21.01.2014
Gần đây báo trong nước bàn khá
nhiều về nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng, người vừa bị kết án 18 năm tù về
tội “tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”. Trong khi nhà báo công an
Nguyễn Như Phong, tổng biên tập báo Năng lượng mới của ngành dầu khí, tán tụng
Dương Tự Trọng là sỹ quan công an nhiều thành tích, một hung thần đối với giới
giang hồ đất Cảng, sa cơ chỉ vì tình nghĩa yêu thương anh ruột Dương Chí Dũng
đang lâm đại nạn, nhiều báo lề phải cũng như lề trái bàn tán về nhân vật
công an có nhiều nét không giống ai này.
Có thể coi Dương Tự Trọng như là một mẫu người thành đạt tiêu biểu trong chế độ toàn trị, cũng còn gọi là “công an trị” hay “cảnh sát trị “, trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể (theo cách nói của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), còn công an là lực lượng bảo vệ ngai vua, được ưu đãi đặc biệt, nuông chiều thành kiêu binh, được ghi rõ trong Hiến pháp 2013 là có trách nhiệm bảo vệ đảng CS trước hết, rồi mới đến bảo vệ nhà nước (cũng là CS ), cuối cùng mới là bảo vệ nhân dân.
Thanh niên Hải Phòng, Hà Nội không ít người nuôi giấc mơ được như Dương Tự Trọng, đỗ Đại học Bách khoa là được nhận ngay vào ngành công an, kế nghiệp ông bố là Trung tá Dương Khắc Thụ, từng là giám đốc công an Hải Phòng (1970 – 1980) khi trung tá công an còn cực hiếm, trưởng CA quận thường là đại úy (nay là thượng tá hay đại tá), còn công an phường chỉ là thượng sỹ hay chuẩn úy (nay là trung tá).
Theo báo Dân Trí và Thanh Niên online Dương Tự Trọng luôn tự khoe là thuộc gia đình công an nòi, có cô em gái là Dương Thị Băng Tâm, hiện là sỹ quan công an thuộc phòng C25 / Sở CA Hải Phòng. Trọng được lên cấp nhanh, là trung tá phó giám đốc CA thành phố Cảng khi chưa đến 40 tuổi từ năm 2007; Trọng được coi là sỹ quan xông xáo, có bản lĩnh nghiệp vụ cao, báo Công an Nhân dân từng nêu gương là một “hung thần đối với thế lực xã hội đen – mafia hung hãn trên đất Cảng”, “được bọn cộm cán tội phạm lưu manh rất nể sợ”. Trong hàng ngũ công an Trọng được kể tên trong số những người “đánh án thiện nghệ nhất”, do đó cuối năm 2012 Trọng được lên cấp đại tá và đưa lên bộ, là cục phó cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong ngành nhiều người nghĩ rằng lon tướng đã trong tầm tay của viên phó cục trưởng này, khi ở bộ CA hiện đã có đến hơn 300 viên tướng công an, trong khi thời chiến chỉ vẻn vẹn có 4 ông tướng CA.
Mạng Dân Làm Báo và blog Vàng Anh cho biết Trọng có quan hệ rất chặt chẽ với bọn đầu gấu xã hội đen, gọi là để khống chế, phân hóa, lôi kéo, mua chuộc một số tên làm “đặc tình” cho CA, tiếng lóng trong nghề gọi bọn ấy là “zích“. Chính trong mối quan hệ cực kỳ phức tạp ấy Trọng đã có tay chân “thân tín” trong vụ phạm trọng tội, đưa kẻ bị truy tố lẩn trốn hơn một trăm ngày (từ ngày 17/5 đến ngày 4/9/2012) vòng vo từ Hà Nội lên Quảng Ninh, vào Sài Gòn, sang Campuchia, Thái Lan, Singapore rồi lại trở về Việt Nam vì Hoa Kỳ không cho nhập cảnh.
Có bloger đặt vấn đề là trong hơn một trăm ngày ấy, có lẽ tướng Ngọ là người lo lắng nhất theo dõi vụ chạy trốn ra nước ngoài của Dương Chí Dũng, và có nhiều khả năng Dương Tự Trọng đã thường mật báo cho tướng Ngọ suốt trong một trăm ngày đào tẩu nguy hiểm của ông anh mình, vì tướng Ngọ là thủ trưởng trực tiếp của Trọng trong bộ CA.
Thanh Niên online ghi lại được số Sim rác của điên thoại cầm tay của Dương Chí Dũng khi liên lạc với tướng Ngọ, đó là số 0975008888, coi là tứ quý, có 4 số 8 ở cuối, vì 8 là “bát” chữ hán, phát âm là “phát” mang nghĩa là may mắn, 4 lần may mắn.
Dũng đã khai thoáng qua con số mật ấy trước tòa.
Sau phiên tòa, tuần báo Time của Mỹ chú ý đặc biệt đến một nét mà người dự và theo dõi phiên tòa không ai để ý. Đó là chiếc áo T- shirt xám có in 2 chữ rất to in đậm ”Black Flag”(Cờ Đen) cùng ảnh bị cáo Dương Tự Trọng và lấy làm lạ về hình ảnh này. Vì đây là chiếc áo bọn anh chị xã hội đen Chicago, New York thường mặc, đi với bài hát Police story (chuyện của cảnh sát), mang tính chất châm chọc, khiêu khích cảnh sát, nhà cầm quyền. Cờ đen là để nói lên bản chất vô chính phủ, ương bướng không bao giờ chịu khuất phục, đầu hàng, dương cờ trắng trước cường quyền. Chắc hẳn Dương Tự Trọng biết rõ bài hát này, vì trước tòa 4 lần anh ta nhắc đi nhắc lại như giai điệu của bài hát: “Tôi không xác nhận, tôi không phủ nhận, tôi quên rồi“, y như bài hát có lời đại thể là “tôi không nói có, tôi không nói không, tôi không biết “, “tôi không gật đầu, tôi không lắc đầu, tôi chỉ nhắm mắt".
Mọi người quan tâm đến thời cuộc cũng như hơn 300 ông tướng đảng viên CS trong bộ CA hãy biết giật mình. Người hùng tiêu biểu mà không ít thanh niên nước ta coi là kiểu mẫu trong giấc mơ thành đạt là con người như loại Dương Tự Trọng, công an nòi đấy, khi sa cơ mới lộ ra bản chất lưu manh vô chính phủ, với lá cờ đen trước ngực, muốn học đòi các bậc đàn anh quốc tế, những rác rưởi đang bị truy quét ráo riết trong các xã hội văn minh. Vậy mà con người như thế sắp thành tướng công an Việt Nam đấy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Có thể coi Dương Tự Trọng như là một mẫu người thành đạt tiêu biểu trong chế độ toàn trị, cũng còn gọi là “công an trị” hay “cảnh sát trị “, trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể (theo cách nói của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), còn công an là lực lượng bảo vệ ngai vua, được ưu đãi đặc biệt, nuông chiều thành kiêu binh, được ghi rõ trong Hiến pháp 2013 là có trách nhiệm bảo vệ đảng CS trước hết, rồi mới đến bảo vệ nhà nước (cũng là CS ), cuối cùng mới là bảo vệ nhân dân.
Thanh niên Hải Phòng, Hà Nội không ít người nuôi giấc mơ được như Dương Tự Trọng, đỗ Đại học Bách khoa là được nhận ngay vào ngành công an, kế nghiệp ông bố là Trung tá Dương Khắc Thụ, từng là giám đốc công an Hải Phòng (1970 – 1980) khi trung tá công an còn cực hiếm, trưởng CA quận thường là đại úy (nay là thượng tá hay đại tá), còn công an phường chỉ là thượng sỹ hay chuẩn úy (nay là trung tá).
Theo báo Dân Trí và Thanh Niên online Dương Tự Trọng luôn tự khoe là thuộc gia đình công an nòi, có cô em gái là Dương Thị Băng Tâm, hiện là sỹ quan công an thuộc phòng C25 / Sở CA Hải Phòng. Trọng được lên cấp nhanh, là trung tá phó giám đốc CA thành phố Cảng khi chưa đến 40 tuổi từ năm 2007; Trọng được coi là sỹ quan xông xáo, có bản lĩnh nghiệp vụ cao, báo Công an Nhân dân từng nêu gương là một “hung thần đối với thế lực xã hội đen – mafia hung hãn trên đất Cảng”, “được bọn cộm cán tội phạm lưu manh rất nể sợ”. Trong hàng ngũ công an Trọng được kể tên trong số những người “đánh án thiện nghệ nhất”, do đó cuối năm 2012 Trọng được lên cấp đại tá và đưa lên bộ, là cục phó cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong ngành nhiều người nghĩ rằng lon tướng đã trong tầm tay của viên phó cục trưởng này, khi ở bộ CA hiện đã có đến hơn 300 viên tướng công an, trong khi thời chiến chỉ vẻn vẹn có 4 ông tướng CA.
Mạng Dân Làm Báo và blog Vàng Anh cho biết Trọng có quan hệ rất chặt chẽ với bọn đầu gấu xã hội đen, gọi là để khống chế, phân hóa, lôi kéo, mua chuộc một số tên làm “đặc tình” cho CA, tiếng lóng trong nghề gọi bọn ấy là “zích“. Chính trong mối quan hệ cực kỳ phức tạp ấy Trọng đã có tay chân “thân tín” trong vụ phạm trọng tội, đưa kẻ bị truy tố lẩn trốn hơn một trăm ngày (từ ngày 17/5 đến ngày 4/9/2012) vòng vo từ Hà Nội lên Quảng Ninh, vào Sài Gòn, sang Campuchia, Thái Lan, Singapore rồi lại trở về Việt Nam vì Hoa Kỳ không cho nhập cảnh.
Có bloger đặt vấn đề là trong hơn một trăm ngày ấy, có lẽ tướng Ngọ là người lo lắng nhất theo dõi vụ chạy trốn ra nước ngoài của Dương Chí Dũng, và có nhiều khả năng Dương Tự Trọng đã thường mật báo cho tướng Ngọ suốt trong một trăm ngày đào tẩu nguy hiểm của ông anh mình, vì tướng Ngọ là thủ trưởng trực tiếp của Trọng trong bộ CA.
Thanh Niên online ghi lại được số Sim rác của điên thoại cầm tay của Dương Chí Dũng khi liên lạc với tướng Ngọ, đó là số 0975008888, coi là tứ quý, có 4 số 8 ở cuối, vì 8 là “bát” chữ hán, phát âm là “phát” mang nghĩa là may mắn, 4 lần may mắn.
Dũng đã khai thoáng qua con số mật ấy trước tòa.
Sau phiên tòa, tuần báo Time của Mỹ chú ý đặc biệt đến một nét mà người dự và theo dõi phiên tòa không ai để ý. Đó là chiếc áo T- shirt xám có in 2 chữ rất to in đậm ”Black Flag”(Cờ Đen) cùng ảnh bị cáo Dương Tự Trọng và lấy làm lạ về hình ảnh này. Vì đây là chiếc áo bọn anh chị xã hội đen Chicago, New York thường mặc, đi với bài hát Police story (chuyện của cảnh sát), mang tính chất châm chọc, khiêu khích cảnh sát, nhà cầm quyền. Cờ đen là để nói lên bản chất vô chính phủ, ương bướng không bao giờ chịu khuất phục, đầu hàng, dương cờ trắng trước cường quyền. Chắc hẳn Dương Tự Trọng biết rõ bài hát này, vì trước tòa 4 lần anh ta nhắc đi nhắc lại như giai điệu của bài hát: “Tôi không xác nhận, tôi không phủ nhận, tôi quên rồi“, y như bài hát có lời đại thể là “tôi không nói có, tôi không nói không, tôi không biết “, “tôi không gật đầu, tôi không lắc đầu, tôi chỉ nhắm mắt".
Mọi người quan tâm đến thời cuộc cũng như hơn 300 ông tướng đảng viên CS trong bộ CA hãy biết giật mình. Người hùng tiêu biểu mà không ít thanh niên nước ta coi là kiểu mẫu trong giấc mơ thành đạt là con người như loại Dương Tự Trọng, công an nòi đấy, khi sa cơ mới lộ ra bản chất lưu manh vô chính phủ, với lá cờ đen trước ngực, muốn học đòi các bậc đàn anh quốc tế, những rác rưởi đang bị truy quét ráo riết trong các xã hội văn minh. Vậy mà con người như thế sắp thành tướng công an Việt Nam đấy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment