Monday, January 13, 2014 1:18:43 PM
HÀ
NỘI (NV) .- Chính quyền phải minh bạch trong tất cả các
thông tin liên quan đến điện hạt nhân, kể cả các thông tin về tai nạn điện hạt
nhân.
Đó là khuyến cáo của ông Yukiya Amano, Tổng Giám đốc
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khi đến thăm Việt Nam.
Ông Amano
nhấn mạnh, nhà máy điện hạt nhân là dự án khổng lồ thành ra không thể hoàn hảo
và sẽ có vấn đề nào đó, vì thế phải thông tin đầy đủ cho dân chúng. Đồng thời
phải nêu giải pháp đối phó, xem đó là một thứ cam kết để dân chúng yên tâm.
Theo báo chí ở Việt Nam, Tổng Giám đốc IAEA đã gặp
gỡ cả các viên chức cao cấp nhất của chế độ Hà Nội như thủ tướng, phó thủ
tướng, nhiều bộ trưởng lẫn chính quyền tỉnh Ninh Thuận và Ban Quản lý Dự án
điện hạt nhân Ninh Thuận. Tổng Giám đốc IAEA cũng đã đến thị sát vị trí dự tính
sẽ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam,
tỉnh Ninh Thuận).
Báo chí ở Việt Nam tường thuật, Tổng Giám đốc IAEA
một mặt hứa sẽ yểm trợ Việt Nam khởi động chương trình điện hạt nhân “một cách
an toàn và bền vững”. Mặt khác cảnh báo Việt Nam rằng, đối với nhà máy điện hạt
nhân, an toàn là tiêu chí hàng đầu. Do vậy, Việt Nam cần phải thành lập cơ quan
chuyên trách về an toàn hạt nhân. Cơ quan này phải hoạt động độc lập. Ngoài ra
phải chuẩn bị thật tốt cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân chứ không
thể vội vàng.
Bất chấp hàng loạt khuyến cáo của các chuyên gia cao
cấp trong lĩnh vực điện hạt nhân về việc phải thận trọng khi xem xét, quyết
định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, chế độ Hà Nội vẫn phê duyệt kế hoạch xây
dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân. Quốc hội CSVN đã từng bỏ phiếu thông qua
quyết định khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014.
Trao đổi với báo giới nhân chuyến thăm Việt Nam của
Tổng Giám đốc IAEA, ông Nguyễn Cường Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN), kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận,
thú thật, sau tại nạn hạt nhân ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật), Việt
Nam đã quyết định bỏ vị trí dự định xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
1.
Ông Đỗ Hữu
Nghị, Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận thì tiết lộ, đến nay, Việt Nam vẫn chưa xác
định được vị trí xây dựng cả Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 lẫn Nhà
máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Ông Lâm thú nhận thêm rằng, vì không lường hết sự
phức tạp của việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nên thời điểm khởi công
xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 chưa xác định được.
Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, kể từ khi Việt Nam
loan báo dự định đầu tư, phát triển các nhà máy điện hạt nhân vào giữa thập
niên 2000, đã có rất nhiều chuyên gia cả trong lẫn ngoài Việt Nam cùng lên
tiếng để ngăn cản vì quá tốn kém, nhiều rủi ro, thiếu nhân lực. Tuy nhiên, bất
chấp những phân tích về tác hại nhiều mặt của điện hạt nhân, chính quyền Việt
Nam vẫn cả quyết, từ năm 2014 đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng 14 lò phản ứng
hạt nhân ở miền Trung, tại các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
và Hà Tĩnh.
Hồi đầu tháng chín năm ngoái, Giáo sư Nguyễn Khắc
Nhẫn, một người từng giảng dạy về điện và năng lượng hạt nhân ở Đại học
Grenoble của Pháp, cựu cố vấn chiến lược cho Tập đoàn Điện của Pháp (EDF),
khuyến cáo, nếu vẫn khăng khăng thực hiện kế hoạch phát triển điện hạt nhân,
khi xảy ra tai nạn, Việt Nam sẽ bị cắt ra làm đôi vì toàn bộ miền Trung
bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm.
Đến cuối tháng 9 năm ngoái, Giáo sư Trần Đại Phúc,
một người đã làm việc hơn 40 năm trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân tại Hoa Kỳ,
Pháp, Bỉ,… đồng thời đang là thành viên của Tổ Tư vấn Việt - Pháp cho Dự án xây
dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, lên tiếng khuyến cáo cần thận trọng
với điện hạt nhân.
Theo ông, từ nay đến năm 2025, Việt Nam phải có ít
nhất 2.000 chuyên viên trong mỗi chuyên ngành để có thể hỗ trợ một cách an toàn
cho “Đề án nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận”, song với tình thế hiện nay, Việt Nam khó đáp ứng được
tiêu chí về nguồn nhân lực, mà “bất kì sự thiếu hiểu biết nào cũng có
thể dẫn đến xử lý sai khi vận hành nhà máy điện hạt nhân, trong khi mọi công
nghệ điện hạt nhân đều có rủi ro”.
Đến nay, để thực hiện kế hoạch phát triển điện hạt
nhân, Việt Nam đã hợp tác với Nga và Nhật (tìm hiểu, lựa chọn công nghệ). Trong
tương lai gần, Hoa Kỳ có thể là đối tác thứ ba. (G.Đ)
--------------------------------------------
Duy
Thanh - Văn Kỳ (Tuổi Trẻ)
Việt Nam chúng ta theo đuổi chương trình hạt nhân là với mục đích hoàn toàn hòa bình và không có ý định dùng hạt nhân vào bất kì hoạt động xấu xa về mặt quân sự nào cả mà chỉ là sử dụng năng lượng hạt nhân vào phục vụ cho nên năng lượng của đất nước, phục vụ nhân dân . Đó hoàn toàn là một mong muốn hợp pháp và không ai có thể ngăn cản chúng ta theo đuổi chương trình hạt nhân hòa bình của mình cả.
ReplyDeleteNhà máy điện hạt nhân là một chương trình năng lượng rất lớn của nước ta vì khai thác nguồn năng lượng này là vô cùng mạo hiểm và cần phải có công nghệ cực kì phát triển về vấn đề hạt nhân thì mới có thể làm chủ năng lượng hạt nhân. Chính vì thể nước ta đã thuê những nước có ngành công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất thế giới để giúp chúng ta trong việc làm nhà máy điện hạt nhân. Và giúp đào tạo nhân lực để nước ta có thể làm chủ công nghệ sau này.
ReplyDeleteKhuyến cáo này cũng chỉ vì một lý do rất đơn giản là các nước thù địch và các thế lực thù địch đối địch với nước ta không muốn Việt Nam ta thực hiện thành công nhà máy điện hạt nhân , không muốn Việt Nam ta làm chủ công nghệ hạt nhân nên mới đưa ra những cảnh báo và những cản trở cho việc nước ta xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Có thể nói hơn lúc nào hết , bây giời chính là thời điểm thích hợp nhất để chúng ta tiến đến công nghệ hạt nhân , nó sẽ giúp nước ta có tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
ReplyDeleteTôi tin tưởng rằng trong tương lại nước Việt Nam chúng ta sẽ là một nước mạnh về hạt nhân trong khu vực và trên thế giới , vì con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam rất thông minh và ham học hỏi , khi tiếp cận với những vấn đề mới chúng ta sẽ tiếp thu và vẫn dụng một cách rất nhanh .Chính vì thế đây chính là một cơ hội cho Việt Nam ta chứng tỏ mình là một nước xứng đáng có được công nghệ phát triển hạt nhân này nhất.
ReplyDelete