23.01.2014
Tự do trên thế giới lại bị sút
giảm một lần nữa trong năm 2013. Đó là nhận định mà tổ chức Freedom House ở
Washington đưa ra trong bản phúc trình mới về tình hình tự do thế giới. Theo
tường thuật của thông tín viên Jeff Seldin của đài VOA, những người soạn phúc
trình cảnh báo rằng có thể sẽ có những sự tụt hậu lớn tại một số các quốc gia
có nhiều ảnh hưởng trên thế giới.
Có lẽ không có nơi nào mà sự xuống dốc của tự do được tỏ lộ một cách rõ ràng hơn Ai Cập, nơi mà những cuộc biểu tình phản kháng đầy phẫn nộ của người dân đã dọn đường cho một cuộc đảo chánh quân sự và một cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, theo ông Arch Puddington, tác giả bản phúc trình Tự do Thế giới 2014, Ai Cập không phải là một trường hợp đơn lẻ. Ông nhận định:
"Hiện giờ chúng ta đang ở vào một thời điểm mà các nhà lãnh đạo của cộng đồng chuyên chế đang có thái độ tự tin và kiêu hãnh hơn so với quá khứ và trên thế giới đang có một liên minh lỏng lẻo của những nước độc tài."
Freedom House đã đánh giá 195 quốc gia và 14 vùng lãnh thổ dựa trên quyền chính trị và quyền tư do dân sự. Họ phát giác mức độ tự do nói chung đã xuống dốc trong 8 năm liên tiếp, với 60% dân số thế giới, tương đương với 4 tỉ 300 triệu người, đang sống ở những nước chỉ có tự do một phần hoặc hoàn toàn không có tự do. Ông Puddington cho biết như sau về những quốc gia này:
"Giới tinh hoa chính trị không cần phải luôn luôn sử dụng tới bạo lực. Họ không phải dồn người dân vào chân tường, nhưng họ vẫn có khả năng để khống chế các sinh hoạt chính trị và gạt ra bên lề những người đối lập chính trị."
Khu vực Âu Á có lẽ là vùng mà tự do bị suy sụp nhiều nhất trong năm vừa qua. Những vụ bách hại và đàn áp giới truyền thông đã tăng mạnh ở Nga và Ukraina. 78% dân số của vùng này sinh sống ở những nước được xếp loại “không tự do.”
Tại Trung Đông, Syria nằm trong số 10 nước có ít tự do nhất thế giới. Khu vực này có 83% dân số sống ở những nước “không tự do.”
Có lẽ không có nơi nào mà sự xuống dốc của tự do được tỏ lộ một cách rõ ràng hơn Ai Cập, nơi mà những cuộc biểu tình phản kháng đầy phẫn nộ của người dân đã dọn đường cho một cuộc đảo chánh quân sự và một cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, theo ông Arch Puddington, tác giả bản phúc trình Tự do Thế giới 2014, Ai Cập không phải là một trường hợp đơn lẻ. Ông nhận định:
"Hiện giờ chúng ta đang ở vào một thời điểm mà các nhà lãnh đạo của cộng đồng chuyên chế đang có thái độ tự tin và kiêu hãnh hơn so với quá khứ và trên thế giới đang có một liên minh lỏng lẻo của những nước độc tài."
Freedom House đã đánh giá 195 quốc gia và 14 vùng lãnh thổ dựa trên quyền chính trị và quyền tư do dân sự. Họ phát giác mức độ tự do nói chung đã xuống dốc trong 8 năm liên tiếp, với 60% dân số thế giới, tương đương với 4 tỉ 300 triệu người, đang sống ở những nước chỉ có tự do một phần hoặc hoàn toàn không có tự do. Ông Puddington cho biết như sau về những quốc gia này:
"Giới tinh hoa chính trị không cần phải luôn luôn sử dụng tới bạo lực. Họ không phải dồn người dân vào chân tường, nhưng họ vẫn có khả năng để khống chế các sinh hoạt chính trị và gạt ra bên lề những người đối lập chính trị."
Khu vực Âu Á có lẽ là vùng mà tự do bị suy sụp nhiều nhất trong năm vừa qua. Những vụ bách hại và đàn áp giới truyền thông đã tăng mạnh ở Nga và Ukraina. 78% dân số của vùng này sinh sống ở những nước được xếp loại “không tự do.”
Tại Trung Đông, Syria nằm trong số 10 nước có ít tự do nhất thế giới. Khu vực này có 83% dân số sống ở những nước “không tự do.”
Biểu đồ về tự do trên thế giới
Tại khu vực Á châu Thái bình dương, phúc trình của Freedom House kết luận rằng Trung Quốc là nước mà tình trạng bất khoan nhượng của chính quyền đã gia tăng thêm nữa trong năm 2013. Tính chung, 43% dân số của khu vực này sống ở những nước “không tự do.”
Tại Phi châu, 35% dân số của châu lục này sống ở những nước “không tự do.”
Về phần Hoa Kỳ, nền dân chủ lớn nhất thế giới này tiếp tục nằm trong số các nước tự do nhất. Nhưng tổ chức Freedom House cho rằng có lý do để Washington cảm thấy lo ngại.
Chủ tịch Freedom House, ông David Kramer, giải thích như sau:
"Khi tự do xuống cấp thì điều đó có nghĩa là con số các quốc gia ổn định sẽ mỗi ngày một ít hơn và những đối tác đáng tin cậy cũng sẽ ít đi."
Freedom House cho rằng các nước dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng có vẻ như đang bị chìm ngập bởi thái độ nghi ngờ chính mình, làm cho nước Mỹ không thể hoặc không muốn hành động; và sự thiếu tiến bộ ở Trung Đông là một thí dụ điển hình.
Về việc này, nhà phân tích David Schenker của Viện Washington, cho biết như sau:
"Công chúng nước Mỹ hoàn toàn không muốn dính líu thêm về mặt quân sự ở vùng Trung Đông, và thậm chí họ cũng không muốn dính líu về tài chánh hay ngoại giao. Chúng tôi nhận thấy điều đó qua các cuộc thăm dò ý kiến công chúng. Giờ đây họ tập trung chú ý vào các vấn đề quốc nội."
Và điều này làm cho một số người tranh đấu cho tự do trên thế giới cảm thấy bất an vì không biết sẽ phải dựa dẫm vào đâu.
No comments:
Post a Comment