Khánh Anh
dịch
17/08/2019
(VNTB) - Trung Quốc đang thao túng các cơ chế giải
quyết tranh chấp quốc tế để khắc phục sự nhầm lẫn và mở rộng lợi ích kinh tế ở
Biển Đông. Hoạt động ngoại giao và quân sự của TQ đang đẩy khu vực đến gần bờ vực
xung đột.
Căng thẳng đang bùng phát một lần nữa ở Biển Đông.
Trong nhiều tuần, các tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu nhau ở
Bãi Tư Chính, một rạn san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa ngoài khơi Việt
Nam.
Tàu khảo sát của Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (HD8) đã
xâm nhập vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngày 3
tháng 7 để khảo sát địa chấn. Hộ tống tàu khảo sát là tàu hải cảnh nặng 12.000
tấn có máy bay trực thăng và một tàu hải cảnh nhỏ hơn với trọng tải 2.200 tấn.
Động thái này đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam đưa bốn
tàu hải cảnh có vũ trang đến hiện trường và đưa hai quốc gia đến bờ vực đối đầu.
Vụ việc đã gây ra một làn sóng chống Trung Quốc tại
Việt Nam và trong khu vực, với việc Mỹ chỉ trích “hành vi ăn hiếp” trong khu vực
của Bắc Kinh. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc “đã lặp đi lặp lại các hành động khiêu
khích nhằm vào các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi của các quốc gia” khác bằng
cách “đe dọa an ninh năng lượng khu vực” và phá hoại “thị trường năng lượng Ấn
Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở ”.
Trung Quốc muốn tiếp cận với dầu khí ở Bãi Tư Chính
Lưu vực Bãi Tư Chính nằm trong rạn san hô cực tây của
Trường Sa và có trữ lượng dầu khí phong phú. Chính phủ Việt Nam hiện có hàng chục
giàn khoan dầu trong khu vực.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), rạn
san hô này nằm trong vòng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
(EEZ). Tuy nhiên, Bắc Kinh không thừa nhận điều này.
Rạn san hô này nằm trong đường chín đoạn của Bắc
Kinh, phân định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc về quyền hàng hải ở Biển Đông.
Đường chín đoạn chạy dài tới 2.000km từ lục địa Trung Quốc đến trong phạm vi
cách Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm km.
Vào năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực tại The
Hague đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ trong đường
chín đoạn, một quyết định gây phẫn nộ cho chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh kêu gọi
các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bỏ qua phán quyết
và tiếp tục đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Trung Quốc đang sử dụng các phương tiện ngoại giao và
quân sự để đạt được ý nguyện
Bắc Kinh đã đề xuất rằng các dự án phát triển ở Biển
Đông phải được giới hạn đối với các quốc gia có tranh chấp , mà không có sự
tham gia của các cường quốc ngoài khu vực. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn Việt
Nam, Malaysia, Philippines và các quốc gia yêu sách khác hạn chế liên doanh với
các công ty dầu khí quốc gia khác.
Đồng thời, chính phủ Trung Quốc tiếp tục tăng cường
sự hiện diện quân sự trong khu vực. Trung Quốc đã đưa lực lượng hải cảnh vào
quân đội vào năm 2018 và đã củng cố năng lực đội ngũ này. Họ cũng xây dựng và
khai hoang bảy hòn đảo ở Trường Sa và cho một đội quân hùng hậu trú đóng.
Bắc Kinh thao túng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc
tế để thúc đẩy lợi ích chiến lược riêng
Theo thông lệ quốc tế, khi hai quốc gia có vùng đặc
quyền kinh tế trùng nhau, thì các quốc gia liên quan có thể tiến hành phát triển
hàng hải chung cho đến khi các tranh chấp được giải quyết.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Bãi Tư Chính, thuộc
khu vực EEZ của Việt Nam, đề xuất của Trung Quốc về phát triển chung hàng hải
là một nỗ lực nhằm thao túng các luật lệ quốc tế để biến các vùng biển không bị
tranh chấp thành tranh chấp. Vì Hà Nội thường dựa vào các biện pháp ôn hòa trên
cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền chủ quyền của mình, Trung Quốc hy vọng
sẽ buộc Việt Nam chấp nhận phát triển chung trên biển.
Bằng cách tạo ra các tranh chấp mới ở Biển Đông,
Trung Quốc cũng không khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào khu vực
này. Hy vọng rằng những thiệt hại kinh tế đối với Việt Nam và các nước ASEAN
khác sẽ thúc đẩy họ chấp nhận các đề xuất phát triển chung.
Gia tăng quân sự hóa đang đẩy khu vực đến gần bờ vực xung
đột
Việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm gần đây của
Trung Quốc ở Biển Đông đánh dấu sự leo thang rõ ràng về quân sự hóa trong khu vực.
Cuộc tập trận cùng với các cuộc thử nghiệm tiếp theo về tên lửa chống hạm trên
đất liền là một màn trình diễn có chủ ý về sức mạnh hải quân của Trung Quốc nhằm
đưa ra thông điệp cảnh báo tới Hoa Kỳ và các đối tác khu vực.
Trung Quốc
đang sử dụng “chiến lược bắp cải”, để mở rộng ranh giới trên biển, theo đó một
khu vực tranh chấp được bao quanh bởi nhiều lớp an ninh để ngăn tiếp cận quốc
gia đối thủ. Cuối cùng, lãnh thổ bị bao vây bị kẻ xâm lược xâm chiếm hoàn toàn.
Cũng trong một phần chiến lược, Trung Quốc đưa dân
quân đánh cá để quấy rối ngư dân các quốc gia khác. Các tàu đánh cá này được
chính phủ trợ cấp, được đào tạo thu thập thông tin về các tàu nước ngoài và đã
tham gia giải cứu các tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc bị các chính phủ
khác bắt giữ.
Việc cho tàu HD8 gần đây xâm phạm Bãi Tư Chính là việc
thành lập một lớp khác trong “bắp cải bảo mật Trung Quốc”. Nhưng việc này đang
đẩy khu vực tới gần xung đột hơn.
Vào ngày 7 tháng 8, Hải quân Hoa Kỳ đã cho tàu USS
Ronald Reagan đến Biển Đông. Trong một tuyên bố, Washington cho biết phương
châm của hàng không mẫu hạm là “hòa bình thông qua sức mạnh”, và yêu cầu các quốc
gia có yêu sách “tuân theo luật pháp quốc tế”.
Việc hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới khu vực
này có thể là mối đe dọa để Trung Quốc cần rút HD8 khỏi Bãi Tư Chính. Quần đảo
Trường Sa cách Trung Quốc đại lục một quãng đường dài và có thể dễ dàng thấy
chuỗi cung ứng của họ bị phá vỡ trong trường hợp xảy ra xung đột. Sự xuất hiện
của hàng không mẫu hạm cũng báo hiệu rằng Hoa Kỳ đang cố gắng trấn an các đối
tác trong khu vực và đối đầu sự thống trị của hải quân Trung Quốc.
Tất cả đều chú ý đến bước đi tiếp theo của Trung Quốc.
Khi cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên sân khấu kinh tế quốc tế,
Biển Đông có thể là nhà hát tiếp theo để hai cường quốc trình diễn vũ lực.
-----------------------
Nguồn:
No comments:
Post a Comment