Thu
Hà
12/06/2020
Đến hẹn lại lên, 5 năm một
lần đảng CSVN tổ chức đại hội đảng các cấp. Từ trung ương đến địa phương đều rầm
rộ, gấp rút công tác chuẩn bị cho đến ngày “sân khấu mở màn”.
Tất cả các đảng bộ cơ
quan đầu não, Bộ, ban ngành, đến đảng bộ 63 tỉnh thành và cấp cơ sở sẽ đồng loạt
kết thúc nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu ra Ban chấp hành đảng bộ, đảng uỷ, chi bộ mới
cho nhiệm kỳ 2020-2025. Từ chi bộ nhỏ nhất, sau khi kết thúc đại hội, sẽ cử đại
biểu đi dự đại hội cấp trên, cứ thế cho đến các đoàn đại biểu về Hà Nội dự đại
hội toàn quốc khoá XIII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Gọi “sân khấu mở màn” là
vì tất cả đã được lên kịch bản, dàn dựng, phân vai, thuộc lời thoại, diễn tới
diễn lui, bỏ công sức tập dượt cho đến ngày … sân khấu sáng đèn. Tất cả đều được
rập khuôn tuân thủ theo văn bản quy định, hướng dẫn, chỉ thị của đảng, lớp
lang, trình tự từ lúc “chào cờ” cho đến khi ra nghị quyết và “bế mạc”, tặng
quà, chiêu đãi và ra về.
Có mấy bác đảng viên lão
thành ví von thế này, “Việt Nam và Trung Cộng giống nhau kỳ lạ. Cày cả năm để
Tết đến là chi tiêu bạt mạng. Cứ đến kỳ đại hội Đảng là thoả sức nhắm mắt xài
tiền“.
Điều họ nói không sai, cứ
tính nhẩm cũng ra. Hiện nay có 67 đảng bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương:
– 63 Đảng bộ tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
– 4 Đảng bộ trực thuộc
Trung ương là Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ khối Doanh nghiệp
Trung ương; Đảng bộ Quân đội; Đảng bộ Công an Trung ương.
Có 64.000 tổ chức đảng cơ
sở trực thuộc quận, huyện, thị trấn, thị xã… Đảng bộ của 63 tỉnh thành, biết
bao nhiêu là đảng bộ của quận huyện, thị trấn. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã phường
đã có đảng uỷ của Đoàn, Hội, ngành văn hoá, y tế, giáo dục… Mỗi đơn vị cứ thế lập
dự trù xin kinh phí tổ chức đại hội lần thứ n…
Quy định số 39-QĐ/VPTW của
Văn phòng Trung ương đảng hướng dẫn chi tiền đại hội, theo Điều 3. Nội dung
chi:
1- Chi bồi dưỡng cho
thành viên tiểu ban, thành viên tổ giúp việc các tiểu ban chuẩn bị, phục vụ đại
hội đối với cấp tỉnh, thành và cấp quận, huyện.
2- Chi xây dựng văn kiện
(bao gồm soạn thảo, thẩm định, biên tập, chỉnh lý, hoàn chỉnh đến khi trình đại
hội; chuẩn bị phương án nhân sự trình đại hội).
3- Chi cho công tác tuyên
truyền phục vụ đại hội.
4- Chi tiền thuê phòng
nghỉ của đại biểu và khách mời trong thời gian đại hội.
5- Chi tiền ăn của đại biểu
và khách mời tham dự đại hội.
6- Chi thuê hội trường;
trang trí khánh tiết.
7- Chi nước uống và giải
khát giữa giờ.
8- Chi văn phòng phẩm, in
ấn dự thảo văn kiện và tài liệu phục vụ đại hội.
9- Chi thuốc chữa bệnh
thông thường cho đại biểu, khách mời.
10- Chi bồi dưỡng trực tiếp
phục vụ, bảo vệ đại hội (lái xe, an ninh, lễ tân, bảo vệ, y tế…).
11- Thuê xe đưa đón đại
biểu, khách mời (trường hợp Ban tổ chức đại hội không bố trí được xe).
12- Chi khác (Chi mua cặp,
sổ, bút, huy hiệu, phù hiệu; chi bồi dưỡng trực tiếp phục vụ đối với đại hội cấp
xã…).
13- Chi hỗ trợ đảng bộ bộ
phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở trong
đơn vị lực lượng vũ trang tại vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc địa
bàn khu vực II, khu vực III theo quy định của Nhà nước.
Từ đây, các tỉnh thành,
Ban, Bộ, Ngành bắt đầu lên dự trù kinh phí đại hội, để cấp trên phê duyệt cho
phép… xài tiền. Ước đoán, tổng số tiền mà ngân sách quốc gia phải chi cho cho đại
hội đảng các cấp trên cả nước là khoảng 25 ngàn tỷ, tức hơn 1 tỷ đô la!
Quay lại đại hội XII hồi
tháng 1/2016, khi các tỉnh thành tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Mặc dù địa
phương đã xuất ngân sách chi cho đại hội, ông Nguyễn Tấn Dũng còn duyệt “Hỗ trợ
kinh phí đại hội Đảng” cho 33 tỉnh thành, với số tiền lên đến 1.416 tỷ.
Quyết định 454, tháng 4/2015 của TT Nguyễn Tấn Dũng
Quyết định 454, tháng 4/2015 của TT Nguyễn Tấn Dũng
Tháng 7/2019, Đại hội đại
biểu dân tộc thiểu số (ĐH DTTS) cấp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên tổ chức
trong nửa ngày đã xài hết 350 triệu đồng. Nội dung chỉ để bầu 25 đại biểu đi dự
ĐH DTTS tỉnh.
Đại hội DTTS Tuần Giáo
Đại hội đảng toàn quốc lần
thứ XIII là dịp để các đại ca đóng vai “Công tử Bạc Liêu”. Một tỉnh nghèo Nam
Trung bộ như Ninh Thuận, dân số chỉ 600.000 người, quanh năm hạn hán, mất mùa.
Tổng thu nhập cả tỉnh, cũng như thu nhập bình quân đầu người năm nào cũng xếp hạng
áp bảng của 63 tỉnh thành. Để tổ chức đại hội đảng bộ 2020-2025 sắp đến, tỉnh
này cũng phê duyệt dự trù kinh phí gần 36 tỷ đồng.
Công văn của HĐND tỉnh Ninh Thuận phê chuẩn kinh phí
ĐH.
Tỉnh miền núi phía bắc
như Lạng Sơn cũng “chơi ngông” không kém. Tỉnh này nghèo gần chót cả nước, nhiều
vùng quê dân tình nghèo xác xơ, bữa ăn chỉ có rau với muối, áo mặc không đủ ấm.
Mới đây, UBND tỉnh lập dự trù đề nghị Bộ Tài chính duyệt kinh phí 86 tỷ 522 triệu
đồng “để tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức đại hội đảng bộ nhiệm kỳ
2020-2025“.
Công văn xin tiền của UBND tỉnh Lạng Sơn
Đã thành “nề nếp” từ mấy
chục năm qua. Trước mỗi kỳ Đại hội, Ban thường vụ cấp uỷ đương nhiệm có trách
nhiệm xây dựng đề án nhân sự cho khoá sau. Xây dựng chi tiết nhân sự chủ chốt,
Ban chấp hành (BCH), Ban thường vụ (BTV) thậm chí chuẩn bị cho bầu cử Hội đồng
nhân dân (HĐND) các cấp. Trước thềm đại hội, quy trình luân chuyển cán bộ được
kích hoạt, và lãnh đạo được quy hoạch cho khoá sau sẽ về “lót ổ”, cài cắm nằm
chờ sẵn ở đó.
Danh sách nhân sự BCH,
BTV, HĐND, kể cả ứng viên đại biểu Quốc hội, được trình lên cấp có thẩm quyền
phê chuẩn trước một bước. Nhân sự thường được quy định có số dư 10-15% cho ra
chuyện… có tranh cử.
Báo cáo chính trị do các
cấp ủy chuẩn bị từ trước Đại hội, sau đó lấy ý kiến góp ý cho có vẻ “dân chủ”.
Họ gọi “Báo cáo chính trị của đại hội” là sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách
nhiệm, sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng… là thế đó.
Đảng viên chưa gạch phiếu
bầu đã biết ai lọt vào cấp uỷ, ai là Bí thư Đảng uỷ. Người dân cầm lá phiếu đi
bầu cử, mà đã nghe xầm xì ông bà nào làm Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND.
***
Còn nhớ, ngày 17/4/2018,
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã “bật mí” trong phát biểu bế mạc Hội
nghị Thành ủy lần thứ 16 khóa X, khi đề cập đến công tác cán bộ, chuẩn bị nhân
sự cho đại hội Đảng toàn quốc khoá XIII và Đại hội Đảng TP khóa XI, rằng:
“Cách đây khoảng một
tuần, Bộ Chính trị đã họp bàn một số nội dung liên quan Nghị quyết trung ương
7, trong đó có yêu cầu về chuẩn bị đại hội Đảng khoá tới. Trong đó có một chủ đề:
Đại hội XIII của Đảng là Đại hội không có chạy chức. Trên tinh thần đó, Đại hội
XI của TP.HCM cũng là Đại hội không có chạy chức“.
Như vậy, vô hình trung
ông Nhân và Bộ Chính trị đã “thừa nhận” rằng, từ đại hội khoá XII về trước, đều
có chạy chức.
Đại dịch Covid-19 vừa
qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào cả nước “chống dịch như chống giặc”. Thế
nhưng ngay tại Quảng Nam quê ông, cũng như Hà Nội là quê Tổng – Chủ Nguyễn Phú
Trọng, Thái Bình quê ông Trần Quốc Vượng, cùng nhiều tỉnh thành khác như Thanh
Hoá, Hải Phòng… các đảng viên chủ chốt ngành y tế và cả lãnh đạo tỉnh đã phê
duyệt nâng khống giá máy xét nghiệm lên từ 3 đến 7 tỷ so với giá gốc để xà xẻo
ngân sách.
Vậy ai dám đưa ra câu trả
lời bảo đảm rằng, con số 1 tỷ đô la chi cho đại hội đảng các cấp, bao nhiêu
kinh phí thật sự dành cho đại hội, bao nhiêu đã rơi vào túi các quan chức lãnh
đạo?
Với 5,2 triệu đảng viên đảng
CSVN (tính đến tháng 11/2019) so với 97,2 triệu dân trên cả nước, cứ 5 năm một
lần, quả là xót xa khi hàng tỷ đô la của người dân bị “cuốn theo chiều gió”.
Trong khi đây đó, người dân chết tại bệnh viện, xe nhà nước làm ngơ, thân nhân
phải bó xác trong chiếu cột sau xe máy chở về nhà.
Dân chết, bó xác trong chiếu, chở về nhà. Ảnh trên mạng
Mới đây, những ngày đầu
tháng 6/2020 cộng đồng mạng và người dân cả nước rơi nước mắt, khi các em nhỏ
người H’Mông (thuộc thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vì đói
thịt, các em đã phải bắt ve sầu về ăn với cơm.
Trẻ em người H’Mông ăn ve sầu với cơm. Nguồn:
Internet
Dù không muốn, nhưng mỗi
5 năm một lần, người dân phải xem sô diễn của đảng CSVN, một sô diễn tốn kém tới
cả tỉ đô la!
No comments:
Post a Comment