Nguyên
Huy/Người Việt
Saturday, January 18, 2014 6:17:43 PM
WESTMINSTER (NV) - “Hoàng Sa, 40 Năm Nhìn Lại” là chủ đề cuộc hội luận do Hội Ðồng Hương Quảng Nam-Ðà Nẵng tổ chức vào chiều 18 Tháng Giêng, tại đài truyền hình VHN trên đường Brookhurst, thành phố Fountain Valley.
Cuộc
hội luận được phát hình trực tiếp đi khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Úc Châu.
Chủ
đề cuộc hội luận thu hút rất đông đồng hương tại Nam California, trong đó có
nhiều đại diện của các đoàn thể tranh đấu tại nam California và anh em cựu hải
quân và nhiều quân binh chủng khác đến tham dự.
Đồng ca “Quảng Nam Quê Ta Ơi” trong buổi hội luận
“Hoàng Sa, 40 Năm Nhìn Lại” do Hội Ðồng Hương Quảng Nam - Ðà Nẵng tổ chức.
(Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Phần
nghi lễ được các cựu Chiến Sĩ Hải Quân Nam California phụ trách. Ðặc biệt,
trong phút mặc niệm, ban tổ chức nhắc đến các nhà cách mạng gốc Quảng Nam, như
Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân...
Hội
trưởng Ðoàn Ngọc Ða, trong diễn văn khai mạc đã nhắc đến mối lo âu chung của
người Việt về quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc đất nước Việt Nam nhưng từ lâu bị
Trung Cộng xâm chiếm. Các chiến sĩ Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
đã can trường chống lại cuộc xâm lược này, nối dõi cha ông suốt trong lịch sử
lập nước và giữ nước cũng đã liên tục đánh đuổi giặc phương Bắc, gìn giữ được toàn
vẹn lãnh thổ.
Hội
trưởng Ðoàn Ngọc Ða kêu gọi: “Chúng ta phải đòi lại Hoàng Sa. Chúng ta hãy sát
cánh cùng các nước đang bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo như Nhật và Phi Luật
Tân. Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là dấu mốc thêm một lần nữa dân tộc Việt
Nam khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.”
Mở
đầu buổi hội luận, ông Phan Thanh Thắng tóm tắt sơ lược về trận hải chiến Hoàng
Sa của Hải Quân QLVNCH. Nguyên nhân dẫn đến cuộc hải chiến này là từ bản tuyên
bố trịch thượng của Trung Cộng, ngang nhiên coi Hoàng Sa là thuộc Trung Cộng và
đưa tầu thuyền ra chiếm giữ. Hải Quân VN dù bị chênh lệch về lực lượng hải quân
nhưng vẫn cương quyết ngăn chặn các tầu thuyền và chiến hạm Trung Cộng xâm
nhập. Cuộc hải chiến chỉ diễn ra trong mấy tiếng đồng hồ đưa đến thiệt hại nặng
nề cho cả hai bên. Phía Trung Cộng chìm một soái hạm và nhiều chiến hạm khác bị
loại khỏi vòng chiến. Phía VNCH cũng bị chìm một chiến hạm, chiếc HQ.10 mang
theo Hạm Trưởng Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng 72 chiến sĩ hải quân trên
tầu. Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng cũng hy sinh khi được cứu nạn.
Giáo
Sư Trần Gia Phụng tại buổi thuyết trình. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Trong
phần kết thúc, ông Phan Thanh Thắng nói: “Ðó là những chiến sĩ rất xứng đáng
được dân tộc ghi vào lịch sử chống ngoại xâm. Ðó cũng là mục đích của buổi hội
luận này để chúng ta cùng nhắc nhở nhau và để cho các thế hệ con em hiểu biết
thêm về tinh thần chiến đấu của những người lính VNCH, cha anh của họ.”
Sau
ít phút giải lao, cuộc hội luận được tiếp tục với phần thuyết trình của Giáo Sư
Trần Gia Phụng đến từ Canada. Giáo Sư Phụng mở đầu phần thuyết trình qua sự
phân tích về tình hình thế giới vào lúc đó giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản.
Giáo sư cho rằng cả hai khối trong thế kình chống nhau vì quyền lợi nhưng cả
hai đều không dám mở cuộc chiến tranh, nhưng lại tiến hành cuộc chiến tranh
lạnh bằng những cuộc chiến tranh nóng tại các nước nhỏ trong khu vực. Ở Châu Á
là Triều Tiên và Việt Nam. Nhưng hai cuộc chiến tranh này lại rất khác nhau.
Với Hoa Kỳ thì cuộc chiến ở Triều Tiên là đánh thắng và bảo vệ đến cùng phần
đất tự do. Nhưng ở Việt Nam, chiến lược của Hoa Kỳ là chỉ ngăn chặn, không mưu
chiến thắng nên chính quyền VNCH lúc ấy nhiều lần muốn tiến quân ra Bắc để
triệt hạ hậu cần của cộng sản ở trong Nam đã bị Hoa Kỳ ngăn chặn, cắt ngay viện
trợ quân sự.
Giáo
Sư Trần Gia Phụng đã nêu ra rất nhiều minh chứng, từ sự việc đến những lời
tuyên bố của các cấp lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như của VNCH mà nay đã được xuất hiện
trên các tài liệu được bạch hóa và trong nhiều cuốn hồi ký của các nhân vật
này.
Trong
khi đó thì khối cộng sản, đặc biệt là Trung Cộng, quyết tiến hành việc nhuộm đỏ
hết vùng Ðông Nam Á, nhất là Trung Cộng dù dưới triều đại nào trong suốt quá
khứ cũng đều rình rập cơ hội để xâm chiếm Việt Nam.
Hành
động ngang nhiên chiếm cứ hải đảo của Việt Nam xảy ra từ sau sự chấp thuận ngầm
của Hoa Kỳ trong cuộc thăm viếng Bắc Kinh của TT Nixon. Cuộc thăm viếng này là
công lao đưa đường chỉ lối của ngoại trưởng Kissinger mà người Việt còn nhớ mãi
lời phát ngôn độc địa của ông ta: “Sao chúng không chết quách cho rồi” khi thấy
QLVNCH còn chống cự anh dũng giữ cho VNCH đến mãi 3 năm sau Hiệp Ðịnh Paris
1973 thay vì 18 tháng như Kissinger dự trù và hứa với phe cộng sản. Do đó, khi
Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa, đệ thất hạm đội Hoa Kỳ đã không mảy may có hành
động nào kể cả việc cứu giúp đồng minh đang bị nạn trên biển.
Kết
thúc phần thuyết trình, Giáo Sư Trần Gia Phụng đưa ra hai kết luận, một là chỉ
khi Việt Nam có nội chiến thì kẻ thù phương Bắc sẽ lợi dụng khai thác ngay để
xâm chiếm Việt Nam và hai là bang giao quốc tế là dựa trên quyền lợi, không kể
gì tình nghĩa đồng minh.
Trước
khi kết thúc, Giáo Sư Trần Gia Phụng kêu gọi: “Bạo lực cộng sản đã đẩy chúng ta
ra khỏi đất nước nhưng không thể đẩy Hoàng Sa ra khỏi trái tim của người Việt
Nam chúng ta được. Chúng ta hãy đoàn kết, phải đoàn kết để làm thế ỷ dốc cho
cuộc đấu tranh ở trong nước đang vào cơ hội thuận lợi.”
Sau
phần thuyết trình của Giáo Sư Trần Gia Phụng, các tham dự viên đã sôi nổi thảo
luận về những giải pháp thực tế nào trong cuộc tranh đấu giành lại phần biển
đảo đã mất. Nhiều tham dự viên đồng
thuận rằng chỉ có giải thể được chế độ cộng sản bán nước thì mới chấm dứt được
những cam kết ngầm của Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam.”
*
*
Thanh
Phong/Viễn Đông
VienDongDaily.Com
- 18/01/2014
Toán
hầu kỳ trong tư thế “Súng Mặc Niệm” để tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ đã hy
sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
FOUTAIN
VALLEY – Tưởng Niệm 40 Năm ngày 74 chiến
sĩ QL/VNCH anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, Hội Đồng Hương Quảng
Nam – Đà Nẵng đã tổ chức buổi hội luận trên đài VHN/TV vào lúc 2 giờ chiều thứ
Bảy ngày 18-1-2014 với chủ đề “Hoàng Sa 40 Năm Nhìn Lại.”
Buổi
hội luận được khai mạc với nghi thức chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ do Hội Hải
Quân Cửu Long đảm trách. Sau đó, mọi người thinh lặng, tưởng niệm và cầu nguyện
cho anh linh các chiến sĩ, đặc biệt 74 tử sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh trong
trận hải chiến Hoàng Sa.
Một
sĩ quan Hải Quân điều khiển phần nghi lễ ngậm ngùi nói, “Hôm nay chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng niệm cố Hải Quân Trung
Tá Ngụy Văn Thà, cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí cùng 72 tử sĩ đã hy sinh trong
trận hải chiến Hoàng Sa. Ho sẽ đời đời được toàn dân Việt Nam tri ân và ngưỡng
mộ.”
Sau
giây phút tưởng niệm thật trang nghiêm, ông Đoàn Ngọc Đa, Hội Trưởng Hội Đồng
Hương Quảng Nam – Đà Nẵng lên chào mừng, cám ơn quan khách, Ban Giám đốc đài
VHN/TV và quý đồng hương đang theo dõi trực tiếp buổi hội luận hôm nay.
Bằng
giọng nói thật dõng dạc, hùng hồn, không cần dùng tài liệu, ông Đoàn Ngọc Đa đã
nhớ tất cả những dấu mốc lịch sử từ rất xa xưa đến hiện tại. Bài phát biểu của
ông bị ngắt quãng nhiều lần bằng những tràng pháo tay dòn giã.
Ông Hội Trưởng nói, “Tôi hân hạnh đại diện cho Hội Quảng Nam – Đà
Nẵng trân trọng kính chào quý vị. Sự tham dự buổi hội luận ngày hôm nay đã nói
lên lòng lo âu đối với Hoàng Sa, nỗi ưu tư mà cả dân tộc Việt Nam đều phải nghĩ
đến. Ngược dòng lịch sử, năm 1803 vua Gia Long; năm 1817 vua Minh Mạng đã đóng
cọc mốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ
quyền Việt Nam.
“Vào cuối đời nhà
Thanh và nhiều năm sau nữa 1979, bản đồ Trung Hoa không có ghi Hoàng Sa và
Trường Sa; điều đó một lần nữa minh xác Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Năm 1974, bọn xâm lăng Bắc phương đã xâm chiếm Hoàng Sa và 40 năm nay chúng ta
đành mất một phần đất thân yêu của tổ quốc.
“Kính thưa quý vị,
trong quá khứ người Trung Hoa đã xâm lấn nước ta nhiều lần nhưng với tinh thần
bất khuất của hai Bà Trưng, bà Triệu, của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,
chúng ta đã bao năm đánh đuổi ngoại xâm và giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Trong
chúng ta, ai ai cũng tâm niệm rằng, mỗi một giang sơn, mỗi một tấc đất của nước
non Việt Nam đều trộn hòa máu nóng và chôn xương tàn của tổ tiên. Chính vì thế
mà chúng ta phải có bổn phận đòi lại Hoàng Sa.
“Chúng ta trong hành
trình đòi lại Hoàng Sa, chúng ta không phải là người cô đơn mà chúng ta có
những nước tôn trọng hòa bình của thế giới và gần nhất chúng ta có Nhật Bản,
Nam Hàn và Phi Luật Tân cùng đồng hành với chúng ta để chống kẻ thù phương Bắc
điên cuồng, man rợ, tham lam. Điều đó con cháu chúng ta phải hy sinh, có thể
bằng…có thể bằng xương máu và bất cứ giá nào chúng ta phải lấy lại Hoàng Sa.
Hồn thiêng sông núi luôn luôn phù hộ cho chúng ta, và chúng ta đã có một hành
trình hết sức là có những anh hùng dân tộc.
“Kính thưa qúy vị,
Năm 1974, 72 chiến sĩ, cố Trung tá Hải Quân Ngụy Văn Thà và nhiều chiến sĩ khác
đã cắm cột mốc tại Hoàng Sa một lần nữa để nói lên chủ quyền của đất nước chúng
ta. Không vì lý do gì bọn xâm lược Bắc phương chiếm giữ Hoàng Sa. Cho nên, một
lần nữa, chúng tôi tin rằng con cháu chúng ta sẽ đương đầu với kẻ thù. Kẻ thù
lớn nhất thế giới. Nhưng với ý chí quật khởi của tiến nhân, chúng ta không thể
lùi bước và bất cứ giá nào chúng ta cũng phải lấy lại Hoàng Sa.”
Tiếp
theo, Ban Văn Nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng lên đồng ca nhạc phẩm “Quảng Nam Quê Ta
Ơi” của cố nhạc sĩ Nhật Ngân
Chương
trình được tiếp tục với phần trình bày về trận hải chiến Hoàng Sa do Trưởng ban
tổ chức đảm trách. Sau đó, ca sĩ Trần Tiến Dũng đơn ca nhạc phẩm “Việt Nam Tôi
Đâu.”
Sau
vài phút nghỉ giải lao, diễn giả, giáo
sư Trần Gia Phụng trình bày về đề tài Hoàng Sa 40 Năm Nhìn Lại. Là một sử
gia, giáo sư Trần Gia Phụng đã đưa ra những chứng cứ cụ thể, những tài liệu,
bản đồ chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn
năm trước. Bọn bá quyền Trung Cộng không có một viện dẫn hợp lý nào để cho rằng
Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng, ngoại trừ hai chữ “xâm lược”.
Sau
phần thuyết trình của diễn giả Trần Gia Phụng, một số câu hỏi được diễn giả
cũng như Chủ tọa đoàn giải đáp. Bản nhạc cuối cùng là nhạc phẩm “Lửa Bolsa’’ do
Ban Văn Nghệ QNĐN hợp ca để kết thúc buổi hội luận vào lúc 4 giờ chiều cùng
ngày.
VIDEO :
FREEVN Published on Jan 20, 2014
No comments:
Post a Comment