tháng 11/2009, theo bản hợp đồng được Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) và Uỷ ban Dầu khí Quốc gia Campuchia (CNPA) ký ngày 12/11/2009 tại Thủ đô Phnompenh (Campuchia), PVEP sẽ tiến hành khai thác dầu khí tại lô XV, vùng hồ Tonle Sap, thuộc Campuchia. Tham dự lễ ký, có Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen, Phó thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cùng đại diện các bộ, ngành của hai nước. Lô XV thuộc vùng hồ Tonle Sap có diện tích khoảng 6.900 km2 nằm ở phía đông bắc hồ Tonle Sap (còn gọi là Biển Hồ), trong đất liền Campuchia. Hợp đồng khai thác dầu khí tại lô này có thời hạn 30 năm đối với dầu và 35 năm đối với khí, giai đoạn thăm dò kéo dài 7 năm. Hợp đồng do PVEP nắm giữ 100% cổ phần và dự kiến sẽ được quản lý và điều hành bởi PVEP-Mekong, một đơn vị thành viên của PVEP hiện đang triển khai các dự án dầu khí tại Lào và Myanmar.  

       Ngày 26/3/2020, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Brunei và Campuchia thương thảo để xác định vùng khai thác dầu khí chung trên biển. Phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Thập cho biết tại buổi họp báo sáng 20/11 giới thiệu về hội nghị và Triển lãm Hội đồng Dầu khí ASEAN (Ascope) lần thứ 10 diễn ra tại TP.HCM từ ngày 28 đến 30/11/2019. Vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đã thỏa thuận xác định thành vùng khai thác chung giữa PVN với Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã có sản phẩm dầu khí từ năm 1997, đây là dự án hợp tác thành công bước đầu khi PVN tham gia vào Ascope. Với nguyên tắc thương thảo vùng khai thác chung thì PVN tiếp tục xúc tiến với các nước khác gồm Thái Lan, Brunei, Campuchia ở vùng biển Tây Nam và cả ở vùng biển Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc. Hội đồng Dầu khí ASEAN (Ascope) được thành lập vào tháng 10/1975. PVN gia nhập vào Ascope từ năm 1996. Mười thành viên của Ascope hiện nay gồm: Công ty Dầu khí quốc gia Brunei (Petroleum Bruinei), Cơ quan Quản lý dầu khí Campuchia (CNPA), Công ty Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina), Công ty nhiên liệu quốc gia Lào (LSFC), Công ty dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas), Công ty Dầu khí quốc gia Myanmar (MOGE), Công ty Dầu khí quốc gia Philippines (PNOC), Tập đoàn Keppel (Singapore), Công ty Dầu khí PTT (Thái Lan) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) – Nguồn của PVN.

           Ngày 22/11/2018, Bộ Ngoại giao Việt Nam – bà Nguyễn Phương Trà, Phó phát ngôn viên

Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Phương Trà – Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/11. Tại cuộc họp báo, việc Trung Quốc và Philippines ký biên bản hợp tác về dầu khí được đưa ra, trong đó quan điểm của Trung Quốc là mong muốn có thể đàm phán để cùng các nước ven Biển Đông triển khai mô hình hợp tác tương tự. Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Trà đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam: “Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi ích hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nêu nhiều lần. Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.” . Hồi tháng 9 vừa qua, tại Phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng: “Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam – Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển”.

        Ngày 10/9/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình đã đề nghị dành cho Manila cổ phần kiểm soát liên doanh năng lượng ở biển Đông nếu họ gạt sang một bên phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế chống lại Bắc Kinh.“Ông Tập Cận Bình đã nói rằng (Philippines) hãy gác các phán quyết của Tòa trọng tài sang một bên, sau đó cho phép mọi người kết nối với các công ty TQ để khai thác (dầu khí). Nếu có tài nguyên, các ông giữ 60%, còn lại của họ (phía TQ) chỉ 40%. Đó là lời hứa của ông Tập”.

             Tuy nhiên Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhận định Chính phủ Philippines không thể cho phép ngư dân TQ đánh cá ở EEZ của Philippines vì điều đó vi phạm hiến pháp năm 1987, theo báo The Philippine Star hôm 27-7. Theo điều 12 mục 2 của hiến pháp, chính phủ Philippines phải bảo vệ các nguồn tài nguyên ở vùng nước quần đảo, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đảm bảo đặc quyền khai thác, sử dụng của người dân Philippines ở đó. Ông Carpio khẳng định: “Người dân Philippines có đặc quyền đánh bắt cá, khai thác dầu khí và các khoáng sản khác trong EEZ của họ. Quyền chủ quyền này thuộc về người Philippines và không có bất kỳ quan chức nào có thể từ bỏ quyền này mà không có sự đồng ý của người dân”. Vị này viện dẫn thêm điều 1 của Hiến pháp Philippines, đồng thời nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài 2016. Từ đó ông Carpio khẳng định khu vực mà Philippines có chủ trương khai thác chung với TQ nằm hoàn toàn trong EEZ của Philippines, tức là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines, nên Manila không thể cho phép Bắc Kinh khai thác chung. Theo chuyên gia Hoàng Việt, liên quan khai thác chung, khoản 2 điều 12 của hiến pháp năm 1987 Philippines quy định: “Tất cả đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, mỏ than, dầu mỏ, khí đốt và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu của nhà nước. Việc thăm dò, phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này phải được dưới sự kiểm soát hoàn toàn và sự giám sát đầy đủ của nhà nước.

       Báo The Philippine Star dẫn lời các thượng nghị sĩ Philippines khẳng định Tổng thống Duterte không có thẩm quyền cho phép người nước ngoài khai thác tài nguyên trong EEZ của Philippines. Đồng tình, cựu bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh nếu để TQ đánh bắt trong EEZ Philippines, điều đó sẽ vi hiến. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Panfilo Lacson đã lên tiếng chỉ trích.

Ngày 29/07/2019, Trung Quốc điều tầu nghiên cứu mới Da Yang Hao vào khu vực Biển Đông.


Tàu Da Yang Hao được triển khai ra Biển Đông, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự hiện diện trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời nâng cao năng lực chiến lược của Bắc Kinh. Tàu Da Yang Hao có chiều dài 98,5 m và rộng 17 m, lượng giãn nước toàn tải là 4.600 tấn. Con tàu này được trang bị các thiết bị hiện đại như thiết bị nghiên cứu dưới nước, máy sonar và hệ thống cảm biến điều khiển từ xa.

         Ngày 26/3/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

        8.-  Trữ lượng Dầu Khí Việt nam:

         Ngày 04/12/2013, PVN thông báo với trữ lượng dầu thô ước tính đạt 4,4 tỷ thùng, Việt Nam là nước đứng thứ nhì ở khu vực Đông Á về trữ lượng dầu, chỉ thua Trung Quốc. Hãng dầu lửa BP cho hay, năm ngoái, sản lượng dầu thô của Việt Nam đạt 348.000 thùng/ngày, tăng 10% so với năm 2011 và là mức cao nhất kể từ năm 2006. Cũng theo số liệu từ BP được Bloomberg dẫn lại. Theo số liệu được công bố trong công trình “Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam” thì trữ lượng và tiềm năng dầu khí bể Sông Hồng có thể đạt 1,1 tỷ m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên thu hồi bể Phú Khánh có khoảng 400 triệu m3 quy dầu; trữ lượng tiềm năng có thể thu hồi bể Cửu Long có khoảng 2,6 – 3,0 tỷ m3 quy dầu; tài nguyên có thể thu hồi bể Nam Côn Sơn có khoảng 900 triệu m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên dầu khí bể Mã Lai – Thổ Chu có khoảng 350 triệu tấn quy dầu; tiềm năng tài nguyên bể Tư Chính – Vũng Mây có khoảng 800 – 900 triệu tấn quy dầu. Tuy nhiên, công ty CONOCO năm 2000 đánh giá chỉ 3 cấu tạo triển vọng nhất của các lô 133, 134 thuộc phạm vi bể Tư Chính – Vũng Mây đã cho con số tiềm năng từ 600 đến 1.600 triệu tấn nếu là dầu hoặc từ 10 TCF (286 tỷ m3) đến 30 TCF (857 tỷ m3) nếu là  khí. Cho đến nay đã xác định được trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam hiện diện 8 bể trầm tích Đệ tam là bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long,  Nam Côn Sơn, Tư Chính- Vũng Mây, Trường Sa và  Mã lai -Thổ Chu.

         Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50 – 200m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1000m đến trên 5000m.Tính đến cuối năm 2013, trong nước có 9 lô hợp đồng có hoạt động phát triển mỏ và 13 hợp đồng có hoạt động khai thác dầu khí (từ 14 mỏ/cụm mỏ dầu và 6 mỏ/cụm mỏ khí). Toàn Ngành đã khai thác được 268,31 triệu tấn dầu thô; trong đó, sản lượng khai thác từ Vietsopetro đạt 189,9 triệu tấn, sản lượng khai thác từ PVEP đạt 78,3 triệu tấn. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác dầu thô là 15,25 triệu tấn, khí là 9,75 tỷ m3; năm 2014 sản lượng khai thác dầu thô đạt 17,39 triệu tấn, khí đạt 10,21 tỷ m3.

          Đặc biệt trong năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3 đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ. Quá trình tìm kiếm thăm dò trong giai đoạn 2011 – 2015 đã đưa được 36 mỏ và công trình dầu khí mới vào khai thác. Trong đó, năm 2011 có 3 mỏ trong nước: Đại Hùng pha 2, Tê Giác Trắng, Chim Sáo và 2 mỏ nước ngoài: Visovoi, Dana. Năm 2012 có 7 mỏ/công trình được đưa vào khai thác bao gồm 4 mỏ/công trình trong nước: giàn H4 mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Gấu Trắng, Sư Tử Trắng, Lan Đỏ và 3 mỏ ở nước ngoài: mỏ Tây Khosedayu, mỏ Junin 2, mỏ Nagumanov.

        Năm 2013 và 2014 số lượng mỏ đưa vào khai thác tăng mạnh và đạt 9 mỏ mỗi năm. Năm 2015 chỉ có 4 mỏ mới được đưa vào khai thác, đó là mỏ khí Thái Bình, mỏ Bir Seba Lô 433a-416b, giàn H5 Tê Giác Trắng và giàn Thỏ Trắng 2. Bên cạnh quá trình tìm kiếm thăm dò này còn triển khai công tác phát triển mỏ đối với các mỏ Sư Tử Trắng, giai đoạn 2 phát triển mỏ Đại Hùng, mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh – Lô 05-2 và 05-3, mỏ Tê Giác Trắng – Lô 16-1, mỏ Hải Sư Trắng và Hải Sư Đen – Lô 15-2/01, mỏ Chim Sáo, Dừa – Lô 12W. Tuy nhiên các mỏ dầu này đều có trữ lượng nhỏ (mỏ dầu lớn nhất trong số các mỏ mới phát hiện là mỏ Sư Tử Đen với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, chỉ bằng 1/3 mỏ Bạch Hổ).
      
Theo kết quả đánh giả trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam thì tổng trữ lượng dầu tiềm năng của nước ta khoảng 7,5 tỉ m3 quy dầu. Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C – Thái Bình) và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa phía Nam). Từ đó, Việt Nam bắt đầu có tên trong danh sách các nước khai thác, xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2015 toàn Ngành Dầu khí đã khai thác được 352,68 triệu tấn dầu và 114,03 tỷ m3 khí cộng dồn. Năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3.Với năng suất khai thác dầu khí như hiện nay thì dự đoán sau thời gian 380 năm nữa dầu sẽ hết. Và để có dầu khí khai thác phát triển kinh tế chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm các mỏ dầu khác hoặc phải mua dầu của thế giới. (nguồn PVN)

        9.- Thiết bị quân sự của Trung Quốc bị hư hỏng tại các đảo nhân tạo Biển Đông:

        Ngày 06/07/2019, Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang khẩn trương tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tàu chiến, tàu sân bay của Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức vì khí hậu ở Biển Đông.“Các khẩu pháo không thể sử dụng được nữa chỉ sau 3 tháng vì bị ăn mòn, rỉ sét”, một nhà nghiên cứu tham gia vào dự án nói, theo SCMP. Lớp phủ graphene được Trung Quốc nghiên cứu cho cả mục đích quân sự và dân sự. Các thách thức được nêu ra bao gồm nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, sương mù, nông độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Việc các khí tài quân sự và vật liệu xuống cấp nhanh chóng là điều khiến quân đội Trung Quốc bất ngờ. “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang bị kim loại bị hỏng sau khoảng 1 năm do ăn mòn,” ông Hu viết. “Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động mà còn  làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành, bảo trì”. Rỉ sét khí tài là vấn đề lớn đối với quân đội các nước trên thế giới. Mỹ đã chi tới 21 tỷ USD/năm để đối phó với tình trạng rỉ sét trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tên lửa và vũ khí hạt nhân, theo báo cáo của Lầu Năm Góc. Số liệu của quân đội Trung Quốc không được công bố, nhưng Viện khoa học Trung Quốc (CAS) năm 2017 nói hiện tượng ăn mòn đã tiêu tốn của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP.Trung Quốc những năm qua đã không ngừng xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Lớp phủ do Trung Quốc nghiên cứu được cho là rẻ hơn giá trị trường, khoảng 8 USD/kg. “Điều kiện khí hậu ở Biển Đông đặt ra nhiều thách thức”, một nhà nghiên cứu nói. “Dây chuyền sản xuất của chúng tôi đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu”. Zhang Lei, một chuyên gia về ăn mòn và bảo vệ tại Đại học Khoa học Công nghệ ở Bắc Kinh, nói phủ lớp graphene thôi là chưa đủ, vì những vết nứt, xước trên bề mặt vật liệu vẫn gây ra tình trạng ăn mòn. (Nguồn Tân Hoa xã).

         Nhận xét:

Để xác định kế hoạch dự kiến chiến lược của Trung Quốc có thể biến Campuchia thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Đông Nam Á và gây sức ép với Việt Nam trong tương lai gần cần có nhiều thông tin chính xác hơn nữa. Tập quán lâu đời của các triều đại Phương Bắc với hy vọng thành lập một Nhà nước thuộc Trung Quốc tại bán đảo Đông Dương vốn là truyền thống lâu đời “ Trên đánh xuống, Dưới đánh lên” nhằm khuất phục Việt Nam là một sự thật lịch sử. Sự thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại Campuchia có trữ lượng chưa xác định có thể chỉ là hình thức để khống chế Việt Nam từ trên biển tại Vịnh Thái Lan. Nguy cơ chủ yếu vẫn từ các căn cứ quân sự dưới vỏ bọc khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, sân bay, cảng biển phía Nam và Tây Nam Campuchia. Tuy nhiên, xét về quá khứ hiện đại đau thương của Dân tộc Khmer từ 1975 – 1979 dưới thời Khmer Đỏ cùng cuộc bình định xây dựng lại Campuchia của Chính Phủ Hun Sen phối hợp với quân đội Nhân dân Việt Nam từ 1979 – 1989 cho thấy khó có thể lại sẩy ra một cuộc xung đột có nguy cơ dẫn đến chiến tranh cục bộ hay chiến tranh toàn diện dưới thời Thủ tướng Hun Sen trong khoảng 10 năm tới.

------------------
Hà nội, ngày 23 tháng 06  năm 2020









No comments:

Post a Comment

View My Stats