Friday, 17 January 2014

[VỀ CÁI CHẾT CỦA] HỒ ĐỨC THANH (Jonathan London)





Hôm này là sinh nhật của Hồ Đức Thanh, một bạn trẻ đã mất cách đây chỉ có hai ba tuần, ở độ tuổi 31. Là một bạn trẻ đã sống theo lương tâm của mình, là một người hết sức khiêm tốn, và là một người mới quan tâm đến xã hội dân sự với những ý định tốt nhất, Thanh đã ra sức một cách rất cảm dũng chỉ vì tương lai của Việt Nam.

Tôi đã không biết nhiều về Thanh. Chúng tôi đã chỉ gặp nhau một lần khoảng 30 phút trong một thời gian mà tôi tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong những tuần tiếp theo chúng tôi đã trao đổi thỉnh thoảng (trên dưới mười lần) qua Facebook.

Vào một ngày giữa tháng tám, Thanh cùng một nhóm người trẻ đã bị bắt ngay trong lớp tiếng Anh của họ. Sau đó, Thanh cùng một số người bạn đã phải chịu những hành vi bạo động trái phép, như chúng ta đều biết. Như chính Thanh đã kể lại trong một thông điệp:

6h tối hôm qua, lớp tiếng Anh căn bản sinh hoạt như thường lệ tại nhà một bạn trong nhóm, ngôi nhà này thường là chỗ lui tới của nhiều anh em, lớp học có 2 nữ, 4 nam, không đông như thường lệ. Đột nhiên, công an bất ngờ xông vào, rất nhiều người mặc thường phục, không đeo biển hiệu, có máy quay, dùng lời lẽ thô bạo uy hiếp chúng tôi. Họ bóp cổ anh Trung, chủ nhà, và bắt mọi người bỏ điệ thoại di động lên bàn, không dùng laptop.

Sau đó, chúng tôi bắt đầu phản công, mọi người sau một hồi bất ngờ, bắt đầu lên tiếng chỉ tất cả các ông công an mặc thường phục, yêu cầu họ nói rõ họ tên, lý do đột nhập nhà người khác không xin phép quay phim chụp ảnh không được phép, vi phạm quyền tự do cá nhân…

... Họ nói là đây là đoàn kiểm tra tạm trú tạm vắng, chúng tôi nói, các anh kiểm tra, nhưng không mặc quân phục, chúng tôi không biết các anh là ai…

Sau đó ít phút, họ bất ngờ không đối thoại, chuyến sang dùng vũ lực đưa chúng tôi về đồn công an (police station), nói là mời (invite) nhưng 2 công an lực lưỡng kèm một người, dùng sức mạnh, đánh nguội (strike secretly ), trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xung quanh tôi cố gắng chống cự (một cách vừa phải), họ to tiếng đe dọa, và nhiều người dân đã trông thấy và lên tiếng bênh vực chúng tôi rồi họ đưa về đồn, mỗi người bị đưa vào các phòng riêng….

Hình : “The man that watching his watch was the man hit me and took my phone away” – Hồ Đức Thanh

Họ không nói chúng tôi vi phạm gì, nhưng tra khảo và moi thông tin, họ dùng vũ lực lấy điện thoại trong túi quần tôi, và những ngừoi khác cũng thế… sau đó họ ép tôi ký vào biên bản (paper), nói rằng tôi không có giấy tờ chứng minh nhân dân, và đấy được cọi là vi phạm. Tôi không đồng ý, vì theo luật, họ phải bắt quả tang tôi đang vi phạm, rồi sau đó mới có quyền yêu cầu tôi xuất trình ID card (giấy chứng minh nhân dân) và cứ thế đôi co, cuối cùng họ giữ điện thoại tôi, và để tôi về, tôi không biết sẽ lấy lại điện thoại bằng cách nào.

Nhưng em nói anh điều này, khi 5 ông công an làm việc với em, một ông có vẻ là sếp, mặc thường phục (not uniform) chất vấn em, em ngắt lời, hỏi ngay: xin lỗi anh tên gì, khi làm việc với công dân anh bắt buộc phải mặc đồng phục và đeo bảng tên, và em nói thế 3 lần với 3 người, và họ đều dừng lại, và buộc phải để cho các ông khác có đồng phục làm việc vì vậy có thể thấy, nếu người dân dũng cảm, yêu cầu cơ quan công quyền làm đúng qui định, thì họ sẽ phải làm, họ biết rõ những gì họ được làm, không được làm. Đa số các trường hợp, khi công dân bị mời vào đồn công an (police station), người dân rơi vào thế bị động, họ dễ dàng quên đi những quyền mình có.

Trong những tháng tiếp theo, tức là đoạn cuối cùng trong cuộc đời, Thanh đã chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía về những hành động hoàn toàn ôn hòa. Tôi thực sự chưa rõ về những nguyên nhân đã dẫn đến sự qua đời của Thanh, và tôi không suy đoán hay loại trừ khả năng đã có liên quan gì với những sự cố trong mua hè và những tuần tháng sau đó mà Thanh đã rơi vào tình trạng phiền muộn sâu.

Song, tôi hy vọng trong một tương lai gần, một chuyện như vậy sẽ không xảy ra được ở Việt Nam nữa. Đến lúc đó và nhiều năm sau nữa, chúng ta sẽ nhớ mọi đóng góp của Thanh và những người khác, đã và đang trả một giá quá cao chỉ vì bày tỏ những chính kiến của họ một cách xây dựng và hoàn toàn bất bạo động. Ở Hàn Quốc, Đài Loan và các nước văn minh trong khu vực khộng có những chuyện xấu như vậy.

Mới tối hôm qua tôi đã nhớ đên bạn ấy khi đang chiếu một phim tài liệu về Ngải Vị Vị trong lớp của tôi ở TĐH City University of Hong Kong. Ông Ngải Vị Vị có nói một câu rất cảm động, và làm cho tôi nhớ đến Thanh. “If you know something and don’t say it, who are you?

Tôi và nhiều người khác đã được biết Thanh là một người rất hiền lành. Dù nghĩ gì về chính trị, là thành viên của Ban Tuyên Giáo hay là dân thường ở ngoài bộ máy, chúng ta phải phấn đấu hướng tới một nước Việt Nam thực sự đảm bảo nhân quyền. Riêng tôi sẽ nhớ Hồ Đức Thanh mãi.

Hồ Đức Thanh

Rest in peace. Sẽ nhớ.
JL


No comments:

Post a Comment

View My Stats