Jun 7, 2020
VŨ ĐÌNH TRỌNG tổng hợp
Ngày càng có quá nhiều
FAKE NEWS tràn vào đời sống, như những cơn gió độc, nhất là từ khi cuộc tranh
đua làm ứng cử viên Tổng Thống của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Sau cái chết
của George Flord, hàng trăm cuộc biểu tình đòi công lý cho người da đen đã kéo
theo nhiều cuộc bạo loạn, cướp phá, gây tổn thất không ít cho nước Mỹ. FAKE
NEWS lại xuất hiện như “châm thêm dầu” thổi bùng lên những ngọn lửa xung đột đã
âm ỉ từ lâu. Có thể, tất cả chúng ta sẽ bị một âm mưu nào đó thao túng, nếu
không bình tĩnh nhân diện, đâu là FAKE NEWS!
Một vài FAKE NEWS gây đầy
“thương tích” trên mạng trong tuần qua:
1. FAKE NEWS Cựu Phó tổng Thống Joe Biden quỳ trong tang lễ ông George
Floyd:
Hình: Ứng cử viên tổng
thống của đảng Dân chủ và cựu Phó Tổng thống Joe Biden chụp ảnh với Mục sư của
Nhà thờ Bethel AME, Mục sư Tiến sĩ Silvester S. Beaman và những người tham dự
trong chuyến thăm Nhà thờ Bethel AME ở Wilmington, Delwar, ngày 1 tháng 6 năm
2020. (Ảnh chụp màn hình video của đài CBS Philly) (2)
Đây là một trong những tấm
hình gây phẫn nộ nhiều nhất trong tuần qua, nhằm hạ thấp uy tín của Cựu Tổng Thống
Joe Biden, ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ, trong cuộc bầu cử năm nay.
Hình này được chụp trong chuyến thăm Nhà thờ Bethel
AME ở Wilmington, Delwar, ngày 1 tháng 6 năm 2020. Theo đài ABC News, tại đây
ông Biden đã có một bài phát biểu “đầy cảm xúc lên án Tổng thống Donald Trump,
và giải quyết những gì ông mô tả là một cuộc gọi thức tỉnh một đất nước được
nâng đỡ bởi biến động chủng tộc.” (1)
2. FAKE NEWS Cựu Tổng Thống Barrack Obama khóc trong tang lễ ông George
Floyd
Như tấm hình của ông Joe
Biden, hành động “khóc trong đám tang” của Cựu Tổng Thống Barack Obama gây
không ít điều tiếng khi bị đánh giá là “trơ trẽn, giả dối”!
Hình này được trích từ video Tháng Năm, 2016, lúc
ông Obama còn là Tổng Thống, đang nói về bạo lực súng đạn. Ông đã rơi nước mắt
khi nhắc đến vụ nổ súng trại trường Tiểu Học Sandy Hook, xảy ra vào ngày 14
tháng 12 năm 2012, tại Newtown, Connecticut, làm chết 26 người, trong đó có 20
trẻ em từ sáu đến bảy tuổi và sáu nhân viên trưởng thành. (3)
3. FAKE NEWS Con gái ông Obama họp chung với nhóm Antifa
Với tấm hình đen trắng của
một camera cố định, chất lượng hình ảnh không được tốt lắm, nhưng cũng đủ để
người tung fake news khẳng định người trong ô tròn đỏ chính là cô Malia Ann
Obama, con gái Cựu Tổng Thống Barack Obama. Malia Ann bị cho là vừa họp xong với
nhóm Antifa, tấm hình nhận không ít lời “chửi rửa” thậm tệ, không chỉ dành cho
cô, mà dành luôn cho ông bố Obama luôn.
Thực ra, đây là đoạn video của Sở Cảnh Sát San
Francisco, đang tìm kiếm hung thủ trong một vụ án giết người vào năm 2017. Chẳng
liên quan gì đến cô Malia Ann Obama, hay bất cứ ai trong gia đình ông Obama.
(4)
4. FAKE NEWS Những người da đen biểu tình phá nát nghĩa trang quân đội
Chỉ cần ghi như thế là cộng
đồng người da đen và người đi biểu tình bị lên án bằng tất cả sự phẫn nộ: “Bọn
khốn nạn, đến người chết cũng không tha!”, hay “Tại sao lại phá mộ những người
lính đã hy sinh cho đất nước. Tụi mày có tim không?” v.v…
Cho dù thời gian gần đây
đã có nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động, cướp của, thậm chí bắn chết cảnh
sát, nhưng tấm hình trên không liên quan gì đến các vụ biểu tình, vì tấm
hình này được chụp vào năm 2016, thủ phạm là Anthony Burrus, một cư dân thành
phố Henderson (Kentucky) 27 tuổi. Anh ta đã lái xe chạy ngang qua Central Park,
nơi chôn cất hơn 5,000 người lính trong các cuộc nội chiến, khiến khoảng 160
cây thánh giá bị xô ngã hoặc gãy nát.
5. Hãy cẩn thận với FAKE NEWS
Sự khác biệt về đảng
phái, chủng tộc, tôn giáo,v.v… luôn dẫn đến xung đột, tuy nhiên hãy cẩn thận với
Fake News. Nó sẽ khiến chúng ta, đôi khi vì nó mà có những hành động quá khích,
gây hại cho chính bản thân mình, gậy hại cho cộng đồng.
Vậy làm thế nào để tránh Fake News?
Theo trang University Of West Florida (uwf.edu) chúng ta cần kiểm tra vài điều
sau:
a. Đánh giá khách quan:
Để không bị tình cảm chi
phối, hãy tìm hiểu thật kỹ các vấn đề sau:
– Kiểm tra các nguồn.
– Kiểm tra ngày tháng.
– Phán xét như quan tòa,
không thiên vị.
b. Hãy Google:
Chỉ cần mất 5 giây để tìm
kiếm trên Google (nên tìm từ khóa bằng tiếng Anh). Nếu có trang tin tức uy tín
đăng tin tương tự, thì nguồn tin đó có khả năng đúng cao. Càng nhiều trang tin
uy tín đàng, tin càng chính xác.
Một số trang tin tức uy
tín: AFP, Reuter, CNN,…
Một số trang tin uy tín
nhưng thiên về Đảng Dân Chủ, một số thiên về Đảng Cộng Hòa, nên phải cẩn thận
khi phối kiểm.
c. Coi chừng bị “việt vị”!
– Khi những chữ cuối cùng
của trang mạng không phải là .com, mà là .co thì hãy coi chừng.
– Để ý tin tức có chữ rất
nhỏ đằng sau như “satire”, có nghĩa tin này chỉ là tin châm biếm thôi.
d. Điều cuối cùng nên làm là hãy nghiên cứu trang https://leadstories.com
Đây là một trang chuyên
điều tra tin FAKE NEWS.
Nguồn:
No comments:
Post a Comment