Sự kiện Lê Thăng Long có thể được xem như chuyện
không đáng nói, hoặc có thể được nhìn như một điều đáng quan tâm. Có người phẫn
nộ. Có người xem đó là những hoạt động cần được tán dương. Mức độ quan tâm và
phản ứng tùy thuộc góc nhìn về Lê Thăng Long: một cá nhân hay là người sáng lập
và đã lãnh đạo một phong trào. Phản ứng đối với Lê Thăng Long ít nhiều cũng lệ
thuộc vào thái độ dành cho phong trào Con Đường Việt Nam, cảm tình đối với các
thành viên của phong trào, với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức... Hoặc đơn
thuần ý kiến về Lê Thăng Long chỉ xuất phát từ quan điểm chính trị độc lập của
mỗi người.
Con
người
Để đánh giá về con người chính trị của Lê Thăng Long
một cách khách quan có lẽ cần nhìn riêng về 2 góc cạnh - chủ trương
của ông và thái độ của ông khi trình bày những chủ trương
này.
Chủ trương chính của Lê Thăng Long là "Tôi
muốn vào để giúp Đảng tiếp tục cải cách." Xin lưu ý ông Long đặt tiền
đề là đảng CSVN đã, đang và tiếp tục cải cách. Để thực hiện việc giúp đảng này,
trong bài viết khơi mào gửi cho BBC (1) vào ngày 11.12.2013 ông Long đã
viết: "Tôi muốn trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc
trở thành cố vấn cải cách của Tổng bí thư Đảng và tự nguyện làm việc không
lương để phục vụ lợi ích cho nhân dân."
Ngày 24 tháng 12, 2013 Lê Thăng Long khởi sự biến
ước muốn giúp đảng thành hành động với đơn chính thức xin gia nhập đảng CSVN
(2).
Nếu chỉ nhìn vấn đề một cách duy lý trí thì chủ
trương của ông Lê Thăng Long có thể dẫn đến một cuộc tranh luận nghiêm chỉnh
cho "công án" chính trị: Đảng Cộng Sản có thể thay đổi thành một đảng
dân chủ? Những thành phần như ông Lê Thăng Long có thể "giúp" đảng
CSVN thực hiện điều này? Chủ trương của ông Long có lợi hay có hại cho công
cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam?
Tuy nhiên, thái độ của ông Long khi trình bày chủ
trương của ông đã làm cho vấn đề lệch hẳn vào những phản ứng mang nhiều tính
cảm xúc.
Để cải cách đảng CSVN, ông Lê Thăng Long quan niệm
phải thay đổi hệ lý luận CNCS Mác - Lê Nin mà ông cho rằng sai lầm và thiếu sót
đến 99%. Ông Long đã giới thiệu Hệ Lý Luận Chủ Nghĩa Cộng Đồng (3) như là kết
tinh của "nhiều sự sáng tạo mới về lý luận chưa từng có trong lịch sử
xã hội loài người", một "hệ lý luận có lượng tri thức lớn đồ
sộ nhất trong tất cả các chủ thuyết từng có từ khi có loài người trên trái đất
tới nay". Cũng qua vai trò tham gia soạn thảo và chấp bút giới thiệu
hệ lý luận này, ông đã tự cho mình là thành phần "trí thức siêu cao
cấp".
Để kêu gọi sự ủng hộ, ông Lê Thăng Long sau khi làm
đơn xin vào đảng cộng sản đã tự đặt cho mình vị trí của một Lý Quang Diệu của
Việt Nam với phát biểu "Tôi xin khẳng định chắc chắn rằng tôi có tài,
đức không kém ngài Lý Quang Diệu!", đồng thời ông cũng tự so sánh cá
nhân ông với cụ Phan Chu Trinh: "Tôi tự nhận thấy về tài năng và tình
yêu thương dân tộc Việt Nam của tôi không hề thua kém nhà cách mạng yêu nước
Việt Nam Phan Chu Trinh." (4)
Còn rất nhiều câu, ý tương tự từ ông Lê Thăng Long
qua hàng loạt bài viết ông tung lên mạng đã làm cho một số người đặt thêm những
tĩnh từ tiêu cực đứng trước hoặc sau tên ông. Người đọc có thể nhìn và hiểu ông
bằng chính những câu chữ của ông viết và không cần phải "tưởng" về
ông như thế nào. Người đọc thấy rõ ông đứng ở đâu trong trận chiến giữa thiện
và ác bằng chủ trương của ông qua phương châm: "Hãy yêu thương kẻ thù
của chính mình và hãy ôm hôn kẻ thù của chính mình!"
Tổ Chức
Nếu ông Lê Thăng Long chỉ là một cá nhân đơn lẻ thì
chủ trương, thái độ của ông có thể cũng chỉ là một tiếng vọng lẻ loi trong sa
mạc. Đằng này ông lại là người khởi xướng và là lãnh đạo Phong trào Con Đường
Việt Nam (PTCĐVN).
Bài "Tôi đang muốn vào đảng Cộng sản"
được ông Long viết và công bố khi ông vẫn còn ở vị trí lãnh đạo PTCĐVN.
Việc ông Long muốn vào đảng CSVN để giúp đảng này
cải cách không thể không làm cho một số người liên tưởng đến quan điểm hợp tác
và tiến trình thành lập PTCĐVN bằng cách mời gọi các thành phần đảng viên cao
cấp của đảng CSVN tham gia.
Cho dù ông Lê Thăng Long đã tuyên bố ra khỏi phong
trào và mặc dù PTCĐVN cũng chính thức ra thông báo, phong trào cũng khó mà
tránh được những hệ quả mưa trên mái ướt qua thềm dành cho "sáng
lập viên" và "nguyên lãnh đạo" Lê Thăng Long. Điều này xảy ra
không riêng gì với PTCĐVN mà còn đối với bất kỳ tổ chức nào khi người đã từng ở
vào vị trí sáng lập và lãnh đạo có những thái độ và chủ trương chính trị như
ông Long.
Khó để cho bất kỳ một tổ chức nào có thể bình an và
vô tư như không có gì xảy ra chỉ bằng với sự việc người lãnh đạo tuyên bố rút
ra khỏi tổ chức. Và đó là bài học và cái giá phải trả của những thành viên đàng
hoàng, nhiệt tình nhưng chọn nhầm lãnh đạo.
Trong thông báo của PTCĐVN do ông Nguyễn Xuân Ngãi -
Phó Tổng Thư Ký của Đảng Dân Chủ Việt Nam và bây giờ là Quyền Trưởng ban Quản
trị của PTCĐVN - lãnh đạo mới của PTCĐVN - đứng tên, người ta không đọc được
quan điểm của PTCĐVN về những chủ trương và thái độ mới đây của ông Lê Thăng
Long. Ở đó chỉ thấy có lời chúc và sự ghi nhận sự thành công của ông Long đối
với PTCĐVN:
"... Chúng tôi mong rằng ông Lê Thăng Long sẽ
thành công với những hoài bão của mình, như đã thành công với phong trào Con
Đường Việt Nam. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ông Lê
Thăng Long dành cho phong trào trong thời gian vừa qua. Việc ông Lê Thăng Long
vừa được trả tự do đã kêu gọi thành lập phong trào Con Đường Việt Nam để thúc
đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã giúp cho nhiều người cùng chí hướng
tụ hợp được với nhau để tạo ra được những hoạt động có ý nghĩa. Kể từ đó tới
nay, vấn đề quyền con người đã trở thành một xu hướng đấu tranh mạnh mẽ và tập
hợp được nhiều tầng lớp tham gia tại Việt Nam. Phong trào Con Đường Việt Nam từ
chỗ bị nghi ngờ và châm biếm đã dần dần lấy được niềm tin của quần chúng, tạo
được những mối liên kết giữa các nhóm hoạt động xã hội trong và ngoài
nước." (5)
Ông Nguyễn Xuân Ngãi không những ghi nhận thành công
của ông Long riêng đối với PTCĐVN mà còn có hàm ý chính ông Long đã tạo nên một
xu hướng đấu tranh và tập hợp nhiều tầng lớp tham gia.
Ngoài vai trò sáng lập và lãnh đạo PTCĐVN, ông Lê
Thăng Long còn có sự liên hệ khắng khít với Ls Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy
Thức. Nhờ vào sự liên hệ này mà một số người, mặc dù có đối diện với nhiều "nghi
ngờ và châm biếm", vẫn ủng hộ PTCĐVN vì họ có cảm tình với Định và
Thức.
Ngày hôm nay những "nghi ngờ và châm
biếm" âm u đó đã được ông Lê Thăng Long chính thức rọi đèn soi sáng và
giải mã bằng chủ trương của ông: "hãy ôm hôn kẻ thù của chính
mình!"
Khi PTCĐVN và đặc biệt là những thành viên có lòng,
nhiệt tình của phong trào vẫn phải đón nhận những hệ lụy bởi ông Lê Thăng Long,
việc ông Long ra khỏi PTCĐVN và chịu trách nhiệm cho mọi phát biểu và hành vi
của cá nhân ông là hướng tốt nhất. Điều đó đã xảy ra với thông báo chính thức
về từ PTCĐVN. Đã đến lúc cần tách rời những tán đồng hoặc phê phán cá nhân ông
Lê Thăng Long với những nhận định tán đồng hoặc phê phán đối với PTCĐVN.
Dư Luận
Dư luận đối với ông Lê Thăng Long đã được ông diễn
tả qua bài viết của ông vào ngày 30.12.2013: "Sau sự kiện tôi xin tuyên
bố ra khỏi phong trào Con đường Việt Nam và làm đơn xin gia nhập đảng Cộng sản
Việt Nam (ĐCSVN) đã có rất nhiều người thuộc lực lượng dân chủ Việt Nam “ném
đá” tôi rất dữ dằn trên diễn đàn mạng." (6)
Là một người làm chính trị, ông Long đã không xem
những điều nói về ông là những phản biện chính trị cần thiết; hoặc những phê
phán về phẩm chất cá nhân mà bất kỳ người làm chính trị nào cũng phải đối diện
- nhất là ông đã từng ở trong vị trí lãnh đạo một phong trào - là thước đo, đo
lường về ủng hộ / không ủng hộ. Ông xem đó là một hành vi “ném đá” rất dữ
dằn.
Ông Long cũng không phân biệt hay cố tình không phân
biệt ý kiến của những người dân bình thường viết bài, viết phản hồi, viết cảm
tưởng trên blog, facebook mà trong từ ngữ chính trị gọi là "quần
chúng" với cái mà ông gọi là lực lượng dân chủ.
Bất kỳ ai đã từng đọc và hiểu tội ác của cộng sản
thời cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, đã từng chôn xác bạn tù trên núi
rừng cải tạo, đã từng bị hoặc chứng kiến cảnh công an đàn áp dân lành, cưỡng
chế dân oan, đã quá hiểu rõ bản chất lật lọng, đạo đức giả của toàn bộ tập đoàn
lãnh đạo cộng sản từ thời Hồ Chí Minh cho đến thời Nguyễn Phú Trọng đều có thể
phản đối và chỉ trích quan điểm hãy ôm hôn kẻ thù của ông.
Ngược lại ông Long cũng cần tin rằng vẫn có những
người tán dương ông, cũng nghĩ là họ có một tấm lòng giống như ông nghĩ: "Bởi
tôi có tấm lòng của một thánh nhân. Tấm lòng thánh nhân là tấm lòng yêu thương
mọi con người trong xã hội như người thân trong gia đình của mình. Tấm lòng
thánh nhân là sự thấu hiểu lòng của mọi người trong xã hội. Tôi có một đạo đức
không kém gì các tu sỹ chân chính của các tôn giáo." (7)
Bất kỳ một người dân bình thường, có một chút lòng
tự trọng chứ không cần đến cái mà ông gọi là lực lượng dân chủ đều có thể có
những phán xét độc lập về con người chính trị của Lê Thăng Long khi ông tự cho
ông là thành phần trí thức siêu cao cấp, tự cho rằng tài đức cũng mình không
thua gì Lý Quang Diệu và cụ Phan Chu Trinh.
Ngược lại ông Long cũng có thể tìm được người ủng hộ
ông và cho ông là một hiện tượng chính trị sáng tạo và độc đáo; hành
động xin vào đảng của ông được ca ngợi là đã "đẩy đảng CSVN vào thế
"chiếu bí" trên "bàn cờ chính trị" hôm nay... và người cộng
sản đang mang tâm trạng rối bời và bế tắc khi buộc phải chống đỡ nước cờ rất
thông minh này của ông..." (8)
Đó là sự tuyệt vời trong tính đa nguyên và tự do
ngôn luận mà tất cả chúng ta đang tranh đấu để đạt được - dù ngày hôm nay nó
vẫn chỉ là thứ tự do ngôn luận phải trèo tường lữa, phải phát biểu mà coi chừng
bị gán cho tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ... mà vào tù bởi điều 258 được đẻ
ra từ những người ông sẵn sàng ôm hôn.
Do đó ông Lê Thăng Long đâu cần phải
"mượn" lời của người bạn nào đó của ông để nói về những người nói về
ông trong bài viết Dân chủ Việt Nam là đàn vịt con (6): "Một người bạn
của tôi từng ví lực lượng dân chủ Việt Nam hiện nay vẫn chỉ như đàn vịt con
thôi!!! Đàn vịt con trông đáng yêu lắm, chúng nó chạy lăng xăng và kêu líu ra
líu ríu, các các các, cạc cạc cạc nghe vui tai lắm. Nhưng mà đàn vịt con chưa
làm nên thành công gì lớn to tát cả. Bầy cáo già độc ác vẫn cứ thản nhiên
“chén” từng con vịt con trong đàn vịt con ngon lành..."
Chính ông Lê Thăng Long đã không ngừng tạo ra nguồn
dư luận bằng ngôn từ, đoạn văn, bài viết như thế của ông, được gửi đều đặn
trong những ngày qua như những chất thải tống vào môi trường.
Bạn tôi có người nói: đừng viết, đừng đăng gì những
gì từ tên hoang tưởng. Dĩ nhiên! Tội gì phải tốn công, tốn chỗ để quảng cáo cho
chất thải môi trường. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với hành động im lặng và
quay lưng với tệ trạng ô nhiễm môi trường.
Bạn tôi có người nói: một cá nhân không thể phá cả
một phong trào. Dĩ nhiên! Tự bản thân của một cá nhân thì khó thể. Nhưng người
ta sẽ dùng hình ảnh, nhân cách của cá nhân đó - và cụ thể là bố mẹ của những
người em nhỏ đang đắn đo trước con đường lý tưởng và con đường mackeno - để nói
với các em: đó, những kẻ đấu tranh, những nhà lãnh đạo dân chủ là như thế
đó!
Bạn tôi cũng có người nói: không làm cũng phê phán
mà làm cũng phê phán. Điều khác biệt của tôi và bạn là ở... sự làm. Có
những sự làm mà nếu không làm thì xã hội và đất nước này đã không đến
mức mạt vận như ngày hôm nay.
Và sau cùng, điểm cốt lỏi đủ để lên tiếng: chúng tôi
không đồng ý với những lời kêu gọi, chủ trương chính trị ôm hôn kẻ thù, ôm hôn
thủ phạm của tội ác, ôm hôn những kẻ đã làm điêu đứng nhiều thế hệ, đã làm mất
biển, mất đảo, mất đất, đã đang tiếp tục cai trị, làm giàu trên mồ hôi, nước
mắt của nhân dân và bóp nghẹt nhân quyền, tự do của 90 triệu người Việt
Nam.
____________________________________
Chú thích:
Chú thích:
(8) danlambaovn.blogspot.com/2013/12/le-thang-long-giai-thieng-csvn.html
___________________________________
___________________________________
Bài
liên quan đã đăng:
No comments:
Post a Comment