Wednesday 26 October 2016

ĐINH THẾ HUYNH SANG MỸ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ ? (Nhóm Bà Đầm Xòe)




Nhóm Bà Đầm Xòe
Tháng Mười 26, 2016
.
Đồng chí Đinh Thế Huynh gặp, hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ngày 25/20, tại thủ đô Washington DC. Ảnh: Thanh Tuấn (P/v TTXVN tại Hoa Kỳ)

Sau chuyến sang bẩm báo, xin ý kiến, nhận chỉ thị của Tàu Cộng, phó đảng CSVN Đinh Thế Huynh lặng lẽ sang Mỹ.

Đinh đã có mặt ở Mỹ ngày hôm qua, 24/10, nhưng đến trưa ngày 26/10 nền báo chí tuyên giáo của cộng sản mới đưa tin ( Tuỏi trẻ Online).

Kể từ nằm 2000 đến nay, có lẽ, đây là vụ thăm nước Mỹ hy hữu mà báo chí tuyên giáo cộng sản chậm đựa tin như vậy. Mà Đinh ở nước Mỹ không phải là ngắn, nó kéo dài hơn cả một tuần ngày làm việc, đạt kỷ lục cho một cương vị phó đảng CSVN thăm một cựu thù Mỹ.

Tất nhiên, Đinh sang Mỹ, không phải chỉ là một chuyến đi mang nặng tính xã giao hay một chuyến đi du lịch kết hợp làm việc, thăm dò, được thì tốt, không được thì cũng không sao, như chuyến đi năm năm 2015 của Nguyễn Phú Trọng, mà giường như phải bám, phải nằn nèo nước Mỹ cho được một việc quan trọng, to lớn nào đó?

Tôi là ngươi biết nhiều về Đinh. Rượu chè, trò chuyện cũng khá nhiều và có thể nói Đinh là bạn tôi.

Vài nét về Đinh.

Đinh là chiến sĩ thoát chết trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại thành cổ Quảng Trị. Tôi là đồng môn với Đinh ở Trường tuyên huấn trung ương ( Định khóa 1, Phạm khóa 3). Đinh viết văn, viết báo không có gì đặc sắc. Đinh có tấm lòng với bạn bè. Khi Đinh làm lãnh đạo báo, Đinh hiếm khi ra lệnh cho cấp dưới phải thế này, phải thế kia. Đinh thường giao nhiệm vụ kiểu trao đổi, thân tình.

Khác Trần Mai Hạnh, Đinh không quyết liệt ở bất kỳ một vấn đề gì, kể cả đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Trần thì ngược lại.

Về báo chí, tài năng của Đinh không thể so được với Trần. Nhưng Trần quyết liệt nên Trần bị gãy khi chỉ muốn nhích lên một chút chức vụ từ Tổng giám đốc Đài TNVN lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Đinh trung bình hơn nên quan lộ của Đinh cứ từ từ thăng tiến. Qua Tổng biên tập báo Nhân Dân, trưởng ban Tuyên giáo và bây giờ Đinh đang ở vị trí quyền lực thứ 2 trong đảng CS, ứng viên quyền lực số 1 của đảng CSVN sẽ diễn ra vào năm 2017.

Đinh, khi còn là nhà báo, chỉ là nhà báo hạng trung. Khi Đinh làm lãnh đạo báo, cũng chỉ thuộc hạng lãnh đạo trung bình. Nhưng khi Đinh đứng trên giàn lãnh đạo cao cấp của đảng, Đinh lại là khuôn mặt sáng giá về nhân cách và cả sự khôn khéo trong ứng sử với các mối quan hệ. Đinh không có nhiều tiền như các quan chức cộng sản chóp bu khác.

Đồng chí Đinh Thế Huynh viết sổ lưu niệm tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 25/10, tại thủ đô Washington DC. Ảnh: Thanh Tuấn (P/v TTXVN tại Hoa Kỳ)

Đinh là người không quyết đoán. Quyết cái gì Đinh cũng nhìn ngược ngó xuôi.

Đinh lặng lẽ sang Mỹ, không phải là ý chí nổi trội của Đinh mà nó hành sử theo một quyết định tập thể mà Đinh đồng tình. Và với vị trí thứ 2 trong đảng, Đinh vừa muốn và vừa phải thực hiện quyết định của tập thể.

Tôi cho rằng:

1. Chuyến đị Mỹ của Đinh có nhiệm vụ giải trình về sự hiện diện của 3 tàu chiến Trung Cộng tại cảng Cam ranh, trong đó có tàu chiến đã hạ sát 88 chiến sĩ Việt Nam ở đảo Gạc ma năm 1988. Vì rằng, người Mỹ khó chấp nhận, khi mới tuần trước tầu chiến Mỹ cũng vừa cập cảng Cam ranh.

Nước Mỹ không chịu nổi cú “ngáng họng” này. Đinh sang Mỹ có mục đích thanh minh cho cú “ngang họng” này.

2. Hồ sơ nhân quyền, tức hồ sơ Việt Nam vi phạm nhân quyền đã ngày một chồng cao trong chính quyền Mỹ và các chính giới của Mỹ. Áp lực ra một nghị quyết đưa Việt Nam trở lại đối tượng Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC) lên chính quyền Mỹ, dường như không thể trì hoãn được lâu hơn nữa, buộc phải hiện hữu bởi những cuộc vận động hành lang của cá nhân, tổ chức, chính giới Hoa Kỳ chưa bao giờ lơi lỏng, hạ nhiệt. Đinh phải ầm thăm sang Mỹ là nhằm xin Mỹ thông cảm, đừng thông qua nghị quyết đưa Việt Nam trở lại CPC.

Đó là hai lý do chính Đinh phải âm thầm sang Mỹ không kèn trống. Các nội dung khác như TPP, rà phá bom mìn, viện trợ nhân đạo, mua vũ khí, tăng cường quan hệ mậu dịch giữ hai nước, vân vân, chỉ là những phần thứ yếu, cài thêm vào cho nó quan trọng chuyến đi, cho nó “mở ra trang mới trong quan hệ 2 nước”. Những cái này chỉ như những váng mỡ, phụ phèng làm nhòe hai mục tiêu chính kia mà thôi.

Đây là nhận định chủ quan của tôi.
Xin các cao nhân chỉ giáo thêm.

NBĐX

-------------------------







No comments:

Post a Comment

View My Stats