Ban
Biên tập báo WP - Washington Post
Bùi Như Mai dịch
10/06/2020
Rõ ràng để tăng vận may
chính trị đang xuống dốc, Tổng thống Trump đã đề nghị tổ chức một cuộc họp thượng
đỉnh của Nhóm Bảy quốc gia (G7) ở Washington trong tháng này, với Vladimir
Putin là một trong số những vị khách đặc biệt. Ngày 30 tháng 5 Thủ tướng Đức
Angela Merkel đã từ chối, với lý do đại dịch covid-19 cũng như thiếu sự chuẩn bị
cho một cuộc họp thượng đỉnh.
Một tuần sau, ông Trump trả đũa bà Merkel: Quyết định rút gần một phần
ba quân đội Mỹ đóng tại Đức. Quyết định này không có sự tham khảo ý kiến với
Đức, các đồng minh NATO hoặc các sĩ quan quân đội cao cấp của Mỹ ở châu Âu, tất
cả đã sửng sốt khi tin này được loan ra hôm thứ Sáu.
Việc rút quân mà ông
Trump đưa ra đã không có sự góp ý và cân nhắc của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc,
có thể làm suy yếu đáng kể khả năng của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn sự bành trướng
của Nga ở châu Âu hoặc ứng phó với các cuộc khủng hoảng của các nước trong khối.
Và ngay sau khi nói chuyện với bà Merkel, ông Trump đã gọi điện thoại cho ông
Putin, là người sẽ rất phấn khởi vì sự đơn phương rút quân của Trump và làm
tăng mối rạn nứt với một đồng minh chủ chốt.
Trump dường như tin rằng
ông đang trừng phạt bà Merkel bằng cách rút các lực lượng Hoa kỳ trên danh
nghĩa lực lượng này bảo vệ nước Đức. Đại sứ Richard Grenell, là đại sứ nịnh bợ
mà Trump cử làm đại sứ ở Đức, đã tuyên bố công khai rằng, Đức không xứng đáng với
các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ khi thất bại trong việc chi tiêu ngân sách quốc
phòng mà NATO đã đề ra. Điều mà ông Đại sứ và Tổng thống không hiểu là 34.500
nhân viên Hoa Kỳ ở Đức – giảm từ mức 235.000 trong thời Chiến tranh Lạnh – chủ
yếu là tăng cường cho các hoạt động quốc phòng của Hoa Kỳ ở Đức. Căn cứ không
quân Ramstein rất quan trọng cho các hoạt động quân sự ở Trung Đông và châu
Phi, Trung tâm Y tế Landstuhl Regional Medical Center rất quan trọng vì là nơi
chữa trị cho các quân nhân Mỹ bị thương từ chiến trường Iraq và Afghanistan.
Trump vẫn không hiểu được
những điều cơ bản này khi các cố vấn an ninh quốc gia và các chỉ huy quân sự
cao cấp của ông đã giải thích liên tục trong suốt ba năm qua. Thay vào đó,
Trump quan niệm quân đội Hoa Kỳ là lực lượng lính đánh thuê và sẽ có mặt khi
các nước chủ nhà đưa ra mức đền bù tương xứng, ông ta còn đe dọa sẽ rút quân ra
khỏi Nam Hàn – điều này sẽ làm vui lòng một nhà độc tài khác, Kim Jong Un của Bắc
Hàn.
Trump cũng đang dự tính
thúc đẩy việc rút các lực lượng Hoa Kỳ còn lại ở Afghanistan trước cuộc bầu cử
vào tháng 11, thay vì vào năm tới. Điều này có thể sẽ rút ngắn các cuộc đàm
phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban, và để cho Taliban khôi phục chế độ
độc tài ở Afghanistan.
Giống như trong quá khứ,
hiện đang có một cuộc tranh luận sôi động giữa Lầu Năm Góc và các nghị sĩ Cộng
hòa thân cận với Trump để đảo ngược hoặc dẹp bỏ quyết định của Tổng thống – mà
đến cuối ngày thứ Hai vẫn chưa được công bố chính thức. Vì vậy, chúng ta biết tại
sao các cựu tướng lãnh cao cấp như Jim Mattis và Colin Powell đã đi đầu trong
việc công khai không ủng hộ Trump. Họ nói, Trump là một kẻ chuyên nói dối, chia
rẽ đất nước và càng ngày càng là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
----------------------------
.
Thanh
Hà -
RFI
Đăng ngày: 08/06/2020 -
14:38S
Mỹ dường như tính tới việc giảm 30% quân số đang đồn
trú tại Đức: Phải chăng Washington lập lại đòn hù dọa hay đã đến lúc tổng thống
Trump thi hành kế hoạch giảm nhẹ gánh nặng quân sự cho Hoa Kỳ ? Nếu tin loan tải
trên báo The Wall Street Journal hôm 06/06/2020 được kiểm chứng, quan hệ chiến
lược giữa Washington và Berlin cũng như giữa Mỹ với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO) sẽ sang một khúc quanh mới.
Ảnh minh họa: Thủ
tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Mỹ Donald Trump cùng với tổng thống Pháp
Emmanuel Macron tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Watford (Anh Quốc) ngày
04/12/2019. POOL/AFP/Archivos
Trước mắt, cả Nhà Trắng lẫn
Lầu Năm Góc cùng từ chối bình luận, xác nhận hay bác bỏ tin tổng thống Donald
Trump ra lệnh cho bộ Quốc Phòng giảm quân số đang đóng tại Đức đang từ 34.500
xuống còn 25.000. Tại Berlin chính giới đang rúng động trước một kịch bản tai hại
nếu tin trên là đúng.
Đức tỏ ra bất bình vì tuy
là đồng minh cột trụ, thân thiết nhất của Hoa Kỳ trong NATO, chính quyền Berlin
đã không được thông báo trước về quyết định của Nhà Trắng. Nhưng quan trọng hơn
cả, là nếu tin trên của tờ The Wall Street Journal được kiểm chứng, thì “quyết
định này gây nhiều tổn thất trong quan hệ song phương” và “có nguy cơ đe dọa đến
an ninh của nước Đức” vốn từ trước đến nay được đặt dưới “ô dù” bảo vệ của NATO
mà thành viên quan trọng nhất là nước Mỹ.
Rút gần 10.000 quân ra khỏi
21 căn cứ quân sự của Mỹ trên toàn lãnh thổ Đức sẽ là hành động cụ thể nhất kể
từ khi tổng thống Trump đòi NATO phải chia sẻ gánh nặng quân sự và chỉ
trích Liên Minh này là một cơ cấu “đã lỗi thời”. Hơn thế nữa đây là tín hiệu mạnh
cho thấy Hoa Kỳ thoái lui trong chiến lược phòng thủ châu Âu.
Về động cơ thúc đẩy Nhà
Trắng ra quyết định này, giới phân tích nêu ra ít nhất ba lý do : một
là chính quyền Trump muốn trả đũa thủ tướng Angela Merkel khước từ lời mời
của nguyên thủ Mỹ bay sang Washington đến dự thượng đỉnh G7 vào tháng 6/2020.
Tiếng nói của bà Merkel phá hỏng kế hoạch của Nhà Trắng muốn phô trương sự đoàn
kết của phương Tây trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Lý do thứ hai có thể là Mỹ
muốn trừng phạt Đức vẫn không tăng ngân sách quốc phòng, phó mặc an ninh quốc
gia cho Hoa Kỳ nhưng lại dùng ngân sách để mua dầu khí của Nga như tổng thống
Trump thường tuyên bố. Lý do thứ ba có thể đơn giản là 5 tháng trước bầu cử tổng
thống Hoa Kỳ, Donald Trump muốn chứng minh với cử tri rằng, không có lý do gì
nước Mỹ huy động ngân sách để bảo vệ châu Âu và lập lại lá bài đòi châu Âu phải
chi ra nhiều hơn để tự vệ.
Tuy nhiên như giới quân sự
ở hai bên bờ Đại Tây Dương cùng nhận định : Việc Hoa Kỳ giảm hiện diện quân sự
tại châu Âu – dù hiện nay mới chỉ là lời nói, cũng đủ làm suy yếu liên minh
quân sự của phương Tây, mà trước hết là đối với an ninh của bản thân nước Mỹ.
Như một cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, Ben Hodges ghi nhận : “Sự hiện diện
của quân đội Mỹ tại châu Âu không chỉ nhằm bảo vệ Lục Địa già hay bảo vệ nước Đức
nơi có gần 35.000 lính Mỹ đồn trú, mà còn nhằm bảo vệ tất cả các thành viên
NATO, kể cả Hoa Kỳ”.
Trong số những cơ sở của
quân đội của Mỹ tại Đức, có căn cứ tại Stuttgart, tổng hành dinh phối hợp
các chiến dịch tại châu Âu và châu Phi. Căn cứ không quân ở Ramstein- miền tây
nước Đức, chiếm một vị trí then chốt trong việc vận chuyển nhân sự và trang thiết
bị trong các cuộc chiến tại Irak và Afghansitan. Đó là chưa kể bệnh viện quân y
tại Landsthul, gần Ramstein, là trung tâm lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ ở hải
ngoại.
Trong bối cảnh đó, cựu chỉ
huy Ben Hodges kết luận, giảm quân số tại Đức sẽ là “một sai lầm vô cùng to lớn”.
Còn đối với châu Âu, như
lời một lãnh đạo đảng bảo thủ CDU trong liên minh cầm quyền tại Đức, ông Johann
Wadephul, việc Mỹ giảm sự hiện diện quân sự tại Đức trước hết nhắc nhở châu Âu
là đã đến lức cần tự trông vào sức mình về khả năng phòng thủ. Nhưng quan trọng
không kém là khi NATO suy yếu do thiếu vắng Hoa Kỳ, đây sẽ là một “món quà” quý
giá mà Doanld Trump dành tặng cho cả Trung Quốc và Nga. Bởi như một chính khách
Đức thuộc cánh tả trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Merkel, ông Rolf
Muetzenich, ghi nhận, Mỹ giảm quân số có khả năng khiến châu Âu “xét lại chính
sách phòng thủ và an ninh một cách lâu dài”.
Có điều sau gần hết một
nhiệm kỳ 4 năm Donald Trump ở Nhà Trắng, quốc tế quen với việc nguyên thủ Mỹ
thường xuyên thay đổi ý kiến, và ông thường có những tuyên bố “đao to búa lớn”
để huy động cử tri.
Những khẩu hiệu như thể
Donald Trump lúc nào cũng trong giai đoạn vận động tranh cử đó, sẽ được thực hiện
đến đâu ? Đây lại là một chuyện khác. Điều này từng được kiểm chứng qua nhiều hồ
sơ từ cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đến đàm phán hạt nhân với Bắc Triều
Tiên hay khúc dạo đầu trong đối thoại với quân Taliban về tiến trình vãn hồi
hòa bình cho Afghanistan.
------------------------------------------
BBC Tiếng Việt
08/06/2020
Cùng thời gian các báo Mỹ và Đức đăng tin Tổng thống
Donald Trump đã chuẩn y kế hoạch rút 9,5 nghìn quân Mỹ khỏi Đức, thủ tướng Ba
Lan nói nước ông "hy vọng nhận một số quân Mỹ rút từ Đức".
Theo hãng thông tấn Ba
Lan (PAP) hôm 06/06, Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói rằng "Ba Lan đang
nói chuyện với Hoa Kỳ" về việc tăng thêm quân Mỹ "để bảo vệ tuyến
phía Đông của Nato".
Thủ tướng Đức, bà
Angela Merkel, và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trong một lễ tưởng niệm
tại Trại tập trung Auschwitz II-Birkenau của Phát xít Đức ở Ba Lan hồi cuối
2019. GETTY IMAGES
Hai tờ báo Wall Street
Journal (Mỹ) và Der Spiegel (Đức) cùng đưa tin về kế hoạch rút đi một số lượng
đáng kể quân Mỹ hiện đồn trú ở Đức vào mùa thu này.
Tuy nhiên, con số hai tờ
báo đưa ra, trích dẫn các nguồn họ nói là từ giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, lại
khác nhau.
Tờ báo Mỹ nói hôm 05/06 rằng
chừng 9,5 nghìn quân Mỹ sẽ rút đi, nhưng báo Đức nói, con số có thể lên tới 15
nghìn.
Nhưng quan trọng hơn là
con số quân Mỹ ở Đức sẽ bị chính quyền Trump hạn chế ở mức 25 nghìn, theo Wall
Street Journal.
Các phản ứng khác
nhau
Bộ trưởng Ngoại giao Đức
Heiko Maas chỉ nói việc rút bớt quân Mỹ là "đáng tiếc" và thừa nhận
rằng quan hệ Hoa Kỳ - CHLB Đức là "phức tạp".
Ông Maas nhắc lại sự
hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, một trong các nước Đồng minh đánh thắng chế
độ Hitler, đã có ở Đức từ sau Thế Chiến 2, là "tốt cho cả Hoa Kỳ và Đức".
Nhưng một số quan chức của
đảng cầm quyền CDU đã phê phán quyết định này, cho rằng phía Mỹ "không hề
tham vấn gì nước Đức".
Ông Johann Wadephul, phát
ngôn viên về đối ngoại của khối dân biểu hai đảng CDU/CSU trong liên minh cầm
quyền cho rằng chính quyền Trump "coi thường vai trò lãnh đạo" của họ
trong Nato.
Cùng lúc, lãnh đạo đảng
cánh Tả trong Quốc hội Đức, Dietmar Bartsch thì hoan nghênh quyết định của Tổng
thống Trump, nhưng nói là Hoa Kỳ "cần rút hết quân và rút cả vũ khí nguyên
tử khỏi Đức".
Đảng cánh Tả (Die Links)
gồm nhiều thành viên là cựu cộng sản ở Đông Đức.
Các báo Đức nhắc rằng tin
về chuyện Hoa Kỳ sẽ rút 9,5 nghìn quân hoặc nhiều hơn từ Đức lại là một
"cú choáng" nữa không chỉ cho Đức mà cho cả thế giới.
Tin quân Mỹ rút khỏi Bắc
Syria, và vụ bắn chết tướng Iran Qassem Soleimani, đều xảy ra hoàn toàn không
có tham vấn hay thông báo gì trước cho các đồng minh Nato ở châu Âu.
Sau vụ giết tướng
Soleimani, Nato phải vội vàng tạm ngưng hoạt động của nhóm huấn luyện tại
Iraq vì vấn đề an ninh.
Tổng thống Donald
Trump cho rằng Nato đừng nên quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ. GETTY IMAGES
Hiện Hoa Kỳ có 34.674 quân Mỹ và nhân viên hỗ trợ tại Đức.
Trong số này có trên 27
nghìn bộ binh và gần 13 nghìn quân lực của Không quân.
Căng thẳng Mỹ và Nato đã
gia tăng dưới thời của Tổng thống Trump sau khi ông nói Nato đừng nên quá phụ
thuộc vào Hoa Kỳ.
Tuy vậy, ông Trump có vẻ
ưu ái một số đồng minh khác trong Nato ở Đông Âu.
Đúng một năm trước, khi
đón Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tới thăm Washington, ông Trump nói Hoa Kỳ sẽ
điều thêm 1000 quân luân chuyển sang Ba Lan.
Số 1000 quân này được điều
động từ lực lượng 52 nghìn quân Mỹ đóng ở Đức vào lúc đó.
Hoa Kỳ khi đó cho hay họ
sẽ điều sang Ba Lan cả các đơn vị dùng vũ khí hạng nặng và drone.
Quan hệ Đức - Mỹ
chia đôi đường?
Tại châu Âu, lính Mỹ đóng
ở Đức là nhiều nhất, rồi tới Italy, Anh và Tây Ban Nha, nhưng quan hệ với Đức
gần đây ngày càng căng thẳng.
Có ý kiến cho rằng quan
hệ không thân thiện giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã
làm giao hảo hai bên kém đi.
Nhưng có những nhà quan
sát khác chỉ ra những nguyên nhân sâu xa hơn, như các quyết định của Đức ngày
càng khác với quan điểm của Hoa Kỳ.
Theo trang Dziennik.pl ở
Ba Lan, hai bên có mâu thuẫn về chi phí quốc phòng. Hoa Kỳ muốn Đức tăng chia sẻ
chi phí quốc phòng lên 1,5% GDP, theo tiêu chuẩn Nato, nhưng Đức sẽ chỉ chi
1,25% (2023).
Đức vẫn tiếp tục với đường
ống dẫn khí Nord Stream từ Nga, bất chấp phản đối của Hoa Kỳ và một số nước
Đông Âu.
Ngoài ra, Đức vừa tái khởi
động chương trình do thám điện tử Maximator, từng ra đời trong thập niên
1970 cùng Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan, và tới 1985 thì có thêm Pháp gia
nhập.
Mang tên một loại bia ở
Munich, Maximator bị Hoa Kỳ coi là cạnh tranh với chương trình FiveEye của Hoa
Kỳ, Anh, Canada, New Zealand và Úc.
Hoa Kỳ coi FiveEye là
công cụ hữu hiệu để chống lại sự thống trị về công nghệ do thám của Trung Quốc.
Về mua bán vũ khí, cuối
tháng 3/2020, Đức đặt mua 45 máy bay F/A18 Hornet nhưng mua cả 45 chiến đấu cơ
Eurofighter của châu Âu.
Hà Lan, Bỉ và Ý lại chỉ
đặt mua F-35 của Hoa Kỳ để hiện đại hóa không quân.
F-35 cũng là loại máy bay
của Mỹ mà Ba Lan đặt mua.
Phía Hoa Kỳ cho rằng để
được hưởng bảo vệ của ô hạt nhân từ họ, các đồng minh phải mua phi cơ của Mỹ để
có tính đồng bộ khi hiện đại hóa không quân.
No comments:
Post a Comment