Posted on Tháng
Một 26, 2014 by giaiphapdanchu
Thời niên thiếu, tôi rất thích
ngồi đốt lửa rơm sưởi ấm trong tiết trời se lạnh của mùa đông, ngắm nhìn đồng
lúa rạt rào trong từng cơn gió nhẹ.
Mùa đông năm nay lạnh hơn những
mùa đông trước. Thời tiết miền nam không giá rét như miền bắc nhưng tâm hồn tôi
tê buốt khi nghĩ về những tù nhân lương tâm-đó chính là những tù nhân chính trị
đang bị giam cầm.
Tôi muốn tìm chút tình người để
sưởi ấm.
Câu chuyện gia đình Nhật Uy đã
thôi thúc tôi về Long An tìm những con người mình quý mến nhưng chưa từng gặp
gỡ trước đây.
Một phần tôi thích cái mộc mạc
chân chất của người miền Tây Nam Bộ. Phần khác là vì tôi cảm kích tình cảm keo
sơn, son sắt của gia đình Uy.
Hình ảnh người anh đồng tư
tưởng ra sức đấu tranh cho người em đang bị bắt giam mà không sợ liên lụy để
đến phiên mình phải dính vào lao lý.
Hình ảnh người mẹ nhỏ thó, gầy
nhom đang chịu những nỗi đau chồng chất vẫn bất khuất trước bạo quyền.
Tình cảm keo sơn, son sắt của
ba người trong gia đình Nhật Uy không khác gì tình cảm của 3 nhân vật trong câu
chuyện sự tích trầu cau được dân gian truyền tụng.
Có được người anh, người mẹ như
thế Nguyên Kha chắc hẳn sẽ có động lực để vượt qua những ngày tháng tù tội.
Tôi không bình luận về hành
động của Kha, nhưng tôi hiểu nó xuất phát từ nhiệt huyết của tuổi trẻ nôn nóng
giải cứu đất nước của mình. Chỉ có lương tâm mới sai khiến được em làm như thế.
Những năm tháng tù tội của Kha
là một chuỗi ngày dài vô giá.
Trước ý chí của gia đình em,
song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa.
Tôi cưỡi xe máy đi tìm địa chỉ
số 584 Quốc Lộ 62, Phường 6, Tp.Tân An, Tỉnh Long An. Căn nhà cấp 4 đóng cửa
khi tôi tới lúc 12h trưa. Tôi gõ cửa, không có người bên trong. Nhìn qua ô kính
cánh cửa, tôi thấy những vật dụng nằm im lìm, bất động trong nhà, trên tường
treo quyển lịch nhân quyền với dòng chữ: “CHÚNG TA CÓ QUYỀN VÌ CHÚNG TA LÀ CON
NGƯỜI”.
Tôi ra ngoài nhìn lên tấm bảng
hiệu “Công ty TNHH AT”, tôi gọi những số điện thoại ghi trên đó đều không liên
lạc được. Tôi gọi (072)1080 hỏi số điện thoại của địa chỉ 584 thì được tổng đài
viên trả lời “Đây là Công ty TNHH AT, đã thanh lý, không còn số nữa”.
Ừ, phải. Từ khi Uy bị bắt, Công
ty đã tạm ngừng hoạt động.
Một cơn gió thổi qua, lòng tôi
buồn man mát, tôi cảm giác không khí trầm lắng cho dù trước mặt tôi là Quốc lộ
xe cộ qua lại ồn ào. Tôi nghĩ đến những tổn thương, sự chịu đựng và mất mát của
từng người trong căn nhà này.
Tôi kiên nhẫn ngồi trên chiếc
ghế đá trước nhà, nắng trưa đang tiến sát vào cánh cửa.
Và họ đã về.
Hóa ra Uy đi ăn cơm trưa.
Ba mẹ Uy đi thăm mẹ nhạc sỹ
Việt Khang cũng vừa về.
Tôi vừa trò chuyện vừa quan
sát. Tôi nhận ra nỗi đau hằn sâu, dồn nén lâu ngày trên gương mặt và đôi mắt cô
Liên, nhưng cô vẫn rất vững vàng.
Uy nói chuyện cỡi mở, chân
tình. Gương mặt thuần khiết nông dân nam bộ. Lời nói rắn rỏi, mộc mạc và gần
gũi. Uy sở hữu năng khiếu kỹ thuật máy móc từ cha và lòng can trường, bất
khuất từ mẹ.
Mong rằng Uy sẽ giữ được cốt
cách của mình, không lung lay trước cám dỗ của đời thường.
Cô Liên (mẹ Nhật Uy)
Đinh Nhật Uy
Đinh Nhật Uy chiến thắng
Uy kể tôi nghe chuyện “tác
nghiệp” trong những lần đi biểu tình và những hoạt động nhân quyền.
Uy kể tôi nghe chuyện trong
thời gian chờ xét xử.
Uy kể tôi nghe chuyện quần áo
để bước vào phiên tòa.
Uy kể tôi nghe chuyện nghị án
của những ông quan, bà phán.
Uy kể tôi nghe chuyện mọi người
đón Uy lúc Uy được trả tự do tại tòa.
Uy kể tôi nghe chuyện đi thăm
Nguyên Kha.
Uy kể tôi nghe cuộc sống gia
đình. Tôi không nghe Uy và mẹ than vãn gì cả mặc dù tôi hiểu rằng cuộc sống của
họ đang gặp khó khăn, vất vả.
Khi tôi hỏi Uy về việc chế tạo
chất nổ (bom mìn gì đấy) và việc tham gia vào những tổ chức chính trị (đảng,
hội, nhóm…) đối lập. Uy khẳng định là không có. Uy nói đó là do công an cố tình
chụp mũ mà thôi. Uy giờ không thuộc tổ chức nào hết, Uy hoạt động trong phạm vi
quyền con người.
Tôi nói vui rằng “Uy mà chế tạo
chất nổ thì chắc chỉ nổ chết con gà, con vịt chớ làm sao nổ chết người được”.
Tôi tin rằng Uy sẽ không nông
nỗi đến mức đánh bom hay khủng bố.
Có lẽ chuyện chế tạo chất nổ là
chuyện suy diễn của an ninh từ việc Kha dùng công cụ hỗ trợ điều khiển từ xa để
rải truyền đơn.
Hơn 2h chiều, trời dịu nắng,
tôi chúc gia đình Uy ăn Tết vui vẻ, rồii về để kịp đi viếng tang lễ Bác Lê Hiếu
Đằng
Mẹ Uy lấy quyển lịch nhân quyền
tặng tôi. Hi, tôi có quà mang về rồi nhé. Món quà thật ý nghĩa. Cám ơn Uy và
mẹ.
Tạm biệt.
Ngày 25 tháng 01 năm 2014
Nguyễn Thiện Nhân
Cứ làm như chúng ta đang sống dưới thời phong kiến không bằng. Rõ ràng nhờ có Đảng, nhà nước mà chúng ta mới có được cuộc sống đầy đủ, cơm no áo ấm như ngày hôm nay, ai cũng được học hành ,phát triển bản thân thế mà làm như đang bị bóc lột. Giọng văn thì chua xót thật nhưng ai mà tin cơ chứ. Cứ nhìn vào những chính sách của Đảng để nâng cao đời sống nhân dân thì dân cũng biết chứ nghe mấy bài văn này thì sáo rỗng lắm.
ReplyDeleteCông an có làm gì thì cũng vì sự bình yên của cuộc sống nhân dân, làm gì có chuyện công an không bắt ai mà lại bắt Uy. Những kẻ vừa ăn cắp vừa la làng như Uy thật không tin nổi. Mà nhiều người cứ đi biểu tình, gây rối, có những hành động chống phá để đòi nhân quyền. Nhưng những kẻ đó có nghĩ rằng một trong những quyền của con người là được sống cuộc sống ổn định yên bình thế mà chúng cứ suốt ngày đi gây rối.
ReplyDeleteCó tội thì phải chịu tội, pháp luật sinh ra để làm gì, chính là để bảo vệ công lí. Công an là những người bảo vệ pháp luật. Nhân dân chúng ta hoàn toàn đồng tình với việc công an nghiêm khắc với những phạm nhân cứng đầu chứ không thì để chúng làm loạn à. Còn vấn đề như bài này nói là công an đã tra tấn tù nhân thì tôi không tin được, vì công an họ chỉ thi hành nhiệm vụ thôi chứ họ làm vậy thì được gì.
ReplyDeleteCó làm gì thì mới bị đi tù. Giờ là thời đại nào rồi mà không còn ra vẻ đáng thương th như bị bóc lột thời phong kiến. Trong thời đại mới hiện nay mọi người đều có quyền con người, ai có tội thì xử phạt theo pháp luật chứ không ai có thể bóc lột ai, kể cả công an nếu làm gì sai trái cũng bị đi tù mà. Vậy nên đừng ngồi đó nói mấy lời giả tạo để người khác thương hại nữa.
ReplyDelete