Thursday 23 January 2014

NGHIÊN CỨU “TUYÊN BỐ VỀ LÃNH HẢI CỦA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA” NĂM 1958 (FB Nguyễn Trung Thuần / Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 23/01/2014

Luận văn (không rõ tên tác giả):
Người dịch: Trung Thuần (9.2011)

Đề dẫn nội dung

Căn cứ theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, trên cơ sở tổng kết lí luận và thực tiễn về quản lí lãnh hải TQ, kết hợp với thực tế quốc tế và những nguyên tắc của luật quốc tế đã được công nhận, năm 1958, chính phủ TQ đã ra “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Chính văn

Lãnh hải chỉ chủ quyền của các nước ven biển cùng một vùng biển liền kề nằm ngoài lãnh thổ đất liền và nội thủy của các nước đó. Nó là phần kéo dài trên biển của lãnh thổ quốc gia, giống như mọi bộ phận khác thuộc lãnh thổ quốc gia, các nước ven biển được hưởng thẩm quyền độc quyền về tất cả mọi người và mọi vật trong vùng lãnh hải. Trung Quốc nằm bên bờ tây Thái Bình Dương, các vùng biển lân cận đại lục và đảo của Trung Quốc thuộc thẩm quyền và quyền sử dụng hết sức rộng. Để thừa hành một cách có hiệu quả chủ quyền và thẩm quyền lãnh hải, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ lợi ích biển, căn cứ theo thực tiễn quốc tế và các nguyên tắc của Luật quốc tế, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 1 đã họp Hội nghị lần thứ 100 để phê chuẩn “Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (dưới đây gọi tắt là “Tuyên bố lãnh hải”).

I. Bối cảnh lịch sử và thời đại công bố “Tuyên bố lãnh hải”

Sau năm 1840, trước sự công kích ác liệt của pháo hạm Phương Tây, các quyền lợi về biển như mở cửa biển ngoài khơi, quyền vận chuyển ven biển, quyền quản lí cảng, quyền vận chuyển trên sông nội địa… đều bị tước đoạt sạch: “Các cường quốc đế quốc đã căn cứ vào bản Điều ước bất bình đẳng để không chế tất cả mọi cảng thông thương,… trọng yếu của TQ. Chúng khống chế cả hải quan và buôn bán với nước ngoài của TQ, khống chế cả giao thông (trên biển, trên đất liền, trên sông, và trên không) của TQ. ” [1] Trước sự xâm nhập trên biển của các cường quốc Phương Tây, TQ cũ tuy có có chú ý đến vấn đề lãnh hải, song chưa hề xây dựng chế độ lãnh hải độc lập một cách thực sự. Như bản “Điều ước thông thương hữu hảo” được kí kết giữa nhà Thanh với Mêhicô qui định: “ Hai bên đều lấy đường bờ biển đi lại là 3 lectra (tức 9 hải lí) làm thủy giới, lấy mốc thủy triều hạ làm chuẩn”. “Thủy giới” ở đây xét về chừng mực nào đó là mang ý nghĩa lãnh hải, song mục đích của nó là: “Thủy giới được thực hiện bám theo điều lệ hải quan của nước đó, đồng thời tìm mọi cách luồn lách để buôn lậu, trốn thuế”, [2] Điều này có phần khác với lãnh hải hiểu theo nghĩa hiện đại. Ở thời kì Dân Quốc thì bệ nguyên si độ rộng lãnh hải và phép phân chia của các nước Anh, Mĩ… mà qui định phạm vi lãnh hải của TQ là 3 hải lí, tổng số dặm chống buôn lậu (tức vùng tiếp giáp) là 12 hải lí, phạm vi lãnh hải được tính từ đường nước đáy (tức đường căn bản thông thường). Độ rộng lãnh hải hẹp như vậy trên thực tế là bất lợi đối với TQ, bởi vì một quốc gia nghèo nàn lạc hậu như TQ quyết không thể đi xâm phạm lãnh hải của một cường quốc, còn các cường quốc thì lại có thể trắng trợn mặc sức muốn làm gì thì làm ở vùng biển gần TQ. Hơn nữa, do các nhà thống trị TQ cũ thối nát bất tài , ngay cả quyền vận chuyển trên sông cũng dâng cho các cường quốc Phương Tây, để đến nỗi các đoàn thương thuyền và quân hạm của nước ngoài không chỉ có thể tự do ngang ngược vào ra vùng lãnh hải của nước ta, mà còn có thể đi thẳng vào đường sông của TQ. Tình trạng TQ cũ có biển mà không biết giữ, vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp vô tác dụng đã để lại cho chúng ta một bài học đau xót.

Sau khi nước TQ mới được thành lập năm 1949 đã rất coi trọng chủ quyền lãnh hải, đã phế bỏ bản Điều ước bất bình đẳng thời cận đại, đã bước vào một giai đoạn lịch sử mới về phương diện khai thác, sử dụng, quản lí lãnh hải…, đã ban bố một loạt chế độ qui định có liên quan đến vấn đề lãnh hải: (1) Về vấn đề quản lí cảng và giám sát cảng vụ, năm 1954 đã công bố “Điều lệ tạm thời về quản lí hải cảng”; (2) Về vấn đề quản lí tàu thuyền, năm 1957 đã ban bố “Biện pháp quản lí ra vào cảng của các tàu thuyền có quốc tịch nước ngoài”; (3) Về vấn đề quản lí eo biển, năm 1956, để bảo đảm sự an toàn cho sự đi lại ở eo biển Bột Hải, đã ban bố “Qui định về các thương thuyền đi qua đường thủy Lão Thiết Sơn”; (4) Về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản và quản lí nghề cá trên biển, năm 1955 đã công bố “Mệnh lệnh về khu cấm đánh bắt cá nghề ngư lưới kéo bánh xe ở Bột Hải, Hòang Hải và Đông Hải”; (5) Về vấn đề quản lí hải quan, năm 1951 đã ban bố “Luật hải quan tạm thời của nước CHND Trung Hoa”; (6) Về vấn đề chủ quyền các đảo ven biển, năm 1951 Chu Ân Lai đã nhấn mạnh trong “Tuyên bố về Bản phác thảo Hòa ước của Mĩ Anh đối với Nhật và Hội nghị Cựu Kim Sơn”: “Quần đảo Tây Sa (tức Hòang Sa-ND) và đảo Nam Uy cũng giống như tòan bộ các quần đảo Nam Sa (tức Truờng Sa-ND), quần đảo Trung Sa, quần đảo Đông Sa, xưa nay là lãnh thổ của TQ”. Vì thế, nước TQ mới có chủ quyền bất khả xâm phạm đối với đảo Nam Uy và quần đảo Tây Sa (tức Hòang Sa-ND). Nhân dân TQ cũng quyết không cho phép chính phủ Mi xâm chiếm lâu dài Đài Loan lãnh thổ của TQ; “đồng thời bất cứ lúc nào cũng không hề từ bỏ trách nhiệm thiêng liêng giải phong Đài Loan và quần đảo Bành Hồ”. Năm 1956, người phát ngôn Bộ ngọai giao nước ta đã nêu rõ trong “Tuyên bố về vấn đề chủ quyền quần đảo Nam Sa (tức Truờng Sa-ND): “Chủ quyền hợp pháp của TQ đối với quần đảo Nam Sa (tức Truờng Sa-ND) quyết không cho phép bất kì quốc gia nào xâm phạm với bất cứ cớ gì và sử dụng bất cứ hình thức nào”. [3] Ngòai những chế độ qui định và tuyên bố đề cập đến vấn đề lãnh hải đó ra, các học giả chuyên gia khi ấy cũng đã bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề lãnh hải, như chuyên gia về luật hàng hải Ngụy Văn Hán nhấn mạnh độ rộng lãnh hải của chúng ta “cần đưa ra quyết định sau khi đã có sự xem xét tổng hợp mọi tình hình về tình trạng cụ thể, quốc phòng và an ninh, phúc lợi nhân dân…ở vùng ven biển nước ta”, ông cho rằng TQ cần sử dụng Luật về đường căn bản trực tuyến để họach định độ rộng lãnh hải, độ rộng này không nên ít hơn 12 hải lí. Tháng 12 năm 1957, trước ngày khai mạc Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc tại Giơnevơ, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng bài viết có nhan đề “Chủ quyền lãnh hải và tự do công hả”, bác bỏ luận điệu của Mĩ, Anh chủ trương lấy độ rộng lãnh hải 3 hải lí làm qui phạm chung cho luật quốc tế, nhấn mạnh thực tiến của tuyệt đại đa số các nước cho thấy, độ rộng lãnh hải cần do các nước ven biển căn cứ theo tập quán lịch sử, lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của mình mà tự do quyết định”. [4] Các biện pháp quản lí về lãnh hải ở thời kì đầu dựng nước và thành quả nghiên cứu về vấn đề lãnh hải của các học giả chuyên gia đã cung cấp những cơ sở lí luận nhất định cho việc phát biểu “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta năm 1958.

Xét từ những nguyên nhân trực tiếp trong hiện thực, sau khi nổ ra cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nước Mĩ đã quyết định dùng vũ lực để ngăn cản TQ đại lục giải phóng Đài Loan, đã ra lệnh cho Hạm đội 7 hải quân tiến vào eo biển Đài Loan. Khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nước Mĩ không những vẫn tiếp tục nằm ỳ lại ở Đài Loan, mà còn liên tục phái quân hạm xâm nhập trắng trợn vào các khu vực ven biển như Hạ Môn…, đồng thời đìều máy bay chiến đấu hải quân xâm nhập vùng trời lãnh hải của các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông…, mở rộng phạm vi xâm lược đối với nước ta. Sự khiêu khích quân sự lộ rõ này của nước Mĩ là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của nước ta, về việc này, chính phủ nước ta đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo và khiển trách nặng nề. Có thể thấy, bản “Tuyên bố lãnh hải” do TQ công bố năm 1958 chủ yếu là nhằm vào việc Mĩ đã dùng vũ lực để xâm chiếm Đài Loan một cách phi pháp, tạo nên cục diện căng thẳng ở eo biển Đài Loan, để tỏ rõ thêm cho tòan thế giới biết thái độ và lập trường về vấn đề lãnh hải của chính phủ TQ mới. Ngòai ra, một số ngư thuyền hiện đại của các nước như Nhật Bản… khi ấy còn thường xuyên tới đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngư trường TQ, chính phủ TQ tuy đã lên án, nhưng họ vẫn nhắm mắt làm ngơ. Do chưa có căn cứ luật pháp, nên rất khó trừng phạt cho thật thích đáng.

Xét từ phương diện quốc tế, một mặt, một vài cuộc hội nghị quốc tế khi ấy đã định ra các văn bản luật pháp về vấn đề lãnh hải, như Hội nghị pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay năm 1930 đã đưa ra bản báo cáo về “Địa vị luật pháp của lãnh hải”, Hội đồng Luật quốc tế từ năm 1950-1956 đã sọan ra bản dự thảo cho Công ước Luật biển, đặc biệt là bản “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị về biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Giơnevơ từ tháng 2-4 năm 1958 đã xác nhận quyền kiến lập lãnh hải của các nước bằng hình thức điều ước quốc tế, điều này đã cung cấp một căn cứ luật quốc tế nhất định cho việc công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” của TQ. Mặt khác, các nước Thế giới thứ 3 khi ấy đã triển khai cuộc đấu tranh đòi mở rộng chủ quyền lãnh hải, năm 1947, lần đầu tiên các nước Chilê, Braxin đã nổi dậy đấu tranh giành lại và bảo vệ chủ quyền biển 200 hải lí, tiếp đến là các nước Côxta Rica, Xanvađo … cũng lần lượt đưa ra các yêu cầu tương tự, đã xuất hiện một trào lưu lịch sử đòi mở rộng chủ quyền và quyền quản lí của các nước ven biển ra phía biển. Năm 1954, các nước Êcuađo, Mêhicô… còn áp dụng một lọat các biện pháp thực tế để bảo vệ lãnh hải và tài nguyên cá của nước mình, kiên quyết lên án, bắt giữ và phạt tiền ngư thuyền của các cường quốc biển tự ý đột nhập vào vùng lãnh hải và phạm vi qủan lí của nước mình, tất cả những điều này đã cung cấp kinh nghiệm quí báu cho việc công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” của TQ.

II. Nội dung chủ yếu của “Tuyên bố lãnh hải”

Bản “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 chủ yếu đưa ra mấy qui định cơ bản cho chế độ lãnh hải của TQ mới như sau:

Thứ nhất, về vấn đề độ rộng lãnh hải.
Độ rộng lãnh hải là chỉ cự li nằm trong khỏang từ đường căn bản đo lường lãnh hải cho đến đường tối ngọai vi của nó. Về điều này, “Tuyên bố lãnh hải” qui định: Độ rộng lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là 12 hải lí. Qui định này áp dụng cho tòan lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm phần đất TQ trên đất liền và các hải đảo ngòai khơi, Đài Loan tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả cùng các đảo phụ cận, quần đao Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hòang Sa-ND), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa-ND) khác thuộc TQ. “Qui định này là thể hiện chủ quyền quốc gia, hòan tòan phù hợp với lợi ích của nhân dân TQ, và cũng phù hợp với chuẩn tắc của Luật quốc tế đã được công nhận khi ấy. Song, một vài nước đế quốc lúc đó lại cho rằng độ rộng lãnh hải 12 hải lí của nước ta là “không thể chấp nhận được”, chẳng hạn như Mĩ cương quyết không thừa nhận “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta, cho rằng luật quốc tế chỉ thừa nhận độ rộng 3 hải lí, TQ không có quyền qui định độ rộng 12 hải lí. Anh cũng bày tỏ không thừa nhận lãnh hải trên 3 hải lí, đồng thời đã gửi công hàm tới chính phủ nước ta để biểu thị sự bất đồng. Cách nói và cách làm này của các nước Anh, Mĩ là không có chút đạo lí, là can thiệp thô bạo vào chủ quyền TQ.

Bất cứ quốc gia nào cũng có quyền xác định độ rộng lãnh hải của mình: (1) Với tư cách là một hành vi chủ quyền của quốc gia, độ rộng lãnh hải được các nước ven biển xác định một khi đã tuyên bố là liền lập tức có hiệu lực, không cần phải có sự thừa nhận của các nước, các nước cũng không có quyền giải thích, chủ trương này thực tế là dựa trên quan điểm như sau: Chủ thể của luật quốc tế chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền, bất cứ ai cũng không có quyền hạn ché chủ trương này. (2) Lãnh hải của một nước rút cục nên rộng bao nhiêu, khi ấy giữa các nước chưa hề đi đến hiệp thương thống nhất, lâu nay luật quốc tê cũng chưa có qui định thống nhất về độ rộng lãnh hải, các nước xưa nay cũng đều tự chủ xác định độ rộng lãnh hải cho nước mình. (3) Điều kiện tự nhiên ở ngòai khơi các khu vực trên thế giới là không giống nhau, tình trạng tiếp giáp vùng biển của các nước cũng hết sức đa dạng, nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh quốc gia của các nước cũng có sự khác biệt, vì thế, đòi hỏi tất cả các quốc gia đều có độ rộng lãnh hải như nhau cũng chẳng khác nào như nói điều kiện địa lí của tất cả các quốc gia là như nhau, đây là điều cực kì nhảm nhí. (4) Các nước ven biển có quyền xác định hợp lí độ rộng lãnh hải của mình trên cơ sở xem xét các nhân tố lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, quốc phòng…cùng lợi ích hợp pháp của các quốc gia lân cận và sự tiện lợi trong vận chuyển quốc tế.

3 hải lí không phải là giới hạn duy nhất cho độ rộng lãnh hải như Mĩ, Anh đã rêu rao, và cũng không phải là qui chuẩn được luật quốc tế tiếp nhận phổ biến. (10) Trong lịch sử, có rất nhiều các thuyết phap khác nhau về độ rộng lãnh hải, như thuyết lộ trình hàng hải, thuyết tầm nhìn, thuyết tường vây cửa khẩu, thuyết tầm bắn đại bác…, độ rộng 3 hải lí trong đó được bắt nguồn từ thuyết tầm bắn đại bác. Năm 1703, nhà luật học Hà Lan Bynkershoek đề xuât khống chế độ rộng ngòai khơi cho các nước ven biển theo giới hạn là tầm bắn đại bác, tầm bắn đại bác khi ấy là 3 hải lí, vì thế, năm 1782, nhà luật học Italia Galindo Jani kiến nghị lấy 3 hải lí làm độ rộng lãnh hải. Về sau, các nước Anh, Mĩ đã dựa theo ý tưởng này mà lần lượt thực hiện độ rộng lãnh hải 3 hải lí. Song, vũ khí hiện đại đổi mới từng ngày, ngày càng phát triển theo hướng tinh vi, tầm xa và thông minh hơn. Ngòai ra, sự phát triển kĩ thuật trong phương diện vận chuyển hàng hải cùng những tiến bộ kĩ thuật trong các phương diện khác không thể không có sự ảnh hưởng lớn đến qui chuẩn 3 hải lí, vì thế thuyết 3 hải lí đã lỗi thời từ lâu. (2) Do tình trạng bờ biển cùng các lọai lợi ích của từng nước không giống nhau, cho nên đồng thời tồn tại với giới hạn độ rộng lãnh hải 3 hải lí khi ấy còn có mấy lọai sau: Thực hành độ rộng lãnh hải 3 hải lí ở các nước như Đan Mạch…; thực hành độ rộng lãnh hải 6 hải lí ở các nước như Hi Lạp…; thực hành độ rộng lãnh hải 9 hải lí ở các nước như Mêhicô…; thực hành độ rộng lãnh hải 12 hải lí của các nước như Liên Xô…; thực hành độ rộng lãnh hải 15 hải lí ởt các nước như Êcuađo…; thực hành độ rộng lãnh hải 200 hải lí ở các nước như Xanvađo… Qua đây có thể thấy, độ rộng lãnh hải ở các nước hết sức thiếu thống nhất, độ rộng 3 hải lí chỉ là một lọai chủ trương của các cường quốc biển, không thể lấy đó để phủ nhận hoặc phản đối tính hợp pháp của các độ rộng lãnh hải trên 3 hải lí. (3) Sau khi Đại chiến thế giới II kết thúc, các nước mới nổi giành được độc lập dân tộc thường chủ trương lãnh hải rộng hơn, nhằm đạt mục đích bảo vệ an ninh của nước mình, bảo về nguồn tài nguyên biển, phát triển nền kinh tế cho nước mình. Trước tình tình ấy, số nước chủ trương lãnh hải 3 hải lí đã dần dần giảm bớt, còn số nước chủ trương 12 hải lí lại đang tăng lên. Tính đến thời điểm TQ công bố “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958, đã có 15 nước trêb thế giới tuyên bố 12 hải lí như Liên Xô, Inđônêxia…, vì thế chính phủ nước ta dĩ nhiên cũng có quyền lợi và căn cứ đầy đủ để qui định độ rộng lãnh hải cho mình là 12 hải lí.

Việc các nước Mĩ, Anh vẫn giữ nguyên độ rộng lãnh hải 3 hải lí chật hẹp thực chất là sự phản ánh của chính sách thực dân cũ. Đa số các nước giữ nguyên độ rộng lãnh hải 3 hải lí trên thế giới khi ấy đều là những cường quốc hải quân có lực lượng hải quân hùng hậu, từng tiến hành những họat động rộng lớn trên biển, địa bàn của những cường quốc biển này nguời khác không thể tới và cũng không dám tới, còn địa bàn của người khác thì các hạm đội của họ lại muốn tới lúc nào cũng được. Ngòai ra, họ có được lợi ích trên biển đã có, nên cần phải duy trì hết mức có thể độ rộng lãnh hải hạn hẹp nhằm bảo đảm giữ những vùng biển cả lớn nhất làm nơi cho tàu tuần tiễu trên biển của mình. Vì thế, việc Mĩ, Anh phản đối các nước khác mở rộng độ rộng lãnh hải tuyệt đối không hề xuất phát từ điều gọi là lợi ích vận chuyển quốc tế, mà là có mưu đồ tiếp cận ở hạn độ lớn nhất với bờ biển của nước khác, cướp đọat tài nguyên thiên nhiên dưới nước của những nước này, tiến hành khiêu khích quân sự cùng những hành động đối địch khác. Nước Mĩ khi ấy liên tục điều các quân hạm và máy bay xâm nhập lãnh hải và vùng trời lãnh hải của TQ, tiến hành chiến tranh khiêu khích và mở rộng phạm vi xâm lược, chính là họ đã dùng tôn độ rộng lãnh hải 3 hải lí làm sự chú giải tốt nhất cho luật vàng.

Thứ hai, về vấn đề đường căn bản lãnh hải.
Để định rõ phạm vi lãnh hải, thường phải xác định một đường khởi điểm để đo độ rộng lãnh hải, tức đường căn bản lãnh hải (cũng chính là giới hạn trong của độ rộng lãnh hải). Đường căn bản lãnh hải đo hướng vào đất liền là nội hải của quốc gia, còn đường căn bản lãnh hải đo hướng ra biển là vùng biển. Đường căn bản lãnh hải có đường căn bản bình thường và đường căn bản trực tuyến. Hai phương pháp này phản ánh sự khác biệt về tình trạng địa lí bờ biển: Nếu bờ biển có phân giới bỉen và đất liên rõ, đường bờ biển tương đối bằng phẳng, thì thường áp dụng phương pháp đường căn bản bình thường, tức lấy đường đáy nước làm đường căn bản. Nếu bờ biển quá khúc khủyu, ven bờ lại có nhiều đảo thì thường dùng cách lựa chọn một vào điểm căn bản trên đất liền ven biển và trên các đảo, cứ từng 2 điểm căn bản lại vạch thành từng đường trực tuyến, nối các đường trực tuyến này lại sẽ tạo thành đường căn bản, đó cũng chính là phương pháp đường căn bản trực tuyến. Bản “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta năm 1958 tuyên bố không dùng đường đáy nước (tức đường căn bản bình thường) của TQ làm đường khởi điểm, mà áp dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến: “Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, phần biển 12 hải lý tính từ các đường căn bản là lãnh hải của TQ”. Phương pháp đường căn bản trực tuyến này phù hợp với tình trạng thực tế bờ biển gập ghềnh khúc khủyu, nhiều đảo ngòai khơi của TQ là hết sức hợp lí.

Do điều kiện địa lí của từng quốc gia không giống nhau, không thể định ra một phương pháp tính tóan thống nhất để dùng cho tất cả mọi quốc gia, cho nên mỗi quốc gia cũng có thể quyết định phương pháp tính tóan cho mình giống như khi quyết định độ rộng lãnh hải. Chúng ta áp dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến không chỉ thừa hành một cách hợp lí chủ quyền không thể tước đọat của mình, mà còn phù hợp với cả thực tiễn quốc tế và luật quốc tế. Ngay từ năm 1812, Na Uy đã xem xét đến tình trạng bờ biển đặc biệt khúc khủyu của nước mình, đã xác nhận luôn phương pháp tính này này trong “Thông báo Hòang gia”, đồng thời năm 1935, trong Nghị định Hòang gia, quốc vương đã áp dụng phương pháp đo này để xac định phạm vi vùng cá của Na Uy. Do vùng biển bao quanh đường căn bản trực tuyến là vùng dánh cá trước đó của Anh, cho nên Anh đã ra sức phản đối phương pháp tính này. Sau đó, hai nước đã đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế, nưm 1951 Tòa án quốc tế phán quyết phương pháp họach định vùng đánh bắt cá của Na Uy là không vi phạm luật quốc tế, điều này đã xác nhận tính hợp pháp của phương pháp đường căn bản trực tuyến. Kể từ đó, các nước Aixơlen, Inđônêxia… cũng lần lượt áp dụng phương pháp tính này. Do phương pháp tính này tương đối thuận tiện, hơn nữa lại được các nước áp dụng ngày càng nhiều hơn so với phương pháp đường căn bản bình thường để mở rộng diện tích nội hải và lãnh hải thuộc chủ quyền quản lí quốc gia. Năm 1958, bản “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc đã khẳng định phương pháp tính này dưới hình thức điều ước quốc tế: Gặp phải những chỗ sâu thụt lồi lõm ở đường bờ biển hoặc những bờ biển sát đảo, thì khi vạch đường căn bản làm điểm khởi đầu tính độ rộng lãnh hải có thể áp dụng phương pháp các điểm thỏa đáng nối liền các đường căn bản trực tuyến. Dĩ nhiên TQ cũng có thể căn cứ theo nhu cầu và diện mạo địa lí ven biển của mình để sử dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến để họach định độ rộng lãnh hải cho mình.

Thứ ba, về vấn đề nội hải của TQ.
Nội hải còn gọi là nội thủy, chỉ vùng biển nằm bên trong đường căn bản lãnh hải của một nước, cũng giống như lãnh thổ trên đât liền, nội hải là một bộ phận câu thành của các nước ven biển, có địa vị luật pháp tương đòng với lãnh thổ đất liền. “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta năm 1958 qui định: “Vùng biển nằm bên trong đường căn bản, bao gồm vịnh Bột Hải, eo biển Quỳnh Châu, đều là nội hải của TQ. Các đảo nằm bên trong đường căn bản, bao gồm các đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ Liệt, đảo Bạch Khuyển Liệt, đảo Chim, đảo Đại Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, đảo Động Đính, đều là đảo nội hải của TQ.” [5] Ở đây có hai vấn đề cần thuyết minh rõ:

Về vấn đề vịnh Bột Hải: (1) Luật quốc tế cho rằng các vịnh biển mà bờ biển thuộc lãnh thổ của một nước có thể được coi là nội hải của nước ven biển, như bản “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958 qui định: Nếu độ rộng cửa vịnh của vịnh biển không quá 24 hải lí, thì vùng biển được đường phong bế cửa vịnh bao quanh là nội hải; nếu độ rộng cửa vịnh quá 24 hải lí, thì vùng biển được đường căn bản trực tuyến bao quanh rộng 24 hải lí trong vịnh mới là nội hải, song qui định này không phù hợp với những “vịnh mang tính lịch sử”. (2) Vịnh biển mang tính lịch sử là chỉ những vịnh biển mà bờ biển thuộc về một nước, nước ven biển ấy thừa hành chủ quyền lâu dài với vịnh biển này, đồng thời được các nước khác chấp thuận hoặc mặc nhiên công nhận, bất kể độ rộng cửa vịnh đó có quá 24 hải lí hay không cũng đều được coi là nội hải của các nước ven biển, như năm 1957 Liên Xô tuyên bố vịnh Đại Pite (Большой Питер) là vịnh biển mang tính lịch sử, độ rộng cửa vịnh tới 110 hải lí. Vịnh Bột Hải chính là vịnh biển mang tính lịch sử của TQ, điều này có thể chứng minh bằng một sự thực lịch sử: Năm 1864, khi nước Phổ đánh nhau với Đan Mạch ở Châu Âu, công sứ Phổ là Von Rehfues đã đáp quân hạm bắt 3 thương thuyền của Đan Mạch tại vịnh Bột Hải. Khi ấy, triều nhà Thanh cho rằng sự việc này xảy ra ở “nội dương do TQ trực tiếp quản lí” (tức nội hải của TQ), “không phải là mặt biển công cộng của các nước”, “là tước đọat lộ liễu chủ quyền của TQ”, đồng thời dẫn chứng luật quốc tế khi ấy đã dịch ra tiếng Trung để đưa ra kháng nghị, đây “không thuộc trách nhiệm của Đan Mạch, mà thực ra là TQ bảo vệ quyền lợi của mình”. Trước sự uy híếp của bản kháng nghị lấy luật quốc tế làm nguyên tắc cùng việc triều đình nhà Thanh không chịu tiếp đãi công sứ Đan Mạch, Von Rehfues đã gửi công hàm “Tự nhận tội tại nước Phổ”, rồi phóng thích 3 thương thuyền của Đan Mạch. [6] Sự việc này đã thuyết minh một cách đầy đủ vịnh Bột Hải từ xưa đến nay là thuộc chủ quyền của nước ta, chịu sự điều khiển và quản lí hữu hiệu của chính phủ TQ, từ lâu đã được công nhận là nội hải của TQ. (3) Xét từ đặc điểm địa lí của vịnh Bột Hải, cửa vịnh của nó tuy tới 45 hải lí, nhưng cửa vịnh lại có một lọat đảo sắp xếp thành quần đảo đền đảo…, tạo thành 8 cửa vào, một cửa vịnh trong số đó cung rộng không quá 22,5 hải lí, trong vòng 24 hải lí, ngay cả có căn cứ theo qui định về đường phong bế 24 hải lí trong “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958, toàn bộ vùng nước vịnh Bột Hải cũng cần được coi là nội hải của nước ta. Ngoài ra, nước ta áp dụng phương pháp đường căn bản trực tuyến, dùng những đảo này làm điểm căn bản để hoạch định đường căn bản trực tuyến cũng có nghĩa là hoạch định luôn vịnh Bột Hải là nội hải của nước ta, vì thế bất luận là xét về mặt luật pháp, về mặt lịch sử hay về mặt địa lí, vịnh Bột Hải cũng vẫn là nội hải của nước ta.

Về vấn đề eo biển Quỳnh Châu: (1) Xét từ mối quan hệ giữa các vùng biển eo biển với các nước ven biển, eo biển được chia thành các loại eo biển nội hải, eo biển lãnh hải và eo biển phi lãnh hải. Eo biển nội hải chỉ eo biển có hai bờ cùng thuộc về lãnh thổ đất liền của một nước, đồng thời nằm vào bên trong đường căn bản lãnh hải của nước ấy. Eo biển nội hải, cũng giống như các vùng biển khác nằm bên trong đường căn bản, là nội thủy của một nước, nước ấy có quyền quản lí và quyền chi phối độc quyền đối với nó, eo biển Quỳnh Châu chính là thuộc loại eo biển nội hải như vậy. (2) Eo biển Quỳnh Châu về mặt lịch sử luôn nằm dưới chủ quyền quản lí của Trung Quốc và trở thành một bộ phận cấu thành không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc, hơn nữa quyền quản lí này xưa nay chưa từng gây tranh cãi. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, eo biển Quỳnh Châu luôn được quản lí với tư cách là eo biển nội hải, trong “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 đề cập đến eo biển này chỉ là muốn nhắc lại một sự thật: Với tư cách là một đường thủy hẹp (rộng khoảng 9,8-19 hải lí) có hai bờ hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Trung Quốc, eo biển Quỳnh Châu là đường thủy thuận tiện của nội hải Trung Quốc, Trung Quốc có quyền cấm tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là tàu quân sự nước ngoài đi qua . Nhưng khi ấy một số cường quốc biển lại thường viện dẫn phán quyết của Toà án quốc tế năm 1949 đối với “Corfu Channel Incident” để làm căn cứ luật pháp cho các tàu quân sự có quyền đi qua eo biển Quỳnh Châu, điều này là hết sức vô căn cứ. Eo biển Corfu là eo biển nằm giữa Anbani và Hi Lạp được sử dụng làm eo biển vận chuyển hàng hải quốc tế, năm 1946, quân hạm Anh khi đi qua bờ phía Anbani đã bị phía Anbani cho là chưa được sự phê chuẩn trước, vì thế đã bắn đạn pháo vào quân hạm Anh. Sau sự việc này, hai nước đã đệ trình tranh chấp lên cho Tòa án quốc tế phán quyết, năm 1949, trong bản phán quyết của mình, Tòa án quốc tế đã cho rằng vào thời bình, các nước có quyền đưa tàu quân sự của mình đi qua không phạm tội các eo biển được dùng làm đường vận chuyển hàng hải quốc tế ở giữa hai vùng biển mà không cần phải được phê chuẩn trước. Qua đây có thể thấy, eo biển Corfu là eo biển được dùng làm đường vận chuyển hàng hải quốc tế nối liền vùng biển giữa hai quốc gia, còn cả hai bờ của eo biển Quỳnh Châu thì đều thuộc về Trung Quốc, đồng thời nằm bên trong đường căn bản lãnh hải, thuộc về nội hải, địa vị pháp luật của cả hai bờ là như nhau, không thể đánh đồng làm một. Ngoài ra, vị trí của eo biển Quỳnh Châu không tạo thành yếu lộ hoặc đường thông duy nhất cho giao thông trên biển quốc tế, phía ngoài eo biển có đường hàng hải cũng thuận tiện về hàng hải và đặc điểm thủy văn, vì thế, eo biển này về bất cứ ý nghĩa nào cũng đều không thể tạo thành eo biển được dùng làm đường vận chuyển hàng hải quốc tế. (3) Để chăm lo cho sự thuận lợi về vận chuyển hàng hải của đất nước, đồng thời lại phải bảo đảm được sự an toàn về mặt quốc phòng, Trung Quốc cho phép tàu buôn nước ngoài được đi qua eo biển theo những điều kiện và sự quản lí nhất định. Tháng 6 năm 1964, Quốc vụ viện đã công bố “Điều lệ về quản lí tàu thuyền phi quân dụng có quốc tịch nước ngoài được đi qua eo biển Quỳnh Châu”, nhấn mạnh “căn cứ theo Tuyên bố về lãnh hải của chính phủ nước CHND Trung Hoa, eo biển Quỳnh Châu là nội hải của Trung Quốc, tất cả mọi tàu thuyền quân dụng có quốc tịch nước ngoài đều không được đi qua. Tất cả mọi tàu thuyền quân dụng có quốc tịch nước ngoài nếu như cần đi qua, đều buộc phải xin phép theo qui định trong bản Điều lệ này.” [5] (pp. 8990) Qui định này đã có tác dng tích cc trong vic bo v ch quyn ni hi, cng c quc phòng, phát trin buôn bán quc tế ca nước ta.

Thứ tư, về vấn đề qua lại lãnh hải.
Tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi vào nội hải của một nước, tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua không phạm tội ở cả trong và ngoài lãnh hải. “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 của nước ta qui định: “Tất cả các máy bay và tàu quân dụng của nước ngoài, chưa được phép của chính phủ nước CHND Trung Hoa, đều không được đi vào lãnh hải và vùng trời lãnh hải của Trung Quốc. Bất cứ tàu thuyền nước ngoài nào đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc cũng đều phải tuân thủ các pháp lệnh có liên quan của chính phủ nước CHND Trung Hoa”. ”[5] (pp. 12) cũng có nghĩa là Trung Quc tha nhn và tôn trọng qui định về đi qua không phạm tội trong lãnh hải của Luật biển quốc tế, nhưng phải ứng xử khác nhau tùy theo tính chất không giống nhau của tàu quân sự và tàu buôn.

Vì lợi ích của vận chuyển hàng hải quốc tế, các tàu buôn nước ngoài có thể tự do đi qua không phạm tội lãnh hải của Trung Quốc theo thông lệ Luật quốc tế, đi qua không phạm tội chỉ việc tàu buôn nước ngoài, với điều kiện không gây tổn hại đến hòa bình, an ninh và trật tự của các nước ven biển, đồng thời tuân thủ các mọi luật pháp và qui định có liên quan, có quyền tiếp tục dừng lại để đi qua thật nhanh lãnh hải của một nước, mà không cần phải được sự chấp thuận của nước ấy.

Việc đi lại của tàu quân sự không hề là cần thiết cho vận chuyển hàng hải vì sự nghiệp hòa bình nói chung, cho nên, các tàu quân sự đi qua lãnh hải không phạm tội không hề là đòi hỏi cho “lợi ích chung” của sự giao lưu quốc tế. Nhưng tàu quân sự Mĩ khi ấy lại tự động xâm nhập vào lãnh hải nước ta dưới sự che đậy của điều gọi là “quyền đi qua không phạm tội” giống như với tàu buôn, đồng thời tuyên truyền một cách lừa bịp rằng “quyền đi qua không phạm tội” phù hợp với cả tàu quân sự. Thực ra luận điệu này là hết sức sai lầm, là hùn sức cho việc thực thi bá quyền trên biển của họ: (1) Tàu quân sự đi qua lãnh hải gây hiểm họa tiềm tàng cho an ninh của các nước ven biển, không thể đánh đồng với việc đi qua lãnh hải của tàu buôn thông thường, sao có thể nói đến chuyện đi qua “không phạm tội”, vì thế, việc muốn cho các nước có liên quan không có phản ứng trước việc có thể có những hạm đội nước ngoài mang lòng thù địch đi qua ngoài khơi của mình là không công bằng, ngay cả những tàu quân sự nước ngoài được một số nước cho phép đi qua không phạm tội ở vùng lãnh hải của họ cũng là dựa trên sự nhân nhượng quốc tế, không hề giống với thông lệ quốc tế của các tàu buôn đi qua lãnh hải, nên không thể lấy việc tàu buôn được quyền đi qua lãnh hải nước khác là lí do để biện giải cho quyền tàu quân sự được đi qua. (2) Theo nguyến tắc chủ quyền quốc gia, nước bên bờ hoàn toàn có quyền quyết định xem có cho phép tàu quân sự nước ngoài được đi vào lãnh hải nước mình hay không. Thực tế, rất nhiều nước (như Bungari…) đã phản đối quyền tàu quân quân sự được đi qua không phạm tội, mà chủ trương thực hành chế độ phê chuẩn hoặc thông báo trước. (3) Xét từ góc độ luật quốc tế, người ta thường cho rằng tàu quân sự đi qua lãnh hải cần phải được sự chấp thuận trước của nước ven biển, như Hội nghị La Hay về pháp điển hoá Luật quốc tế năm 1930 và Ủy ban Luật quốc tế năm 1956 đều nhấn mạnh việc tàu quân quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải phải được sự chấp thuận hoặc thông báo trước của nước bên bờ, nhưng “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958 thì lại qui định mù mờ rằng tất cả mọi tàu thuyền đều có quyền đi qua không phạm tội ở các vùng lãnh hải. Một số quốc gia cho rằng từ “tàu thuyền” bao gồm cả tàu thuyền quân dụng để ủng hộ cho việc các tàu quân sự được hưởng quyền đi qua không phạm tội, một số quốc gia khác thì cho rằng từ “tàu thuyền” chỉ chỉ tàu buôn, còn tàu thuyền quan sự thì khi đi qua lãnh hải phải được sự chấp thuận trước của nước bên bờ. Dĩ nhiên sự khác nhau trong các cách giải thích này chủ yếu là trong nội bộ các nước đã kí kết, còn đối với các nước không kí kết là vô hiệu, Trung Quốc không tham gia Hội nghị lần ấy. Hơn nữa, tham gia Hội nghị biển lần thứ nhất năm 1958 lại là các cường quốc biển, phần lớn các nước đang phát triển thuộc Thế giới thứ ba khi ấy lại chưa độc lập, vì thế mà số các nước Á-Phi-Mĩ latinh tham gia Hội nghị lần này chưa được một nửa. Trước tình hình ấy, qui định được đưa ra trong Hội nghị này đã phản ánh lợi ích của các cường quốc biển, không thể đại diện được ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu và lợi ích của đại đa số các nước, và cũng không nên mở rộng sự ràng buộc đối với các nước đang phát triển. Trong số các nước kí kết có không ít nước (như Rumani…) tuyên bố bảo lưu qui định này, cho nên không thể nói đó là một nguyên tắc luật quốc tế phổ biến. Ngoài ra, Hội nghị lần này cũng thừa nhận tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ mọi pháp lệnh và điều lệ có liên quan đến lãnh hải đã được nước bên bờ chế định, đương nhiên những điều lệ này cũng có thể bao gồm cả yêu cầu phải được sự cho phép trước. (4) “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 của nước ta qui địnhtàu quân sự nước ngoài phải được phép trước thì mới được đi vào hoặc đi qua lãnh hải nước ta, qui định này vừa xem xét đến nhu cầu an ninh quốc gia, lại vừa lưu ý đến cả mức độ có thể tiếp nhận về mặt quốc tế, đồng thời cũng hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, vì thế là tương đối phù hợp.

III. Đánh giá bản “Tuyên bố lãnh hải”

Thiết lập chế độ lãnh hải là biện pháp tốt nhất để nhà nước thực thi được sự điều hành và quản lí một cách có hiệu quả vùng biển duyên hải của mình, “Tuyên bố lãnh hải” của Trung quốc năm 1958 được chế định căn cứ trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn quản lí lãnh hải của nước ta và kết hợp với thực tiễn quốc tế, việc công bố nó đánh dấu sự thiết lập bước đầu chế độ lãnh hải của nước Trung Quốc mới, có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của nước ta.

Bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước ta là một nguyên tắc chủ yếu nhất, cơ bản nhất trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt được lãnh hải 12 (mới sửa lại, ban đầu là số 2) hải lí là một đại chính sách có liên quan đến lợi ích căn bản của dân tộc quốc gia. Một mặt, “Tuyên bố lãnh hải” lựa chọn chính giữa thời điểm quân ta pháo kích vào Kim Môn để công bố là việc đã được xem xét cân nhắc kĩ lưỡng, điều này là tỏ rõ cho thế giới biết rằng chiến sự xảy ra bên trong đường lãnh hải của Trung Quốc khi ấy hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, tất cả các nước đều không có quyền can thiệp. Mặt khác, khi tàu quân sự và máy bay quân dụng Mĩ lợi dụng chuyện Đài Loan … liên tục xâm nhập vùng duyên hải Trung Quốc đểtiến hành các hoạt động gây hấn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước ta, việc nước ta cho công bố “Tuyên bố lãnh hải” lại càng hết sức đúng đắn, kịp thời, điều này chứng tỏ nhân dân Trung Quốc quyết không cho phép bất kì hành vi nào có mưu đồ can thiệp vào chủ quyền nước ta. Như ngày 7 tháng 9 năm 1958, tàu Mĩ bắt đầu hộ tống cho tàu thuyền của Quốc Dân Đảng đến Kim Môn. Người phát ngôn Bộ ngoại giao lần đầu tiên đã căn cứ vào nguyên tắc của “Tuyên bố lãnh hải” để nghiêm khắc cảnh cáo tàu Mĩ xâm nhập lãnh hải trung Quốc. Ngày 29 tháng 9 năm 1958, Bộ ngoại giao gửi công hàm cho Đại biện lâm thời Anh tại Trung Quốc nhấn mạnh “Tuyên bố lãnh hải” của Trung Quốc được áp dụng đối với với tất cả mọi máy bay, tàu thuyền và cá nhân nước ngoài. “Tuyên bố lãnh hải” hoàn toàn phù hợp với lợi ích kinh tế và quốc phòng của nước ta, phản ánh đúng đắn ý chí của nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ các nước và chuẩn tắc của luật quốc tế, vì thế mà đã giành được sự ủng hộ nhiệt thành của dư luận công tâm trên thế giới. Ngày 9 tháng 9 năm 1958, chính phủ Liên Xô đã gửi công hàm cho chính phủ nước ta biểu thị hoàn toàn tôn trọng quyết định về lãnh hải của nước ta, đồng thời “tuân thủ chặt chẽ giới hạn lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là 12 hải lí theo như qui định của chính phủ nước CHND Trung Hoa”. [7] (p. 2340) Ngày 14 tháng 9 Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, trịnh trọng biểu thị chính phủ Việt Nam “thừa nhận và tán đồng” với bản “Tuyên bố lãnh hải” của nước ta, đồng thời “tôn trọng quyết định này”. [8] (p. 180)

Song do hạn chế bởi nhiều nhân tố mà “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 chỉ là bản tuyên bố mang tính nguyên tắc, vẫn thiếu đi những qui định cụ thể:

Thứ nhất, phạm vi lãnh hải cần phải đợi để minh xác thêm. “Tuyên bố lãnh hải” tuy đã công bố độ rộng cùng phương pháp hoạch định lãnh hải, nhưng các điểm căn bản của đường căn bản được dùng để hoạch định lãnh hải vẫn chưa được xác định và công bố với bên ngoài, từ đường căn bản lãnh hải của nước ta cho đến giới hạn vùng ngoài lãnh hải vì thế cũng chưa được hoạch định và có công bố cuối cùng. Khi ấy, chính quyền trung ương đã xem xét đến cuộc đấu tranh ở vùng biển Đông Nam là rất phức tạp, nếu như vạch dấu cụ thể đường lãnh hải thì sẽ lại trói buộc mất chân tay mình. Không công bố thì chúng ta sẽ có thể tiến mà cũng có thể lùi khi xử lí các vấn đề cụ thể, sẽ linh hoạt thuận tiện hơn nhiều về mặt chiến thuật và về mặt sách lược. Điều này khi ấy là hoàn toàn cần thiết, nhưng đồng thời cũng đã để lại những vấn đề nhất định. Sự thiếu chính xác về phạm vi cụ thể của lãnh hải gây bất lợi cho việc phân biệt những phương tiện lưu thông trên biển và trên không, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự thừa hành bình thường quyền quản lí lãnh hải của nước ta., do giới hạn vùng ngoài lãnh hải nước ta chưa được công bố với bên ngoài, nên thường trở thành cái cớ để các tàu thuyền vi phạm nước ngoài chối bỏ trách nhiệm. Cho đến tháng 5 năm 1996, nước ta mới chính thức công bố bản “Tuyên bố của chính phủ nước CHND Trung Hoa về đường căn bản lãnh hải nước CHND Trung Hoa”, và cuối cùng đã xác định được phạm vi cụ thể của lãnh hải.

Thứ hai, trong “Tuyên bố lãnh hải” không công bố đồng thời vùng tiếp giáp lãnh hải, mà khu vực này lại là hết sức quan trọng cả về bảo vệ an ninh biển quốc gia lẫn về bảo vệ lợi ích biển của nước ta. Vùng tiếp giáp là vùng biển riêng biệt có độ rộng nhất định tiếp liền lãnh hải của một nước, là vùng biển nhà nước thừa hành chủ quyền. Ở trong vùng tiếp giáp này, các nước ven biển có thể ché định ra các pháp lệnh và chế độ điều lệ để thừa hành một quyền quản lí riêng biệt nào đó để bảo vệ nghề cá, quản lí hải quan, kiểm tra ngăn cấm buôn lậu, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, quản lí di dân, và để bảo vệ cả nhu cầu về an ninh. Qua đây có thể thấy, vùng tiếp giáp chủ yếu đóng vai trò là “vùng đệm” hoặc “vùng kiểm tra”, loại trừ ra bên ngoài đất nước mọi hành vi phạm pháp và bất lợi cho an ninh quốc gia, nhằm bù đắp cho sự quản lí khó lòng đạt hiệu quả bởi độ rộng lãnh hải không đủ. Vì thế, ở các nước đồng thời với việc định ra chế độ lãnh hải thường đều vạch luôn cả vùng tiếp giáp một cách tương ứng để có thể quản lí lãnh hải cho tốt hơn. Như tháng 7 năm 1956, Vênêxuêla trong Luật lãnh hải của mình ngoài việc qui định lãnh hải 12 hải lí ra, còn qui định cả vùng tiếp giáp 15 hải lí, để quản lí mọi công việc về hải quan, y tế…; vùng tiếp giáp lần đầu tiên được đưa vào trong “Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp” được thông qua tại Hội nghị biển lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc năm 1958, cỏn nướac t thì cho đến năm 1992 mới đưa ra qui định rõ ràng về vùng tiếp giáp lãnh hải.

Thứ ba, cả một thời gian rất dài sau khi công bố bản “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 vẫn chưa đưa ra được những qui định hoàn chỉnh, toàn diện về vấn đề quản lí trong vùng lãnh hải thông qua hình thức lập pháp trong nước, để bản “Tuyên bố lãnh hải” được cụ thể hóa về nguyên tắc. Những vấn đề chưa được qui định trong “Tuyên bố lãnh hải”, như quyền sở hữu và quyền độc quyền tài nguyên thiên nhiên, quyền độc quyền các nghiên cứu khoa học về biển, quyền quản lí bảo hộ và bảo toàn môi trường biển, quyền quản lí tư pháp…, nước ta thường giải quyết theo thông lệ quốc tế hoặc luật quốc tế, nhưng do chưa có khâu lập pháp trong nước tương ứng mà khi thực hiện thường có những độ khó nhất định, nhất là những mâu thuẫn trong các sự vụ có liên quan đến nước ngoài lại càng nổi rõ. Như “Tuyên bố lãnh hải” sau khi công bố đôi lúc vẫn phát sinh những hoạt động phạm pháp như tàu thuyền nước ngoài tùy tiện dừng đỗ, xả thải bất hợp pháp, ngang nhiên đi vào vùng lãnh hải nước ta đánh cá, dìm tàu, dìm các vật bất hợp pháp, buôn lậu vi phạm các qui định hải quan của nước ta, trốn tránh sự giám sát hải quan, trốn thuế… Những hành vi này đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải và lợi ích biển của Trung Quốc, song do thiếu các qui định luật pháp rõ ràng và những thủ pháp chấp pháp cần thiết, các cơ quan hữu quan khó lòng mà đánh trả hoặc xử lí được một cách kịp thời, hữu hiệu những hành vi phạm pháp ấy, cuối cùng là chẳng được gì. Như với những tàu cá nước ngoài đánh bắt cá phi pháp trong lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc thường chỉ thông qua chấp pháp mà dùng tàu thuyền đuổi đi. Cho đến khi “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa” được thông qua tháng 2 năm 1992, thì mới thực hiện việc quản lí biển bằng luật pháp một cách thực sự.

Cho dù vì những nguyên nhân khác nhau, “Tuyên bố lãnh hải” năm 1958 vẫn còn tồn tại một vài điểm đáng tiếc, song nhìn chung chế độ lãnh hải do nước Trung Quốc mới xác lập về cơ bản là thành công, những nguyên tắc cơ bản được qui định trong đó v sau đều được kế thừa trong “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa”, đã phát huy tác dụng tích cực trong các phương diện bảo vệ an ninh lãnh hải quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển, phát triển giao thông trên biển…


Thư mục tham khảo:

[1]《毛泽东选集》第2卷,人民出版社1991年版,第628页。
[2]铁崖:《中外旧约章汇编》第1册,三联书店1982年版,第936页。
[3]晓霞:《国际公法学习参考资料》,中央广播电视大学出版社1985年版,第177179页。
[4]周忠海:《国际法学述评》,法律出版社2001年版,第298页。
[5]国家海洋局政策法规办公室:《中华人民共和国海洋法规选编》,海洋出版社2001年版,第12页。
[6]杨泽伟:《观国际法史》,武汉大学出版社2001年版,第425页。
[7]《中华人民共和国国史全鉴》编委会:《中华人民共和国国史全鉴》第2卷,团结出版社1996年版,第2338页。
[8]赵理海:《当代国际法问题》,中国法制出版社1993年版,第180页。
Ảnh

———-

* Liên quan:



No comments:

Post a Comment

View My Stats