Theo lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về
Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ chức quốc tế khác, đại diện của các tổ chức VOICE,
Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam,
Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù
nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính
trị đã có những buổi tiếp xúc, làm việc với nhiều tổ chức khác nhau tại Washington
DC, Hoa Kỳ.
Vào ngày 24 tháng 01, 2014 phái đoàn đã tiếp xúc với
ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Chương trình Chính sách và Đông
Á, đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Đại diện của phái đoàn Việt Nam
gồm có anh Trịnh Hội
và bạn Ann Phạm đại
diện cho VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại), nhà báo Đoan Trang, bạn Nguyễn Anh Tuấn đại
diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam; ông Trần Văn Huỳnh là cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy
Thức; và bà Nguyễn Thị
Trâm là mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam tù vì những hoạt động
Nhân quyền.
Hình :
Phái đoàn Việt Nam đã trao đổi, thảo luận về tình
hình nhân quyền tại Việt Nam đặc biệt là tình hình đàn áp tôn giáo, chính sách
bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do internet qua các điều luật, nghị định như 72,
258... Các đại diện cũng đã trình bày việc nhà câm quyền thay đổi chiến thuật
đàn áp - chuyển từ xử phạt tù sang phạt tiền và dùng côn đồ gây thương tích với
những bằng chứng cụ thể.
Trả lời ông Scott Flipse về các cách thức hiệu quả
mà chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhắm bảo vệ và thúc
đẩy nhân quyền Việt Nam, các đại diện Việt Nam đã đề nghị phương hướng gia tăng
sự quan tâm, lên tiếng và biến những quan tâm và lên tiếng thành hành động cụ
thể trong những thương thảo chính trị và thương mại với nhà nước Việt Nam. Các
đại diện của phái đoàn cũng đã nhấn mạnh đây là những nỗ lực cần thiết, có thể
đạt được những kết quả tích cực trong bối cảnh thương thảo, đàm phán Hiệp
định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
(Xin được nhắc lại là sau phiên điều trần sáng ngày
16 tháng 1 tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào buổi chiều cùng ngày, phái đoàn đã có buổi
làm việc với văn phòng của ba vị Dân biểu nằm trong Ủy ban TPP của Hạ viện Hoa
Kỳ gồm có ông David G. Reichert, (TPP Caucus Chairmen Joint Statement), ông
Rep. Charles W. Boustany, Jr., MD và ông Ron Kind. Phái đoàn đã trình bày sơ
lược về tình hình nhân quyền Việt Nam và thảo luận về những cách thức hiệu quả
để liên kết việc đảm bảo các quyền dân sự - chính trị ở Việt Nam (đặc biệt là
quyền lập hội, quyền cho người lao động, công đoàn...) với việc chấp thuận Việt
Nam trở thành thành viên của TPP. (Xem :
VIỆT/
VƯỢT (FB Genie Nguyễn)
Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành
viên của Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế cần gia
tăng áp lực buộc LHQ phải quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của quốc gia
thành viên. Đối với Hoa Kỳ, phái đoàn đã đưa ra những đề nghị thực tế mà phía
Hoa Kỳ, trong tư cách một nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp
Quốc, có thể giúp đỡ để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.)
Ngoài những trình bày và thảo luận về tình hình nhân
quyền Việt Nam, các đại diện phái đoàn Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu
cầu chính quyền VN thả các tù nhân lương tâm; đồng thời thông qua hoạt động của
sứ quán Mỹ và Trung tâm Hoa Kỳ gia tăng các chương trình đào tạo về nhân quyền
và xã hội dân sự cho giới trẻ Việt Nam.
Với sự kiện
một số thành viên vừa bị nhà nước không cho xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu vào
cuối năm 2013 khi trên đường đi ra nước ngoài để gặp gỡ một số tổ chức nhân
quyền quốc tế, đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng đã
trình bày và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ quan tâm cũng như tạo điều thuận lợi về
thủ tục Visa cho các nhà hoạt động Việt Nam thực hiện các chuyến đi vận động
nhân quyền ở Hoa Kỳ trong tương lai.
Ông Scott Flipse trong vai trò đặc trách Ủy ban Tự
do Tôn giáo Quốc tế đã có nhiều nỗ lực để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ
quan tâm và yêu cầu nhà nước Việt Nam có những cải thiện về tự do tôn giáo tại
Việt Nam. Ông từng có nhiều bài viết phân tích về tình hình nhân quyền VN,
chẳng hạn như bài phân tích Đã
đến lúc phải áp lực lên nhà nước Việt Nam về vấn đề Tự Do được đăng
tải trên CNN.
Ông Scott Flipse cũng là người hỗ trợ nhiệt tình
phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam, ông đã là người giới thiệu Phái
đoàn tham gia Buổi điều trần Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ, trong đó một thành
viên Phái đoàn là ông Trần Văn Huỳnh đã có phần trình bày qua video.
Ông Scott Flipse đánh giá cao các đề xuất của phái
đoàn và mong muốn làm hết khả năng để biến các đề xuất này thành hiện thực.
Lời cuối khi chia tay phái đoàn, ông Scott đã nói
với bà Nguyễn Thị Trâm: "Tôi từng bế trên tay cháu nội của bà"
- tức con của Luật sư Lê Quốc Quân.
*
Trước đó 1 ngày, cũng trong nỗ lực vận động chính
giới Hoa Kỳ, Phái đoàn đã có cuộc gặp với ông Scott Busby, Phó
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Trong dịp này, ông Scott Busby đã chia sẻ thông tin
về những khuyến nghị mà Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ dự định đưa ra đối với
Chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR sắp tới tại Geneva. Những khuyến nghị này
liên quan đến các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận và hội họp, cũng như bao gồm
cả một danh sách các tù nhân lương tâm cần được phóng thích.
Theo chương trình dự trù - vào ngày 27 tháng 01,
2014, các đại diện của VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con
Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù
nhân Chính trị sẽ có mặt tại thủ đô Brussel, Bỉ để gặp Nghị viện Châu Âu và
một số tổ chức nhân quyền quốc tế tại đây. Đoàn sẽ đến Thủ đô Geneva, Thụy Sĩ
vào ngày 29 tháng 01, 2014 để tiếp xúc và làm việc với Hội Đồng Nhân Quyền Liên
Hiệp Quốc và các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc điều trần về
báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Việt
Nam sẽ được diễn ra vào ngày 5/2/2014.
--------------------------------------------------------
CÁC
TIN KHÁC :
Phái đoàn Dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam
tiếp xúc với đại diện Cao Ủy LHQ
25-1-2014
Tôi đi tiếp thị sản phẩm Quyền Con Người 15-12-2013
No comments:
Post a Comment