01/09/2014
SACRAMENTO, Calif. --Tại Sacramento, và lúc 11:00
am ngày Chúa Nhật 5/1/2014 Cộng Đồng Người Việt tại Thủ phủ
Sacramento, Hội Hải Quân đã phối hợp với nhiều hội đoàn tổ chức lễ
Tưởng Niệm 40 Năm Hoàng sa bị Trung cộng cưỡng chiếm.
Hiện diện trong buổi lễ có đông quan khách, đồng hương và các hội đoàn Quân Đội. Trong số đó người ta ghi nhận có cựu Th. Tướng Hoàng Văn Lạc, cựu Th.T Nguyễn Văn Chức, cựu HQ Đại Tá Trần Thanh Điền, cựu Tr. Tá Đỗ Hữu Nhơn, và các hội đoàn: Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California, Hội BĐQ Quân Bắc California, Hội ĐPQ&NQ Bắc Cali, Hội CSQG Bắc Cali, Hội HO/SF, Lực Lượng SQTB Thủ Đức, Biệt Hải, LLĐB, Ban Đại Diện CĐ Người Việt Quốc Gia Bắc Cali…v.v.
Buổi lễ Khai Mạc với lễ chào cờ long trọng do các chiến sĩ HQ/VNCH rước Quốc Quân Kỳ vào vị trí hành lễ. Lễ chào cờ HK và VNCH, phút mặc niệm và đặt vòng hoa trước đài Tưởng Niệm do các vị đại diện các hội đoàn quân đội và BTC có: ĐT Trần Thanh Điền, Cựu Th.T Huỳnh Văn Lạc, Ông Lê Đình Thọ LH/CQN, Ông Trương Thành Minh CĐNVQG…v.v
Sau phần chào mừng và cảm tạ. Một số quan khách phát biểu có: Ông Nguyễn Văn Em, HQ/Đại tá Trần Thanh Điền, LS Đỗ Thái Nhiên, Ông Nguyễn Hữu Hiến, Ông Phạm H. Huệ, GS Trần Gia Phụng…v.v.
Hiện diện trong buổi lễ có đông quan khách, đồng hương và các hội đoàn Quân Đội. Trong số đó người ta ghi nhận có cựu Th. Tướng Hoàng Văn Lạc, cựu Th.T Nguyễn Văn Chức, cựu HQ Đại Tá Trần Thanh Điền, cựu Tr. Tá Đỗ Hữu Nhơn, và các hội đoàn: Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California, Hội BĐQ Quân Bắc California, Hội ĐPQ&NQ Bắc Cali, Hội CSQG Bắc Cali, Hội HO/SF, Lực Lượng SQTB Thủ Đức, Biệt Hải, LLĐB, Ban Đại Diện CĐ Người Việt Quốc Gia Bắc Cali…v.v.
Buổi lễ Khai Mạc với lễ chào cờ long trọng do các chiến sĩ HQ/VNCH rước Quốc Quân Kỳ vào vị trí hành lễ. Lễ chào cờ HK và VNCH, phút mặc niệm và đặt vòng hoa trước đài Tưởng Niệm do các vị đại diện các hội đoàn quân đội và BTC có: ĐT Trần Thanh Điền, Cựu Th.T Huỳnh Văn Lạc, Ông Lê Đình Thọ LH/CQN, Ông Trương Thành Minh CĐNVQG…v.v
Sau phần chào mừng và cảm tạ. Một số quan khách phát biểu có: Ông Nguyễn Văn Em, HQ/Đại tá Trần Thanh Điền, LS Đỗ Thái Nhiên, Ông Nguyễn Hữu Hiến, Ông Phạm H. Huệ, GS Trần Gia Phụng…v.v.
Tưởng niệm Hoàng Sa.
Sau phần nghi lễ là văn nghệ và ăn trưa.
Tưởng cũng nên biết thêm, vào cuối tuần qua tại nhiều nơi trên thế giới, nơi có CĐVN đều có lễ tưởng niệm Hoàng Sa. Năm nay là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (17/1/1974) giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với hải quân Trung Cộng. Các chiến sĩ Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng, nhưng đã không thể bảo vệ được Hoàng Sa, và quần đảo này lọt vào tay Trung Cộng.
Vào những ngày tháng giêng của 40 năm về trước, Biển Đông đã dậy sóng trong một biến cố mà không một người Việt yêu nước nào có thể quên. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa.
Một chút lịch sử:
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm, Lưỡi Liềm (Crescent Group); và nhóm đảo Tuyên Đức hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn.
Năm 1958, Trung Cộng cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của họ đối với các quần đảo phạm vi 12 lãnh hải tương ứng với các đảo này, bao gồm Trường Sa, Đài Loan, Hoàng Sa, Trung Sa …
Ngày 22/ 9/ 1958, báo Nhân Dân Trung Cộng đăng công hàm của Thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Cộng, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Cộng quyết định về hải phận của Trung Cộng.
Tưởng cũng nên biết thêm, vào cuối tuần qua tại nhiều nơi trên thế giới, nơi có CĐVN đều có lễ tưởng niệm Hoàng Sa. Năm nay là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa (17/1/1974) giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với hải quân Trung Cộng. Các chiến sĩ Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng, nhưng đã không thể bảo vệ được Hoàng Sa, và quần đảo này lọt vào tay Trung Cộng.
Vào những ngày tháng giêng của 40 năm về trước, Biển Đông đã dậy sóng trong một biến cố mà không một người Việt yêu nước nào có thể quên. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa.
Một chút lịch sử:
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm, Lưỡi Liềm (Crescent Group); và nhóm đảo Tuyên Đức hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn.
Năm 1958, Trung Cộng cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của họ đối với các quần đảo phạm vi 12 lãnh hải tương ứng với các đảo này, bao gồm Trường Sa, Đài Loan, Hoàng Sa, Trung Sa …
Ngày 22/ 9/ 1958, báo Nhân Dân Trung Cộng đăng công hàm của Thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Cộng, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Cộng quyết định về hải phận của Trung Cộng.
Tưởng niệm Hoàng Sa.
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành
sắc lệnh tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt
Nam Cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân TC và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng nhiều lần trên hải phận Hoàng Sa. Trong lúc đó Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập một sân bay tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1971, Hải quân TC và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Cộng ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó. Ngày 19/1/1974 Hoàng sa bị mất vào tay Trung Cộng.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân TC và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng nhiều lần trên hải phận Hoàng Sa. Trong lúc đó Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập một sân bay tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1971, Hải quân TC và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Cộng ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó. Ngày 19/1/1974 Hoàng sa bị mất vào tay Trung Cộng.
-------------------------------------------
Liên
Ủy Ban Chống CS Và Tay Sai Mời Dự: Biểu Tình Dịp 40 Năm Hải Quân VNCH
Hy Sinh Bảo Vệ Hoàng Sa (01/08/2014)
Hội
Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng Nam California Mời Tham Dự Hội Luận Chủ Đề: Hoàng
Sa 40 Năm Nhìn Lại (01/04/2014)
Đọc cái tiêu đề đã thấy thằng viết bài là một thằng óc bò. Nói thế có khi xúc phạm con bò, vì con bò còn được việc. Thằng này là cái loại ăn hại, bán nước, hại dân. Sao lại thằng ngu đến mức nói "tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm". Hoàng Sa là của Việt Nam, cả thế giới công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam có trong tay rất nhiều chứng cứ về chủ quyền đối với Hoàng Sa, có nhiều tư liệu của Trung Quốc cũng cho rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.
ReplyDeleteGần 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật do các nhà nghiên cứu, học giả trong nước, quốc tế và các cơ quan đơn vị sưu tầm đã được giới thiệu.
ReplyDeleteNhững tư liệu lịch sử có giá trị là bằng chứng không thể phủ nhận về việc Việt Nam đã khai phá và quản lý Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 17 một cách hòa bình và liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Những tư liệu, bản đồ được trưng bày có xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc; là những bằng chứng có giá trị lịch sử pháp lý, khẳng định sự thật Hoàng Sa là của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Nhưng do hai quần đảo này nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông, đồng thời lại là nơi có tiềm năng to lớn về tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa, nên từ đầu thế kỷ XX nhiều nước đã và đang tìm mọi cách xâm chiếm.
ReplyDeleteCó thể nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ cho đến thế kỷ XVII, tức là khi Nhà nước của Việt Nam tiến hành những hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo theo quy định của của luật pháp đương đại. Việc chiếm hữu của Nhà nước Việt Nam là thật sự, rõ ràng và đã thiết lập được một cơ chế Nhà nước thích hợp để kiểm soát, quản lý, bảo vệ hai quần đảo và thực hiện trên thực tế quyền tài phán ở đó.
Qua nghiên cứu các tài liệu được tìm thấy trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể thấy rằng : Nhà nước Việt Nam trước kia là người đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và tiến hành quản lý, khai thác với danh nghĩa Nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là những quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào; việc chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay đối với hai quần đảo là thực sự liên tục và hoà bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế đương thời và hiện đại.
Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) Bộ Công dâng sớ tâu lên vua: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực biển nước ta, hết sức hiểm yếu. Sách Đại Nam nhất thống chí viết : "Phía Đông có bãi cát nằm ngang (đảo Hoàng Sa) liền với biển xanh làm hào bao che". Trong sách "Hải Lục" của Trung Quốc viết năm 1842 cũng nhận xét: "Vạn lý Trường Sa gồm những bãi cát nổi trên biển dài mấy ngàn dặm, làm phên dậu bên ngoài của nước An Nam".
Trong bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em Van Langren người Hà Lan in năm 1595 cũng như trong bản đồ "Indiae Orientalis" của nhà hàng hải Meccato in năm 1633, đã vẽ hải quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành một dải liền nhau, hình lá cờ đuôi nheo nằm trải dài ngoài khơi dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, trong đó có rất nhiều chấm nhỏ biểu thị các hòn đảo, bãi cát với hàng chữ Isle de Pracel (quần đảo Pracel). Trong bản đồ này trên bờ biển ở khu vực Đà Nẵng hiện nay có ghi dòng chữ Costa de Pracel (bờ biển Pracel).
ReplyDeleteTrong một công trình của mình, nhà nghiên cứu M.G. Dumoutier đã đề cập đến một tập bản đồ Việt Nam vẽ vào cuối thế kỷ 15 gồm 24 mảnh, trong đó có mảnh thứ 19 đã thể hiện rõ ràng ở ngoài khơi tỉnh Quảng Nghĩa có một bãi cát trải dài 500 - 600 hải lý mang tên Bãi Cát Vàng.
Tác phẩm Phủ biên tạp lục của nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn (1726 - 1784), viết năm 1776, đã ghi chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa): ''Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải''.
Việt Nam đã củng cố sự chiếm hữu và xác lập chủ quyền của mình thông qua các hoạt động quản lý và khai thác thực tế: Việc tổ chức các đội Hoàng Sa để tiến hành khai thác với tư cách Nhà nước, đội Hoàng Sa sau này được tăng cường thêm đội Bắc Hải để khai thác quần đảo Trường Sa, được duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và Nhà Nguyễn sau đó.
Vua Gia Long, người sáng lập đời nhà Nguyễn và các vua kế tiếp như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều quan tâm củng cố chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo. Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành khảo sát và đo đạc đường biển, công việc này còn được tiến hành tiếp tục trong nhiều năm tiếp theo. Sau đó, trong các năm 1834, 1835, 1836 vua Minh Mạng đã cử các tướng Phạm Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa đo đạc từng đảo, khảo sát tình hình biển chung quanh, vẽ bản đồ và xây miếu, dựng bia. Vua Thiệu Trị đã trực tiếp phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của đội Hoàng Sa do Bộ Công đệ trình. Vua Tự Đức đã phong cho những chiến sĩ đội Hoàng Sa hy sinh danh hiệu "Hùng binh Trường Sa".
Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam theo Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884 trong đó công nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam, Pháp đã nhân danh Việt Nam cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ yếu tiến hành các cuộc tuần tiễu trong vùng, dùng tàu của lực lượng hải quan ngăn chặn việc buôn lậu. Bên cạnh những việc đó, chính quyền Pháp đã cho tiến hành hàng loạt các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát về hải dương, địa chất và sinh vật ở khu vực hai quần đảo.
ReplyDeleteNhằm củng cố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo, trong những năm đầu của thập kỷ 30 của thế kỷ XX, các đơn vị hải quân của chính quyền Pháp đã lần lượt đến đóng quân trên các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Hành động này đã được công bố và ghi nhận trong công báo nước Cộng hoà Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933. Cùng trong năm 1933, quần đảo Trường Sa đã được quy thuộc vào tỉnh Bà Rịa theo một Nghị định của Thống đốc Nam kỳ J.Krautheimer.[3] Ngày 15 tháng 6 năm1938, Toàn quyền Đông Dương Brévie đã ban bố Sắc lệnh xác lập đơn vị hành chính trên quần đảo Hoàng Sa, Cũng trong năm 1938, Pháp đã cho dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở quần đảo Hoàng Sa; xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở quần đảo Trường Sa.
Năm 1939, Pháp đã phản đối việc Nhật Bản tuyên bố một số đảo trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhật Bản.[4] Năm 1947, Pháp đã yêu cầu quân đội Trung Hoa dân quốc rút quân khỏi các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép từ cuối năm 1946 và Pháp đã cho quân ra thay thế quân đội Trung Quốc, đồng thời cho xây dựng lại trạm khí tượng và đài vô tuyến điện.
Năm 1950, Pháp chính thức giao quyền quản lý hai quần đảo cho chính quyền Việt Nam. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại lúc đó là Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo,[5] lời tuyên bố này đã không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào từ hội nghị.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 (bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trở vào tạm thời được đặt dưới sự quản lý của các chính quyền miền Nam Việt Nam. Năm 1956, khi rút quân khỏi Việt Nam, Pháp đã chuyển giao sự quản lý phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn. Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức việc đưa quân ra tiếp quản hai quần đảo, đồng thời tổ chức lại về mặt hành chính (coi mỗi quần đảo là một xã thuộc một huyện trong đất liền), cho xây dựng các bia chủ quyền tại các đảo chính, duy trì các trạm khí tượng và đăng ký chúng vào danh mục các trạm của Tổ chức khí tượng thế giới OMM, cho một số nhà kinh doanh ra khai thác phân chim ở Hoàng Sa đồng thời liên tục cử các nhà khoa học ra hai quần đảo nghiên cứu.
Lợi dụng sự xáo trộn về chính trị vào năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và năm 1974 khi chính quyền Sài Gòn đang nguy cấp, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực lần lượt chiếm đóng phần phía Đông (1956) và sau đó là phần phía Tây quần đảo (1974), xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn đã kịch liệt phản đối và đã thông báo cho các nước và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về sự kiện này.[6] Vào thời gian đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố lập trường ba điểm về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo, bao gồm việc các bên phải cùng nhau thương lượng để giải quyết vấn đề. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm một số bãi, đá tại quần đảo Trường Sa.
ReplyDeleteSau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11 tháng 12 năm 1982, Việt Nam ra quyết định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và tổ chức quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hoà). Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ra quyết định tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Từ thực tế lịch sử và căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, chúng ta có thể khẳng định rõ ràng rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu và luôn luôn là lãnh thổ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo đó từ khi chúng chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào đối với hai quần đảo này. Đây là sự thực được chứng minh bởi các bằng chứng rõ ràng về việc thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kỳ lịch sử.