Chiều
thứ Sáu, ngày 27/12/2013. Mở email thoáng thấy tựa đề: Tiểu bang North Carolina
sẽ làm lễ tưởng niệm Nhạc Sĩ & MC Việt Dũng, vì không mở email xem chi
tiết, nên không nghĩ ngợi gì hết, cho đến 10 giờ đêm thứ Bảy 28/12, tôi check
mail lại, mới hay tổ chức lúc 2 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 29/12!
Tôi
ngồi tư lự và nhẩm tính: Lượt đi, lượt về 8 tiếng, dự lễ 2 tiếng, vị chi 10
tiếng, những công việc dự tính, những cái hẹn với anh em làm sao? Giữa lúc
khoắc khoải, tự dưng hai chiếc nạng của Việt Dũng, xuất hiện trong trí. Với đôi
nạng và ý chí tranh đấu, Việt Dũng đi khắp nơi, lẽ nào mình lành lặn, lại bó
gối? Tôi lấy phone gọi suốt lượt bạn bè, số thì không bắt, có lẽ đang ngủ, số
khác vì quá đường đột, nên không thể... xây lại phía sau, tôi hỏi má sắp nhỏ:
Em đi được không? Được, em đi được, vợ tôi đáp không mấy dứt khoát, tôi nhấn
mạnh, đường xa cả đi lẫn về 8 tiếng đó em, để an lòng, vợ tôi nói lớn: Được, sỡ
dĩ có chút băn khoăn, vì vợ tôi bị giải phẫu hai tháng trước, và đang hóa trị.
Sáng
Chủ Nhật, chúng tôi lên đường, trước hết chạy về hướng Nam, đến chợ Farmers
Dekalb, ở đây bán hoa rất đẹp, tuyển cho Việt Dũng một lọn huệ trắng, nhưng
không có, đành mua cúc trắng, ngoài hoa cúc, tôi còn mang theo lá cờ VNCH, nhỏ
rất đẹp, để trưng bày bàn thờ Việt Dũng. Lá cờ này vì anh C điên tôi mới có,
anh này gặp tôi thường công kích, bài bác, lắm lúc bực mình, nhưng một hôm tự
nhiên anh C điên nói: Bút à mai này anh chết, em đừng đem trái cây hay nhang
đèn cúng làm gì, rồi anh chùng giọng: Anh chỉ cần em đem đến cho anh lá cờ
VNCH, nhỏ thôi để trên bàn thờ, như vậy anh mãn nguyện lắm, dứt lời đôi mắt anh
buồn nhìn xa xăm, tôi nghĩ hướng nhìn của anh là tổ quốc Việt Nam, theo câu nói
đó, tôi chọn lá cờ thật đẹp để dành, không cần biết ngày xưa anh làm gì, nay
anh có ước mơ, tôi âm thầm thực hiện, anh C điên đang còn khỏe, anh thích lá
cờ, chắc Việt Dũng cũng thích, nghĩ như vậy tôi đem theo cho Việt Dũng. Sau khi
rời chợ Farmers, xe đổ về đường 85 North, chỉ dừng lại một lần đổ xăng, nhưng
vẫn bị trễ.
Lễ tưởng niệm, do
hai Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia South & North Carolina, tổ chức. Ở đây đồng hương
Việt Nam ít và thưa. Người đến địa điểm này gần nhất 10 miles, trung bình ba
bốn chục miles, cũng có đoàn xa cách trên hai giờ, như ông bà Duy Anh phải
"xé" làm hai, ông chạy một vòng, đón đồng hương cánh đàn ông, còn bà
chạy xe khác, đón quý bà, lòng vòng trong "nội đô" Charlotte, nhưng
cũng phải mất gần vài tiếng đồng hồ, ông bà Duy Anh mới gặp nhau! Đoàn anh Xê,
từ miền Nam, xa hơn rất nhiều. Tất cả quy tụ khoảng 300 đồng hương, từ các nơi
đổ về, để bày tỏ lòng mến mộ và yêu quý Việt Dũng.
Chương
trình:
Chào
quốc kỳ, mặc niệm.
Ông Trần Kim Khôi
đọc bài thơ, thay phần điếu văn.
Tiếc
thương anh
Nghe
được tin Anh vội vã ra đi
Khiến
mọi người đều bàng hoàng sửng sốt!
Đâu
ai nghĩ Anh ra đi đột ngột
Khi
tuổi đời đang độ giữa hàng năm?
Còn
biết bao nhiêu việc đợi Anh làm
Khi
dân Việt còn chịu nhiều oan khuất
Vắng
bóng Anh thì lấy ai gánh vác
Những
việc cần người nhiệt huyết như Anh?
Cuộc
đời Anh là một chuỗi đấu tranh
Phải
đương đầu với bao nhiêu bất hạnh
Từ
bé đã chẳng đầu hàng nghịch cảnh
Thách
thức số phận, Hùng Dũng tiến lên!
Với
ý chí sắt đá, với niềm tin
Anh
tự thắng để thành người hữu dụng!
Nhờ
đó tài năng có cơ tỏa rạng
Và
dấn thân lo gánh vác việc chung.
Với
từ tâm, Anh dấn bước quên mình
Để
cứu giúp những người đang khốn khó
Không
ngại gian lao, không màng danh lợi
Nơi
nào cần là nơi đó có anh!
Rồi
trước cảnh đổi đời nước mất nhà tan
Anh
đau xót thấy đồng bào khốn khổ
Lòng
yêu nước bừng lên trong tim trẻ
Anh
quyết lao mình vào cuộc đấu tranh
Thề
chiến đấu chống lũ cộng gian manh
Cùng
bạn bè lập phong trào “Hưng quốc”
Những
buổi nhạc đấu tranh chứa chan tình dân tộc
Từng
đem lời ca tiếng nhạc vực dậy lòng người!
Dấu
chân Anh in khắp bốn phương trời
Thoắt
Đông thoắt Tây, nay Nam mai Bắc
Hết
đài phát thanh lại đêm “canh thức”
Không
nơi nào không có bóng dáng Anh!....
Quả
không ngoa khi lắm người ví von
Anh
là trái tim của phong trào chống Cộng
Và
chính Anh cũng là ngôi sao sáng
Nêu
cao gương cho tuổi trẻ dấn thân.
Công
của Anh được thế hệ vinh danh!
Chí
của Anh được mọi người quí trọng!
Lòng
của Anh không ai không ngưỡng vọng!
Tên
của Anh được hậu thế khắc ghi!
Nay
dù Anh đã đột ngột ra đi
Nhưng
Anh vẫn sống mãi trong lòng Dân Tộc!
Nguyện
cầu Mẹ Việt Nam đón hồn Anh hội nhập
Vào
Khí Thiêng Sông Núi mãi Trường Tồn…
Vĩnh
biệt anh!
Lần lượt Linh Mục
Đinh Xuân Long, tới các đại diện phát biểu lời tiếc thương Việt Dũng, gồm các
hội đoàn sau:
Ông
Phạm Bá Hân, đại diện South Carolina.
Ông
Đặng Nhâm đại diện Cựu Quân Nhân QLVNCH - North Carolina.
Ông
Tạ Ngọc Trân, đại diện hội Cao Niên Charlotte.
Đại
diện giới trẻ, sinh viên tiểu bang North Carolina.
Vùng
này không có báo chí, chỉ có hai phóng viên đài SBTN, đến từ South & North
Carolina.
Hầu
hết đều chung một cảm tưởng: Tiếc thương Việt Dũng, một người có tài và có tâm
trí cống hiến cho đại cuộc, nhưng tiếc thay định mệnh nghiệt ngã, khiến anh từ
giã cõi đời quá sớm, khi đường tranh đấu còn dang dở phía trước. Lời tiếc
thương rất nhiều, xin lược trích từ hai giới, Cao Niên và Thanh Niên:
Cô
Thuỷ Tiên, đại diện Thanh Niên Sinh Viên North Carolina:
Kính
thưa quý trưởng thượng và quý đồng hương hiện diện.
Hôm
nay giới trẻ chúng cháu được mời tham dự Buổi tưởng niệm cố nhạc sĩ Việt Dzũng,
thật trang trọng và cảm động. Xin cám ơn Ban Tổ Chức, nhất là đã cho chúng cháu
cơ hội này để tỏ lòng tiếc thương tới Nhạc Sĩ.
Sự
ra đi của Anh là một bất ngờ, bàng hoàng và là một mất mát lớn lao đối mọi
người Việt trong và ngoài nước đang đấu tranh cho Một Việt Nam Tự Do Dân Chủ.
Còn trẻ nhưng chúng cháu hiểu được người nhạc sĩ và MC tài danh này, đã đóng
góp rất nhiều công sức cho công cuộc đấu tranh chống Cộng hiện nay. Chúng cháu
sẽ ghi nhớ và học hỏi nơi anh, lòng yêu quê hương thiết tha, không gì lay
chuyển nổi.
Ngày
hôm nay, đại diện các bạn trẻ tại charlotte, em xin được gởi đến lời tiễn biệt
sau cuối đến người nhạc sĩ tài hoa này. Vĩnh biệt anh!
Chào
Quý vị.
Lời đại diện South
Carolina:
Kính
thưa quý vị.
Mấy
ngày qua, chúng tôi nhận thấy chưa có cái chết nào nào gây bàng hoàng, sững sờ,
đau buồn và tiếc thương chân thành cho người Việt khắp nơi, như sự ra đi của
anh Việt Dzũng. Bây giờ, ngay trong giờ phút anh chị em North và South Carolina
chúng ta đang tưởng niệm và cầu nguyện cho anh tại TP Charlotte này, thì rất
nhiều nơi trên thế giới cũng đang tưởng niệm anh. Đặc biệt ở một nơi cách xa
2,500 miles, hàng ngàn người đang lần lượt vào nhà quàn Peek Family funeral
Home tại TP Westminster, California để bùi ngùi thăm viếng anh, nhìn thấy anh
một lần cuối cùng, trước khi thân xác anh vĩnh viễn đi vào lòng đất; nhưng theo
đức tin tôn giáo của anh và của chúng tôi, Việt Dzũng sẽ không tan biến thành
tro bụi mà sẽ như một hạt giống tốt lành được Thiên Chúa chọn lựa và gieo xuống
đất, để nẩy sinh nhiều Việt Dzũng khác, nãy sinh tinh thần Việt Dzũng phát
triển khắp nơi, tiếp nối con đường anh đi là dùng tài năng tuyệt vời của mình
tận hiến cho cộng đồng, cho đất nước, cho những người không thể lên tiếng, cho
quê hương chúng ta sớm được tự do dân chủ và công lý. Trong suy niệm đó về anh,
tôi xin đại diện Cộng Đồng Người Việt quốc Gia Greenville/SC và SBTN South
Carolina xin chân thành chia buồn cùng gia đình anh và đại gia đình SBTN. Xin
cùng cầu nguyện cho Linh Hồn Gioan Kim.
Xin
cám ơn quý vị.
Tuổi
trẻ và công cuộc.
Ngày
30/4/2005, nhân tưởng niệm 30 năm ngày mất miền Nam, Việt Nam, anh em ở Atlanta
tổ chức trưng bày tội ác của Cộng Sản, theo đó những danh mục trưng bày được
ghi chép cẩn thận, gồm: Tội ác Huế Mậu Thân, Trại tù cải tạo Gia Trung, Kinh Tế
Mới, Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Quân Cán Chính VNCH vv phòng trừng bày rộng lớn,
bằng nửa sân bóng rổ, công trình dự trù 1 tháng sẽ xong, thời gian triển lãm 2
tuần lễ. Anh em nào làm hãng xưởng ca 1, sẽ đến sung công làm sau 2 giờ chiều,
ca hai làm từ 8 giờ sáng, cứ đối chiếu trên sổ sách mà làm, làm xong thu dọn dụng
cụ: Cưa, đục,... đinh, bù long, ốc vít, ván gỗ, rồi ra về, ngày đêm miệt mài,
giống như một công xưởng!
Một
lần, tôi đang cưa, đục các thanh chắn cửa tù, một bạn trẻ sinh viên Georgia
State, hỏi:
Chú
Bút: Chú đấu tranh hoài, mà được cái chi không?
Tôi
hỏi lại: Bạn thấy tôi làm đúng hay sai?
Bạn
trẻ trợn mắt: Dĩ nhiên, chú làm thì đúng quá rồi.
À
thế, thấy đúng phải làm, "được chi không" tôi trông mong ở thế hệ
trẻ. Còn mấy ngày nữa sang năm mới 2014 - 2005, đã chín mùa xuân trôi qua, thời
lượng đã thừa cho hai đại chiến thế giới chấm dứt, đủ cho cuộc kháng chiến
chống Pháp hoàn thành, (1945 - 1954) gần bằng một phần hai thời gian nội chiến
Quốc Cộng. Tuy mùa xuân chưa về trên quê hương, song tuổi trẻ ngày nay đã
"tỏ tường", họ đứng lên gánh vác trọng trách tranh đấu với chế độ độc
tài Cộng Sản, thế nào rồi ánh bình minh tự do, dân chủ cũng ló dạng trên quê
hương, và người dân không còn sợ chế đạo bạo tàn Cộng Sản. Chín năm dưới sự cai
trị của Cộng Sản, được như thế cũng đáng mừng. Hơn nữa sự sụp đổ của một chế độ
bạo ngược, không thể tính bằng năm tháng, có khi chỉ một khắc đủ làm chúng nó
sụp đổ.
Việt
Dũng đã đi rồi, không có sức mạnh nào níu kéo lại được, cho dù ngàn vạn lần
nuối tiếc, sự nghiệp mấy chục năm tranh đấu, anh để lại cho chúng ta thật
nhiều, trong đó có đôi nạng, những lúc yếu đuối, nghĩ tới nó, chúng ta sẽ mạnh
lên. Những ích kỷ, đố kỵ sẽ nhường bước cho đôi nạng Việt Dũng đi tới...
Việt
Dũng đi rồi, tết Nguyên Đán sắp về, tôi chạnh lòng nhớ nhà tù Thái Lan, nơi
đang giam giữ Đặng Chí Hùng, người trai hùng xứ Việt, tết đến chắc anh buồn và
nhớ nhà lắm, muốn có một món quà nho nhỏ an ủi anh, đem ưu tư thổ lộ, được
nhiều bạn đồng tình. Người năm ba chục, có người một trăm, chưa tới nửa tiếng
đồng hồ, số tiền được năm trăm, nhưng tôi chỉ ghi tên, và lòng ủng hộ, còn tiền
chưa nhận của ai một xu, đợi đi "kiếm" thêm tới khi kha khá, tôi gom
lại nhờ Linh Mục Đinh Xuân Long, chuyển đến tay Đặng Chí Hùng, kèm theo lời
chúc sức khỏe dồi dào, sớm được ngày định cư trên xứ sở tự do, để cùng nhau
chung hướng tinh thần Việt Dũng.
Hình ảnh :
Linh
Mục Đinh Xuân Long phát biểu.
Thủy
Tiên, đại diện giới trẻ TNSV Charlotte, North Carolina
Một
góc hội trường lễ tưởng niệm
Nhạc và lời Trần Bảo Như - Ca sĩ Thế Sơn
No comments:
Post a Comment