VRNs
Đăng ngày: 19.01.2014
VRNs (19.01.2014) – Washington
DC, USA - Một bản báo cáo phổ biến ngày hôm nay bởi các nhà tranh đấu cho
nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng hành vi tra tấn có hệ thống của
các giới chức công lực đối với những người bị bắt vì thực thi ôn hoà các quyền
tự do biểu lộ, hội họp, tụ tập, và tín ngưỡng, hoặc vì tìm sự bảo vệ hay tư
cách tị nạn ở nước ngoài.
Công an ở Việt Nam thường xuyên
giam tù nhân chính trị và tôn giáo biệt lập trong nhiều tháng, tra tấn và lạm
dụng họ trong quá trình thẩm vấn, và ngăn cấm họ tiếp xúc với gia đình hoặc
luật sư của họ, theo bản báo cáo được công bố ngày hôm nay bởi Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt
Nam (Campaign to Abolish Torture in Vietnam, viết tắt là CAT-VN).
Báo cáo dày 140 trang có tựa đề “Việt Nam:
Tra Tấn và Lạm Dụng Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo,” là bản tường thuật hiếm và chi tiết về các lạm
dụng trong các nhà tù và các trung tâm giam giữ nổi tiếng bưng bít của Việt
Nam, lột tả các phương pháp khắc nghiệt được sử dụng bởi các cấp chính quyền
khác nhau nhằm bịt miệng và trừng phạt các nhà phê bình và loại bỏ họ khỏi nhãn
quan của công chúng.
Việc thực thi nhân quyền bởi
Việt Nam sẽ được xem xét bởi Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva vào
ngày 5 Tháng 2, 2014 trong buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) của Liên Hiệp
Quốc, một thủ tục mà tất cả các quốc gia thành viên phải trải qua mỗi 5 năm.
“Quyền không bị tra tấn là một trong những quyền
con người cơ bản và hiển nhiên nhất”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Boat People SOS, một tổ chức có
trụ sở hoạt động về nhân quyền, người tị nạn, và các vấn đề nhân đạo liên quan
ở Đông Nam Á. “Tra tấn không bao giờ có
thể được biện minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào.”
Việc cấm tra tấn được ghi nhận
trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), mà Việt Nam là một
quốc gia thành viên từ năm 1982. Tuy nhiên, bản báo cáo chỉ ra rằng người tù ở
Việt Nam — gồm các nghi phạm hình sự bị giam giữ cũng như những người tù chính
trị và tôn giáo — thường xuyên đối mặt với tra tấn và các hình thức đối xử tàn
ác, vô nhân đạo, hoặc hạ nhân phẩm. Trong một số trường hợp đáng quan ngại, tra
tấn và lạm dụng nghiêm trọng đến nỗi nạn nhân chết trong nhà giam hoặc ngay sau
khi được ra khỏi nhà giam.
Bản báo cáo dựa trên lời tường
thuật trực tiếp của 60 tù nhân và người bị giam vì tôn giáo và chính trị từ
Việt Nam, phần lớn trong số họ đã ra khỏi nhà giam nội trong 5 năm tính đến
ngày họ phỏng vấn với CAT-VN. Các cựu tù nhân này mô tả chi tiết về chế độ đối
xử trong 43 nhà tù, khám đường, phòng giam của công an, trạm công an
biên phòng, các trại giam, và trại cải tạo khác nhau; hai trung tâm giam giữ
quân sự, và một bệnh viện tâm thần. Các cơ sở này toạ lạc tại 20 tỉnh và thành
phố khác nhau trên khắp Việt Nam.
Bản báo cáo cho thấy rằng tất
cả các cựu tù nhân được phỏng vấn bởi CAT-VN đã là nạn nhân của tra tấn–hành vi
gây đau đớn tinh thần và thể xác nghiêm trọng với chủ ý–khi bị thẩm vấn
bởi công an hay giới chức nhà tù. Đối với đại đa số, tra tấn và lạm dụng đã
diễn ra khi các tù nhân bị biệt giam trong thời gian giam giữ trước khi xét xử,
và trước khi người đó tiếp cận đại diện pháp lý, được xét xử, hoặc bị buộc tội.
“Đã đến lúc người ta phải thừa nhân rằng việc
công an tra tấn các người bất đồng chính kiến ở Việt Nam không những phổ biến, mà còn là bản chất của chế độ điều tra và thẩm vấn tù nhân của công an,” Ông Thạch Ngọc Thạch, Chủ Tịch hội Krom Federation Khmer-Campuchia (KKF), tổ chức
tranh đấu cho nhóm dân tộc thiểu số Khmer sống ở Việt Nam. ” Công an dùng tra tấn để buộc tù nhân phải ký nhận tội hoặc cung cấp
thông tin, để trừng phạt tù nhân, hoặc để đe dọa tù nhân và những người khác
nhằm ngăn cản họ tham gia vào các hoạt động bất đồng chính kiến ôn hoà hoặc
hoạt động tôn giáo độc lập trong tương lai.”
Sau khi người bị giam đã bị xử
án tù theo luật an ninh quốc gia của Việt Nam, được dùng để kết tội những hành
động thể hiện các quyền được quốc tế công nhận, sự lạm dụng vẫn tiếp tục, và
bao gồm cả tra tấn, điều kiện cực kỳ khắc nghiệt của trại giam, và lao động
cưỡng bức.
Bản báo cáo ước tính rằng
hơn 600 người hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam vì
đã biểu lộ một cách ôn hòa quan điểm chính
trị và tôn giáo của họ. Các tù nhân, hầu hết trong số
họ đã bị tra tấn, bao gồm các nhà trí thức phản
kháng, các người bảo vệ nhân quyền, các thành viên của các
nhóm tôn giáo không được thừa nhận và các đảng chính
trị đối lập, những người đòi hỏi quyền sử dụng đất, những
người tổ chức công đoàn lao động, các nhà hoạt
động về quyền của các dântộc bản địa, các blogger và các nhà báo
độc lập, và các người đòi tự do tôn giáo.
Tháng 11 năm 2013, Việt Nam
được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và đã ký Công
Ước Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn, văn bản chính thức hóa và làm rõ việc cấm
tuyệt đối hành vi tra tấn trong luật quốc tế. Những diễn tiến này cho Việt Nam
cơ hội để cải thiện sâu rộng thành tích nhân quyền, đặc biệt là quyền không bị
tra tấn.
“Các biện pháp bảo vệ cần thiết để chống tra tấn
trước khi xét xử, chẳng hạn như quyền có đại diện pháp lý và các hạn chế việc
sử dụng biệt giam, không hề có đối với hầu hết các tù nhân chính trị và tôn
giáo ở Việt Nam”, ông
Vũ Quốc Dụng thuộc tổ chức Mạng Lưới Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO! ở
Đức phát biểu. “Việt Nam vẫn tiếp tục vi
phạm chính các quyền mà Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ bảo vệ.”
Bản báo cáo cũng ghi nhận sự
tra tấn và ngược đãi đối với các người bất đồng chính kiến bị giam tùy tiện
không xét xử trong các cơ sở tâm thần và trại cải tạo chiếu theo luật
“quản chế hành chính” của Việt Nam, và đối với những người tị nạn và những
người xin lánh nạn, đặc biệt là những ai bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam
sau khi họ xin tị nạn không thành công ở nước ngoài.
Bản báo cáo đưa ra các khuyến
nghị cụ thể cho chính quyền Việt Nam và các thành phần liên quan quốc tế về
phương pháp thực tiễn để xóa bỏ tình trạng tra tấn có hệ thống tại Việt Nam.
Để có thêm thông tin, xin liên lạc:
· Washington, D.C.: Ts.
Nguyễn Đình Thắng (Anh, Việt), +1
703-538-2190.
· Frankfurt, Germany: Vu
Quoc Dung (Anh, Đức, Việt), +49
6171 59828.
· Ontario, Canada: Thạch
Ngọc Thạch (Anh, Pháp, Khmer, Việt), +(856) 655-2117 (cell), +(519) 659-3920 (home).
------------------------------------------------
Posted on Thursday, January 16, 2014 @ 08:14:01 EST
No comments:
Post a Comment