BTV
Tiếng Dân
04/06/2020
Tin Biển Đông
Hôm 3/6, Trung Quốc đáp
trả lại việc Mỹ gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc bằng cách nói rằng “Mỹ không
phải là một bên tham gia tranh chấp và luôn gây ra các rắc rối trên Biển Đông bằng
các hành động khiêu khích quân sự”, theo Tân Hoa Xã.
Nguồn tin dẫn lời người
phát ngôn Bộ ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên, nói rằng, “chủ quyền và quyền lợi
hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông được thiết lập trong suốt chiều dài lịch sử
và được các chính phủ Trung Quốc nối tiếp duy trì”.
Tại buổi họp báo, ông
Kiên khẳng định lập trường của Trung Quốc là phù hợp với luật pháp quốc tế, bao
gồm Hiến chương Liên Hiệp quốc và UNCLOS, và nói điều này sẽ không bị thay đổi
bởi những cáo buộc phi lý từ bất kỳ quốc gia nào.
Bình luận về động cơ của
Mỹ trong việc gửi công hàm lên LHQ phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển
Đông, hôm nay báo Pháp Luật TP.HCM có bài phỏng vấn PGS-TS Vũ Thanh
Ca, cựu Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải
đảo Việt Nam, nhận định, có bốn nguyên nhân:
“Thứ nhất là trong thời gian vừa qua TQ đã leo
thang, không ngừng xâm phạm vào vùng biển và gia tăng các hành động bắt nạt, cưỡng
ép các nước xung quanh Biển Đông.
Thứ hai là có nguy cơ TQ sẽ dùng các yêu sách biển
sai trái của họ để tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Thứ ba là Mỹ muốn nhân cơ hội này củng cố lòng tin với
các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Thứ tư là quan hệ với Mỹ và TQ đã xấu đi tới mức Mỹ
có thể có những phản ứng mạnh về mặt ngoại giao mà không sợ những thiệt hại do
TQ gây ra”.
Mời đọc thêm:
Liên tục đệ trình văn bản lên LHQ về Biển Đông (TN) Mỹ gửi tín hiệu gì qua công hàm Biển Đông? (TT).
– Biển
Đông: Ai có lợi nhất trong việc Philippines hoãn quyết định chấm dứt VFA với
Hoa Kỳ? (BBC). – Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường băng, bắp cải (VNE).
Tin nhân quyền
VOA có bài: LHQ cảnh báo Việt Nam về việc trấn áp mạng xã hội trong dịch
Covid-19. Trong thông cáo của lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên
Hiệp quốc, bà Michelle Bachelet nói rằng, Việt Nam và Trung Quốc “đã gia
tăng việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính
phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là
loan truyền ‘thông tin sai lệch’ trên mạng xã hội“.
Thông cáo có đoạn: “Kể
từ khi bắt đầu đại dịch, nhà chức trách ở Việt Nam loan báo có hơn 600 người
dùng Facebook đã bị triệu tập, thẩm vấn liên quan đến việc chia sẻ thông tin về
dịch bệnh trên mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và
nhiều bài viết đã bị xóa”.
Đã có một số người bị bắt
và khởi tố liên quan tới việc đưa tin về Covid-19, trong đó có anh Mã Phùng Ngọc
Phú, 28 tuổi, bị công an TP Cần Thơ bắt giữ và khởi tố hồi tháng 5, lãnh án 9 tháng tù, tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Hay như bà Đinh Thị Thu Thủy, 38 tuổi, đã bị công an tỉnh Hậu
Giang bắt hồi tháng 4, với cáo buộc lợi dụng dịch Covid-19 để “tuyên truyền
chống Nhà nước”.
***
Cũng tin nhân quyền, người
dân Hồng Kông tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn trong bầu không khí bị đàn áp.
Ngày 4/6 hàng năm, người dân Hồng Kông tổ chức các buổi tưởng niệm những nạn
nhân bị thảm sát năm 1989, tại Quảng trường Thiên An Môn, nhưng năm nay, sau 31
năm, giới chức Hong Kong đã ngăn cấm tổ chức buổi tưởng niệm này.
Chính quyền Hồng Kông đưa
ra lý do ngăn cấm tưởng niệm là đại dịch Covid-19. Nhưng các nhà tổ chức nói rằng,
chính quyền sử dụng Covid-19 là cái cớ để ngăn chặn buổi tưởng niệm vì các khu
mua sắm, tàu điện ngầm và công viên công cộng của thành phố đã hoạt động trở lại
trong nhiều tuần qua.
BBC cho biết, nhóm tổ chức buổi cầu nguyện hàng năm là
Liên minh Hong Kong, đề nghị mọi người thắp một ngọn nến vào lúc 20:00 giờ địa
phương “bất kể bạn đang ở đâu”. Trong một tuyên bố hôm 31/5, Liên
minh Hong Kong nói rằng, họ có thể được mô tả là một tổ chức “hoạt
động lật đổ chính quyền” theo Luật an quốc gia của Bắc Kinh, và những người
tham gia vào tổ chức có thể bị ghép vào tội danh tương tự.
Bất chấp lệnh cấm của nhà
cầm quyền, buổi tưởng niệm vẫn được diễn ra trong bối cảnh nhiều người dân Hồng
Kông lo lắng sẽ là lần tưởng niệm cuối cùng, CNN đưa tin hôm nay. AFP có
clip: Người biểu tình Hồng Kông xuống đường, bất chấp lệnh cấm tưởng niệm Thiên
An Môn:
VIDEO :
Jun 4, 2020
Báo South China Morning Post của Hồng Kông, đưa tin, người
dân Hồng Kông vẫn xuống đường tưởng niệm, bất chấp lệnh cấm. Bài báo cho biết,
có hơn 3.000 cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để thực thi lệnh cấm tụ
họp nơi công cộng. Ngoài ra, các xe vòi rồng cũng được điều tới để giải tán người
biểu tình.
Mặc dù được triển khai rầm
rộ, nhưng vụ tưởng niệm diễn ra suông sẻ, không có đụng độ lớn giữa cảnh sát và
người biểu tình, mà cảnh sát xử lý đám đông bằng cách tiếp cận nhẹ nhàng và
linh hoạt. Cảnh sát cho biết, có khoảng bốn người biểu tình bị bắt ở Mong Kok,
khi họ chặn các làn đường có rào chắn.
Hàng ngàn người thắp nến tưởng niệm sự kiện Thiên An
Môn. Nguồn: Bloomberg
Dù Bắc Kinh luôn ngăn cấm
việc nhắc đến sự kiện này, nhưng thế giới không bao giờ quên tội ác của
nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, khi huy động cả xe tăng và quân đội
để tàn sát ít nhất 10.000 người tham gia vào phong trào đấu tranh đòi
tự do, dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào sáng 3/6/1989.
Mời đọc thêm:
Tối 4-6, hàng ngàn dân Hong Kong thắp nến tưởng niệm Thiên
An Môn (TT). – Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm (RFI).
– Hong
Kong tưởng nhớ biến cố Thiên An Môn 1989 ra sao năm nay? (BBC).
– Hong Kong huy động 3.000 cảnh sát quyết giải tán hoạt động
tưởng niệm Thiên An Môn (TT). – Đài Loan kêu gọi Trung Quốc xin lỗi vụ đàn áp Thiên An Môn (VOA).
Mạng xã hội “lề đảng”
VCNET đạt 1,3 triệu tài khoản?
Theo báo Chính phủ, sáng nay, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ
chức Hội nghị sơ kết Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống
ngành Tuyên giáo của Đảng” trên mạng Vcnet và cho biết, trang mạng xã hội này
đã đạt được 1,3 triệu tài khoản sau một năm ra mắt.
Vcnet là mạng xã
hội do Ban Tuyên giáo lập ra để tuyên truyền cho đảng cộng sản, chống
lại công cuộc đòi hỏi thực thi dân chủ tại Việt Nam. Nó được dư luận gắn cho
cái tên theo như cách viết tắt Vcnet là “mạng xã hội Việt Cộng”.
Chúng tôi thử mở một tài
khoản trên trang mạng xã hội này, khi đăng nhập vào đó xem nội dung, cảm giác
như đang đi vào “một ốc đảo được tách biệt với thế giới bên ngoài”.
Những người sử dụng mạng
xã hội này thường đi chia sẻ các bài viết trên báo đảng có các nội dung ca ngợi
đảng, ông Hồ Chí Minh, hay các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Hầu như không có bài
viết từ những người sử dụng, và tất nhiên giữa những người sử dụng thiếu hẳn sự
tương tác với nhau trên mạng xã hội này.
Có thể thấy Vcnet không
có khả năng “định hướng dư luận” như kỳ vọng ban đầu của nó, vì đối tượng sử dụng
hầu hết là cán bộ, viên chức nhà nước, thiếu hẳn sự hiện dện của người dân. Có
thể nói, Vcnet được lập ra là để nhốt tư tưởng của cán bộ, công chức trong chiếc
lồng “ngu trung”.
No comments:
Post a Comment