Posted on Tháng Một 23, 2014
7 anh em, bác cháu đi du lịch ở
nước Chương Dương. Ở đây có luật pháp riêng nhưng không bằng văn bản mà bằng
miệng. Bất cứ cá nhân nào là công an – lưu manh – côn đồ đều có thể ban hành
luật từ những cái gọi là miệng nhưng không đánh răng bao giờ nên thường gây cảm
giác muốn nôn mửa cho khách. Khi đến du lịch nước này, lữ khách thấy mình như
đang sống ở thời kỳ trung cổ. Tuy vậy, chúng tôi càng cần phải trở lại quốc gia
có diện tích 4,16 km2 này nhiều lần nữa, vì mỗi chuyến đi lại phát hiện thêm
những điều quái đản nhưng thú vị.
Gia đình Phạm Văn Trội
Nói thế cho có hình ảnh, bởi
những câu nói “nổi tiếng” của nhà chức trách: ”Luật là tao, tao là luật“,
“Ở đây xử theo luật riêng, không giống các nơi khác“. Thực ra đó là xã
Chương Dương thuộc huyện Thường Tín, cách trung tâm thủ đô hơn 20 km về
phía nam, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội trong vụ sáp nhập vào
thủ đô cho nó to thứ 3 thế giới.
Chuyến đi ấy cũng chẳng phải là
du lịch gì hết mà là chuyến đi thăm đầy nguy hiểm tới gia đình tù nhân lương
tâm Phạm Văn Trội. Trong số gia đình tù nhân lương tâm dự định sẽ đến chúc Tết,
Phạm Văn Trội là điểm đến mà chúng tôi không thể bỏ qua vì anh ở xa trung tâm
thủ đô nhất, cần chúng tôi nhất và điều quan trọng hơn là đến nhà Trội rất nguy
hiểm. Chính cái sự nguy hiểm ấy góp thêm phần hấp dẫn chúng tôi.
Gần đây đã có 2 cuộc đến thăm
nhà Trội đều bị áp giải vào Ủy ban xã. Ngày 31/12/2013, đoàn đến thăm gồm Phạm
Bá Hải, Huỳnh Ngọc Tuấn, vợ chống Ngô Duy Quyền và cháu Lucas, tất cả đều bị áp
giải về trụ sở ủy ban. Theo Phạm Văn Trội và Huỳnh Ngọc Tuấn kể lại thì Lê Văn
Điệp, phó công an xã, kẻ đã đánh dã man anh Huỳnh Ngọc Tuấn hôm đó, tuyên bố
thẳng thừng với các anh: “Luật là tao, tao là luật”, “Ở đây xử theo luật
riêng, không giống các nơi khác”
Còn đoàn chúng tôi vừa qua là
đoàn thứ ba đến thăm Trội bị bắt.
Chính vì họ muốn dằn mặt chúng
tôi để cô lập Phạm Văn Trội nên chúng tôi càng thấy cần phải đến với anh. Lúc
này, Phạm Văn Trội cần chúng tôi hơn lúc nào hết.
Hôm ấy là buổi chiều 21/1/2014.
Sau khi đi chúc Tết được một số gia đình tù nhân lương tâm, thăm xong nhà Vũ
Hùng thì trời đã tối. Lịch trình đi thăm do tôi sắp xếp nhưng lúc này, tôi thấy
cần phải hỏi ý kiến cả đoàn. Tôi nhìn bác Quang A, bác Lê Hùng và nhìn bao quát
một lượt, nói:
- Theo lịch trình, tiếp đến là thăm Trội. Cám ơn
các bác và mọi người đã theo đúng kế hoạch em đã định. Nhưng bây giờ em thấy
thấy cần phải xin ý kiến tất cả. Thứ nhất là trời đã tối, mà đến nhà Trội vào
buổi tối lại càng nguy hiểm. Thứ hai là có một số bác cao tuổi, liệu về muộn có
mệt lắm không. Lại còn cháu Thảo vướng bận gia đình, các cháu còn bé. Vậy có
tiếp tục đi thăm Trội hay để đi vào hôm khác. Còn em thì đi hết đêm nay cũng
được.
Chỉ cần một người không muốn đi
hay không đi được, chúng tôi đành hủy kế hoạch. Nhưng tất cả đều quyết
tâm, không một ai bàn lùi. Tôi nhìn qua một lượt: bác Quang A, Bác Lê Hùng,
Thầy Vũ Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Kim Môn, Mai Phương Thảo – những
gương mặt thân thuộc và tin cậy, thấy vui và cảm động quá. Mọi người thống nhất
đi tiếp đến nhà Trội sau đó về HN thăm Nguyễn Văn Đài, vì chắc chắn buổi tối
Đài có mặt ở nhà. Còn chuyện bao vây, canh giữ nhà Đài là việc của họ.
*
Phạm Văn Trội sinh năm 1972, bị
bắt ngày 11/9/2008, sau đó anh bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế theo điều
88 Bộ luật hình sự. “Tội” của anh là “đòi đa nguyên, đa đảng, nhân quyền dân
chủ” (theo bản luận tội của tòa án). Anh ra tù ngày 11/9/2012. Ngay
sau khi ra tù, tôi và Luật sư Lê Quốc Quân cùng một số anh em khác đã đến thăm
anh. Hôm ấy tuy không bị bắt nhưng những tên mật vụ đi trên 2,3 xe máy luôn bám
sát chúng tôi kể cả khi đi và khi về. Sau đó tôi còn đến thăm Trội nhiều lần
nữa.
Gia đình Trội là một gia đình
rất mến khách. Mỗi lần đến thăm Trội, chúng tôi đều hẹn trước và bao giờ anh
cũng chuẩn bị làm cơm trước để mời chúng tôi. Tôi cũng muốn ăn ở nhà Trội để dành cho anh và gia đình thêm
niềm vui, sự ấm áp. Nhưng lần này, phải đi nhiều nơi nên tôi dặn ngay từ đầu là
“không đủ thời gian ngồi ăn cơm đâu nhé”.
Thăm Phạm Văn Trội
Đến nhà Trội đã 7h30 phút tối.
Khỏi phải nói, vợ chồng Trội, mẹ anh và các cháu vui mừng như thế nào. Biết
không thể giữ chúng tôi ăn cơm được, gia đình đành mang bưởi Diễn ra mời chúng
tôi, còn bao nhiêu bắt mang hết về. Ngồi chơi một lúc, tôi nhớ đến cây táo quen
thuộc đầu ngõ. Dưới ánh sáng mờ mờ từ trong nhà hắt ra, tôi cũng bứt được mấy
quả to và chín. Tôi chia cho cháu Phương Thảo, còn mình cũng đưa lên miệng ăn
rất ngon lành. Trái cây, không ăn cách nào ngon hơn là ăn ngay ở cây. Trang (vợ
Trội) gọi con cầm đèn pin và chiếc rổ con ra. Rồi con soi, mẹ hái “để cho
các bác mang về Hà Nội“.
Nấn ná ở nhà Trội chừng 30
phút, chúng tôi đành ra về để còn đến thăm Nguyễn Văn Đài. Lịch trình ban đầu
của chúng tôi hôm nay là thăm nhà Đài trước tiên. Nhưng khi bắt đầu đến thì
nhận được cuộc gọi gấp gáp của Đài: “em bị gọi lên phường nên không có nhà. Cảm
ơn các anh chị”. Sau này Đài cho biết, khi gọi xong câu báo tin ngắn ngủi ấy,
điện thoại của Đài bị khống chế. Tất nhiên, chúng tôi không thể đến thăm một
người mà không có mặt ở nhà. Đành phải đảo việc thăm Đài xuống cuối lịch trình.
Chào hỏi xong, cầm tay nhau
mãi, chúng tôi bịn rịn chia tay.
Nhưng ra khỏi cổng, một lũ
người không biết là ai, từ đâu, ào ào kéo đến, mang theo tiếng động cơ xe máy
rú ga ầm ỹ, đến bao vây chúng tôi, yêu cầu vào ủy ban xã để làm việc.
(Còn tiếp)
---------------------------------
TOÀN
BỘ TIN TỨC về PHẠM VĂN TRỘI
No comments:
Post a Comment