01/17/2014
VIDEO
: DIEU TRAN NHAN QUYEN CHO TU NHAN LUONG TAM
tuyetmai45 Published on Jan 16, 2014
Một
buổi điều trần về bảo vệ nhân quyền cho những tù nhân luơng tâm trên thế
giới đượcc tổ chức vào lúc 10 giờ sáng ngày 16 Tháng 1, 2014 tại phòng HVC 210,
trong tòa nhà thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ. Buổi
điều trần này nằm trong Defending Freedoms Project, do ba tổ chức The Tom
Lantos Human Righst Commission, U.S. Commission on Internaltional Religious
Freedoms and Amesty International USA kết hợp, nhằm mục đích ủng hộ nhân quyền,
tự do tôn giáo khắp thế giới, đặc biệt quan tâm đến những tù nhân lương tâm.
Buổi điều trần này được tổ chức dành cho những vị Dân cử Hoa Kỳ, truyền
thông báo chí và dân chúng, những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho tù nhân
lương tâm.
Được biết đây là buổi điều trần đầu tiên trong
năm 2014 của Defending Freedom Project. Hiện diện có Dân biểu Frank Wolf
(R-VA), Dân biểu Chris Smith, Mc Govern (D-MA), Jeff Duncan (R-SC), Randy Hult
Green (R-Il), Dr. Robert P. George, Chair of U.S. Commission on
International Religious Freedoom…thân nhân của những tù nhân lương tâm từ các
quốc gia như Trung Cộng, Bahrain, VietNam… Phụ huynh của Trần Huỳnh Duy Thức, Mẹ của LS Lê Quốc Quân
có tham dự, nhưng không trong chuơng trình điều trần…
Có
năm thân nhân của những tù nhân lương tâm trong chương trình điều trần. Bà Trần Thị Ngọc
Minh, đến từ Áo Quốc, trình bày về trường hợp con bà là Cô Nguyễn thị
Minh Hạnh, 28 tuổi, hiện là tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Cô Hạnh đã bị tù
bảy năm chỉ vì giúp đỡ những công dân khốn khổ và giúp đỡ những
nông dân mà nhà đất của họ bị chính phủ xâm chiếm. Đi cùng với Bà Ngọc Minh là
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Dốc BPSOS, giúp thông dịch tiếng Việt ra
tiếng Mỹ.
Bằng một giọng chân thành, bà Ngọc Minh đã làm
cho nhiều cử tọa vô cùng xúc động khi nghe bà kể lại con bà bị đánh đập tàn
nhẫn. Bà Ngọc Minh nói, có lẽ tại nước Mỹ này, quý vị không
biết được tình cảnh công nhân ở Việt Nam. Họ đã làm việc trong những điều kiện
hết sức tồi tệ. Họ đã sống trong nhũng căn nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh,
chật chội. Hằng trăm công nhân bị ngộ độc thực phẩm, do xí nghiệp cung cấp. Họ
làm việc 12 đến 15 giờ một ngày mà chỉ được trả trung bình 70 mỹ kim một
tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả luơng, không bảo hiểm sức khỏe, trợ
cấp xã hội, bị sa thải khi ốm đau. Hãng không bồi thường khi công
nhân bị thương vì tai nạn lao động. Họ không được thành lập công đoàn
riêng để tự bảo vệ.
Bà Ngọc Minh kể kiếp, con gái bà, cùng Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng, Đoàn huy Chương và nhiều ngừơi khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu
tranh, bảo vệ các quyền tối thiểu của họ. Cả ba ngừơi đều bị Nhà nước CS đánh
đập và kết án nặng nề. Trước đây Luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều ngừơi khác
tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập, đều bị bắt , bị kết án tù. Riêng Lê Trí
Tuệ đã trốn sang Cambodia, nhờ LHQ che chỡ. Ông đã bị công an qua đó bắt. Anh
đã mất tích đến nay đã sáu năm.
Cô Đỗ thị Minh hạnh bị bắt ngày 23 Tháng 12, 2010
tại Duy Linh, Lâm Đồng. Tại đây bà Ngọc Minh đã chứng kiến công an đánh con bà
bể miệng, sau đó Minh Hạnh bị giam tám tháng trứoc khi đem ra xét xử. Phiên tòa
lần thứ nhất vào ngày 26 Tháng 10, 2010 tại Trà Vinh cùng hai người bạn,
họ không có luật sư bào chữa. Công an đánh đập tàn nhẫn con bà trước sân
tòa. Cả ba bạn trẻ bị kết án. Hùng bị 9 năm tù giam, Chương và Hạnh, mỗi người
7 năm tù giam.
Bà Ngọc Minh kể, Tháng Tư, 2011 từ Trà
Vinh về Long An, con bà bị còng tay, xích chân, bịt miệng trong xe chở tù. Ngày
6 Tháng 5,2011 con bà lại bị chuyển qua Bình Thuận, tại đây con bà bị chuyển đi
nhiều trại giam . Công an cưởng bức con bà làm cá xuất khẩu, con bà phản
đối cưởng bức lao động trong nhà tù. Cuối Tháng Tư, 2013 con bà bị chuyển
đến trại giam Đồng Nai, bị cưởng bức làm hạt điều xuất khẩu, con bà
phản đối cưởng bức lao động và ngược đải tù nhân, thì bị công an cho nhiều tù
nhân hình sự đánh con bà cùng một lúc. Có một lần con bà bị đánh
trong lúc đang tắm không một mãnh vải che thân. Hậu quả là con bà bị đau
đầu, thần kinh bị teo và đau nhức một bên trái, và có khối u trong ngực.
Nhưng nhà tù không cho điều trị chuyện khoa. Để uy hiếp tinh thần
gia đình bà và con bà, ngày 2 Tháng 10, 2013 công an chuyển con bà cùng
tù nhân tôn giáo Mai thị Dung ra trại giam ở Hà Nội. Trên khoảng
đường dài hơn 1,700 km , cả hai đang bệnh tật mà bị trói tay, xích chân trong
thùng xe như những con vật, hai nguời bị ngất xĩu nhiều lần.
Từ khi bị bắt giam đến nay, công an luôn ép buộc con
bà ký nhận tội để đuợc khoan hồng, nhưng con bà không chấp thuận.
Ba năm nay Đảng CS đã lừa dối cả thế giới, lừa dối LHQ và Chính Phủ Mỹ về
vấn đề công nhân và lao động ở VN. Tổng Liên Đoàn Lao Động hiện nay là do Đảng
CS thành lập, cấp lãnh đạo đều là đảng viên Đảng CS. Chủ Tịch là Ông Đặng Ngọc
Tùng, Ủy viên Trung Ương Đảng CS, mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa
công nhân, giúp Đảng khai thác, bốc lột công nhân. Từ năm 1995 đến nay, có năm
ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ
chức. Công đoàn VN không đứng về phiá họ mà còn cho công an đàn áp những ngừơi
tổ chức đình công.
Hiện nay có hằng trăm tù nhân lương tâm đang sống
trong địa ngục trần gian tại các nhà tù CS. Họ là những nông nhân, những người
công nhân, như con gái của bà Đỗ thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Sinh
viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, LM Nguyễn văn Lý, Nguyễn Công Chính, Blogger
Nguyễn văn Hải, LS Lê Quốc Quân, Nhà báo Tạ Phong Thần, Tín đồ Mai văn
Lía, Cựu quân nhân Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Nguyên Kha, Mai thị
Dung …Bà Minh nói, bà cung cấp cho quý Hội danh sách 600 tù
nhân chính trị do những nhà vận động ở VN và thân nhân cung cấp, thông
tin. Với danh sách tù nhân chính trị này, Bà mong quý vị dân cử và các tổ chức
nhân quyền trên thế giới quan tâm giúp đỡ họ.
Bà Ngọc Minh trình bày tiếp, Bà biết có nhiều
tổ chức Quốc Tế đến VN để quan sát đời sống của những công nhân, nơi giam giữ
tù nhân. Các tổ chức đã bị Nhà nướcVN lừa gạt. Họ đã chuẩn bị sẳn
một số nhà trọ của công nhân, ngục của tù nhân rất sạch sẽ. Họ huấn luyện
một số tù nhân và công nhân nói với phái đoàn các nưóc thật là tốt đẹp. Nhưng
đó là những điều dối trá tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa.
Ít ai biết rằng đằng sau bức tường được trang trí
xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân . Hằng trăm nhà tù lớn trải
dài khắp trên đất nước Việt Nam. Đó là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất
khẩu như hạt điều, hàng công nghệ. Người tù không đạt được chỉ tiêu sẽ bị biệt
giam, hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ bốc lột những
ngừơi tù bị giam giữ .
Bà Ngọc Minh nói, bà rất ngạc nhiên và cảm thấy chua
chát khi thấy một số phát biểu của các chính khách hoặc bản điều trần của
một số chính phủ, một số tổ chức, ca ngợi Nhà cầm quyền VN đang có tiến
bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo. Bà Ngọc Minh nói tiếp, bà hiểu quyền
lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với bà, nuớc Mỹ
cũng là tấm gương tranh đấu cho Nhân Quyền, vì vậy mà bà có mặt hôm
nay tại nơi đây. Bà thỉnh cầu quý vị dân cử, với vị thế của mình hãy dùng mọi
cách áp lực với nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho
con bà và tất cả các tù nhân lương tâm. Nhất là trong lúc Hoa Kỳ đang thương
thảo Hiệp Ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền CSVN.
Cuối cùng bà Ngọc Minh không cầm được nước mắt khi
thỉnh cầu giúp đỡ để bà có thể bảo lãnh con bà ra, điều trị khối u bên
ngực trái (dấu hiệu của ung thư). Bà cảm ơn quý vị dân cử và nguyện cầu
Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho quý vị.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng có ý kiến, cuộc điểu trần
này rất quan trọng, vì hoàn cảnh của những tù nhân lương tâm được phổ
biến trong nuớc cũng như khắp thế giới, và đến chính hủ HK. Điều
thứ hai là cuộc điều trần của bà Ngọc Minh rất là cảm động, cảm động nhất, đã
tạo được sự chú ý của các vị cử tọa, đặc biệt là những vị dân biểu . Họ
khẳng định là họ sẽ tranh đấu cho đến khi nào giải quyết được những tình trạng
bị bắt, bị tù đày như trường hợp của Con Bà Ngoc Minh và rất nhiều người khác .
Đặc biệt là trong buổi điều trần này có một nhân viên, giới chức Bộ Ngoại
Giao cử đến để lắng nghe. Các vị dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao
phải lên tiếng về trường hợp của Cô Minh Hạnh cũng như những tù nhân lương tâm
khác. Đây là lần đầu tiên tiếng nói người trong nước, thân nhân của một
tù nhân lương tâm đã đến gặp các vị dân cử HK và đưa tiếng nói vào
tận Quốc Hội Hoa Kỳ.
TS Thắng, cho biết đây là bước đầu đẩy mạnh chiến
dịch đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm mà BPSOS đã phát động, hồi 24 tháng
7, 2013, nhân dịp Trương Tấn Sang qua gặp Tổng Thống Obama. Ngay
bây giờ sắp sửa có một cuộc họp báo để phổ biến bản báo cáo về tra tấn ở VN.
Trong thời gian chưa đựoc tự do thì tù nhân vẫn còn là nạn nhân của
những vụ tra tấn, vì vậy cần phải chấm dứt tình trạng tra tấn, đối với tù
nhân chính trị cũng như thường phạm. Ngày hôm nay là ngày phát động
chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam và sẽ chính thức công bố bản báo cáo
đó.
------------------------------------------
PV.VRNs
Đăng ngày: 10.01.2014
VRNs (10.2014) – Sài Gòn – Bà Ngọc Minh, mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh
Hạnh cho biết: “Cuộc điều trần về vấn
đề tù nhân lương tâm trên thế giới, gồm có bốn nhân chứng trên các quốc gia
tham gia điều trần, bao gồm Trung Quốc, Nga và Việt Nam sẽ diễn ra tại Quốc hội
Hoa kỳ vào ngày 16 tháng 01.2014 sắp tới. Trong cuộc điều trần này, Ủy Hội Nhân
Quyền Tom Lastos đã mời bà Minh ra điều trần.”
Theo bản tin trên trang machsong, ngày 08.01 vừa qua, trong buổi
họp về vấn đề TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) với phái đoàn người
Việt do BPSOS (Ủy Ban cứu trợ thuyền nhân) phối hợp, “Dân Biểu Chris Van Hollen
(Dân Chủ, Maryland) tỏ ra sốt sắng trước đề nghị là đỡ đầu cho Đỗ Thị Minh Hạnh
trong Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.”
Cũng theo bản
tin này, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS cho biết: Hồ sơ về tù
nhân Đỗ Thị Minh Hạnh được đề cử tới Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos vì là “giao
điểm của 3 nỗ lực mà BPSOS đang tiến hành song song”:
“Nỗ lực thứ nhất là Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm, do BPSOS
phát động ngày 24 tháng 7 nhân dịp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ.”
“Mục đích tối hậu của chiến dịch gồm 3 giai đoạn này là đòi tự do cho mọi
tù chính trị và tù lương tâm; giai đoạn đầu tập trung vào 16 hồ sơ, trong đó có
Đỗ Thị Minh Hạnh.”
“Các hồ sơ khác bao gồm Ts. Cù Huy Hà Vũ,
blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Tiến Trung, Lm.
Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, blogger Tạ Phong Tần, doanh gia Trần
Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, nhạc sĩ Việt Khang Võ Minh Trí,
Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài An, Mục Sư Dương Kim Khải, Lê Văn Sơn, và Nguyễn
Phương Uyên.
“Nỗ lực thứ hai là Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam đã được chuẩn bị
từ hơn 3 năm nay và sẽ được chính thức phát động cùng ngày với cuộc điều trần
của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos. Theo thông tin từ gia đình, Đỗ Thị Minh Hạnh
đã từng bị đánh đập và tra tấn trong nhà tù.”
Về nỗ lực thứ ba: “Chúng tôi đang vận động cài điều kiện nhân quyền,
trong đó có quyền lao động, vào cuộc thương thảo Xuyên Thái Bình Dương, tức
TPP, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam; Đỗ Thị Minh Hạnh đi tù vì bênh vực quyền và lợi
ích của người lao động.”
Được biết, Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Di
Linh, Lâm Đồng. Minh Hạnh là người tham gia đấu tranh cho dân chủ, giúp đỡ dân
oan khiếu kiện, biểu tình. Vào tháng 10 năm 2010, tòa án tỉnh Trà Vinh xử Đỗ
Thị Minh Hạnh cùng hai người khác tội “Phá rối an ninh nhằm chống chính quyền
nhân dân”. Minh Hạnh bị kết án Minh Hạnh 7 năm tù giam. Hiện nay Minh Hạnh đang
bị giam tại trại số 3, trại giam Thanh Xuân (huyện Thanh Oai, Hà Nội).
PV.VRNs
--------------------------------
Defending Freedoms Hearing
Highlighting the Plight of Prisoners of Conscience around
the World
Thursday, January 16, 2014
10:00 AM – 12:00 PM
HVC 210
In December 2012 the Tom Lantos
Human Rights Commission (TLHRC), in conjunction with the U.S. Commission on
International Religious Freedom (USCIRF) and Amnesty International USA (AIUSA),
launched the Defending Freedoms Project (DFP) with the aim of supporting human
rights and religious freedom throughout the world with a particular focus on
prisoners of conscience.
At the height of the Cold War
it was not uncommon for prominent political prisoners to be household
names. Robust advocacy campaigns took root in the West—perhaps best
represented by the American Jewish community’s efforts on behalf of Soviet
Jewry. While political prisoners and prisoners of conscience are still
very much a reality today, too often their stories are not known, their cases
are rarely highlighted in high-level diplomatic talks, and, ultimately, little
progress is made in pursuit of their release and eventual freedom.
The Lantos Commission’s first
hearing of 2014 will address the plight of prisoners of conscience, who are
currently unjustly detained by repressive governments around the world.
By highlighting several such cases, the hearing will explore strategies for
securing the release of prisoners of conscience, the need to shine a bright
light on some lesser known cases, the historical precedent for effective
advocacy campaigns and the importance of human rights as a central factor in
U.S. foreign policy.
The hearing will feature
several witnesses including Mr. Natan Sharansky, the noted human rights
activist who spent nine years in the Soviet Gulag for his political activities
and later authored The Case for Democracy: The Power of Freedom to Overcome
Tyranny and Terror.
Witnesses who will testify:
Panel I:
- Dr. Robby George, Chair, U.S. Commission on International Religious Freedom
- Mr. Frank Jannuzi, Deputy Executive Director, Advocacy and Policy Department, Head of Washington DC Office
Panel II:
- Mr. Natan Sharansky, Chairman of the Executive, The Jewish Agency for Israel
- Ms. Geng He, Wife of Imprisoned Chinese Human Rights Lawyer Gao Zhisheng, Accompanied by Mr. Jared Genser, Founder, Freedom Now and Pro Bono Counsel for Gao Zhisheng
- Mr. Josh Colangelo-Bryan, Pro Bono Attorney on behalf of Imprisoned Bahraini Human Rights Activist Nabeel Rajab
- Mrs. Tran Thi Ngoc Minh, Mother of Imprisoned Vietnamese Labor Activist Do Thi Minh Hanh
- Mr. Gal Beckerman, author, When They Come for Us We’ll be Gone; The Epic Struggle to Save Soviet Jewry
*Witness list subject to change
For any questions, please
contact the Tom Lantos Human Rights Commission at 202-225-3599 or tlhrc@mail.house.gov.
James P. McGovern,
Co-Chair
Frank R. Wolf Co-Chair,
No comments:
Post a Comment