08/03/2013
Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng được
thể hiện qua nhiều phương diện: văn học và văn chương, lễ nghĩa và
cung cách cư xử trong xã hội, nhận thức và thể hiện quan niệm về
nghệ thuật tạo hình, về sân khấu, về phim ảnh, sự liên kết xã hội,
tương quan giữa giá trị của gia đình với cá nhân… Tai Việt Nam, trong
chế độ Cộng Sản, văn hóa được thể hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng
Cộng Sản:
“Đường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. (Theo http://halongact.edu.vn/vi/bvct/id1239/).
Từ cái định nghĩa độc tài này, Việt Nam có thêm một nền văn hóa khá ngớ ngẩn đó là “văn hóa đọc”. Thư Viện Việt Nam đã định nghĩa một cách mù mờ, nếu không muốn nói là một định nghĩa lộn ngược, kỳ bí, hoa mỹ có mục đích làm cho người đọc phải “tẩu hỏa nhập ma”:
“Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc… Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại” (http://nlv.gov.vn/van-hoa-doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html)
Cũng một danh từ “Văn Hóa”, các định nghĩa khác mọc ra tùy tiện. Trên trang mạng của Biên Phòng Việt Nam, “Văn hóa” phải tuân theo quy luật “lợi nhuận”:
“Thứ nhất, ngày nay văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác, trước tiên phải chịu sự quy định của các quy luật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển văn hóa do đó, phải trên cơ sở kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế. Kinh tế quy định và quyết định văn hóa, vì xét đến cùng, kinh tế là nền tảng vật chất của văn hóa.” (http://www.bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/thong-tin-tu-lieu/671-vanhoa.html).
Thực tế, thì Văn Hóa mang bản sắc dân tộc mà Hồ Chí Minh đã đặt ra mang tính chất như thế nào? Đó là Nói Không Thật Trắng Trợn, Liên Tục, Có Kế Hoạch, Bất Kể Lễ Nghĩa -- nói chung là VÔ VĂN HÓA.
Hồ Chí Minh luôn nói “Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do” nhưng đã lẳng lặng bán nước cho Trung Cộng từ lâu. Hồ Chí Minh tạo ra chính sách Cải Cách Ruộng Đất để giết nửa triệu người có tài sản, hầu thâu tóm tài sản vào tay Đảng. Cũng họ Hồ, điều khiển cuộc chiến tranh Việt Nam theo lệnh đàn anh vĩ đại Trung Cộng và để cho Đảng nắm lấy quyền lợi trên cả nước.
Theo gương họ Hồ, các Tổng Bí Thư kế nhiệm đã thay nhau sang triều kiến Thiên Triều để được tấn phong. Do đó, khi Trung Cộng chiếm biển, bắn giết ngư dân, đâm chìm tầu ngư dân, bắt dân nộp tiền chuộc mạng, thì cả 600 cơ quan truyền thông đều nói láo theo lệnh Đảng là “người lạ, tầu lạ” đã gây ra tai nạn! Gần đây nhất, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, đại diện cho Nhà Nước, đã nói láo không biết ngượng khi cho là những người biểu tình đều nhận tiền từ các tổ chức phản động nào đó! Trong suốt mấy chục năm dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc, mọi người đều phải nói láo để được thở. Nhà Văn Nguyễn Tuân cho biết ông phải nói láo để sống còn. Các nhà văn, nhà thơ khác cũng thay nhau nói láo để tồn tại, và khỏi bị đầy ải như những vị trọng danh dự khác, không thích nói láo, thì bị tù, bị bỏ rơi cho đến chết. Năm 1975, cả toàn Đảng đều phóng ra một cuộc nói láo không tiền khoáng hậu khi muốn gom toàn bộ các sĩ quan, viên chức chính quyền vào trại trừng giới để giết dần, thì đồng loạt tung tin là chỉ đi học tập từ 10 ngày đến 1 tháng mà thôi.
Từ chính sách Nói Láo đó mà văn hóa Việt Nam đã đi vào một giai đoạn suy thoái, và đang trên đường tiêu vong:
1- Xã hội là một khối vô cảm, một tập hợp chia rẽ, và vô đạo đức.
Trong một bài báo viết vào thập niên 1970-1980, một người thuộc nhóm phản chiến tại Saigon trước 1975 về thăm Hà Nội và ngạc nhiên khi thấy cách cư xử thật vô học của các thiếu niên đối với cha mẹ và bạn bè. Các học sinh, dù nam hay nữ, dù đã học lớp cuối cùng của bậc Trung Học gọi nhau bằng “mày” và “tao”, và chúng luôn dùng tiếng chửi thề trong mọi trường hợp. Ngoài tiếng “địt mẹ bu”, chúng thường thêm chữ “đéo” vào mọi câu nói. Bố mẹ chúng có la mắng, thì chúng xưng “ông” và “đéo” lại luôn. “Ông đéo cần! Đéo nghe! Đéo làm!” Ngạc nhiên nhất là khi ngồi ăn cơm trên chiếu, một thằng nhóc khoảng 12,13 tuổi cứ múa đũa vào các đĩa đồ ăn và gắp loạn xạ, không nhường ai. Bố thằng bé mất mặt quá, quát thằng con, thì thằng bé đứng phắt dậy, tụt quần xuống, đái luôn vào nồi cơm và nói tỉnh bơ: “Tôi khinh bố!” rồi ngoay ngoảy bỏ đi. Bố mẹ thằng bé chỉ biết nói với theo: “Ơ hay! Cái thằng này!” Khách ớn quá, phải kiếu từ về, và lại phải đi qua con hẻm cũ, chui qua hàng chục cái đáy quần đen đàn bà, phơi trên dây kẽm, dăng ngang từ ban công bên này sang ban công bên kia; trên ban công, là một dẫy quần lót và áo lót đàn bà phủ kín.
Từ thời mở cửa đến nay, thì nạn phơi quần ngang qua ngõ đã bớt, chỉ còn treo trên ban công thôi. Nhưng con người Việt Nam thì càng ngày càng vô cảm. Thấy người bị cướp ngay trước mắt, cũng dửng dưng. Thấy cường quyền áp đảo dân vô tội, để cướp nhà, cướp đất, người hàng xóm đứng nhìn. Xe cộ cán chết người, kẻ đi qua không thèm ra tay giúp đỡ. Nước Việt bị bán, nhiều tỉnh thành bị biến thành tỉnh của Tầu, người Việt không ai phản đối,mặc dù người Việt bị cấm héo lánh đến gần! Trộm cướp như rươi, cướp bằng mã tấu, không nói không rằng, lẳng lặng vung đao, chặt đứt tay chân, đùi, cẳng của nạn nhân, rồi lên xe dông mất. Biết cửa hàng chuyên bán chất độc của Tầu cho rau cải, trái cây, phở, hủ tiếu, bún.. người ta tỉnh bơ, không thèm báo cáo. Các cơ xưởng chuyên sản xuất thực phẩm độc hại mọc ra như nấm, ăn vào chết ráng chịu.
Hồi thập niên 70-80, hễ cái gì sai trái thì Đảng liền đổ cho “tác hại của tàn dư Mỹ, Ngụy”, nhưng nay, nạn băng đảng hoành hành như cỏ dại, các động chứa mọc tràn lan ngay cả giữa thành phố, gái bán hoa, trai đĩ đực đứng đầy đường lớn. Phải nói nạn đĩ điếm ở Việt Nam bây giờ nhiều nhất Đông Nam Á, chưa kể nạn các phu nhân, tối tối đi tìm Mỹ đen để ngủ qua đêm, thưởng thức tài nghệ “ngoại”, trả thù ông chồng, năm thê bẩy thiếp, gái gọi, chân dài, tổ chức nhẩy truồng với nhau trong nhà hàng hạng sang. Đủ thứ “ôm”: bia ôm, cà phê ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm, tắm ôm, chuối chiên ôm, võng ôm, chè đậu xanh ôm, mía ôm…Nhiều gái quê không chịu lép, nếu không làm điếm ở vườn thì đua nhau bán thân cho Hàn, cho Hoa, cho Trung Cộng, rồi làm nô lệ tình dục tại xứ người. Tệ nhất là nạn cưỡng ép con nít dưới 12 tuổi bán dâm tại các động chứa ở Cam bốt. Theo báo cáo của các tổ chức cứu trẻ em, cứ 10 đứa con nít bán dâm Á Châu, thì có 7 đứa là trẻ em Việt Nam.
Cũng trong khi đó, các cậu ấm cô chiêu, sống bằng tiền cướp của nhân dân, tiền Xóa đói, giảm nghèo của quốc tế, thì sống huy hoàng hơn Mỹ, lắc một đêm cả ngàn đô la như chơi. Âm nhạc trên sân khấu bây giờ là màn thi hở hang tối đa để chiếm tim của các Quan. Ca nghệ sĩ thi nhau làm người tình của các đại gia, có cô chân dài, vừa hoa hậu vừa danh ca thì lãnh 10,000 đô một đêm, trung bình thì 2000, cô hạng bét cũng 500 đô!
Ngược lại, “Túng đói biến thành ác nhân: độc giả có thể vào www.youtube.com và gõ chữ “hành hạ trẻ em” hay “đánh trẻ em” để xem.
2- Giáo dục sa đọa:
Trong cuốn phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, khi được hỏi về ông Tô Hiến Thành, một thanh niên có phong thái, đứng cạnh tấm bảng đường đề chữ “đường Tô Hiến Thành” trả lời tỉnh bơ: “À, Tô Hiến Thành là một đồng chí có tinh thần cách mạng cao độ…” Nhiều học sinh thi tốt nghiệp Trung Học tả về Kiều là “nữ công nhân gan dạ, nữ chiến sĩ anh dũng, cán bộ cách mạng, người nông dân vùng lên..” Trên Youtube ngày nay, tràn ngập những cảnh nữ sinh đánh hội đồng, lột cả áo lót nạn nhân, đấm đá như du đãng, mà không ai can ngăn, trong khi nam sinh đứng nhìn.
Có thể vào www.youtube.com và gõ chữ “học sinh sex” hay “học sinh đánh nhau” sẽ thấy cảnh bi thảm.
Sự sa đọa về giáo dục đến từ nhiều nguyên nhân: Không dậy Đạo Đức, Công Dân Giáo Dục như ở miền Nam trước kia, mà chỉ dậy Đạo Đức Bác Hồ, mà ai cũng biết là tên xạo, nhiều vợ, lắm con, hiếp dâm con nít, hiếp dâm rồi cho đàn em giết chết cả họ.
Vì đời sống khó khăn, lương thầy cô giáo không đủ sống, nên dễ nổi điên. Cô giáo lấy chỉ khâu miệng học trò, cô giáo tát học trò như đánh kẻ trộm, cô giáo bắt học trò phải liếm ghế dài, bắt đứng cho cả lớp tát đến méo cả mặt, thầy giáo gạ nữ sinh vào khách sạn để cho điểm, hiệu trưởng hiếp dâm học trò thiếu niên… Do lương lậu kém cỏi, các thầy cô giáo thi nhau mở lớp dậy kèm, kiếm thêm tiền, bán đề thi…còn lớp học thì chỉ dậy lanh quanh cho qua giờ, khiến cho học sinh lớp 9 đã tổ chức chia nhóm hôn hít, mò ngực nhau, rồi cho lên Youtube, nữ sinh lớp 11 vạch vú ra đố nam sinh bú tí trong lớp… Vì thế mà ở Việt Nam, số nữ sinh đi phá thai nhiều hơn ở Mỹ.
3- Không có đủ phương tiện trường lớp cho học trò.
Trong khi cán bộ xây biệt thự đẹp hơn ở Âu Châu, thì tại nhiều nơi, không có trường học, hoặc có trường mà không có phương tiện đến trường. Theo báo Dân trí:
Để đến trường học chữ, hàng ngày những học sinh ở xóm 4 thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) phải liều lội qua sông Hà Thanh với bao hiểm nguy rình rập. Xóm 4 thôn Cảnh An 1 có hơn 70 hộ dân với hơn 360 nhân khẩu, trong đó có hơn 60 học sinh bậc tiểu học đến THPT. Trường học bên kia sông nên hàng ngày học sinh ở đây phải liều mình lội qua sông để đi học. Các em học sinh THCS, THPT thì tự mình lội, còn học sinh mẫu giáo, tiểu học thì có cha mẹ đưa đón đi. Khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, nước chảy rất mạnh người dân tự sắm sõng chèo qua sông, nếu nước lũ lớn về thì học sinh phải nghỉ học dài dài.”
Việc không có đường tới trường không phải là hiếm:
“Học sinh “ốc đảo” Ân Phú, thuộc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi lội sông đi học…”
“Hơn 8 năm học sinh trường THPT Trần Quang Diệu lội sông đi học.Trường THPT Trần Quang Diệu được thành lập cách đây hơn 8 năm và đó cũng là quãng thời gian mà hơn 500 em học sinh của trường (ngụ tại xã Ân Hữu - huyện Hoài Ân - Bình Định) phải lội sông hằng ngày, kể cả mưa giông và nắng, gió. Mùa mưa thì đu dây kéo bè tới trường, còn vào mùa này, hàng trăm em học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường, mặc dù có cầu tre bắc qua.”
“Mặc dù cây cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc đã bị nước cuốn, thay vì đi đò, nhiều học sinh và cả người dân vẫn lội qua tuyến này.”
Theo báo Tiếp Thị:
“Từ việc các em học sinh ở khe Rào, Quảng Bình phải bơi qua sông đến trường đến việc các em học sinh ở Pôkô, Kon Tum phải đu dây qua sông trước đây (mà ông cựu bộ trưởng Giao thông vận tải khen là “một sáng tạo không ngờ”), hay xa hơn nữa là việc các em học sinh chồng chất qua đò ở Nông Sơn, Quảng Nam khiến đò lật, 18 em thiệt mạng, sau đó là sự chung tay của cộng đồng để học sinh và người dân các địa phương ấy có một chiếc cầu, người ta lại thấy nổi lên một câu hỏi: vậy Nhà nước đâu? Bởi dù có sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng thì Nhà nước vẫn không thể thoái thác trách nhiệm của mình trước cuộc sống và những hiểm nguy mà người dân phải đối mặt. Huống hồ, người dân đang chứng kiến Nhà nước dễ dàng dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân và doanh nghiệp, để bảo lãnh cho không ít dự án có tính kinh doanh mà lẽ ra chủ đầu tư phải tự vay tự trả (như một số dự án ximăng) hoặc chi cho những dự án, công trình hoành tráng, tuy không phải kinh doanh nhưng hiệu quả xã hội chưa thuyết phục được đông đảo người dân (như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng mới đây). Trong quản trị quốc gia nói chung, trong chi xài tiền đóng góp của dân và doanh nghiệp nói riêng, dường như lợi ích trực tiếp của người dân đang bị lép vế so với những lợi ích khác.” (http://sgtt.vn/Goc-nhin/153267/Tu-chuyen-hoc-sinh-phai-loi-song-den-truong.html)
Một bản tin khác:
“Từ một năm nay, hàng ngày khoảng 14 học sinh bản Ông Tú phải cho quần áo, cặp sách vào túi nilông, bơi qua sông để tới trường học, rất nguy hiểm vì nước sâu và thường chảy xiết (ảnh). Nhiều em không mang theo túi nilông thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu để khỏi ướt. Mùa đông các em run cầm cập vì nước lạnh...”
4- Học Phí tăng bất kể hoàn cảnh đất nước.
Một bản tin cho biết về việc tăng học phí:
“Về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thủ đô, HĐND thông qua mức trần như sau: trường mầm non và tiểu học, năm học 2013-2014 tối đa 2,9 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT năm học 2013-2014 tối đa 3 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,4 triệu đồng/học sinh/tháng.” (http://nld.com.vn/20130706112532609p0c1002/ha-noi-tang-gia-vien-phi-hoc-phi.htm)
“Theo UBND TP.HCM, mức thu nhập của các hộ gia đình thành phố khác nhau nên đã đề xuất với HĐND Thành phố phân chia học sinh thành 2 nhóm đối tượng nội thành và ngoại thành với 2 mức học phí khác nhau. Mức học phí này cũng sẽ tăng dần theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, tới đây sẽ áp dụng điều chỉnh phí dạy thêm, học thêm tăng theo mức lương cơ bản Nhà nước công bố để mức học phí không bị “lạc hậu”. Có lẽ những điều trên cũng là một cách để giáo dục mang hơi thở cuộc sống, còn thầy cô cũng phần nào được cải thiện thu nhập. Nhưng điều quan trọng là giáo dục có theo nổi với mức điều chỉnh hàng năm này không mới là chuyện đáng bàn.” (http://www.baomoi.com/TPHCM)
Khi nói đến số tiền 2, 3 triệu một tháng cho một học sinh, người đọc sẽ không hiểu đó là sự khủng khiếp, nếu không so sánh với mức thu nhập đầu người. Môt Y Tá, tốt nghiệp Ưu hạng, lương có 3 triệu một tháng! Y Tá thường chỉ có 1 triệu rưởi hay 2 triệu. Công nhân có khoảng 700,000! Trong khi lương của ông bố hay bà mẹ chỉ đủ cầm hơi cho gia đình mà tiền học cao hơn lương, thì đi học bằng cách nào? Nữ: làm điếm, làm Tiếp Thị, làm vợ thuê, đẻ thuê, đánh bạc. Nam: đánh bạc, ăn trộm, ăn cắp, và ăn cướp! Số lượng công nhân trẻ trung “tay làm,hàm nhai” nhiều vô số kể khiến cho tỷ số thất nghiệp tăng cao vù vù. Điều đau lòng là khi hơn ¾ học sinh phải bỏ học, thì vẫn có những công tử, cậu ấm, cô chiêu của Tư Bản Đỏ, sẵn sàng bỏ ra 5 đến 10 triệu đồng thuê vài thầy dậy tư, dậy nhẩy, dậy lắc, dậy làm “dân sang” đô thị. (Tiền thuê thầy dậy chó cũng 3 triệu một tháng).
5- Hán Hóa, Nô lệ Văn Hóa:
Cuối cùng của bài này, nhưng không phải hết, là việc thi nhau làm nô lệ Tầu. Tiếng Tầu bây giờ được dậy chính thức cho trẻ em mẫu giáo, bảng Toán cũng viết tiếng Tầu, cờ phát cho trẻ em cũng là cờ Tầu. Nhục nhã nhất là ngày lễ giỗ Mã Viện, kẻ xâm lăng khi xưa đã bị Hai Bà Trưng đuổi đánh, thì nay, nhà nước cho nguyên một ban hát giả dạng Trưng Trắc, Trưng Nhị qua múa hát trước mộ Mã Viện! Phim Tầu tràn ngập, hàng Tầu mông mênh khắp nước, thuốc độc Tầu mang sang được bán tràn lan, y sĩ dỏm của Tầu mở phòng mạch không cần kiểm tra bằng cấp, ai khám bệnh, uống thuốc dỏm mà chết thì ráng chịu. Người Tầu sang Việt không cần Visa, cứ ùn ùn vào qua cửa ải, rồi lập nghiệp khơi khơi, trong đó không biết bao nhiêu là Công An, lính kín giả dạng thường dân. Giả dụ mà có chiến tranh với Tầu, thì sẵn sàng có cả sư đoàn lính Trung Cộng nằm sẵn trong đất Việt, bao vây và tiêu diệt bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân trong khoảng khắc. Nhất là tư tưởng “Văn hóa Tầu bây giờ đang đồng hóa Văn Hóa Việt, biến Văn hóa Việt thành Văn Hóa Tầu.” thì chiến đấu làm chi cho mệt?
Những hình ảnh văn hóa đẹp đang vắng dần, thưa thớt.
Như thế, văn hóa Việt sẽ ra sao trong một, hai thập niên tới? Có còn là văn hóa của người Việt có hơn 4000 năm văn hiến mà miền Nam đã bảo tồn trước 1975 hay không?
Câu trả lời dành cho những người còn có tâm hồn với đất nước, không kể Nam, Bắc, hay Trung, cũng không kể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hay Bộ Đội miền Bắc. Tùy suy nghĩ của mỗi con người Việt Nam chân chính.
Chu Tất Tiến
“Đường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. (Theo http://halongact.edu.vn/vi/bvct/id1239/).
Từ cái định nghĩa độc tài này, Việt Nam có thêm một nền văn hóa khá ngớ ngẩn đó là “văn hóa đọc”. Thư Viện Việt Nam đã định nghĩa một cách mù mờ, nếu không muốn nói là một định nghĩa lộn ngược, kỳ bí, hoa mỹ có mục đích làm cho người đọc phải “tẩu hỏa nhập ma”:
“Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc… Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại” (http://nlv.gov.vn/van-hoa-doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html)
Cũng một danh từ “Văn Hóa”, các định nghĩa khác mọc ra tùy tiện. Trên trang mạng của Biên Phòng Việt Nam, “Văn hóa” phải tuân theo quy luật “lợi nhuận”:
“Thứ nhất, ngày nay văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác, trước tiên phải chịu sự quy định của các quy luật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển văn hóa do đó, phải trên cơ sở kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế. Kinh tế quy định và quyết định văn hóa, vì xét đến cùng, kinh tế là nền tảng vật chất của văn hóa.” (http://www.bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/thong-tin-tu-lieu/671-vanhoa.html).
Thực tế, thì Văn Hóa mang bản sắc dân tộc mà Hồ Chí Minh đã đặt ra mang tính chất như thế nào? Đó là Nói Không Thật Trắng Trợn, Liên Tục, Có Kế Hoạch, Bất Kể Lễ Nghĩa -- nói chung là VÔ VĂN HÓA.
Hồ Chí Minh luôn nói “Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do” nhưng đã lẳng lặng bán nước cho Trung Cộng từ lâu. Hồ Chí Minh tạo ra chính sách Cải Cách Ruộng Đất để giết nửa triệu người có tài sản, hầu thâu tóm tài sản vào tay Đảng. Cũng họ Hồ, điều khiển cuộc chiến tranh Việt Nam theo lệnh đàn anh vĩ đại Trung Cộng và để cho Đảng nắm lấy quyền lợi trên cả nước.
Theo gương họ Hồ, các Tổng Bí Thư kế nhiệm đã thay nhau sang triều kiến Thiên Triều để được tấn phong. Do đó, khi Trung Cộng chiếm biển, bắn giết ngư dân, đâm chìm tầu ngư dân, bắt dân nộp tiền chuộc mạng, thì cả 600 cơ quan truyền thông đều nói láo theo lệnh Đảng là “người lạ, tầu lạ” đã gây ra tai nạn! Gần đây nhất, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, đại diện cho Nhà Nước, đã nói láo không biết ngượng khi cho là những người biểu tình đều nhận tiền từ các tổ chức phản động nào đó! Trong suốt mấy chục năm dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc, mọi người đều phải nói láo để được thở. Nhà Văn Nguyễn Tuân cho biết ông phải nói láo để sống còn. Các nhà văn, nhà thơ khác cũng thay nhau nói láo để tồn tại, và khỏi bị đầy ải như những vị trọng danh dự khác, không thích nói láo, thì bị tù, bị bỏ rơi cho đến chết. Năm 1975, cả toàn Đảng đều phóng ra một cuộc nói láo không tiền khoáng hậu khi muốn gom toàn bộ các sĩ quan, viên chức chính quyền vào trại trừng giới để giết dần, thì đồng loạt tung tin là chỉ đi học tập từ 10 ngày đến 1 tháng mà thôi.
Từ chính sách Nói Láo đó mà văn hóa Việt Nam đã đi vào một giai đoạn suy thoái, và đang trên đường tiêu vong:
1- Xã hội là một khối vô cảm, một tập hợp chia rẽ, và vô đạo đức.
Trong một bài báo viết vào thập niên 1970-1980, một người thuộc nhóm phản chiến tại Saigon trước 1975 về thăm Hà Nội và ngạc nhiên khi thấy cách cư xử thật vô học của các thiếu niên đối với cha mẹ và bạn bè. Các học sinh, dù nam hay nữ, dù đã học lớp cuối cùng của bậc Trung Học gọi nhau bằng “mày” và “tao”, và chúng luôn dùng tiếng chửi thề trong mọi trường hợp. Ngoài tiếng “địt mẹ bu”, chúng thường thêm chữ “đéo” vào mọi câu nói. Bố mẹ chúng có la mắng, thì chúng xưng “ông” và “đéo” lại luôn. “Ông đéo cần! Đéo nghe! Đéo làm!” Ngạc nhiên nhất là khi ngồi ăn cơm trên chiếu, một thằng nhóc khoảng 12,13 tuổi cứ múa đũa vào các đĩa đồ ăn và gắp loạn xạ, không nhường ai. Bố thằng bé mất mặt quá, quát thằng con, thì thằng bé đứng phắt dậy, tụt quần xuống, đái luôn vào nồi cơm và nói tỉnh bơ: “Tôi khinh bố!” rồi ngoay ngoảy bỏ đi. Bố mẹ thằng bé chỉ biết nói với theo: “Ơ hay! Cái thằng này!” Khách ớn quá, phải kiếu từ về, và lại phải đi qua con hẻm cũ, chui qua hàng chục cái đáy quần đen đàn bà, phơi trên dây kẽm, dăng ngang từ ban công bên này sang ban công bên kia; trên ban công, là một dẫy quần lót và áo lót đàn bà phủ kín.
Từ thời mở cửa đến nay, thì nạn phơi quần ngang qua ngõ đã bớt, chỉ còn treo trên ban công thôi. Nhưng con người Việt Nam thì càng ngày càng vô cảm. Thấy người bị cướp ngay trước mắt, cũng dửng dưng. Thấy cường quyền áp đảo dân vô tội, để cướp nhà, cướp đất, người hàng xóm đứng nhìn. Xe cộ cán chết người, kẻ đi qua không thèm ra tay giúp đỡ. Nước Việt bị bán, nhiều tỉnh thành bị biến thành tỉnh của Tầu, người Việt không ai phản đối,mặc dù người Việt bị cấm héo lánh đến gần! Trộm cướp như rươi, cướp bằng mã tấu, không nói không rằng, lẳng lặng vung đao, chặt đứt tay chân, đùi, cẳng của nạn nhân, rồi lên xe dông mất. Biết cửa hàng chuyên bán chất độc của Tầu cho rau cải, trái cây, phở, hủ tiếu, bún.. người ta tỉnh bơ, không thèm báo cáo. Các cơ xưởng chuyên sản xuất thực phẩm độc hại mọc ra như nấm, ăn vào chết ráng chịu.
Hồi thập niên 70-80, hễ cái gì sai trái thì Đảng liền đổ cho “tác hại của tàn dư Mỹ, Ngụy”, nhưng nay, nạn băng đảng hoành hành như cỏ dại, các động chứa mọc tràn lan ngay cả giữa thành phố, gái bán hoa, trai đĩ đực đứng đầy đường lớn. Phải nói nạn đĩ điếm ở Việt Nam bây giờ nhiều nhất Đông Nam Á, chưa kể nạn các phu nhân, tối tối đi tìm Mỹ đen để ngủ qua đêm, thưởng thức tài nghệ “ngoại”, trả thù ông chồng, năm thê bẩy thiếp, gái gọi, chân dài, tổ chức nhẩy truồng với nhau trong nhà hàng hạng sang. Đủ thứ “ôm”: bia ôm, cà phê ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm, tắm ôm, chuối chiên ôm, võng ôm, chè đậu xanh ôm, mía ôm…Nhiều gái quê không chịu lép, nếu không làm điếm ở vườn thì đua nhau bán thân cho Hàn, cho Hoa, cho Trung Cộng, rồi làm nô lệ tình dục tại xứ người. Tệ nhất là nạn cưỡng ép con nít dưới 12 tuổi bán dâm tại các động chứa ở Cam bốt. Theo báo cáo của các tổ chức cứu trẻ em, cứ 10 đứa con nít bán dâm Á Châu, thì có 7 đứa là trẻ em Việt Nam.
Cũng trong khi đó, các cậu ấm cô chiêu, sống bằng tiền cướp của nhân dân, tiền Xóa đói, giảm nghèo của quốc tế, thì sống huy hoàng hơn Mỹ, lắc một đêm cả ngàn đô la như chơi. Âm nhạc trên sân khấu bây giờ là màn thi hở hang tối đa để chiếm tim của các Quan. Ca nghệ sĩ thi nhau làm người tình của các đại gia, có cô chân dài, vừa hoa hậu vừa danh ca thì lãnh 10,000 đô một đêm, trung bình thì 2000, cô hạng bét cũng 500 đô!
Ngược lại, “Túng đói biến thành ác nhân: độc giả có thể vào www.youtube.com và gõ chữ “hành hạ trẻ em” hay “đánh trẻ em” để xem.
2- Giáo dục sa đọa:
Trong cuốn phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, khi được hỏi về ông Tô Hiến Thành, một thanh niên có phong thái, đứng cạnh tấm bảng đường đề chữ “đường Tô Hiến Thành” trả lời tỉnh bơ: “À, Tô Hiến Thành là một đồng chí có tinh thần cách mạng cao độ…” Nhiều học sinh thi tốt nghiệp Trung Học tả về Kiều là “nữ công nhân gan dạ, nữ chiến sĩ anh dũng, cán bộ cách mạng, người nông dân vùng lên..” Trên Youtube ngày nay, tràn ngập những cảnh nữ sinh đánh hội đồng, lột cả áo lót nạn nhân, đấm đá như du đãng, mà không ai can ngăn, trong khi nam sinh đứng nhìn.
Có thể vào www.youtube.com và gõ chữ “học sinh sex” hay “học sinh đánh nhau” sẽ thấy cảnh bi thảm.
Sự sa đọa về giáo dục đến từ nhiều nguyên nhân: Không dậy Đạo Đức, Công Dân Giáo Dục như ở miền Nam trước kia, mà chỉ dậy Đạo Đức Bác Hồ, mà ai cũng biết là tên xạo, nhiều vợ, lắm con, hiếp dâm con nít, hiếp dâm rồi cho đàn em giết chết cả họ.
Vì đời sống khó khăn, lương thầy cô giáo không đủ sống, nên dễ nổi điên. Cô giáo lấy chỉ khâu miệng học trò, cô giáo tát học trò như đánh kẻ trộm, cô giáo bắt học trò phải liếm ghế dài, bắt đứng cho cả lớp tát đến méo cả mặt, thầy giáo gạ nữ sinh vào khách sạn để cho điểm, hiệu trưởng hiếp dâm học trò thiếu niên… Do lương lậu kém cỏi, các thầy cô giáo thi nhau mở lớp dậy kèm, kiếm thêm tiền, bán đề thi…còn lớp học thì chỉ dậy lanh quanh cho qua giờ, khiến cho học sinh lớp 9 đã tổ chức chia nhóm hôn hít, mò ngực nhau, rồi cho lên Youtube, nữ sinh lớp 11 vạch vú ra đố nam sinh bú tí trong lớp… Vì thế mà ở Việt Nam, số nữ sinh đi phá thai nhiều hơn ở Mỹ.
3- Không có đủ phương tiện trường lớp cho học trò.
Trong khi cán bộ xây biệt thự đẹp hơn ở Âu Châu, thì tại nhiều nơi, không có trường học, hoặc có trường mà không có phương tiện đến trường. Theo báo Dân trí:
Để đến trường học chữ, hàng ngày những học sinh ở xóm 4 thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) phải liều lội qua sông Hà Thanh với bao hiểm nguy rình rập. Xóm 4 thôn Cảnh An 1 có hơn 70 hộ dân với hơn 360 nhân khẩu, trong đó có hơn 60 học sinh bậc tiểu học đến THPT. Trường học bên kia sông nên hàng ngày học sinh ở đây phải liều mình lội qua sông để đi học. Các em học sinh THCS, THPT thì tự mình lội, còn học sinh mẫu giáo, tiểu học thì có cha mẹ đưa đón đi. Khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, nước chảy rất mạnh người dân tự sắm sõng chèo qua sông, nếu nước lũ lớn về thì học sinh phải nghỉ học dài dài.”
Việc không có đường tới trường không phải là hiếm:
“Học sinh “ốc đảo” Ân Phú, thuộc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi lội sông đi học…”
“Hơn 8 năm học sinh trường THPT Trần Quang Diệu lội sông đi học.Trường THPT Trần Quang Diệu được thành lập cách đây hơn 8 năm và đó cũng là quãng thời gian mà hơn 500 em học sinh của trường (ngụ tại xã Ân Hữu - huyện Hoài Ân - Bình Định) phải lội sông hằng ngày, kể cả mưa giông và nắng, gió. Mùa mưa thì đu dây kéo bè tới trường, còn vào mùa này, hàng trăm em học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường, mặc dù có cầu tre bắc qua.”
“Mặc dù cây cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc đã bị nước cuốn, thay vì đi đò, nhiều học sinh và cả người dân vẫn lội qua tuyến này.”
Theo báo Tiếp Thị:
“Từ việc các em học sinh ở khe Rào, Quảng Bình phải bơi qua sông đến trường đến việc các em học sinh ở Pôkô, Kon Tum phải đu dây qua sông trước đây (mà ông cựu bộ trưởng Giao thông vận tải khen là “một sáng tạo không ngờ”), hay xa hơn nữa là việc các em học sinh chồng chất qua đò ở Nông Sơn, Quảng Nam khiến đò lật, 18 em thiệt mạng, sau đó là sự chung tay của cộng đồng để học sinh và người dân các địa phương ấy có một chiếc cầu, người ta lại thấy nổi lên một câu hỏi: vậy Nhà nước đâu? Bởi dù có sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng thì Nhà nước vẫn không thể thoái thác trách nhiệm của mình trước cuộc sống và những hiểm nguy mà người dân phải đối mặt. Huống hồ, người dân đang chứng kiến Nhà nước dễ dàng dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân và doanh nghiệp, để bảo lãnh cho không ít dự án có tính kinh doanh mà lẽ ra chủ đầu tư phải tự vay tự trả (như một số dự án ximăng) hoặc chi cho những dự án, công trình hoành tráng, tuy không phải kinh doanh nhưng hiệu quả xã hội chưa thuyết phục được đông đảo người dân (như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng mới đây). Trong quản trị quốc gia nói chung, trong chi xài tiền đóng góp của dân và doanh nghiệp nói riêng, dường như lợi ích trực tiếp của người dân đang bị lép vế so với những lợi ích khác.” (http://sgtt.vn/Goc-nhin/153267/Tu-chuyen-hoc-sinh-phai-loi-song-den-truong.html)
Một bản tin khác:
“Từ một năm nay, hàng ngày khoảng 14 học sinh bản Ông Tú phải cho quần áo, cặp sách vào túi nilông, bơi qua sông để tới trường học, rất nguy hiểm vì nước sâu và thường chảy xiết (ảnh). Nhiều em không mang theo túi nilông thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu để khỏi ướt. Mùa đông các em run cầm cập vì nước lạnh...”
4- Học Phí tăng bất kể hoàn cảnh đất nước.
Một bản tin cho biết về việc tăng học phí:
“Về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thủ đô, HĐND thông qua mức trần như sau: trường mầm non và tiểu học, năm học 2013-2014 tối đa 2,9 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT năm học 2013-2014 tối đa 3 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,4 triệu đồng/học sinh/tháng.” (http://nld.com.vn/20130706112532609p0c1002/ha-noi-tang-gia-vien-phi-hoc-phi.htm)
“Theo UBND TP.HCM, mức thu nhập của các hộ gia đình thành phố khác nhau nên đã đề xuất với HĐND Thành phố phân chia học sinh thành 2 nhóm đối tượng nội thành và ngoại thành với 2 mức học phí khác nhau. Mức học phí này cũng sẽ tăng dần theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, tới đây sẽ áp dụng điều chỉnh phí dạy thêm, học thêm tăng theo mức lương cơ bản Nhà nước công bố để mức học phí không bị “lạc hậu”. Có lẽ những điều trên cũng là một cách để giáo dục mang hơi thở cuộc sống, còn thầy cô cũng phần nào được cải thiện thu nhập. Nhưng điều quan trọng là giáo dục có theo nổi với mức điều chỉnh hàng năm này không mới là chuyện đáng bàn.” (http://www.baomoi.com/TPHCM)
Khi nói đến số tiền 2, 3 triệu một tháng cho một học sinh, người đọc sẽ không hiểu đó là sự khủng khiếp, nếu không so sánh với mức thu nhập đầu người. Môt Y Tá, tốt nghiệp Ưu hạng, lương có 3 triệu một tháng! Y Tá thường chỉ có 1 triệu rưởi hay 2 triệu. Công nhân có khoảng 700,000! Trong khi lương của ông bố hay bà mẹ chỉ đủ cầm hơi cho gia đình mà tiền học cao hơn lương, thì đi học bằng cách nào? Nữ: làm điếm, làm Tiếp Thị, làm vợ thuê, đẻ thuê, đánh bạc. Nam: đánh bạc, ăn trộm, ăn cắp, và ăn cướp! Số lượng công nhân trẻ trung “tay làm,hàm nhai” nhiều vô số kể khiến cho tỷ số thất nghiệp tăng cao vù vù. Điều đau lòng là khi hơn ¾ học sinh phải bỏ học, thì vẫn có những công tử, cậu ấm, cô chiêu của Tư Bản Đỏ, sẵn sàng bỏ ra 5 đến 10 triệu đồng thuê vài thầy dậy tư, dậy nhẩy, dậy lắc, dậy làm “dân sang” đô thị. (Tiền thuê thầy dậy chó cũng 3 triệu một tháng).
5- Hán Hóa, Nô lệ Văn Hóa:
Cuối cùng của bài này, nhưng không phải hết, là việc thi nhau làm nô lệ Tầu. Tiếng Tầu bây giờ được dậy chính thức cho trẻ em mẫu giáo, bảng Toán cũng viết tiếng Tầu, cờ phát cho trẻ em cũng là cờ Tầu. Nhục nhã nhất là ngày lễ giỗ Mã Viện, kẻ xâm lăng khi xưa đã bị Hai Bà Trưng đuổi đánh, thì nay, nhà nước cho nguyên một ban hát giả dạng Trưng Trắc, Trưng Nhị qua múa hát trước mộ Mã Viện! Phim Tầu tràn ngập, hàng Tầu mông mênh khắp nước, thuốc độc Tầu mang sang được bán tràn lan, y sĩ dỏm của Tầu mở phòng mạch không cần kiểm tra bằng cấp, ai khám bệnh, uống thuốc dỏm mà chết thì ráng chịu. Người Tầu sang Việt không cần Visa, cứ ùn ùn vào qua cửa ải, rồi lập nghiệp khơi khơi, trong đó không biết bao nhiêu là Công An, lính kín giả dạng thường dân. Giả dụ mà có chiến tranh với Tầu, thì sẵn sàng có cả sư đoàn lính Trung Cộng nằm sẵn trong đất Việt, bao vây và tiêu diệt bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân trong khoảng khắc. Nhất là tư tưởng “Văn hóa Tầu bây giờ đang đồng hóa Văn Hóa Việt, biến Văn hóa Việt thành Văn Hóa Tầu.” thì chiến đấu làm chi cho mệt?
Những hình ảnh văn hóa đẹp đang vắng dần, thưa thớt.
Như thế, văn hóa Việt sẽ ra sao trong một, hai thập niên tới? Có còn là văn hóa của người Việt có hơn 4000 năm văn hiến mà miền Nam đã bảo tồn trước 1975 hay không?
Câu trả lời dành cho những người còn có tâm hồn với đất nước, không kể Nam, Bắc, hay Trung, cũng không kể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hay Bộ Đội miền Bắc. Tùy suy nghĩ của mỗi con người Việt Nam chân chính.
Chu Tất Tiến
No comments:
Post a Comment