NỘI DUNG :
Người
Việt Online
.
.
Tiến
Sĩ Đinh Xuân Quân
.
--------------------------------------
Người Việt Online
August 13, 2019
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát
địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của
trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu
Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu
HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.
Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm,
theo tin từ ông Ryan.
Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông
Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô
06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan
Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty
Rosneft của Nga). Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết
ngày 15 Tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển
Đông
Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được
các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt
hồi đầu Tháng Bảy, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng
tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể
sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và
cả nhân sự.
Tiến Sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung Tâm
Nghiên Cứu Quốc Tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 Tháng Tám trả lời BBC Việt
Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại.
Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981,
nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ
không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.
Sáng Thứ Ba, 13 Tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến Sĩ Hà
Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc.
Ông nói: “Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng
tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp.
Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của
nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ
đường cơ sở bờ biển.”
Tiến Sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì
Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì
đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.
Nói về đường lưỡi bò, Tiến Sĩ sử học Trần Đức Anh
Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng
phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn
với nhật báo Người Việt: “Họ dựa trên một
bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc,
lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa
trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu
do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc.”
“Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11
đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về
Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó,
trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947,” ông nói.
“Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với Trung Quốc Cộng Sản kết thúc
năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy
nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy
quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện
đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập
trung vào lục địa,” ông dẫn chứng.
Ông nhấn mạnh: “Cho
đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ
vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng
Cộng Sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành
bản đồ 9 đoạn.”
Hai tàu hải giám của
Trung Quốc vẫn ở Bãi Tư Chính. (Hình: Ryan Martinson)
Yêu sách của Bắc Kinh
Như thế, việc
Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc
tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì?
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích: “Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN
đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp
lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý.”
Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước
về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.
Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được
để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác.
Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông
thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.
Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một
nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu
không được sự cho phép của các nước còn lại.
“Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp
tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở
Biển Đông,” ông nhấn mạnh.
Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào Tháng Bảy vừa
qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang
thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.
Tiến Sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa
là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì “sẽ có chuyện” nhưng
không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư
Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.
“Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ
không bao giờ có. Thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu
này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy
lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to
hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và
cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác,” ông khẳng định.
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông,
nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà
Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.
Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc
bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 Tháng Tám cho biết, gần
đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại
Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc
Kinh là “toàn cầu.” Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. (C.Lynh)
-----------------------------
XEM THÊM
14/08/2019
Sự kiện Bãi Tư Chính trong những tuần qua cho thấy
ba điều quan yếu.
Một, Bắc Kinh mạnh mẽ chứng tỏ uy thế và toàn bộ chủ
quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, hay của
Washington, hay ngay cả phán quyết trước đây của Toà án Trọng tài Thường trực (The
PCA) có lợi cho Phi Luật Tân năm 2016.
Hai, Trung Quốc chủ động dùng cơ hội này để lên án
Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ, chứ không phải họ là kẻ xâm phạm. Tức không
còn là tranh chấp mà đổi sang thành bảo vệ chủ quyền. Nếu họ tiếp tục sử dụng
chiêu bài này và lập đi lập lại từ ngày này qua tháng nọ thì một ngày nào đó rất
có thể họ thành công mưu kế tằm ăn dâu này.
Ba, Hà Nội tuy phản ứng mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất
từ trước đến nay, qua phát
ngôn nhân hay qua các diễn
đàn quốc tế, tòa đại sứ tại Canberra hay Washington v.v… nhưng vẫn
chưa đủ dứt khoát. Hà Nội vẫn chưa dám đi đến quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa
án Trọng tài Thường trực, hay đi xa hơn nữa, nâng
cấp quan hệ với Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hiện tại
chỉ dừng lại ở mức quan hệ đối tác toàn diện.
Hà Nội hiện đang đứng ở thế khó xử. Thế đu dây của họ,
tuy phần nào hiệu quả từ trước đến nay, giờ đây rõ ràng cần xét lại, nhất là
trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương
chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là bề mặt và chiến thuật, kiềm chế sự trổi
dậy của Trung Quốc hiện nay và sắp tới để họ không trở thành bá quyền khu vực,
thách thức trật tự thế giới, gây quan ngại về an ninh cho khu vực, mới là chiến
lược lâu dài. Đảng Cộng hòa hay Dân chủ đều nhất quán tiến hành chiến lược hành
động như thế. Hà Nội hiển nhiên thừa hiểu điều này. Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương
8 và 80 chiếc tàu khác để tiến hành các hoạt động khảo sát trong khu vực, vừa
dò xét thái độ của Hà Nội, vừa tạo áp lực để Hà Nội chọn phê, thay vì tiếp tục
đu dây. Washington có lẽ cũng không muốn Hà Nội tiếp tục đu dây như xưa nay nữa.
Tóm lại, chính trị quyền lực trong vùng và thế giới
bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ.
Lãnh đạo ĐCSVN biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ
chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển
Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt
thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được.
Địa chính trị tại Á châu Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương không chỉ ảnh hưởng riêng đến Hà Nội, Bắc Kinh và Washington mà còn bao
nhiêu quốc gia trong vùng cũng như thế giới. Úc cũng đang đứng ở thế khó xử, chẳng
đặng đừng này. Trung Quốc là nước giao thương lớn nhất của Úc, chiếm gần một phần
ba xuất khẩu và nhập khẩu tại đây. Nghĩa là nền kinh tế của Úc phụ thuộc rất nặng
nề vào mối giao thương này. Nhưng về mặt an ninh thì Úc luôn là đồng minh của Mỹ,
nhất là từ sau Thế Chiến II, đặc biệt khi Anh không còn khả năng đỡ đầu cho Úc
và chính sách ngoại giao của Úc không còn phụ thuộc vào Anh nữa. Nhưng cân bằng
giữa hai quan hệ này không hề dễ đối với Canberra.
Phần lớn các chiến lược gia của Úc hiểu rằng an ninh
và chủ quyền quốc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đứng trên thương mại và kinh
tế. Cuộc viếng
thămcủa Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper
tại Úc vào đầu tuần này, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và thương chiến
leo thang, đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh là phải cẩn thận trong hành động. Ông
Esper cho biết ý định của Washington là thiết lập các hệ thống hỏa tiễn có tầm
500km đến 5.500 km trên đất liền ở khắp vùng, và thẳng thừng cảnh
báo “hành vi hung hăng một cách lập đi lập lại đáng quan ngại”,
và “hành vi gây bất ổn định” của Bắc Kinh. Vào thứ Ba 6 tháng 8 vừa qua, Hoa Kỳ
đã gửi chiến hạm USS
Ronald Reagon qua vùng biển này để bảo đảm “hòa bình qua sức mạnh”.
Trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang như thế,
Hà Nội khó thể nào mà không chọn, nhất là khi Bắc Kinh đã tăng cường áp lực tại
Bãi Tư Chính. Chọn Bắc Kinh thì có thể Hà Nội giữ được ghế và quyền, nhưng sẽ mất
mát quyền lợi quốc gia và chưa chắc sẽ được lòng dân. Chọn Washington thì Hà Nội
vẫn có thể tiếp tục giữ ghế giữ quyền, và bảo đảm quyền lợi quốc gia, bởi vì
Washington sẽ không đòi hỏi cải thiện nhân quyền hay thay đổi thể chế vào lúc
này, và cũng có thể được lòng dân; nhưng nguy cơ leo thang tại Biển Đông cũng rất
cao. Thật ra nguy cơ đó sẽ luôn còn đó bởi vì, như đã trình bày trên, Bắc Kinh
muốn khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ của họ tại Biển Đông qua động thái của
họ tại Bãi Tư Chính và bao nhiêu đảo lớn nhỏ khác trong vùng.
Đứng trước sự kiện này, người dân Việt Nam quan tâm
đến vận nước nên làm gì?
Theo tôi, nên áp dụng tối đa các chiến thuật đấu
tranh bất tuân dân sự (civil disobedience). Nghĩa là không làm bất cứ điều gì
mà ĐCSVN muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm.
Chiến lược là phải đặt trách nhiệm về phía đảng,
phía lãnh đạo, đặt vấn đề với mọi lời nói hay không nói, mọi hành động hay
không hành động, của họ.
Nếu đã biểu
tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh
mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa
PCA, chẳng hạn.
Còn nếu tiếp tục làm theo những lời kêu gọi của
ĐCSVN thì chẳng khác gì giúp cho họ có thêm chính nghĩa và sức mạnh.
Bất tuân dân sự đối với chế độ này là chiến lược cần
thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay.
Bắc Kinh có thể tạo áp lực tại Bãi Tư Chính, nhưng họ
sẽ không xâm chiếm Việt Nam trên đất liền, ít nhất là trong một hai thập niên tới.
Chủ trương của Bắc Kinh là ủng hộ và ảnh hưởng lên các chế độ mà quan điểm
chính trị có lợi cho họ, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài để trở
thành bá chủ thiên hạ trong ba thập niên tới.
Do đó người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước
vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại
đa số người dân thấy rằng ĐCSVN không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính
nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn
bất tài, bất đức và bất lực.
Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức
tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và
quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới
thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng
căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên.
Những người hiểu biết không nên để ĐCSVN lợi dụng cơ
hội này để tiếp tục tuyên truyền hay kích động lòng yêu nước. ĐCSVN đã phản bội
bao nhiêu lần những lời hứa hẹn, nào là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước
mạnh, công bằng, bình đẳng v.v…
Đủ rồi, đừng nên để họ lừa phỉnh nữa!
Phạm
Khú Khải
Úc Châu, 08/08/2019
---------------------------------------------------
Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân
August 12, 2019
Ngày 7 Tháng Tám, 2019, theo chuyên gia phân tích
Devin Thorne, Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng (Center for Advanced Defense
Studies C4ADS), các dữ kiện cho thấy tàu “Hải Dương Địa Chất 8” của Trung Quốc đã
rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc
còn lảng vảng trong khu vực.
Từ Tháng Bảy, có tranh chấp giữa tàu Việt Nam và tàu
Trung Quốc làm việc trong khu vực độc quyền kinh tế Việt Nam. Tranh chấp giữa
Việt Nam và Trung Quốc đã nổi lên khi chuyên gia Hoa Kỳ nói nhiều tàu Trung Quốc
quấy nhiễu các tàu Nga và giàn khoan Hakuryu của Nhật do hãng dầu khí Nga
(Rosneft) mướn.
Theo Twitter của Ryan Martison (Đại Học Quân Sự Hải
Quân Hoa Kỳ – US Naval War College) được nhiều báo chí trích dẫn, có hai diễn
biến mới khác nhau đáng chú ý liên quan đến hoạt động của các tàu Trung Quốc và
phản ứng của Việt Nam.
Từ ngày 3 Tháng Bảy đến 17 Tháng Bảy, 2019 tàu Hải
Dương 8 của Trung Quốc đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính-Vũng Mây.
Đi theo bảo vệ tàu này còn nhiều tàu Trung Quốc trong đó là tàu hải giám trên
10.000 tấn, số hiệu 3901, và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Cùng lúc có
nhiều tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam.
Dữ kiện thứ hai, theo Ryan Martinson, thì từ ngày 18
Tháng Sáu tàu Cảnh Sát Biển Trung Quốc trang bị vũ khí hạng nặng số hiệu 35111
của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía Tây (hôm 12 Tháng Bảy
tàu này di chuyển đến Bãi Chữ Thập và đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính).
Tàu này luẩn quẩn quanh giàn khoan Hakuryu-5, ở lô 06-01 thuộc dự án Nam Côn
Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga.
Mãi đến ngày 19 Tháng Bảy thì các thông tin này mới
được phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định. Như vậy, sau một thời gian,
Biển Đông lại trở nên dậy sóng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các chính sách trấn
an của Việt Nam đối với Trung Quốc không làm giảm tranh chấp, không làm bớt
lòng tham của Trung Quốc. Vậy Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình trạng bất
ổn này?
Các dữ kiện về tranh chấp dầu khí
Trái với vụ tàu Hải Dương 981 năm 2014, đây là một
khu rõ ràng trong vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi có dự án liên doanh giữa Tập Ðoàn
Rosneft của Nga với VietsoPetro của Việt Nam. Tại đây, Rosneft của Nga đã mướn
một công ty Nhật thực hiện hợp đồng khoan dầu khí ở vùng biển phía Đông Nam Việt
Nam.
Vụ Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu Tháng Bảy, năm 2019,
cho thấy một vụ khác xảy ra ngay trước đó: Từ đầu Tháng Sáu, Trung Quốc bắt đầu
có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và hành vi đó kéo dài từ đó đến
nay.
Cũng nên nhớ trước đây, vào Tháng Bảy, năm 2017, và
Tháng Ba, năm 2018, các tàu Trung Quốc bao vây Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc
Repsol – công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam phải rút
khỏi mỏ dầu khí nhưng chưa đụng chạm trực tiếp đến mỏ dầu khí của Rosneft. Việc
này làm cho công ty Repsol của Tây Ba Nha phải rút lui. Sau vụ Hải Dương 981,
Nga chưa liên tiếng về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính.
Sự kiện thứ hai là Tàu Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi
từ vài ba chục đến mức cao điểm là 80 tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm
vào khu vực Bãi Tư Chính – gấp nhiều lần so với tàu hải cảnh của Việt Nam trong
cùng khu vực.
Chính sách Việt Nam và thế giới về Biển Đông
Chính sách Hoa Kỳ: Sau 1972, Kissinger đã cho Trung
Quốc thấy các ảnh vệ tinh về việc Liên Xô sẽ dùng hạt nhân vũ khí nguyên tử nếu
có chiến tranh với Trung Quốc. Hoa Kỳ lôi kéo Trung Quốc về phía họ chống Nga.
Hậu quả là khi có Hoàng Sa, hạm đội Mỹ làm ngơ khi Hải Quân Trung Quốc đánh Việt
Nam Cộng Hòa.
Sau 1975, Việt Nam rêu rao “đỉnh cao trí tuệ loài
người,…” Thủ Tướng Phạm văn Đồng đi khắp Đông Nam Á như một nước đã thắng Hoa Kỳ
làm nhiều nước sợ Việt Nam và càng bị cấm vận.
Trước khi “dạy Việt Nam một bài học,” Đặng Tiểu Bình
đàm phán với Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và Hoa Kỳ cũng cho Trung Quốc cũng
biết là Liên Xô không động binh. Từ 1981, Việt Nam rút quân khỏi Cambodia và
làm hòa với các nước láng giềng và gia nhập ASEAN. Từ 2005, Việt Nam tiến gần
Hoa Kỳ và lập lại bang giao. Năm 2016, Tổng Thống Obama cho phía Việt Nam thấy
là họ sẽ không can thiệp lật đổ chế độ – công nhận ĐCS Việt Nam.
Trong suốt thời gian 1979-1991, Việt Nam còn tiếp tục
đụng độ với Trung Quốc, trong đó 1988, Trung Quốc chiếm thêm một hòn đảo tại
Trường Sa (bãi Johnson reef). Từ đó tới giờ Trung Quốc từ từ xây các đảo nhân tạo
và tiếp tục ăn hiếp Việt Nam bằng cách đánh chìm các tàu đánh cá Việt Nam (mà
phía Việt Nam gọi là “tàu lạ”), cấm đánh cá tại Biển Đông,…. Trong những năm đó
tới nay, Trung Quốc có chính sách “lấy thịt đè người,” ăn hiếp láng giềng, tìm
cách lấn lướt và ăn cướp quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng. Điều này
ngày càng lộ rõ.
Từ Hội Nghị Thành Đô vào Tháng Chín, 1990, quan điểm
của Đảng Cộng Sản Việt Nam là chịu phục Trung Quốc. Việt Nam bỏ Liên Xô nghiêng
hẳn về Trung Quốc. Họ quan tâm đến việc giữ chế độ – giữ quyền lợi cho Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Hậu quả là quyền lợi của Việt Nam bị xem nhẹ.
Cuộc tranh chấp Hoa Kỳ-Trung Quốc thay đổi hẳn mọi
việc. Việc Ngoại Trưởng H. Clinton viếng Hà Nội năm 2010, Việt Nam có xích gần
Hoa Kỳ hơn. Việt Nam có phần “mở hơn về quan điểm,” có những bước “thay đổi
quan trọng” trong mối quan hệ Việt-Mỹ” nhưng vẫn tiếp tục đánh đu giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc. Việc xích lại Mỹ, Việt Nam chậm chạp và đòi hỏi thời gian vì
chính sách của ĐCS Việt Nam sau Thành Đô.
Từ 2010 đã có chính sách “xoay trục” của Hoa kỳ và sự
hiện diện của sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chính sách tự do đi lại theo luật quốc
tế theo luật biển UNCLOS cũng thay đổi phần nào. Đến nay Hoa Kỳ đã lên tiếng
thêm là Trung Quốc không nên dùng sức mạnh “ăn hiếp các nước trong vùng.”
Năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan
HD-981 vào Biển Đông, đã có những bước tiến quan trọng. Trong nhiều năm, cộng đồng
Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng chống Trung Quốc.
Từ 2018-2019 đã có sự thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung.
Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đến Biển Đông chỉ vài ngày sau khi bộ trưởng
Quốc Phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc “gây bất ổn” trong
khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chính sách Trung Quốc: Trong một thời gian rất lâu,
Trung Quốc dùng chính sách thân thiện với Hoa Kỳ để tranh thủ dùng thời gian
xây các đảo nhân tạo, dùng “chính sách tầm ăn dâu” chiếm Biển Đông. Họ không
khi nào gây quá khó khăn để các nước bên ngoài Biển Đông phải can thiệp.
Tập Cận Bình và các quan chức phủ nhận việc họ “có
gene đế quốc” hay theo bộ trưởng Quốc Phòng là chưa bao giờ Trung Quốc xâm lược
một quốc gia nào từ trước tới đây. Người Việt Nam thì ai cũng hiểu Trung Quốc
“nói một đằng làm một nẻo.”
Hết việc cấm đánh cá tới việc xây dựng đảo nhân tạo
đến việc cho dân quân dọa nạt, đánh, phá rối Philippines, hay các quốc gia
ASEAN khác như Malaysia và Indonesia.
Ngoài ra họ còn dùng tiền mua nhiều quốc gia trong
ASEAN (Lào, Cambodia) gây chia rẽ và khó khăn trong việc thống nhất tiếng nói của
tổ chức này trong việc thương thuyết về Biển Đông. Trung Quốc bị Philippines kiện
vào 2016 và Trung Quốc đã thua. Tòa Trọng Tài Quốc Tế không công nhận chủ quyền
“theo lịch sử” và dĩ nhiên đường “lưỡi bò.” Họ dùng tiền để bịt miệng
Philippnes.
Chính sách “tầm ăn dâu” của Trung Quốc càng ngày
càng dồn Việt Nam vào chân tường. Nói tóm, chính sách của Trung Quốc là dùng mọi
thủ đoạn để chiếm tài nguyên dầu khí vùng Biển Đông từ một nơi không có tranh
cãi đền chỗ tranh cãi qua mọi thủ đoạn.
Hiện nay Trung Quốc đang gặp một số khó khăn:
-Khó khăn tại Hồng Kông. Dân Hồng Kông không tin vào
lời hứa để cho khu này tự trị. Việc này đang gây sóng gió cho nội bộ đảng Cộng
Sản Trung Quốc;
-Khó khăn tại Đài Loan. Hình ảnh Hồng Kông cho thấy
mô hình Trung Quốc dụ Đài Loan không mấy khả thi;
-Khó khăn tại Tân Cương. Bị quốc tế tố là giam giữ
người Ngô Duy Nhĩ trong nhà tù khổng lồ;
-Khó khăn tại Biển Đông về chủ quyền. Tòa Trọng Tài
Quốc Tế không công nhận chủ quyền dựa trên lịch sử và hình lưỡi bò. Trung Quốc
không công nhận phán quyết tòa trọng tài (vì tòa không có các thi hành án nhưng
phán quyết sẽ vĩnh viễn). Trung Quốc đành dùng các tàu khảo sát để cho thấy là
họ có chủ quyền trong vùng lưỡi bò (tàu khảo sát tại Philippines, tại bãi Tư
Chính và tại Malaysia).
Khó khăn với tranh chấp thương mại Mỹ-Trung mà cả thế
giới chú ý. Ngoài ra tổng thư ký Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nêu
đích danh Trung Quốc khi thăm Sydney hôm 7 Tháng Tám, 2019. Ông Jens
Stoltenberg đến Úc để họp với Thủ Tướng Scott Morrisson cùng hai bộ trưởng Quốc
Phòng và Ngoại Giao về các vấn đề Trung Quốc, cuộc chiến ở Afghanistan, khủng bố
và an ninh mạng. Theo ông Stoltenberg, khối NATO phải đối phó với sự trỗi dậy của
Trung Quốc bằng cách hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực, như Úc,
New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khó khăn với Nhật, Triều Tiên và Ấn Độ.
Chính sách Việt Nam:
Từ Hội Nghị Thành Đô vào Tháng Chín, 1990, Đảng Cộng
Sản Việt Nam chịu phục tùng Trung Quốc. Việt Nam bỏ Liên Xô nghiêng hẳn về
Trung Quốc. Họ quan tâm đến việc giữ chế độ – giữ quyền lợi cho Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Hậu quả là quyền lợi của tổ quốc bị xem nhẹ.
Trong nhiều năm, Việt Nam đã bị “4 tốt và 16 chữ
vàng” ảnh hưởng. Chính sách của Việt Nam là phản ứng yếu ớt; “giữ gìn tình hữu
nghị anh em XHCN”; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi từ Trung
Quốc, v.v.., tìm chữ “bình an tạm thời.” Với thời gian, việc mở ra phía ngoài,
chính sách lấy thịt đè người của Trung Quốc đã làm một số người suy nghĩ về việc
“thoát Trung.”
Dần dần Việt Nam xích lại gần lập trường quốc tế,
lên tiếng nhiều hơn về chủ quyền quốc gia. Giờ lãnh đạo Việt Nam mở ra ngoài và
có nhiều quan hệ quốc phòng với nhiều nước. Năm 2015, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
đã gặp TT Obama và nghĩ đến việc xích lại Hoa Kỳ. Hà Nội còn muốn trở thành “đối
tác chiến lược” với Washington.
Nay Việt Nam phản kháng về việc cấm đánh cá tại Biển
Đông, không còn tàu lạ đâm hay cướp ngư dân Việt Nam, mà nói thẳng là Trung Quốc
đã gây những sự kiện này.
Hôm 7 Tháng Tám, Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm
chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa sau khi Bắc Kinh thông báo tập trận bắn đạn thật ở
khu vực này trong hai ngày. Báo chí Việt Nam hôm Thứ Tư đưa tin tuyên bố của Bộ
Ngoại Giao Việt Nam cho rằng hoạt động này “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt
Nam” đối với Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa vào
năm 1974 và vẫn duy trì quyền kiểm soát tới nay.
Từ 2014 với vụ giàn khoan HQ 981 và nay vụ tàu Hải
Dương 8, thì chính quyền vẫn không cho người dân lên tiếng, muốn “ỉm chuyện”
Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam vẫn không dám tin tức cho dân
chúng, sợ dân xuống đường.
Việt Nam chưa dứt khoát về việc đánh đu, vẫn còn sợ
Trung Quốc.
Giải pháp cho Việt Nam – Kiện hay không kiện?
Việt Nam không có mấy giải pháp đối với Trung Quốc.
1) Quân sự; 2) Chính trị; 3) Luật Pháp.
Giải pháp số 1: về quân sự không mấy khả thi. Hải
Quân Việt Nam còn thua xa Hải Quân Trung Quốc. Giải pháp thứ 2 có nhiều thay đổi
đi từ chỗ 90% theo Trung Quốc nay may ra còn 40%. Giải pháp chính trị chưa đủ
vì ASEAN bị mua chuộc và “Trung Quốc vẫn lấy thịt đè người.” Nay còn giải pháp
thứ 3 về luật pháp mà cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên thế giới đề nghị. Với
luật pháp thì mỗi nước lớn nhỏ đều có một lá phiếu ngang nhau.
Philippines đã thắng Trung Quốc vào 2016. Việt Nam
đã bỏ cơ hội cùng kiện với Philippines.
Các chuyên gia quốc tế cũng như người Việt trên thế
giới đã đề nghị Việt Nam kiện Trung Quốc từ lâu, trước cả Philippines. Nay các
chuyên viên nghiên cứu luật quốc tế tại Việt Nam cũng cho là đến lúc kiện Trung
Quốc, mặc dù là phản ứng chậm trễ cho vụ bãi Tư Chính.
Trả lời phỏng vấn đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ) James
Kraska, chủ tịch Trung Tâm Stockton về Luật Hàng Hải Quốc Tế thuộc Trường Hải
Chiến của Mỹ, cho rằng Trung Quốc có hành động “bất hợp pháp” trên Biển Đông và
vi phạm “nghiêm trọng” công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS
1982) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Ông James Kraska cũng cho
rằng Việt Nam “nên kiện” Trung Quốc ra tòa quốc tế, và nhận định “Việt Nam hầu
như là sẽ thắng.”
Ông Jonathan Odom – giáo sư luật quốc tế của Trung
Tâm Nghiên Cứu An Ninh Marshall của Mỹ thì viết trên Twitter nhận định rằng Hà
Nội “có thể dùng hầu hết phần biện hộ” của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
ra tòa quốc tế năm 2016 là có khả năng giành chiến thắng về mặt pháp lý.
Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung nếu
Việt Nam kiện Trung Quốc? Tôi tin là căng thẳng ở Biển Đông sẽ không dẫn đến
chiến tranh Việt-Trung vì Trung Quốc cũng sẽ mất nhiều hơn Việt Nam. Họ có thể
làm khó như việc không cho xả nước gây hạn hán tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây
khó khăn kinh tế cho Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam sẽ còn được nhiều nước giúp, kể cả
ASEAN sát Biển Đông vì các hành động của Trung Quốc ngày càng trắng trợn. Việt
Nam không còn gì để mất và với việc kiện Trung Quốc, Việt Nam cho thấy quyền lợi
quốc gia trên hết.
Việt Nam cần lập tức kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Việc Tòa Trọng Tài PCA năm 2016 tuyên bố Philippines thắng trong vụ nước này
đơn phương kiện Trung Quốc, đúng là David chống Goliath. Việc này đã tạo thuận
lợi lớn cho Việt Nam để khởi kiện Trung Quốc. Nay coi bộ việc đã chín mùi và có
hoàn cảnh thuận lợi.
Kết luận
Những gì đã xảy ra tại bãi Tư Chính trên Biển Đông
chỉ là chính sách của Trung Quốc từ năm 1974 hay thậm chí sớm hơn nữa. Mặc dù
tàu Hải Dương đã rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta có thể
đoán được là con tàu có thể trở lại, không những để khảo sát mà là để khoan và
khai thác dầu khí.
Vấn đề là liệu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm
nhìn xa, để kiện Trung Quốc vào lúc này, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt.
Liệu các lãnh đạo Việt Nam có thể vùng lên? Vận nước đã đến hồi thoát Trung.
Việt Nam chỉ còn con đường là đưa Trung Quốc ra tòa,
ngay bây giờ.
(Nguồn:
VOA)
.
Tin Biển Đông: Hải
Dương 8 trở lại Bãi Tư Chính
- Báo Tiếng Dân
14/08/2019
--------------------------------------------
Trên BBC có nhiều lần “học giả” đặt lại giả thuyết nếu
VN không kiện TQ bây giờ thì (e rằng) VN sẽ không còn cơ hội. Bởi vì TQ có thể
tuyên bố rút khỏi Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS 1982) để không còn bị
ràng buộc bới bộ luật này nữa.
Ý kiến này có đáng lo ngại hay không?
Theo tôi, sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực
tại La Haye ngày 11 tháng 7 năm 2016, đến nay TQ không rút ra khỏi UNCLOS thì
ít có khả năng TQ sẽ rút trong tương lai.
Ý kiến “TQ có thể rút khỏi UNCLOS” nguyên thủy là của
luật gia Julian Ku viết trên Opinio Juris trong một bài viết ngày 4 tháng 11
năm 2015. Tác giả cho rằng TQ có thể rút khỏi UNCLOS (để tránh những ràng buộc
trong vụ kiện) nhưng TQ vẫn gia nhập các kết ước khác của LHQ về luật biển
(thông luật – droit international cutumier). Tác giả cho rằng việc này không tốt
cho TQ nhưng chắc chắn nó không giúp cho Phi (làm khó TQ).
Theo tôi, nếu TQ rút khỏi UNCLOS thì lợi bất cập hại.
Cái “lợi” hiển nhiên là để tránh ràng buộc phán quyết
của Tòa PCA.
Cái hại thì có rất nhiều. Rút khỏi luật biển 1982 TQ
sẽ trở lại tuyên bố 4-9-1958 của TQ về lãnh hải.
Thứ nhứt, tất cả các đảo của TQ sẽ không còn hưởng
vùng kinh tế độc quyền (EEZ 200 hải lý) cũng như thềm lục địa. Bởi vì qui ước
“vùng kinh tế độc quyền” và thềm lục địa chỉ đến từ Luật biển 1982.
Thứ hai, tất cả các đảo của TQ chỉ có hiệu lực 12 hải
lý. Công hàm 1958 của VN chỉ công nhận điều này mà thôi.
Điều tệ hại là TQ không được hưởng luật về “thời hiệu
– contemporaneité”. Có nghĩa là trước kia TQ tuyên bố các đảo chỉ có hiệu lực
12 hải lý lãnh hải thì sau khi UNCLOS 1982 được đưa vào áp dụng, các đảo này vẫn
chỉ có 12 hải lý lãnh hải mà thôi.
Hiển nhiên phía VN là có lợi hơn hết. Tranh chấp giữa
VN và TQ lúc đó sẽ trở thành việc áp đặt đơn phương “biển lịch sử” của TQ.
Thực tế cho thấy TQ đã làm bằng cách khác, là tuyên
bố không tham gia, không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa và dĩ nhiên không công nhận
phán quyết của Tòa.
Bây giờ giả sử TQ đem giàn khoan vào khai thác khu vực
trầm tích bãi Tư chính mà họ đã thăm dò hơn tháng qua. VN sẽ làm gì?
Theo tôi, VN
cũng không nên kiện TQ ra tòa CPA (theo mô hình của Phi). VN phải kiện một tòa
quốc tế khác, có thể là Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển
(Itlos) với nội dung yêu cầu tòa giải thích “phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016
có thể áp dụng trong vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền
tài phán của VN hay không.”
Dĩ nhiên trước đó VN đơn phương ra tuyên bố công
khai nhìn nhận án lệ 11-7-2016 của tòa PCA, trong đó nhắc lại VN đã từng ra
tuyên bố (tháng 12 năm 2014) nhìn nhận thẩm quyền của tòa. Điều này cho thấy VN
mặc nhiên đã nhìn nhận án lệ mà điều này thể hiện trên thực tế, từ 11-7-2016 đến
nay, qua các hành vi trên thực tế VN luôn tôn trọng và nghiêm túc thực thi phán
quyết của Tòa.
No comments:
Post a Comment