Huỳnh
Thế Du
Thời
Đại Mới - Số 29
- 11/2013
LỜI
CẢM ƠN
Bài này được viết khi tác giả đang nghiên cứu sau
tiến sỹ về chính sách công và phát triển đô thị tại Đại học Harvard. Tuy nhiên,
bài viết không thuộc bất kỳ dự án hay được tài trợ bởi tổ chức hay cá nhân nào
(kể cả Đại học Harvard và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nơi tác giả
vẫn đang trong biên chế). Ý tưởng viết bài này được hình thành một cách tình cờ
sau khi tác giả trao đổi với GS. Nguyễn Quang Thái về một số vấn đề liên quan.
Bài viết hoàn toàn thể hiện quan điểm riêng của tác giả với mục tiêu duy nhất
là đóng góp vào những thảo luận đến đường hướng phát triển cho Việt Nam hiện
nay.
Để có thể hoàn thành bài viết, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS. Nguyễn
Quang Thái với những trao đổi để tôi có thể hình thành bài viết cũng như việc
cung cấp một số tài liệu và đọc các bản thảo với những nhận xét và góp ý vừa
bao quát, vừa rất cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn GS. Trần Hữu Dũng với những
góp ý và bình luận hết sức thẳng thắn và xác đáng cho những nội dung cốt lõi
của bài viết qua những bản thảo khác nhau. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần
Ngọc Anh, TS. Vũ Thành Tự Anh, bà Phạm Chi Lan, PGS. Phạm Duy Nghĩa, ông Trần
Đức Nguyên, ông Nguyễn Vạn Phú, ông Nguyễn Xuân Thành, GS. Trần Văn Thọ và một
số người khác đã đọc và có những nhận xét, bình luận và góp ý hết sức quý báu
cho bài viết. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bà Phạm Chi Lan đã chuyển bản thảo
đến một số người đọc và góp ý giúp tôi. Tôi xin cảm ơn ông Phạm Vũ Lửa Hạ đã
giúp tôi tìm hiểu một số thuật ngữ liênquan
Tất cả những người đã đọc các bản thảo và góp ý cho
tôi đều là những chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực liên quan đến các nội
dung chính của bài viết. Do vậy, tôi đã có được những nhận xét, bình luận và
góp ý hết sức sâu sắc từ bao quát đến cụ thể. Có những góp ý đơn giản chỉ là điều
chỉnh hay thay đổi một vài câu chữ, nhưng đã làm cho các nội dung cốt lõi của
bài viết nổi lên rõ ràng hơn rất nhiều. Điều này chỉ có thể đến từ những người
thực sự am hiểu vấn đề. So với bản thảo đầu tiên,
phiên bản này đã được bổ sung và phát triển thêm rất
nhiều. Tuy nhiên, đây là một vấn lớn và liên quan đến nhiều khía cạnh khác
nhau, nhưng các nguồn lực và khả năng của tác giả có hạn nên bài viết không thể
phân tích hay lý giải tất cả các vấn đề được nêu ra một cách thấu đáo. Thêm vào
đó, những điểm yếu, những sai sót là không thể tránh khỏi và lỗi này hoàn toàn thuộc
về tác giả.
Cuối cùng, bài viết chỉ là một phân tích, một tiếp
cận của tác giả về một số khía cạnh trong chủ đề quan trọng này. Tác giả sẽ tiếp
tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm về những vấn đề liên quan trong khả năng và
nguồn lực của mình. Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để
cùng tất cả mọi người chung tay làm rõ con đường phát triển của Việt Nam vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, tác giả rất mong nhận được
những góp ý, bình luận và trao đổi
của những người quan tâm đến vấn đề này nói riêng,
vì sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam nói chung.
Cambridge
Tháng 11, 2013
* Tác giả Huỳnh Thế Du là giảng viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
và hiện đang nghiên cứu sau tiến sỹ về chính sách công và phát triển đô thị tại
Đại học Harvard
DOWNLOAD BẢN pdf :
hoặc
No comments:
Post a Comment