01/02/2014
Trí thức luôn luôn là chìa khóa thăng tiến cho
cả dân tộc. Luôn luôn là như thế. Nếu không có các nhà khoa học như
Albert Einstein, như Bill Gates, như Steve Jobs... đời sống của chúng ta
sẽ trống vắng hơn.
Hãy hình dung trên bàn làm việc không có máy điện toán, trong túi không có điện thoại di động... và vân vân.
Đó là lý do Nam Hàn muốn mời gọi các nhà khoa học thắng Giải Nobel tới dạy ở các đại học Nam Hàn để đào tạo các thế hệ trí thức mới cho Nam Hàn.
Nhật Báo Chosun Ilbo trong bài viết tựa đề “Why Are Foreign Academics Running Away?” ghi nhận rằng Thomas Sargent, người thắng Giải Nobel Kinh Tế và rồi được thuê bởi đại học Seoul National University (SNU) làm Giáo sư toàn thời gian với hợp đồng 2 năm, từ tháng 9 năm 2012.
Thế nhưng, GS Sargent bỏ ngang hợp đồng, đã về Mỹ từ tháng 8-2013.
Báo này nói, GS Sargent được thuê trong nỗ lực trong nỗ lực SNU muốn thu hút các vị trí thức có Giải Nobel -- vì hiểu rằng thầy giỏi mới có trò giỏi, nghĩa là ‘danh sư xuất cao đồ’ -- và lương trả cho GS Sargent là 500 triệu won (tương đương 474,000 đôla), cộng thêm 700-800 triệu won tài trợ nghiên cứu mỗi năm, và kèm với chi phí đắt đỏ đời sống là 200 triệu won (tương đương 189,600 đôla).
Nghĩa là, riêng về tiền chi dụng cá nhân, GS Sargent lãnh 663,600 đôla Mỹ. Nhiều hơn lương hầu hết các giáo sư đaị học ở Hoa Kỳ.
Chosun Ilbo nói, lương GS Sargent sẽ còn được tăng nếu hoàn tất hợp đồng 2 năm, thế nhưng ông đã ra đi với ‘lý do cá nhân’...
Bài báo nói, học giả ngoaị quốc tại các đaị học 4 năm ở Nam Hàn đã tăng từ 2.4% (1,021 người) trong năm 2000 tới 7.7% (5,358 người) trong năm 2013. Nhưng hầu hết đã ra đi sau vài tháng giiảng dạy.
Mới mấy năm trước, một nữ Giáo sư Mỹ được thuê dạy môn lịch sử nghệ thuật ở SNU đã ra đi giữa niên khóa mà không nói lời nào với SNU...
Tại sao? Có thể vì sinh viên ghi tên vào lớp các Giaó sư này ít, vì trình độ tiếng Anh không đủ nghe kịp, và do vậy có thể sẽ lãnh điểm thấp... Và vân vân...
Nhưng nan đề của Việt Nam là: du học sinh học xong đa số không chịu về nước.
Tất nhiên cũng nhiều lý do. Một phần là lý do chính trị... nên hiểu như thế. Nhưng một phần nữa, là hoàn cảnh thăng tiến cho trí thức ở VN bi quan hơn là mong đợi.
Trang Zing trong bản tin ngày 08/09/2013 có tưạ đề “Vì sao quán quân Đường lên đỉnh Olympia không về nước?” đã kể, trích:
“Sau khi nhận được học bổng toàn phần tại Úc, các quán quân của chương trình đều định cư và làm việc tại nước ngoài.
Một thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh đạt giải nhất trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học Úc đều rất thành công và định cư tại nước ngoài. Tiêu biểu, nhà vô địch đầu tiên, Trần Ngọc Minh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Swinburne, thì vào làm việc cho một công ty về lĩnh vực viễn thông tại Úc.
Hay Phan Mạnh Tân - nhà vô địch năm thứ 2 - cũng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm việc tại công ty IBM (Melbourne, Úc). Lê Vũ Hoàng cũng là một trong những quán quân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Sau khi chạm tay đến chiếc vòng nguyệt quế của năm thứ 6, Hoàng đã hoàn thành tốt chương trình học của mình và sớm có một công việc ổn định tại đất nước chuột túi. Anh cũng đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ được 3 năm.
Đâu là lý do khiến nhiều quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia quyết định không về nước làm việc?”(hết trích)
Trên báo Mực Tím, ngày 21/10/2013 có bài phỏng vấn tưạ đề “Du Học Xong, Về Hay Ở Lại?” trong đó, thử dẫn lời 2 người trẻ:
“Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ sau khi du học, chọn ở lại nước ngoài làm việc thay vì trở về cống hiến ở quê nhà....
Nguyễn Thu Thảo (21 tuổi, du học sinh Nhật, Kyoto) – Đi rồi cũng sẽ quay về
Mình vừa mới đi du học ở Nhật được hơn 1 năm. Mình sẽ phải học thêm 3 năm nữa để lấy bằng đại học, và 2 năm nữa để học lên thạc sĩ. Mình xác định khi đi du học là để về Việt Nam làm việc tốt hơn, có mức lương cao hơn, học hỏi được nhiều điều hay ở nước ngoài để áp dụng ở nước mình. Hầu hết bạn bè người Việt tại Nhật của mình đa số đều không về nước. Họ đã quen với cuộc sống ở nước ngoài và khi về nước họ biết rằng rất khó tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn của họ. Mình quay về nước, có thể lương thấp hơn, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp bằng ở Nhật, nhưng mình được sống bên bạn bè và gia đình. Mình không có nhiều tham vọng và cũng không bị áp lực bởi tiền bạc, nên mình sẽ trở lại Việt Nam sau khi học xong. Và mình biết vẫn còn rất nhiều bạn du học sinh có tư tưởng giống mình.
Võ Hoàng Thịnh (21 tuổi, quận 12) – Nếu được du học, mình sẽ không về nước
Nếu đi du học ở nước ngoài trong nhiều năm, số tiền phải chi ra có khi lên đến hàng tỉ. Với những bạn đi du học tự túc, họ chọn cách ở lại nước ngoài làm việc cũng không khó hiểu. Nếu gia đình mình cho mình đi du học, học xong mình về ngay, chẳng phải lỗ vốn sao? Phải đi làm nhiều năm để “gỡ vốn” rồi sau đó tùy cơ ứng biến. Mình thà sống trong một môi trường cạnh tranh công bằng, được thể hiện khả năng thật sự của mình, với một mức lương tương đối, mức sống cao, còn hơn phải về nước để “chạy việc”, không phát huy được khả năng, mức lương bấp bênh và môi trường sống đầy ô nhiễm, khói bụi, thức ăn hay có chất độc. Mình từng đọc một thống kê ở đâu đó, chưa chính xác lắm, nhưng có thể phản ánh được tình trạng hiện nay: 90% du học sinh không muốn về nước khi học xong. Trước khi phê phán người khác, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh đó. Nếu bạn được đi du học, chắc gì bạn đã chịu về nước?”(hết trích)
Điều quan tâm rằng, một thống kê được nhớ nêu trên: 90% du học sinh không muốn về nước...
Nhưng giả sử là bạn trẻ Võ Hoàng Thịnh nhớ nhầm, cứ cho là 80% du học sinh không muốn về nước, hay 70% du học sinh chỉ muốn từ biệt “thiên đường của Bác và Đảng”.... thì cũng là nhiều rồi vậy.
Thế thì, chất xám rủ nhau bỏ chạy. Mối lo của Nam Hàn khác của VN. Trong khi Nam Hàn lo không giữ chân nổi các Giáo sư có Giải Nobel thì VN lại lo không níu nổi các sinh viên về lại quê nhà.
Nhưng Nam Hàn đã là trí tuệ thượng thừa rồi, đã sản xuất được xe hơi kình với cả Nhật và Mỹ, làm được điện thoại di động bán nhiều tới mức ‘vô địch thiên hạ’... mà vẫn còn lo mời gọi thêm chất xám.
Trong khi đó, Việt Nam chưa làm được gì hết cho ngon lành, mà lại chảy máu chất xám thì là nỗi lo lớn vậy.
Có phải chăng là vì lý do chính trị? Vì cơ chế thăng tiến quá khắc khe của “thiên đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cho nên ngay hàng con cháu cũng muốn ra đi?
Đáng lo là vậy.
Hãy hình dung trên bàn làm việc không có máy điện toán, trong túi không có điện thoại di động... và vân vân.
Đó là lý do Nam Hàn muốn mời gọi các nhà khoa học thắng Giải Nobel tới dạy ở các đại học Nam Hàn để đào tạo các thế hệ trí thức mới cho Nam Hàn.
Nhật Báo Chosun Ilbo trong bài viết tựa đề “Why Are Foreign Academics Running Away?” ghi nhận rằng Thomas Sargent, người thắng Giải Nobel Kinh Tế và rồi được thuê bởi đại học Seoul National University (SNU) làm Giáo sư toàn thời gian với hợp đồng 2 năm, từ tháng 9 năm 2012.
Thế nhưng, GS Sargent bỏ ngang hợp đồng, đã về Mỹ từ tháng 8-2013.
Báo này nói, GS Sargent được thuê trong nỗ lực trong nỗ lực SNU muốn thu hút các vị trí thức có Giải Nobel -- vì hiểu rằng thầy giỏi mới có trò giỏi, nghĩa là ‘danh sư xuất cao đồ’ -- và lương trả cho GS Sargent là 500 triệu won (tương đương 474,000 đôla), cộng thêm 700-800 triệu won tài trợ nghiên cứu mỗi năm, và kèm với chi phí đắt đỏ đời sống là 200 triệu won (tương đương 189,600 đôla).
Nghĩa là, riêng về tiền chi dụng cá nhân, GS Sargent lãnh 663,600 đôla Mỹ. Nhiều hơn lương hầu hết các giáo sư đaị học ở Hoa Kỳ.
Chosun Ilbo nói, lương GS Sargent sẽ còn được tăng nếu hoàn tất hợp đồng 2 năm, thế nhưng ông đã ra đi với ‘lý do cá nhân’...
Bài báo nói, học giả ngoaị quốc tại các đaị học 4 năm ở Nam Hàn đã tăng từ 2.4% (1,021 người) trong năm 2000 tới 7.7% (5,358 người) trong năm 2013. Nhưng hầu hết đã ra đi sau vài tháng giiảng dạy.
Mới mấy năm trước, một nữ Giáo sư Mỹ được thuê dạy môn lịch sử nghệ thuật ở SNU đã ra đi giữa niên khóa mà không nói lời nào với SNU...
Tại sao? Có thể vì sinh viên ghi tên vào lớp các Giaó sư này ít, vì trình độ tiếng Anh không đủ nghe kịp, và do vậy có thể sẽ lãnh điểm thấp... Và vân vân...
Nhưng nan đề của Việt Nam là: du học sinh học xong đa số không chịu về nước.
Tất nhiên cũng nhiều lý do. Một phần là lý do chính trị... nên hiểu như thế. Nhưng một phần nữa, là hoàn cảnh thăng tiến cho trí thức ở VN bi quan hơn là mong đợi.
Trang Zing trong bản tin ngày 08/09/2013 có tưạ đề “Vì sao quán quân Đường lên đỉnh Olympia không về nước?” đã kể, trích:
“Sau khi nhận được học bổng toàn phần tại Úc, các quán quân của chương trình đều định cư và làm việc tại nước ngoài.
Một thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh đạt giải nhất trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học Úc đều rất thành công và định cư tại nước ngoài. Tiêu biểu, nhà vô địch đầu tiên, Trần Ngọc Minh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Swinburne, thì vào làm việc cho một công ty về lĩnh vực viễn thông tại Úc.
Hay Phan Mạnh Tân - nhà vô địch năm thứ 2 - cũng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm việc tại công ty IBM (Melbourne, Úc). Lê Vũ Hoàng cũng là một trong những quán quân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Sau khi chạm tay đến chiếc vòng nguyệt quế của năm thứ 6, Hoàng đã hoàn thành tốt chương trình học của mình và sớm có một công việc ổn định tại đất nước chuột túi. Anh cũng đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ được 3 năm.
Đâu là lý do khiến nhiều quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia quyết định không về nước làm việc?”(hết trích)
Trên báo Mực Tím, ngày 21/10/2013 có bài phỏng vấn tưạ đề “Du Học Xong, Về Hay Ở Lại?” trong đó, thử dẫn lời 2 người trẻ:
“Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ sau khi du học, chọn ở lại nước ngoài làm việc thay vì trở về cống hiến ở quê nhà....
Nguyễn Thu Thảo (21 tuổi, du học sinh Nhật, Kyoto) – Đi rồi cũng sẽ quay về
Mình vừa mới đi du học ở Nhật được hơn 1 năm. Mình sẽ phải học thêm 3 năm nữa để lấy bằng đại học, và 2 năm nữa để học lên thạc sĩ. Mình xác định khi đi du học là để về Việt Nam làm việc tốt hơn, có mức lương cao hơn, học hỏi được nhiều điều hay ở nước ngoài để áp dụng ở nước mình. Hầu hết bạn bè người Việt tại Nhật của mình đa số đều không về nước. Họ đã quen với cuộc sống ở nước ngoài và khi về nước họ biết rằng rất khó tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn của họ. Mình quay về nước, có thể lương thấp hơn, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp bằng ở Nhật, nhưng mình được sống bên bạn bè và gia đình. Mình không có nhiều tham vọng và cũng không bị áp lực bởi tiền bạc, nên mình sẽ trở lại Việt Nam sau khi học xong. Và mình biết vẫn còn rất nhiều bạn du học sinh có tư tưởng giống mình.
Võ Hoàng Thịnh (21 tuổi, quận 12) – Nếu được du học, mình sẽ không về nước
Nếu đi du học ở nước ngoài trong nhiều năm, số tiền phải chi ra có khi lên đến hàng tỉ. Với những bạn đi du học tự túc, họ chọn cách ở lại nước ngoài làm việc cũng không khó hiểu. Nếu gia đình mình cho mình đi du học, học xong mình về ngay, chẳng phải lỗ vốn sao? Phải đi làm nhiều năm để “gỡ vốn” rồi sau đó tùy cơ ứng biến. Mình thà sống trong một môi trường cạnh tranh công bằng, được thể hiện khả năng thật sự của mình, với một mức lương tương đối, mức sống cao, còn hơn phải về nước để “chạy việc”, không phát huy được khả năng, mức lương bấp bênh và môi trường sống đầy ô nhiễm, khói bụi, thức ăn hay có chất độc. Mình từng đọc một thống kê ở đâu đó, chưa chính xác lắm, nhưng có thể phản ánh được tình trạng hiện nay: 90% du học sinh không muốn về nước khi học xong. Trước khi phê phán người khác, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh đó. Nếu bạn được đi du học, chắc gì bạn đã chịu về nước?”(hết trích)
Điều quan tâm rằng, một thống kê được nhớ nêu trên: 90% du học sinh không muốn về nước...
Nhưng giả sử là bạn trẻ Võ Hoàng Thịnh nhớ nhầm, cứ cho là 80% du học sinh không muốn về nước, hay 70% du học sinh chỉ muốn từ biệt “thiên đường của Bác và Đảng”.... thì cũng là nhiều rồi vậy.
Thế thì, chất xám rủ nhau bỏ chạy. Mối lo của Nam Hàn khác của VN. Trong khi Nam Hàn lo không giữ chân nổi các Giáo sư có Giải Nobel thì VN lại lo không níu nổi các sinh viên về lại quê nhà.
Nhưng Nam Hàn đã là trí tuệ thượng thừa rồi, đã sản xuất được xe hơi kình với cả Nhật và Mỹ, làm được điện thoại di động bán nhiều tới mức ‘vô địch thiên hạ’... mà vẫn còn lo mời gọi thêm chất xám.
Trong khi đó, Việt Nam chưa làm được gì hết cho ngon lành, mà lại chảy máu chất xám thì là nỗi lo lớn vậy.
Có phải chăng là vì lý do chính trị? Vì cơ chế thăng tiến quá khắc khe của “thiên đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cho nên ngay hàng con cháu cũng muốn ra đi?
Đáng lo là vậy.
No comments:
Post a Comment