Carlyle
A. Thayer
Bản
tiếng Việt BVN
14/01/2014
Hỏi: Ông sẽ khuyên các chính phủ
trong khu vực trả lời thế nào cho những quy tắc mới về đánh cá do nhà chức
trách tỉnh Hải Nam ban hành?
Đáp: Những quy tắc mới do nhà chức trách tỉnh Hải Nam thực tế bao trùm lên 3
vùng biển riêng rẽ: (1) Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 km hợp pháp của TQ
xung quanh Đảo Hải Nam; (2) Những vùng tranh chấp như vùng biển xung quanh quần
đảo Trường Sa và những dạng đặc biệt khác trong Biển Đông; (3) Vùng biển quốc
tế. Các chính phủ khu vực phải mạnh mẽ phản đối bất kỳ mưu toan nào của TQ nhằm
thi hành những quy tắc ấy trong vùng biển quốc tế. Việc thi hành của TQ có thể
bị coi như hành động ‘hải tặc nhà nước’. Bất kỳ tàu thuyền nhà nước nào trong
vùng biển quốc tế đều có quyền can thiệp để tự vệ chống lại hải tặc và can
thiệp để ngăn ngừa hải tặc. Các chính phủ khu vực phải lập tức nêu lên vấn đề
này với Bộ Ngoại giao TQ. Họ phải yêu cầu chính quyền trung ương xem xét lại
các quy tắc của tỉnh Hải Nam và làm cho nó thống nhất với luật quốc tế. Các
thành viên ASEAN phải phản đối rằng hành động đơn phương ấy vi phạm tinh thần
của bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông – BVN]
và đi ngược tinh thần hợp tác mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc
Cường đã ủng hộ trong những chuyến thăm của họ đến Đông Nam Á năm ngoái. Các
nhà nước ASEAN phải có lý lẽ để khẳng định những quy tắc ấy phải được hủy bỏ
đối với vùng biển quốc tế và những vùng biển đang tranh chấp.
Việt Nam phải nêu vấn đề này với TQ trong các cuộc
họp song phương, với ngôn từ mạnh mẽ nhất. Hành động của nhà chức trách tỉnh
Hải Nam phá hoại những thỏa thuận đạt được giữa các chủ tịch Trương Tấn Sang và
Tập Cận Bình, giữa các thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường.
Việt Nam và Philippin phải tiến hành những cuộc thảo
luận song phương để phối hợp phản ứng. Việt Nam phải xem xét việc hộ tống các
đoàn thuyền đánh cá trong vùng biển xung quanh các đảo Hoàng Sa.
Bản
gốc tiếng Anh: Thayer Consultancy Background Brief, 10 January, 2014
TQ
nâng cao năng lực chiến đấu vùng ven biển
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về loại tàu
di chuyển bằng nệm không khí Zubr mới
đóng (và những công trình phụ). Liệu chúng có nâng cao năng lực chiến đấu ven
biển của TQ?
Đáp: Tàu di chuyển bằng nệm không khí đổ bộ (LCAC) hạng Zubr [theo
thiết kế của Liên Xô cũ – BVN] của TQ là tàu lớn nhất thế giới thuộc
loại này. Sự đồ sộ làm nó lóng ngóng đối với việc tác chiến tấn công trong vùng
biển Nam Trung Hoa (biển Đông). Nó cao 4 tầng và sẽ làm cho phần lớn những bãi
đá, đảo nhỏ… mà TQ có thể tin là mình chiếm đóng được trở thành nhỏ bé. LCAC
hạng Zuhr cũng là một mục tiêu cồng kềnh.
Nó cũng bị hạn chế trong việc tác chiến ở biển Nam
Trung hoa, vì chỉ chạy được 300 hải lý mà không phải tiếp nhiên liệu. Thêm nữa,
tàu xả khối thải lớn khiến cho các tàu hộ tống, tuần tra, khu trục nhỏ… rất khó
chạy bên cạnh.
Năng lực vận tải xe thiết giáp và xe bọc thép trên
tàu cũng không thể hình dung trong biển Nam Trung Hoa vì kích cỡ hạn chế của
những bãi đá, đảo nhỏ… mà TQ muốn chiếm đóng.
Dẫu sao, bất kể những hạn chế ấy, loại tàu này có
thể chuyên chở đến mục tiêu một binh lực đáng kể gồm hằng trăm lính thủy
Nguồn
bản gốc: Thayer Consultancy Background Brief, January 7, 2014
(ảnh minh hoạ của Wikipedia về loại tàu LCAC hạng
Zuhr)
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 01:20
Có vẻ những quy tắc này đặt ra cứ như thể là Trung Quốc cụ thể là chính quyền đảo Hải Nam đã nắm toàn quyền quyết định tại biển Đông của chúng ta hay sao ý nhở. Đúng là quá hoang đường . Chúng nắm toàn quyền quyết định tại biển Đông hay sao , chúng ta đánh cá ,săn bắt hải sản hợp pháp trên vùng biển của chúng ta là vi phạm pháp luật Trung Quốc sao . Chúng nghĩ chúng đã chiếm được biển Đông rồi sao . những quy tắc đó không ảnh hưởng gì đến hoạt động của nước ta trên biển Đông vì nước ta không hề sợ hãi .
ReplyDeleteBọn chúng đã quá ảo tưởng về sức mạnh của mình rồi , nhưng mặc kệ những tuyên bố vớ vẩn này của chúng . VÌ nước chúng ta cũng rất kiên cường đấu tranh đòi lại chủ quyền , nước Việt Nam ta là một nước nhỏ nhưng không dễ bắt nạt , chúng đã quá coi thường dân tộc Việt Nam ta. Nên nhớ rằng không có cuộc chiến xâm chiếm lãnh thổ nào trong lịch sử dù là khó khăn như thế nào thì dân tộc VIệt Nam ta cũng đều dành chiến thắng, chính vì vậy , cuộc chiến này cũng không là ngoại lệ và những gì đã mất , lãnh thổ của nước ta sẽ sớm được đòi lại một cách sòng phẳng.
ReplyDelete