Thềm Sơn Hà
Mặc dù biến cố Hoàng Sa (HS) đã trải qua 38 năm,
nhưng cho đến nay biến cố này vẫn còn gây ra nhiều nghi vấn.
Hầu hết các bài viết và câu trả lời trong các cuộc phỏng vấn đều dựa trên trí nhớ… và theo thời gian nhiều khi không chính xác, các sự kiện rất mâu thuẫn, nếu không tìm được tài liệu còn lưu trữ thì cũng rất khó để tìm ra sự thật.
Vì vậy không thể đổ lỗi cho một ai khi sau này tìm ra được tài liệu bằng giấy trắng mực đen để kiểm chứng lại.
Trong tất cả các bài viết, rất ít tài liệu viết về Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Khoảng thời gian gần đây tác giả may mắn tìm thêm một số tài liệu liên quan đến ông, hy vọng sẽ trình bày phần nào về vai trò của ông trong biến cố lịch sử này.
Hầu hết các bài viết và câu trả lời trong các cuộc phỏng vấn đều dựa trên trí nhớ… và theo thời gian nhiều khi không chính xác, các sự kiện rất mâu thuẫn, nếu không tìm được tài liệu còn lưu trữ thì cũng rất khó để tìm ra sự thật.
Vì vậy không thể đổ lỗi cho một ai khi sau này tìm ra được tài liệu bằng giấy trắng mực đen để kiểm chứng lại.
Trong tất cả các bài viết, rất ít tài liệu viết về Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Khoảng thời gian gần đây tác giả may mắn tìm thêm một số tài liệu liên quan đến ông, hy vọng sẽ trình bày phần nào về vai trò của ông trong biến cố lịch sử này.
Thềm Sơn Hà
-------------
Từ lúc Trung Cộng (TC) tuyên bố
chủ quyền trên khắp các hải đảo trong vùng biển Đông gồm cả Hoàng Sa và Trường
Sa cho đến ngày 19-1 xảy ra trận hải chiến khốc liệt giữa Hải quân VNCH và hải
quân TC . Và tiếp theo vào ngày 20-1-1974, TC đổ quân chiếm trọn HS, Tổng Thống
Thiệu (TT Thiệu) chưa một lần xuất hiện trước quần chúng trên đài truyền
hình, lên tiếng trên đài phát thanh hoặc họp báo để phản đối TC xâm chiếm HS.
Ông cũng gây ngạc nhiên cho Hoa Kỳ (HK) khi ngay cả trong thông điệp chúc Tết ông cũng không đá động một lời nào về HS. (1)
Ông cũng gây ngạc nhiên cho Hoa Kỳ (HK) khi ngay cả trong thông điệp chúc Tết ông cũng không đá động một lời nào về HS. (1)
Như vậy trong biến cố HS, ông đã làm gì? Và đã có
những hoạt động nào ?
1.- Thăm viếng và ủy lạo chiến sĩ : (2)
TT Thiệu đã thăm viếng và ủy lạo chiến sĩ một tuần trước Tết Nguyên Đán ( ngày 22 tháng 1-1974 là ngày mùng một) theo chương trình như sau:
- Quân Đoàn I :
Ngày 15-1, TT Thiệu bắt đầu ủy lạo một số đơn vị ngoài mặt trận thuộc tỉnh Quảng Ngải. Vào chiều ngày 15, ông đến Đà Nẵng và dùng cơm tối tại Bộ Chỉ Huy/Tiếp Vận I ở Mỹ Khê.
Ngày 16-1, lúc 8 giờ sáng TT Thiệu đến Bộ Tư Lệnh/Vùng 1 Duyên Hải (BTL/VIDH). Sau đó ông thăm các chiến sĩ đóng tại phía Bắc đèo Hải Vân.
- Quân Đoàn II :
Ngày 17-1, ông đến Quân đoàn II và ghé thăm Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Pleiku, đơn vị này đã tham dự cuộc hành quân tái chiếm Plei Kjerang.
Tiếp theo ông đến tỉnh Quảng Đức, thăm căn cứ Trung Đoàn 45 ở quận Đức Lập là đơn vị đã chiếm lại quận Kiến Đức.
Trưa ngày 17-1, ông ghé thăm tiền đồn Biệt Động Quân gần Daksong.
Ngày 18-1, ông chủ tọa lễ mãn khóa 27 tại trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, trong bài diễn văn, TT Thiệu không đề cập đến Hoàng Sa. Ông nghỉ đêm tại Đà Lạt.
Trong cùng ngày, theo ĐĐ Trần Văn Chơn TL/HQ :” Trước đó tôi nhận được tin cho biết Tổng Thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt và Tổng Thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì Tổng Thống không nói gì cả.” (3)
- Quân Đoàn III :
Rời Đà Lạt sáng ngày 19-1, TT Thiệu tiếp tục đi ủy lạo chiến sĩ thuộc Quân Đoàn III ở An Lộc, Lai Khê. Từ An Khê, trực thăng của ông bay dọc theo quốc lộ 13, về hướng bắc tỉnh Chơn Thành, dọc theo lộ trình, khi thấy một đơn vị Thiết giáp, ông đã ra lệnh trực thăng đáp xuống và tự tay phát quà cho họ, hành động này đã làm các chiến sĩ thiết giáp ngạc nhiên.
Theo chương trình ông sẽ tiếp tục thăm viếng Quân Đoàn IV (không tìm thấy tài liệu về chuyến thăm viếng QĐIV, có thể vì biến cố HS nên ông đã hủy bỏ).
2.- Các hoạt động liên quan đến biến cố Hoàng Sa:
2.1.- Thời gian xác định:
- chiều ngày 15, tại căn cứ BCH/Tiếp Vận I ở Mỹ Khê, Phó Đề Đốc (PĐĐ) Hồ Văn Kỳ Thoại TL/HQ/V1DH đã trình lên TT Thiệu sự việc phát hiện chiến hạm TC (LTG: thực sụ đây là tàu đánh cá ).
- Sáng ngày 16-1, ông đến BTL/V1DH, có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI tháp tùng. Sau khi nghe PĐĐ Thoại thuyết trình, ông đã viết thủ bút chỉ thị biện pháp thi hành cho Tư Lệnh Hải Quân V1DH (TL/HQ/V1DH). (4)
- Sáng ngày 19-1, từ Đà Lạt ông gọi điện thoại ra Trung Tâm Hành Quân BTL/VIDH (TTHQ/V1DH).
Theo HQ Đại Úy Lê Văn Thự Trung Tâm Trưởng/TTHQ/VIDH (TTT/TTHQ) thì sau khi : [“Đại Tá Ngạc chỉ thị cho toán Người nhái và toán Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa đang có quân TC chiếm đóng để yêu cầu bọn chúng rời khỏi đảo và xem phản ứng của chúng như thế nào. Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương. Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/VIDH hỏi :”Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi?”
TL/HQ/VIDH Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu :
”Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương” liền theo đó Tổng Thống Thiệu hỏi: ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?”] (5)
Và ông chấm dứt cuộc điện đàm với TL/VIDH bằng một câu hỏi.
- 20 tháng 1-1974, TT Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị Ngoại Trưởng (NT) Vương Văn Bắc gọi điện thoại cho Đại Sứ (ĐS) HK Martin để thảo luận về việc xử dụng một số biện pháp ngoại giao như sau:
1.- thông báo cho Hội Đồng Bảo An và Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc nhưng
chưa có quyết định về việc có cần triệu tập buổi họp của Hội Đồng Bảo An.
2.- đưa kháng thư lên Tổ chức các quốc gia vùng Đông Nam Á (SEATO).
3.- đem vấn đề tranh chấp ra trước Toà án quốc tế, nhưng NT Bắc còn
lưỡng lự vì lo ngại là TC sẽ không chấp nhận quyền xét xử của toà án
này, ngoài ra ông cũng không chắc là tòa án sẽ đưa ra phán quyết
có lợi cho VNCH.
4.- thông báo các quốc gia ký kết Hiệp định Paris về việc TC tấn công
HS, vì theo tinh thần hiệp ước này thì các nước sẽ tôn trọng sự toàn
vẹn lãnh thổ cuả VNCH, và TC là một trong những nước đã ký tên
vào hiệp ước này.
Ngoài ra NT Bắc còn cho ĐS Martin biết là TT Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi đến sự giúp đở của HK, là người bạn và cũng là đồng minh thân thiết nhất. Ông hy vọng HK sẽ tận lực ủng hộ trong các vận động ngoại giao này. (6)
- Ngày 21-1, Đại Sứ Martin cho biết là :”… sáng ngày 21 tháng 1, ông nghe tin TT Thiệu đã ra lệnh không quân VN oanh tạc lực lượng TC ở HS. Lệnh này đã được ngưng lại.” (7)
- ngày 21-1, Đại Sứ Martin trong văn thư gởi về BNG/HK :”.. Tôi hoàn toàn chắc chắn là hành động như vậy sẽ không thể nào xảy ra nếu không có sự chấp thuận của chính Tổng Thống Thiệu, người đã hiện diện tại Đà Nẵng vào thời điểm đó, mặc dù chúng ta có thể cho là, theo ý kiến của của tôi, hành động này được coi là thiếu cân nhắc … “ (8)
- Ngày 22-1, mùng 1 Tết, TT Thiệu đọc thông điệp chúc Tết đến toàn dân. trong thông điệp này ông không có một lời nào đề cập đến trận hải chiến và cũng không lên tiếng tố cáo TC đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Trong khi đó ông lại nói về đạo luật bầu cử mà quốc hội đã thông qua vào ngày xảy ra trận hải chiến, ngày 19 tháng 1-1974 !!!!
Đạo luật này cho phép ông và các vị Tổng Thống kế nhiệm được quyền ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba và nhiệm kỳ Tổng Thống sẽ được kéo dài 5 năm thay vì 4 năm. (1)
- Ngày 22-1, TT Thiệu gởi thơ cho Tổng Thống HK Richard Nixon để yêu cầu chánh phủ
Hoa Kỳ “…hết lòng hỗ trợ về vật chất và chánh trị cần thiết…” mặc dù Đại Sứ Martin đã ngăn cản. (9)
(Thay vì viết phúc thư trực tiếp đến Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Nixon đã gởi điện văn cho Đại Sứ Martin khoảng 3 tuần sau đó và chỉ thị ông đến gặp thẳng Tổng Thống Thiệu để diễn đạt lại nội dung của bản phúc đáp.) (10)
- Sáng ngày 22 tháng 1, nguồn tin từ dinh độc lập cho hay là chánh phủ VN cảm thấy bắt buộc phải mở cuộc hành quân cứu cấp không/hải để tìm kiếm những người có thể sống sót trên biển. (11)
2.2.- Thời gian không xác định:
1.- Cựu Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã viết:
a.- ” ….tôi cần minh xác là Bộ Ngoại Giao cũng như cá nhân tôi không hề được Tổng Thống……. tham khảo ý kiến hay thông báo diễn tiến vế các vấn đề quân sự, các cuộc hành quân…… (trước trận hải chiến).
b.- “… tôi còn nhớ có tham gia một phiên họp cấp cao ở miền duyên hải Trung phần để thảo luận về vụ Hoàng Sa, sau khi quần đảo nầy đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt. Tôi nhớ trong phiên họp nầy có mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Ðại Tướng Cao Văn Viên và mấy vị khác mà ngày nay tôi không còn nhớ rõ tính danh…” (12)
2.- HQ Đại Tá Đỗ Kiểm :
“Ngay lập tức sau trận chiến Kiếm đã phải bay ra Phan Rang để thuyết trình trong chuyến đi nghỉ mát của Tổng Thống Thiệu. Ông không dám nói với TT Thiệu là Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó /HQ đã bỏ lỡ trận hải chiến duy nhất trong lịch sử hải quân hiện đại, tuy nhiên ông đã đề cập đến việc không có sự yễm trợ của lực lượng không quân. Cuộc thuyết trình đã diễn ra dưới bóng mát của một vọng lầu bằng gạch được xây ngay trên bãi biển, trong lúc các người trong gia đình của ông Thiệu đi qua đi lại, tìm khăn tắm hoặc thuốc lá.
" Đại Tá Kiểm đừng lo", Thiệu xoa dịu, "chúng tôi sẽ cho anh chiếc tàu khác.” (13)
NHẬN XÉT
Cho đến nay vẫn còn nghi vấn về lệnh khai hỏa trong trận hải chiến HS. Theo PĐĐ Thoại thì ông là người trực tiếp ra lệnh khai hỏa dựa trên thủ bút của TT Thiệu viết cho ông ngày 16-1 khi TT Thiệu đến thăm VIDH. Nhưng trong bài viết ‘Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân’ của HQ Đ/Úy Lê Văn Thự phổ biến trên www.hqvnch.net vào tháng 12-2008 (như đã dẫn chứng đoạn trên) thì PĐĐ Thoại đã ra lệnh khai hỏa ngay sau khi TT Thiệu chấm dứt cuộc điện đàm.
Để tìm câu trả lời về lệnh khai hỏa trong ngày 19-1, bài viết sẽ phân tích về chỉ thị của TT Thiệu và nhận xét về cuộc điện đàm giữa TT Thiệu và TL/V1DH.
1.- Thăm viếng và ủy lạo chiến sĩ : (2)
TT Thiệu đã thăm viếng và ủy lạo chiến sĩ một tuần trước Tết Nguyên Đán ( ngày 22 tháng 1-1974 là ngày mùng một) theo chương trình như sau:
- Quân Đoàn I :
Ngày 15-1, TT Thiệu bắt đầu ủy lạo một số đơn vị ngoài mặt trận thuộc tỉnh Quảng Ngải. Vào chiều ngày 15, ông đến Đà Nẵng và dùng cơm tối tại Bộ Chỉ Huy/Tiếp Vận I ở Mỹ Khê.
Ngày 16-1, lúc 8 giờ sáng TT Thiệu đến Bộ Tư Lệnh/Vùng 1 Duyên Hải (BTL/VIDH). Sau đó ông thăm các chiến sĩ đóng tại phía Bắc đèo Hải Vân.
- Quân Đoàn II :
Ngày 17-1, ông đến Quân đoàn II và ghé thăm Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Pleiku, đơn vị này đã tham dự cuộc hành quân tái chiếm Plei Kjerang.
Tiếp theo ông đến tỉnh Quảng Đức, thăm căn cứ Trung Đoàn 45 ở quận Đức Lập là đơn vị đã chiếm lại quận Kiến Đức.
Trưa ngày 17-1, ông ghé thăm tiền đồn Biệt Động Quân gần Daksong.
Ngày 18-1, ông chủ tọa lễ mãn khóa 27 tại trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, trong bài diễn văn, TT Thiệu không đề cập đến Hoàng Sa. Ông nghỉ đêm tại Đà Lạt.
Trong cùng ngày, theo ĐĐ Trần Văn Chơn TL/HQ :” Trước đó tôi nhận được tin cho biết Tổng Thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt và Tổng Thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì Tổng Thống không nói gì cả.” (3)
- Quân Đoàn III :
Rời Đà Lạt sáng ngày 19-1, TT Thiệu tiếp tục đi ủy lạo chiến sĩ thuộc Quân Đoàn III ở An Lộc, Lai Khê. Từ An Khê, trực thăng của ông bay dọc theo quốc lộ 13, về hướng bắc tỉnh Chơn Thành, dọc theo lộ trình, khi thấy một đơn vị Thiết giáp, ông đã ra lệnh trực thăng đáp xuống và tự tay phát quà cho họ, hành động này đã làm các chiến sĩ thiết giáp ngạc nhiên.
Theo chương trình ông sẽ tiếp tục thăm viếng Quân Đoàn IV (không tìm thấy tài liệu về chuyến thăm viếng QĐIV, có thể vì biến cố HS nên ông đã hủy bỏ).
2.- Các hoạt động liên quan đến biến cố Hoàng Sa:
2.1.- Thời gian xác định:
- chiều ngày 15, tại căn cứ BCH/Tiếp Vận I ở Mỹ Khê, Phó Đề Đốc (PĐĐ) Hồ Văn Kỳ Thoại TL/HQ/V1DH đã trình lên TT Thiệu sự việc phát hiện chiến hạm TC (LTG: thực sụ đây là tàu đánh cá ).
- Sáng ngày 16-1, ông đến BTL/V1DH, có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI tháp tùng. Sau khi nghe PĐĐ Thoại thuyết trình, ông đã viết thủ bút chỉ thị biện pháp thi hành cho Tư Lệnh Hải Quân V1DH (TL/HQ/V1DH). (4)
- Sáng ngày 19-1, từ Đà Lạt ông gọi điện thoại ra Trung Tâm Hành Quân BTL/VIDH (TTHQ/V1DH).
Theo HQ Đại Úy Lê Văn Thự Trung Tâm Trưởng/TTHQ/VIDH (TTT/TTHQ) thì sau khi : [“Đại Tá Ngạc chỉ thị cho toán Người nhái và toán Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa đang có quân TC chiếm đóng để yêu cầu bọn chúng rời khỏi đảo và xem phản ứng của chúng như thế nào. Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương. Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/VIDH hỏi :”Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi?”
TL/HQ/VIDH Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu :
”Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương” liền theo đó Tổng Thống Thiệu hỏi: ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?”] (5)
Và ông chấm dứt cuộc điện đàm với TL/VIDH bằng một câu hỏi.
- 20 tháng 1-1974, TT Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị Ngoại Trưởng (NT) Vương Văn Bắc gọi điện thoại cho Đại Sứ (ĐS) HK Martin để thảo luận về việc xử dụng một số biện pháp ngoại giao như sau:
1.- thông báo cho Hội Đồng Bảo An và Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc nhưng
chưa có quyết định về việc có cần triệu tập buổi họp của Hội Đồng Bảo An.
2.- đưa kháng thư lên Tổ chức các quốc gia vùng Đông Nam Á (SEATO).
3.- đem vấn đề tranh chấp ra trước Toà án quốc tế, nhưng NT Bắc còn
lưỡng lự vì lo ngại là TC sẽ không chấp nhận quyền xét xử của toà án
này, ngoài ra ông cũng không chắc là tòa án sẽ đưa ra phán quyết
có lợi cho VNCH.
4.- thông báo các quốc gia ký kết Hiệp định Paris về việc TC tấn công
HS, vì theo tinh thần hiệp ước này thì các nước sẽ tôn trọng sự toàn
vẹn lãnh thổ cuả VNCH, và TC là một trong những nước đã ký tên
vào hiệp ước này.
Ngoài ra NT Bắc còn cho ĐS Martin biết là TT Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi đến sự giúp đở của HK, là người bạn và cũng là đồng minh thân thiết nhất. Ông hy vọng HK sẽ tận lực ủng hộ trong các vận động ngoại giao này. (6)
- Ngày 21-1, Đại Sứ Martin cho biết là :”… sáng ngày 21 tháng 1, ông nghe tin TT Thiệu đã ra lệnh không quân VN oanh tạc lực lượng TC ở HS. Lệnh này đã được ngưng lại.” (7)
- ngày 21-1, Đại Sứ Martin trong văn thư gởi về BNG/HK :”.. Tôi hoàn toàn chắc chắn là hành động như vậy sẽ không thể nào xảy ra nếu không có sự chấp thuận của chính Tổng Thống Thiệu, người đã hiện diện tại Đà Nẵng vào thời điểm đó, mặc dù chúng ta có thể cho là, theo ý kiến của của tôi, hành động này được coi là thiếu cân nhắc … “ (8)
- Ngày 22-1, mùng 1 Tết, TT Thiệu đọc thông điệp chúc Tết đến toàn dân. trong thông điệp này ông không có một lời nào đề cập đến trận hải chiến và cũng không lên tiếng tố cáo TC đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Trong khi đó ông lại nói về đạo luật bầu cử mà quốc hội đã thông qua vào ngày xảy ra trận hải chiến, ngày 19 tháng 1-1974 !!!!
Đạo luật này cho phép ông và các vị Tổng Thống kế nhiệm được quyền ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba và nhiệm kỳ Tổng Thống sẽ được kéo dài 5 năm thay vì 4 năm. (1)
- Ngày 22-1, TT Thiệu gởi thơ cho Tổng Thống HK Richard Nixon để yêu cầu chánh phủ
Hoa Kỳ “…hết lòng hỗ trợ về vật chất và chánh trị cần thiết…” mặc dù Đại Sứ Martin đã ngăn cản. (9)
(Thay vì viết phúc thư trực tiếp đến Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Nixon đã gởi điện văn cho Đại Sứ Martin khoảng 3 tuần sau đó và chỉ thị ông đến gặp thẳng Tổng Thống Thiệu để diễn đạt lại nội dung của bản phúc đáp.) (10)
- Sáng ngày 22 tháng 1, nguồn tin từ dinh độc lập cho hay là chánh phủ VN cảm thấy bắt buộc phải mở cuộc hành quân cứu cấp không/hải để tìm kiếm những người có thể sống sót trên biển. (11)
2.2.- Thời gian không xác định:
1.- Cựu Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã viết:
a.- ” ….tôi cần minh xác là Bộ Ngoại Giao cũng như cá nhân tôi không hề được Tổng Thống……. tham khảo ý kiến hay thông báo diễn tiến vế các vấn đề quân sự, các cuộc hành quân…… (trước trận hải chiến).
b.- “… tôi còn nhớ có tham gia một phiên họp cấp cao ở miền duyên hải Trung phần để thảo luận về vụ Hoàng Sa, sau khi quần đảo nầy đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt. Tôi nhớ trong phiên họp nầy có mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Ðại Tướng Cao Văn Viên và mấy vị khác mà ngày nay tôi không còn nhớ rõ tính danh…” (12)
2.- HQ Đại Tá Đỗ Kiểm :
“Ngay lập tức sau trận chiến Kiếm đã phải bay ra Phan Rang để thuyết trình trong chuyến đi nghỉ mát của Tổng Thống Thiệu. Ông không dám nói với TT Thiệu là Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó /HQ đã bỏ lỡ trận hải chiến duy nhất trong lịch sử hải quân hiện đại, tuy nhiên ông đã đề cập đến việc không có sự yễm trợ của lực lượng không quân. Cuộc thuyết trình đã diễn ra dưới bóng mát của một vọng lầu bằng gạch được xây ngay trên bãi biển, trong lúc các người trong gia đình của ông Thiệu đi qua đi lại, tìm khăn tắm hoặc thuốc lá.
" Đại Tá Kiểm đừng lo", Thiệu xoa dịu, "chúng tôi sẽ cho anh chiếc tàu khác.” (13)
NHẬN XÉT
Cho đến nay vẫn còn nghi vấn về lệnh khai hỏa trong trận hải chiến HS. Theo PĐĐ Thoại thì ông là người trực tiếp ra lệnh khai hỏa dựa trên thủ bút của TT Thiệu viết cho ông ngày 16-1 khi TT Thiệu đến thăm VIDH. Nhưng trong bài viết ‘Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân’ của HQ Đ/Úy Lê Văn Thự phổ biến trên www.hqvnch.net vào tháng 12-2008 (như đã dẫn chứng đoạn trên) thì PĐĐ Thoại đã ra lệnh khai hỏa ngay sau khi TT Thiệu chấm dứt cuộc điện đàm.
Để tìm câu trả lời về lệnh khai hỏa trong ngày 19-1, bài viết sẽ phân tích về chỉ thị của TT Thiệu và nhận xét về cuộc điện đàm giữa TT Thiệu và TL/V1DH.
1.- Phân tích về chỉ thị của TT Thiệu viết cho PĐĐ Thoại
Trong cuốn sách “Can trường trong chiến bại” PĐĐ Thoại viết về hoạt động của HQ 16 trong ngày 16-1 (chính xác là ngày 15-1): ”Sáng ngày 16, chiến hạm HQ 16 khi đến nơi vùng đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo cáo rằng có một số tàu đánh cá chạy về hướng Bắc và đồng thời khi người nhái của Hải Quân Việt Nam đổ bộ để thám sát các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Cộng………… (trang 155)
Và sau đó trong ngày 17-1 (chính xác là ngày 16-1) , PĐĐ Thoại viết tiếp :” Trong đêm tình hình yên lặng. Sáng ngày 17-1, tuần dương hạm HQ 16 báo cáo là hai tàu đánh cá Trung Cộng không tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Ngoài ra chiến hạm HQ 16 báo cáo sự xuất hiện của hai tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng. Trung tá Thự cho một toán đổ bộ gồm một trung úy và mười bốn đoàn viên của chiến hạm trang bị M79 và súng cá nhân lên bờ bằng xuồng cao su để nhổ hết cờ Trung Cộng và thay bằng cờ Việt Nam. Khi lên bờ toán này gặp nhiều người Trung Hoa nhưng không rõ là ngư phủ hay binh sĩ tuy nhiên toán đổ bộ được chỉ thị không được bắn trước trừ khi phải tự vệ….. (trang 156)
Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, tổng thống và phái đoàn ………….đến bộ tư lịnh Vùng 1 Duyên Hải bằng xe…………….. Tôi nhấn mạnh việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải một cách ôn hòa nhưng tình hình trong 24 giò qua cho thấy Trung Cộng có ý định khiêu khích.”
Đoạn viết trên của PĐĐ Thoại đã cho thấy những diễn tiến dồn dập kể từ lúc HQ 16 đến HS vào lúc sáng ngày 15-1 cho đến khi TT Thiệu đến BTL/V1DH lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau 16-1 và ông đã trình bày với TT Thiệu :”….Tôi nhấn mạnh việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải một cách ôn hòa nhưng tình hình trong 24 giờ qua cho thấy Trung Cộng có ý định khiêu khích.“ (4) (trang 157&158).
Diễn tiến và thời gian qua báo cáo của PĐĐ Thoại :
a.- Diễn tiến : khi TT Thiệu đến vùng I, lúc bấy giờ báo cáo từ HQ 16 là chỉ có 1 tàu đánh cá TC mà thôi. (PĐĐ Thoại báo cáo cho TT Thiệu là 2 chiến hạm TC, trong khi ông báo cáo cho TL/HQ là 2 tàu đánh cá có võ trang và trong bài phỏng vấn với Tuyết Mai thì ông trả lời “Chỉ thị của Tổng Thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng”.) (14)
Thực tế như tác giả đã chứng minh trong bài viết “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 của Trung Cộng” (15) là từ chiều ngày 15-1 cho đến sáng ngày 16-1 lúc TT Thiệu đến V1DH vẫn chỉ có một tàu đánh cá mang số 402 có treo cờ TC đã được HQ 16 phát hiện vào chiều ngày hôm trước 15-1.
:” Lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1, chiến hạm HQ 16 của HQVN neo ở hướng đông đảo Cam Tuyền cách bờ 100m đã phát hiện tàu TC neo phiá ngoài đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo HS, cách bờ 100m. Tàu TC là loại tàu đánh cá khoảng 100 tấn, trang bị một số antenna. Trên đảo Cam Tuyền có cờ TC. HQ 16 ra hiệu yêu cầu tàu TC rời khỏi khu vực nhưng không có phản ứng.” (15)
Công điện dẫn chứng trên đã xác nhận một cách đầy đủ và rõ ràng thời gian, vị trí, loại tàu, quốc tịch và hoạt động của tàu đánh cá khi bị HQ 16 phát hiện và báo cáo về BTL/V1DH.
b.- Thời gian : HQ 16 báo cáo phát hiện tàu đánh cá TC về TTHQ/V1DH khoảng 5 giờ chiều ngày 15-1. Đến 8 giờ sáng ngày 16-1, TT Thiệu đến BTL/V1DH như vậy chỉ sai biệt trong vòng 15 giờ (khác với 24 giờ cách biệt như PĐĐ Thoại đã viết) và theo Đ/Úy Đào Dân sau khi phát hiện, HQ 16 đã dùng loa phóng thanh phát tiếng Trung Hoa để yêu cầu họ rời khỏi hải phận VN cho đến khi trời tối, HQ 16 phải vận chuyển ra xa để giữ an toàn cho chiến hạm. (16)
Nhận Xét:
Thực sự ngoài PĐĐ Thoại, cho đến nay không ai biết được là ông đã trình bày những gì với TT Thiệu và thủ bút của TT Thiệu đã chỉ thị cho ông ra sao. Nhưng theo PĐĐ Thoại, sáng ngày 16-1, sau khi nghe ông thuyết trình, TT Thiệu đã viết thủ bút chỉ thị ông:
”Thứ nhứt là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải VNCH.
Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH .(4)
Đề Đốc Trần Văn Chơn TL/HQ trả lời cuộc phỏng vấn là: “Khi ông Thoại báo cáo cho tôi về vấn đề HS, ông không báo cáo là có tàu binh của Trung Quốc mà chỉ nói là có hai chiếc tàu đánh cá có gắn súng đại liên thôi.” thì ông đã trả lời một cách ngắn gọn :” Tôi liền ra lịnh cho Đô Đốc Thoại đuổi 2 tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi hải phận của ta, nếu nó không nghe thì lôi nó giải giao về Đà Nẵng” (3 trang 324).
Vì theo ông, TL/V1DH đã điện trình lên ông là: ”Tổng Thống ra lệnh cho Đô Đốc Thoại phải giữ vững Hoàng Sa và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi hải phận” (16)
Chỉ thị của TT Thiệu và của ĐĐ Chơn không khác nhau lắm và đây cũng chỉ là phản ứng thông thường mà các vị Tư Lệnh vùng duyên hải vẫn thường xuyên ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc thi hành mỗi khi phát hiện tàu thuyền ngoại quốc xâm phạm lãnh hải VNCH. (trong rất nhiều trường hợp, tại vùng biển Phú Quốc thuộc V4DH, chiến hạm hải quân đã sử dụng vũ khí để bắt giữ tàu đánh cá Thái Lan vi phạm hải phận).
Có lẽ đối với TT Thiệu đây là trường hợp đơn giản, chỉ cần thẫm quyền V1DH giải quyết, do vậy ông đã chỉ thị TL/HQ/V1DH thi hành. Dĩ nhiên là một vị tướng lãnh thâm niên, nếu nhận thức tình thế nghiêm trọng người mà ông ra chỉ thị phải là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thay vì PĐĐ Thoại.
Về phần BTL/HQ, sau khi nhận công điện báo cáo phát hiện tàu TC từ V1DH, BTL/HQ đã không có chỉ thị khẩn cấp và đã không điều động cấp thời chiến hạm nào ra V1DH để trợ lực với HQ 16, điều này phải được hiểu đây chỉ là trường hợp vi phạm lãnh hải rất thường xảy ra và sự hiện diện của HQ 16 cũng quá đủ để đối đầu với một tàu đánh cá của TC. Có lẽ PĐĐ Thoại cũng hiểu chỉ thị của TT Thiệu là chỉ để đối phó cấp thời đuổi tàu TC ra khỏi hải phận. Do vậy ông rất e dè sử dụng biện pháp mạnh.
Sự dè dặt trong việc sử dụng biện pháp cứng rắn đối phó với lực lượng TC hiện diện trong khu vực nhóm Nguyệt Thiềm đã được ghi nhận qua sự kiện các chiến hạm VN chưa hề nhận được lịnh sử dụng vũ khí, kể cả vũ khí cá nhân, ngay khi tàu đánh cá và chiến hạm địch khiêu khích bằng cách vận chuyển đâm ngang mũi hoặc quá gần chiến hạm ta. Theo lời PĐĐ Thoại thì ông luôn nhấn mạnh tới điểm xử dụng biện pháp ôn hòa để mời tàu đánh cá và chiến hạm TC ra khỏi lãnh hải VNCH từ ngày 15-1 đến sáng ngày 19-1. Và cũng chính vì sự dè dặt này mà 2 tàu đánh cá TC 402 và 407 vẫn tự do hoạt động trong nhóm Nguyệt Thiềm và đã thực hiện công tác hướng dẫn và đổ quân chiếm trọn 3 đảo còn lại là Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc trong ngày 20-1. (15)
Khi lực lượng Người Nhái và Biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa, cùng lúc TC cũng đổ bộ khoảng 2 đại đội lên hướng Đông Bắc, đưa đến sự nguy hiểm và bất lợi cho lực lượng ta, các chiến hạm vẫn không nhận được lịnh tác xạ lên bờ để dọn đường và yễm trợ cho lực lượng đổ bộ cũng như khi TC tác xạ vào lực lượng đổ bộ gây cho ta tử thương 2 người và bị thương 3 người, Đại Tá Ngạc phải ra lịnh triệt thoái, phiá bên ta vẫn bất động.
PĐĐ Thoại trả lời câu hỏi số 5 của UBHS (3) :” Không ai nghĩ ra sẽ có một cuộc hải chiến, kể cả Tổng Thống Thiệu”. Có lẽ ý nghĩ này đã hạn chế ông sử dụng vũ lực ngay cả trong thời gian đầu khi HQ 16 phát hiện tàu đánh cá 402, và chắc ông cũng hiểu rõ là chỉ thị của TT Thiệu viết cho ông không phải ủy quyền cho ông ra lệnh khai hỏa để khởi đầu một cuộc hải chiến mà hậu quả không thể nào lường.
Như vậy thì động lực nào đã thúc đẩy PĐĐ Thoại phải ra lịnh khai hỏa ? Có phải chăng là cú điện thoại mà TT Thiệu đã gọi vào TTHQ/V1DH vào sáng ngày 19-1 như Đại Úy Lê Văn Thự đã viết trong tham khảo (4).
2.-Nhận
xét về sự xác thực của cuộc đàm thoại giữa TT Thiệu và PĐĐ Thoại.
Như đã dẫn chứng phần trên, chỉ thị của TT Thiệu và ĐĐ Chơn để đối phó với tàu đánh cá số 402 phát hiện trong chiều ngày 15-1 và chiếc số 407 vào trưa ngày 16-1 gần khu vực đảo Cam Tuyền đã không được V1DH chỉ thị cho HQ16 và HQ 4 (đến HS vào trưa ngày 17-1) thi hành. (1)
Như vậy có thể nào TL/V1DH lại có thể đơn phương ra lệnh nổ súng vào chiến hạm TC dẫn đến trận hải chiến với kết quả là mất trọn cả nhóm Nguyệt Thiềm, nếu như không có một chỉ thị nào khác hơn là câu hỏi ‘Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?’ của TT Thiệu tù Đà Lạt gọi điện thoại vào TTHQ/V1DH trước khi ông lên đường tiếp tục ủy lạo chiến sĩ tại Vùng 3 Chiến Thuật.
Điều này chứng tỏ là câu hỏi ngắn gọn của TT Thiệu đã được PĐĐ Thoại hiểu như là một mệnh lệnh, bắt buộc ông phải có phản ứng cứng rắn để đáp lại việc TC đã nổ súng vào lực lượng ta. Như vậy, câu hỏi có tích cách lịch sử này cần phải được cứu xét để xác định sự xác thực của cú điện thoại và nội dung của cuộc điện đàm.
Điểm nghi vấn được đặt ra ở đây là PĐĐ Thoại đã không đề cập đến cú điện thoại này trong sách hoặc trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào từ trước đến nay. Và người độc nhất tiết lộ về chi tiết này là HQ Đại Úy Lê Văn Thự trong bài viết “Trận hải chiến HS và nước mắt của vị Tư Lịnh HQ” đã được phổ biến hạn chế trong số bạn hữu tại tiểu bang Oklahoma vào năm 1997. Bài này đã được ông viết lại và tái đăng trong http://hqvnch.net/default.asp?id=1267&lstid=135 tháng 12-2008.
HQ Đại Úy Thự giữ chức vụ Trung Tâm Trưởng/TTHQ/VIDH từ tháng 10-1973 cho đến khi QĐI thất thủ và nhiệm vụ của TTT/TTHQ là nhận và thi hành chỉ thị thượng cấp trong việc điều động các đơn vị trực thuộc, tiếp nhận báo cáo từ các đơn vị trực thuộc, liên lạc các TTHQ quân binh chủng trong vùng trách nhiệm….. Trong ngày 19-1, ông đã có mặt từ sáng cho đến chiều trong TTHQ. Theo ông thì hệ thống liên lạc trong TTHQ (máy truyền tin và điện thoại) khi nhận và phát thì tất cả những người có mặt trong trung tâm đều nghe rõ.
Qua bài viết của Đ/Úy Thự, TT Thiệu đã chấm dứt cuộc điện đàm bằng một câu hỏi ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?” và từ câu hỏi ngắn gọn này của TT Thiệu đã được PĐĐ Thoại hiểu như là một mệnh lệnh, bắt buộc ông phải có phản ứng cứng rắn để đáp lại việc TC đã nổ súng vào lực lượng ta và Đô Đốc Thoại không còn phản ứng nào khác hơn là quyết định ra lệnh khai hỏa.”
HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê viết trong HSTT “ hồi 08:35H, bên bờ phía Tây Nam đảo Duncan, Trung Cộng bắt đầu nổ súng tấn công trung đội Hải Kích. Ngay phút đầu tiên, ta tử thương 2 và bị thương 3. Hải kích phải rút về bìa san hô vì địch quá mạnh. Hồi 08:50H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ thị chiến hạm bắn tối đa vào đảo; đồng thời, nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch” (16)
Và theo tài liệu từ phiá HK thì PĐĐ Thoại ra lịnh khai hỏa vào lúc 08:50H các chiến hạm HQVN đã nhận được lịnh tác xạ vào đảo trong lúc triệt thoái toán Người nhái và Biệt hải về tàu nhưng không giao chiến với tàu TC (VNN SHIPS WERE ORDERED TO SHELL ISLAND WHILE EXTRACTING TROOPS, BUT NOT TO ENGAGE THE PRC SHIPS.)(17)
Hai tài liệu dẫn chứng trên đã cho thấy sự trùng hợp về thời gian và mục tiêu của lệnh khai hỏa chỉ có một điểm khác là bài viết của Đại Tá Khuê có thêm câu “… đồng thời, nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch”
Theo Đại Tá Khuê thì TC bắt đầu nổ súng vào lực lượng ta vào lúc 08:35H. Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu dựa vào thủ bút của TT Thiệu thì TL/V1DH phải ra lệnh phản pháo ngay vào giờ phút này khi địch nổ súng gây thương vong về phía ta, không cần phải chờ đến 15 phút sau mới quyết định ra lệnh khai hỏa.
Điều này cho thấy là ông vẫn còn ngần ngại trong quyết định sử dụng vũ lực để đối đầu với TC và ông chỉ ra lệnh khai hỏa sau khi đã có một sự hối thúc nào đó từ cấp thẫm quyền cao cấp hơn và thẫm quyền này không ai khác hơn là TT Thiệu qua câu hỏi chấm dứt cuộc điện đàm.
Do vậy có thể xác định thời gian TT Thiệu từ Đà Lạt gọi vào TTHQ/V1DH là trong khoảng từ 08:35H đến 08:45H sáng ngày 19-1-1974.
Đại Tá Ngạc cũng đã diển tả tương tự tuy thời gian sai biệt nhau 40 phút:” Việc thất-bại đổ-bộ được báo-cáo ngay về Bộ-Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải và chừng ít phút sau đó (vào khoảng 09:30 sáng) thì đích thân Tư-lệnh HQ VNCH hay Tư-lệnh Vùng I duyên-hải ra lệnh vắn-tắt có hai chữ: "khai-hỏa" bằng bạch-văn cho Hải-đoàn đặc-nhiệm và không có chi-tiết gì khác hơn.”
Điểm cần ghi nhận là từ sau trận hải chiến HS cho đến khi mất miền Trung, PĐĐ Thoại TL/HQ/VIDH vẫn còn tại chức. Như vậy là dưới mắt TT Thiệu, TL/V1DH đã thi hành đúng chỉ thị của ông khi ra lệnh khai hỏa.
Có điều hơi khó hiểu là để trả lời cho câu hỏi :” Với tư cách là Tư Lệnh Chiến Trường, Đô Đốc có dự trù là nếu trong trường hợp đổ bộ lên đảo Quang Hòa không thành công, Đô Đốc sẽ rút toán Hải Kích về tàu, chỉ thị chiến hạm quay lại đổ bộ toán Người Nhái và Hải Kích lên tăng cường 3 đảo còn lại ở hướng Tây là Vĩnh Lạc (Money), Cam Tuyền (Robert) và Hoàng Sa (Pattle). Như vậy ta vẫn còn quân phòng thủ trên các đảo còn lại và vẫn còn 4 chiến hạm làm thành tuyến ngăn chận từ Hoàng Sa đến Quang Hòa trong khi chờ đợi những diễn tiến mới về chính trị, ngoại giao…?” [(2) câu hỏi số 13, trang 354)], PĐĐ Thoại đã không cho là ông phải thi hành lệnh của TT Thiệu như những lần trước mà ông lại trả lời :”Chỉ có nhựt ký của Trung Tâm Hành Quân Vùng 1 Duyên Hải mới trả lời được câu này.”
Có phải chính ông cũng đã dự trù hành động như câu hỏi nêu trên, nhưng TT Thiệu vì tự ái dân tộc, căm phẩn trước kẻ thù truyền kiếp TC đã ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ và nổ súng giết chết binh sĩ ta đã vội vàng đặt câu hỏi để kết thúc cuộc điện đàm như là một mệnh lệnh buộc ĐĐ Thoại không còn cách chọn lựa nào khác hơn là phải ra lệnh khai hỏa.
Và biết đâu nếu như không có cú điện thoại của TT Thiệu, ngày nay Việt Nam vẫn còn giữ lại các đảo phiá Tây nhóm Nguyệt Thiềm của quần đảo Hoàng Sa và TC sẽ bớt hung hãn hơn trong vùng Biển Đông.
Như đã dẫn chứng phần trên, chỉ thị của TT Thiệu và ĐĐ Chơn để đối phó với tàu đánh cá số 402 phát hiện trong chiều ngày 15-1 và chiếc số 407 vào trưa ngày 16-1 gần khu vực đảo Cam Tuyền đã không được V1DH chỉ thị cho HQ16 và HQ 4 (đến HS vào trưa ngày 17-1) thi hành. (1)
Như vậy có thể nào TL/V1DH lại có thể đơn phương ra lệnh nổ súng vào chiến hạm TC dẫn đến trận hải chiến với kết quả là mất trọn cả nhóm Nguyệt Thiềm, nếu như không có một chỉ thị nào khác hơn là câu hỏi ‘Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?’ của TT Thiệu tù Đà Lạt gọi điện thoại vào TTHQ/V1DH trước khi ông lên đường tiếp tục ủy lạo chiến sĩ tại Vùng 3 Chiến Thuật.
Điều này chứng tỏ là câu hỏi ngắn gọn của TT Thiệu đã được PĐĐ Thoại hiểu như là một mệnh lệnh, bắt buộc ông phải có phản ứng cứng rắn để đáp lại việc TC đã nổ súng vào lực lượng ta. Như vậy, câu hỏi có tích cách lịch sử này cần phải được cứu xét để xác định sự xác thực của cú điện thoại và nội dung của cuộc điện đàm.
Điểm nghi vấn được đặt ra ở đây là PĐĐ Thoại đã không đề cập đến cú điện thoại này trong sách hoặc trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào từ trước đến nay. Và người độc nhất tiết lộ về chi tiết này là HQ Đại Úy Lê Văn Thự trong bài viết “Trận hải chiến HS và nước mắt của vị Tư Lịnh HQ” đã được phổ biến hạn chế trong số bạn hữu tại tiểu bang Oklahoma vào năm 1997. Bài này đã được ông viết lại và tái đăng trong http://hqvnch.net/default.asp?id=1267&lstid=135 tháng 12-2008.
HQ Đại Úy Thự giữ chức vụ Trung Tâm Trưởng/TTHQ/VIDH từ tháng 10-1973 cho đến khi QĐI thất thủ và nhiệm vụ của TTT/TTHQ là nhận và thi hành chỉ thị thượng cấp trong việc điều động các đơn vị trực thuộc, tiếp nhận báo cáo từ các đơn vị trực thuộc, liên lạc các TTHQ quân binh chủng trong vùng trách nhiệm….. Trong ngày 19-1, ông đã có mặt từ sáng cho đến chiều trong TTHQ. Theo ông thì hệ thống liên lạc trong TTHQ (máy truyền tin và điện thoại) khi nhận và phát thì tất cả những người có mặt trong trung tâm đều nghe rõ.
Qua bài viết của Đ/Úy Thự, TT Thiệu đã chấm dứt cuộc điện đàm bằng một câu hỏi ”Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?” và từ câu hỏi ngắn gọn này của TT Thiệu đã được PĐĐ Thoại hiểu như là một mệnh lệnh, bắt buộc ông phải có phản ứng cứng rắn để đáp lại việc TC đã nổ súng vào lực lượng ta và Đô Đốc Thoại không còn phản ứng nào khác hơn là quyết định ra lệnh khai hỏa.”
HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê viết trong HSTT “ hồi 08:35H, bên bờ phía Tây Nam đảo Duncan, Trung Cộng bắt đầu nổ súng tấn công trung đội Hải Kích. Ngay phút đầu tiên, ta tử thương 2 và bị thương 3. Hải kích phải rút về bìa san hô vì địch quá mạnh. Hồi 08:50H, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải chỉ thị chiến hạm bắn tối đa vào đảo; đồng thời, nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch” (16)
Và theo tài liệu từ phiá HK thì PĐĐ Thoại ra lịnh khai hỏa vào lúc 08:50H các chiến hạm HQVN đã nhận được lịnh tác xạ vào đảo trong lúc triệt thoái toán Người nhái và Biệt hải về tàu nhưng không giao chiến với tàu TC (VNN SHIPS WERE ORDERED TO SHELL ISLAND WHILE EXTRACTING TROOPS, BUT NOT TO ENGAGE THE PRC SHIPS.)(17)
Hai tài liệu dẫn chứng trên đã cho thấy sự trùng hợp về thời gian và mục tiêu của lệnh khai hỏa chỉ có một điểm khác là bài viết của Đại Tá Khuê có thêm câu “… đồng thời, nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch”
Theo Đại Tá Khuê thì TC bắt đầu nổ súng vào lực lượng ta vào lúc 08:35H. Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu dựa vào thủ bút của TT Thiệu thì TL/V1DH phải ra lệnh phản pháo ngay vào giờ phút này khi địch nổ súng gây thương vong về phía ta, không cần phải chờ đến 15 phút sau mới quyết định ra lệnh khai hỏa.
Điều này cho thấy là ông vẫn còn ngần ngại trong quyết định sử dụng vũ lực để đối đầu với TC và ông chỉ ra lệnh khai hỏa sau khi đã có một sự hối thúc nào đó từ cấp thẫm quyền cao cấp hơn và thẫm quyền này không ai khác hơn là TT Thiệu qua câu hỏi chấm dứt cuộc điện đàm.
Do vậy có thể xác định thời gian TT Thiệu từ Đà Lạt gọi vào TTHQ/V1DH là trong khoảng từ 08:35H đến 08:45H sáng ngày 19-1-1974.
Đại Tá Ngạc cũng đã diển tả tương tự tuy thời gian sai biệt nhau 40 phút:” Việc thất-bại đổ-bộ được báo-cáo ngay về Bộ-Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải và chừng ít phút sau đó (vào khoảng 09:30 sáng) thì đích thân Tư-lệnh HQ VNCH hay Tư-lệnh Vùng I duyên-hải ra lệnh vắn-tắt có hai chữ: "khai-hỏa" bằng bạch-văn cho Hải-đoàn đặc-nhiệm và không có chi-tiết gì khác hơn.”
Điểm cần ghi nhận là từ sau trận hải chiến HS cho đến khi mất miền Trung, PĐĐ Thoại TL/HQ/VIDH vẫn còn tại chức. Như vậy là dưới mắt TT Thiệu, TL/V1DH đã thi hành đúng chỉ thị của ông khi ra lệnh khai hỏa.
Có điều hơi khó hiểu là để trả lời cho câu hỏi :” Với tư cách là Tư Lệnh Chiến Trường, Đô Đốc có dự trù là nếu trong trường hợp đổ bộ lên đảo Quang Hòa không thành công, Đô Đốc sẽ rút toán Hải Kích về tàu, chỉ thị chiến hạm quay lại đổ bộ toán Người Nhái và Hải Kích lên tăng cường 3 đảo còn lại ở hướng Tây là Vĩnh Lạc (Money), Cam Tuyền (Robert) và Hoàng Sa (Pattle). Như vậy ta vẫn còn quân phòng thủ trên các đảo còn lại và vẫn còn 4 chiến hạm làm thành tuyến ngăn chận từ Hoàng Sa đến Quang Hòa trong khi chờ đợi những diễn tiến mới về chính trị, ngoại giao…?” [(2) câu hỏi số 13, trang 354)], PĐĐ Thoại đã không cho là ông phải thi hành lệnh của TT Thiệu như những lần trước mà ông lại trả lời :”Chỉ có nhựt ký của Trung Tâm Hành Quân Vùng 1 Duyên Hải mới trả lời được câu này.”
Có phải chính ông cũng đã dự trù hành động như câu hỏi nêu trên, nhưng TT Thiệu vì tự ái dân tộc, căm phẩn trước kẻ thù truyền kiếp TC đã ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ và nổ súng giết chết binh sĩ ta đã vội vàng đặt câu hỏi để kết thúc cuộc điện đàm như là một mệnh lệnh buộc ĐĐ Thoại không còn cách chọn lựa nào khác hơn là phải ra lệnh khai hỏa.
Và biết đâu nếu như không có cú điện thoại của TT Thiệu, ngày nay Việt Nam vẫn còn giữ lại các đảo phiá Tây nhóm Nguyệt Thiềm của quần đảo Hoàng Sa và TC sẽ bớt hung hãn hơn trong vùng Biển Đông.
Xác nhận TT Thiệu đã ra lệnh khai hỏa từ phiá HK:
1.- Đại Sứ Martin.(xem ‘Các hoạt động liên quan đến biến cố Hoàng Sa’ ở phần trên)
2.- Indochina resource center, Washington,D.C. FEB 1, 1974 : ’báo cáo cho là chính TT Thiệu đã ra lệnh khai hỏa những phát súng đầu tiên vào Trung Cộng ở Hoàng Sa.’
3.- Ký giả Phil McCombs thuộc báo Washington Post ở Sài Gòn viện dẫn nguồn tin từ các giới chức thẫm quyền HQVN cho biết là chính TT Thiệu đã ra lệnh chiến hạm VN khai hỏa trước, sau khi các chiến hạm TC khiêu khích các chiến hạm VN trong vùng (18)
Phân tích về nhận định của cựu Bí thư Hoàng Đức Nhã về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong biến cố Hoàng Sa.
Gần đây trong ngày 23 tháng 9, trên www.bbc.co.uk có đăng bài phỏng vấn với tựa đề :“Cựu bí thư Hoàng Đức Nhã nói về di sản của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu và "bi kịch" mất Hoàng Sa.” nội dung như sau:
Hoa Kỳ "không thông báo" cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa:"Sao Hoa Kỳ thấy như vậy với bao nhiêu phương tiện quan sát điện tử, thấy sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc lại không cho phía Việt Nam Cộng hòa biết."
Ông Nhã cho biết ông và Tổng thống Thiệu đã "không tin" khi nghe đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, ông Graham Martin nói rằng phía Hoa Kỳ "không thể thấy được".
Ông Hoàng Đức Nhã nói ông đã chất vấn Đại sứ Martin Ông Nhã khẳng định ông Thiệu đã ngay lập tức chỉ đạo chính quyền, ngoại giao và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản đối hành động "xâm lăng" khi hạm đội của Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Trong một công bố với tư cách của người làm chứng, ông Hoàng Đức Nhã thuật lại, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Thiệu, ông đã "gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ" và chất vấn vì sao rằng chuyện một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.”
Trong đoạn phát biểu này, ông Nhã không nói rõ thời gian là lúc nào. Nhưng qua câu :”… phản đối hành động “xâm lăng” khi hạm đội của Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.” có thể suy ra là ông Thiệu đã chỉ thị cho ông Nhã trong hoặc sau ngày 20-1, sau khi lực lượng HQVN đã rút về Đà Nẵng trong ngày 19-1 và TC đã đưa lực lượng Hải Lục và Không quân tiến chiếm trọn vẹn quần đảo HS trong ngày 20-1-1974.
Hầu hết tài liệu viết về trận hải chiến HS đã chứng tỏ là trước và trong lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng TC tham dự gồm có 4 chiếm hạm tương đương hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, 2 tàu đánh cá và 1 hoặc 2 tàu đổ bộ. Sau khi các chiến hạm ta rời vùng, lúc 12 giờ 12 phút có thêm 2 chiến hạm khác đến tăng cường đánh chìm HQ 10. (19)
Viên chức dân sự Gerald Kosh thuộc tòa Tổng lãnh sự HK tại Đà Nẵng đã cho biết là trong khuya vào lúc 03:30H ngày 21-1, ông đã được đưa xuống tàu rời đảo HS và trên đường di chuyển ông đã nhận dạng 18 chiến hạm TC hiện diện trong vùng (20). Như vậy sự kiện TC đưa lực lượng hùng hậu để chiếm HS là chuyện có thật và điều này cũng dễ hiểu vì họ đã dự trù là với một lực lượng như thế , TT Thiệu sẽ phải cân nhắc cẩn thận trước khi có ý định sử dụng vũ lực để tái chiếm HS.
Có điều là TT Thiệu chất vấn HK để làm gì khi mọi chuyện đã an bài, thì dù HK có thông báo đi nữa cũng làm sao đổi ngược lại tình thế một khi VNCH đã không có kế hoạch nào để đối đầu với sách lược của TC kể từ lúc đầu và làm sao có khả năng quân sự để tái chiếm HS một khi HK đã nhất quyết không can dự !
Thật là trớ trêu khi từ ngày 11-1 cho đến ngày 19-1, không tài liệu nào chứng tỏ là chánh phủ VNCH đã có bất cứ lần tiếp xúc nào với phiá HK, ngoại trừ ĐS Martin trong ngày 17-1 đã gặp NT Vương Văn Bắc để cho biết về lập trường của HK và đề nghị với VNCH phương thức hành xử . Nhưng đến khi mất HS thì lại trách HK không thông báo về sự di chuyển của hạm đội TC.
Ví thử HK có thông báo thì TT Thiệu sẽ đối phó cách nào. Ngay cả dự định gởi F-5 ra oanh tạc HS trong ngày 21-1 cũng phải hủy bỏ thì ông còn cách gì khác hơn ? (21)
Và làm cách nào để giải thích lý do từ khi ông “giao khoán” trách nhiệm đối đầu với lực lượng TC cho TL/V1DH không có một tài liệu nào chứng tỏ là ông đã có sự quan tâm và theo dõi đến tình hình HS, khi gặp TL/HQ Trần Văn Chơn tại Đà Lạt trong chiều ngày 18-1, ông cũng không hỏi han gì đến những diễn tiến ngoài HS.
Sáng ngày 19-1 khi được tin cuộc đổ bộ lên đảo Quang Hòa thất bại, TC đã nổ súng gây thương vong cho lực lượng ta, ông vẫn thản nhiên tiếp tục chương trình thăm viếng chiến sĩ tại Quân đoàn 3. Sau khi mất HS, ông mới bắt đầu lo ngại Trường Sa sẽ là mục tiêu sắp tới của TC. Do vậy, ông đã làm HK ngạc nhiên khi chỉ khoảng 10 ngày sau đó vào ngày 31-1, ông ra lệnh cho HQ/VNCH tiến chiếm thêm 5 đảo ỏ Trường Sa. (22). Đây có thể nói là quyết định rất mạo hiểm vào lúc bấy giờ nhưng lại là một quyết định rất sáng suốt vì đã góp phần vào việc cũng cố và duy trì chủ quyền của nước Việt Nam trên hầu hết vùng Trường Sa cho đến ngày nay. Tiếc thay, phải chi ông có mối ưu tư ở HS kể từ lúc phát hiện tàu đánh cá TC cắm cờ trên đảo Cam Tuyền hoặc sớm hơn vài năm trước, có lẽ TC không quá lộng hành ở Biển Đông như ngày hôm nay
Để kết luận, có thể nói khuyết điểm lớn nhất của TT Thiệu trong biến cố Hoàng Sa là ông đã không tiên liệu âm mưu chiếm đoạt HS của TC vì vậy ông đã không chỉ đạo các cấp lãnh đạo dân sự và quân sự dự trù kế hoạch đối phó và phối hợp phương thức hành động.
Và cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước, ông đã căm phẩn khi TC không những xâm phạm lãnh thổ nước ta mà chúng còn nổ súng gây tử vong cho chiến sĩ ta, do vậy ông đã nóng lòng vội vàng đặt câu hỏi “như vậy hải quân đã làm gì chưa?” không có ý nghĩa nào khác hơn là chúng đã bắn mình trước các anh còn chờ gì nữa, và ĐĐ Thoại đã hiểu ý của TT Thiệu, lệnh khai hỏa đã được ban hành và đã dẫn đến kết quả quần đảo HS hoàn toàn thuộc về TC.
THAM
KHẢO :
- (1) Điện văn số 072480 ngày 24 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (2) Điện văn số 046612 ngày 22 tháng 1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
- (3) Ủy ban nghiên cứu trận hải chiến Hoàng Sa “Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”-
TH/HQ&HH/VNCH tháng 9-2010, USA.
- (4) Hồ Văn Kỳ Thoại “Can trường trong chiến bại” USA, 5-2007.
- (5) Lê Văn Thự (HQ Đại Úy Trung Tâm Trưởng TTHQ/HQ/V1DH) :” Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân” http://hqvnch.net/default.asp?id=1267&lstid=135.
- (6) Điện văn số 029248 ngày 20 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK .
- (7) Điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi Tướng Brent Scowscoft-Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK (NSC-National Security Council).
Trong điện văn này Đại Sứ Martin không nói rõ có phải chính ông đã can thiệp buộc TT Thiệu phải ngưng lệnh dội bom HS.
- (8) Điện văn số 924 ngày 21 tháng 1-1974 cuả TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.
- (9) Thềm Sơn Hà “Thư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gởi Tổng Thống Richard Nixon” http://hqvnch.net/default.asp?id=1047&lstid=135
- (10) Văn thư ngày 8 tháng 2-1974 của NSC gởi Ngoại Trưởng Henry Kissinger
- (11) Điện văn số 303253 ngày 22 tháng 1-1974 của Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp (JCS-Joint Chiefs of Staff) gởi BTL/HQ/HK,
- (12) Vương Văn Bắc “ Nhớ lại và suy ngẫm về vụ hải chiến Hoàng Sa”, nhật báo Nguời Việt online Saturday, February 21, 2009.
- (13) Kiem Do and Julie Kane "Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer's War", Naval Institute, Press, Annapolis, Maryland, 1998.
- (14) Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nói Về Hải Chiến Hoàng Sa TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Bảy, 1/12/2008, 12:02:00 AM.
- (15) Thềm Sơn Hà “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 của Trung Cộng”. Đặc san Đồng Nai-Cửu Long số 12 tháng 3-1011 và http://hqvnch.net/default.asp?id=1036&lstid=135
- (16) Hải Sử Tuyển Tập “Hải chiến Hoàng Sa” Tổng Hội HQHH ấn hành 2004 – USA.
- (17) Điện văn số 025483 ngày 19 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (18) Điện văn số 075995 ngày 22 tháng 1-1974 cuả BNG/HK gởi TĐS/HK/SG.
- (19) Thềm Sơn Hà “ Lực lượng Trung Cộng trong biến cố Hoàng Sa”http://hqvnch.net/default.asp?id=1000&lstid=135.
- (20) Điện văn số 325606 ngày 01 tháng 2-1974 của ban thẩm vấn G. Kosh gởi cho
Tư Lệnh/LL/HK tại Thái Bình Dương.
- (21) Điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của Đại Sứ Martin gởi Brent Scowcroft (NSC - National Security Council)
- (22) Thềm Sơn Hà “HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa vào tháng 2-1974”.http://hqvnch.net/default.asp?id=1429&lstid=135
Phụ Chú:
1.- Trong tham khảo (5), HQ Đ/U Lê Văn Thự viết về TL/HQ :”…Nghe tin xấu về HQ 10, Đô Đốc Trần Văn Chơn quá xúc động , ông gục đầu vào máy KW 58 nước mắt chảy dài.”
Ngoài ra trong điện văn số 076622 ngày 06 tháng 2-1974 của TĐS/HK/SG gởi về BNG/HK cũng đã viết về sự nhạy cảm của ông : “…Đô Đốc Chơn TL/HQ đã khóc trong buổi tiếp đón tù binh đã được TC phóng thích ngày 31 tháng 1.”
2.- Trong bài “Lệnh khai hoả trận Hoàng Sa 34 năm về trước“ tác giả Giao Chỉ viết :
”Khi đặt bút viết bài này có tựa đề là Lệnh Khai Hoả. Tác giả là một chiến binh lục quân chân đất, hoàn toàn không có kiến thức Hải Quân nên chỉ xin lạm bàn chút đỉnh. Lệnh khai hoả thực sự bắt đầu từ đâu và vào lúc nào? Ðô Đốc Kỳ Thoại viết trong chương sách về trận Hoàng Sa có ghi rằng đại tá Ngạc chỉ huy hạm đội xin ông lệnh khai hoả. Qua máy truyền tin tiếng súng bắn tại Hoàng Sa, đại tá Ngạc mở lớn cho ông Thoại nghe thấy. Bút ký của sĩ quan truyền tin trên HQ 5 cũng ghi rõ đoạn này. Tài liệu bằng Anh ngữ của đại tá Ðỗ Kiểm thuộc bộ tư lệnh Hải Quân Sài Gòn lại ghi rằng đại tá Ngạc điện thoại về xin lệnh khai hoả của đề đốc tư lệnh Hải Quân. Lúc đó tư lệnh đang trên đường bay ra Vùng I. Vì chuyện khẩn cấp nên đại tá Kiểm xin lệnh của đô đốc Diệp Quang Thủy có mặt tại bộ tư lệnh Sài Gòn. Nhận lúc họp bạn với anh em Hải Quân để viết lại câu chuyện làm phim, chúng tôi có dịp nói chuyện thêm chi tiết với đô đốc Thủy. Bây giờ đại tá Hà Văn Ngạc không còn nữa. Người viết chuyện tò mò muốn tìm hiểu đành phải suy nghĩ rằng trước khi nổ súng ông đã gọi bộ tư lệnh Hải Quân để xin phép trước. Qua Đô Đốc Diệp Quang Thủy ông được lệnh Sài Gòn. Sau đó ông cẩn thận xin lệnh Ðà Nẵng qua đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, và lệnh khai hoả bắt đầu.”
Trong trích đoạn trên, quả nhiên đã có sự mâu thuẫn về lệnh khai hoả như tác giả Giao Chỉ viện dẫn. Để sáng tỏ sự việc, cần phải có một bài viết dài để phân tích (tác giả hy vọng sẽ có bài viết sau này). Ở đây, xin đưa ra vài nhận xét ngắn gọn:
* Dựa trên dẫn chứng từ tài liệu tham khảo (17) thì ĐĐ thoại ra lệnh các chiến hạm tác xạ vào đảo vào lúc 08:50H nhưng vì lý do gì các chiến hạm đã không lập tức thi hành lệnh của ông mà phải đợi đến 10:24H các chiến hạm mới bắt đầu khai hỏa nhưng lần này mục tiêu là các chiến hạm TC ?
Qua các bài viết từ các chiến sĩ đã tham dự trực tiếp trận hải chiến, có thể tìm được câu trả lời hợp lý nhất như sau:
“ Khi Đại Tá Ngạc (thi hành lệnh ĐĐ Thoại) gọi máy ra lệnh cho các Hạm Trưởng khai hỏa lên đảo, các vị này nhận thấy lệnh này không hợp lý và họ đã trình bày ý kiến của mình. Phản ứng của các vị Hạm Trưởng đã đặt Đ/Tá Ngạc trong tình trạng khó xử và có lẽ chính ông cũng nhận thấy sự vô lý nên đã gọi máy về BTL/HQ để giải thích và xin chỉ thị.
Và đây có lẽ là lý do vì sao PĐĐ Diệp Quang Thủy và HQ Đ/Tá Đỗ Kiểm đã gián tiếp can dự vào trận hải chiến Hoàng Sa”.
- (1) Điện văn số 072480 ngày 24 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (2) Điện văn số 046612 ngày 22 tháng 1-1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK.
- (3) Ủy ban nghiên cứu trận hải chiến Hoàng Sa “Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974”-
TH/HQ&HH/VNCH tháng 9-2010, USA.
- (4) Hồ Văn Kỳ Thoại “Can trường trong chiến bại” USA, 5-2007.
- (5) Lê Văn Thự (HQ Đại Úy Trung Tâm Trưởng TTHQ/HQ/V1DH) :” Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh Hải Quân” http://hqvnch.net/default.asp?id=1267&lstid=135.
- (6) Điện văn số 029248 ngày 20 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK .
- (7) Điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi Tướng Brent Scowscoft-Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK (NSC-National Security Council).
Trong điện văn này Đại Sứ Martin không nói rõ có phải chính ông đã can thiệp buộc TT Thiệu phải ngưng lệnh dội bom HS.
- (8) Điện văn số 924 ngày 21 tháng 1-1974 cuả TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.
- (9) Thềm Sơn Hà “Thư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gởi Tổng Thống Richard Nixon” http://hqvnch.net/default.asp?id=1047&lstid=135
- (10) Văn thư ngày 8 tháng 2-1974 của NSC gởi Ngoại Trưởng Henry Kissinger
- (11) Điện văn số 303253 ngày 22 tháng 1-1974 của Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp (JCS-Joint Chiefs of Staff) gởi BTL/HQ/HK,
- (12) Vương Văn Bắc “ Nhớ lại và suy ngẫm về vụ hải chiến Hoàng Sa”, nhật báo Nguời Việt online Saturday, February 21, 2009.
- (13) Kiem Do and Julie Kane "Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer's War", Naval Institute, Press, Annapolis, Maryland, 1998.
- (14) Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nói Về Hải Chiến Hoàng Sa TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Bảy, 1/12/2008, 12:02:00 AM.
- (15) Thềm Sơn Hà “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 của Trung Cộng”. Đặc san Đồng Nai-Cửu Long số 12 tháng 3-1011 và http://hqvnch.net/default.asp?id=1036&lstid=135
- (16) Hải Sử Tuyển Tập “Hải chiến Hoàng Sa” Tổng Hội HQHH ấn hành 2004 – USA.
- (17) Điện văn số 025483 ngày 19 tháng 1-1974 của TĐS/HK/SG gởi BNG/HK
- (18) Điện văn số 075995 ngày 22 tháng 1-1974 cuả BNG/HK gởi TĐS/HK/SG.
- (19) Thềm Sơn Hà “ Lực lượng Trung Cộng trong biến cố Hoàng Sa”http://hqvnch.net/default.asp?id=1000&lstid=135.
- (20) Điện văn số 325606 ngày 01 tháng 2-1974 của ban thẩm vấn G. Kosh gởi cho
Tư Lệnh/LL/HK tại Thái Bình Dương.
- (21) Điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của Đại Sứ Martin gởi Brent Scowcroft (NSC - National Security Council)
- (22) Thềm Sơn Hà “HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa vào tháng 2-1974”.http://hqvnch.net/default.asp?id=1429&lstid=135
Phụ Chú:
1.- Trong tham khảo (5), HQ Đ/U Lê Văn Thự viết về TL/HQ :”…Nghe tin xấu về HQ 10, Đô Đốc Trần Văn Chơn quá xúc động , ông gục đầu vào máy KW 58 nước mắt chảy dài.”
Ngoài ra trong điện văn số 076622 ngày 06 tháng 2-1974 của TĐS/HK/SG gởi về BNG/HK cũng đã viết về sự nhạy cảm của ông : “…Đô Đốc Chơn TL/HQ đã khóc trong buổi tiếp đón tù binh đã được TC phóng thích ngày 31 tháng 1.”
2.- Trong bài “Lệnh khai hoả trận Hoàng Sa 34 năm về trước“ tác giả Giao Chỉ viết :
”Khi đặt bút viết bài này có tựa đề là Lệnh Khai Hoả. Tác giả là một chiến binh lục quân chân đất, hoàn toàn không có kiến thức Hải Quân nên chỉ xin lạm bàn chút đỉnh. Lệnh khai hoả thực sự bắt đầu từ đâu và vào lúc nào? Ðô Đốc Kỳ Thoại viết trong chương sách về trận Hoàng Sa có ghi rằng đại tá Ngạc chỉ huy hạm đội xin ông lệnh khai hoả. Qua máy truyền tin tiếng súng bắn tại Hoàng Sa, đại tá Ngạc mở lớn cho ông Thoại nghe thấy. Bút ký của sĩ quan truyền tin trên HQ 5 cũng ghi rõ đoạn này. Tài liệu bằng Anh ngữ của đại tá Ðỗ Kiểm thuộc bộ tư lệnh Hải Quân Sài Gòn lại ghi rằng đại tá Ngạc điện thoại về xin lệnh khai hoả của đề đốc tư lệnh Hải Quân. Lúc đó tư lệnh đang trên đường bay ra Vùng I. Vì chuyện khẩn cấp nên đại tá Kiểm xin lệnh của đô đốc Diệp Quang Thủy có mặt tại bộ tư lệnh Sài Gòn. Nhận lúc họp bạn với anh em Hải Quân để viết lại câu chuyện làm phim, chúng tôi có dịp nói chuyện thêm chi tiết với đô đốc Thủy. Bây giờ đại tá Hà Văn Ngạc không còn nữa. Người viết chuyện tò mò muốn tìm hiểu đành phải suy nghĩ rằng trước khi nổ súng ông đã gọi bộ tư lệnh Hải Quân để xin phép trước. Qua Đô Đốc Diệp Quang Thủy ông được lệnh Sài Gòn. Sau đó ông cẩn thận xin lệnh Ðà Nẵng qua đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, và lệnh khai hoả bắt đầu.”
Trong trích đoạn trên, quả nhiên đã có sự mâu thuẫn về lệnh khai hoả như tác giả Giao Chỉ viện dẫn. Để sáng tỏ sự việc, cần phải có một bài viết dài để phân tích (tác giả hy vọng sẽ có bài viết sau này). Ở đây, xin đưa ra vài nhận xét ngắn gọn:
* Dựa trên dẫn chứng từ tài liệu tham khảo (17) thì ĐĐ thoại ra lệnh các chiến hạm tác xạ vào đảo vào lúc 08:50H nhưng vì lý do gì các chiến hạm đã không lập tức thi hành lệnh của ông mà phải đợi đến 10:24H các chiến hạm mới bắt đầu khai hỏa nhưng lần này mục tiêu là các chiến hạm TC ?
Qua các bài viết từ các chiến sĩ đã tham dự trực tiếp trận hải chiến, có thể tìm được câu trả lời hợp lý nhất như sau:
“ Khi Đại Tá Ngạc (thi hành lệnh ĐĐ Thoại) gọi máy ra lệnh cho các Hạm Trưởng khai hỏa lên đảo, các vị này nhận thấy lệnh này không hợp lý và họ đã trình bày ý kiến của mình. Phản ứng của các vị Hạm Trưởng đã đặt Đ/Tá Ngạc trong tình trạng khó xử và có lẽ chính ông cũng nhận thấy sự vô lý nên đã gọi máy về BTL/HQ để giải thích và xin chỉ thị.
Và đây có lẽ là lý do vì sao PĐĐ Diệp Quang Thủy và HQ Đ/Tá Đỗ Kiểm đã gián tiếp can dự vào trận hải chiến Hoàng Sa”.
No comments:
Post a Comment