By uyennguyen
· January 7, 2014 · 2 Comments
Có cái chết để ươm mầm sự sống
Có đau thương thắp lửa mặt trời
(Vũ Hoàng Chương)
Có đau thương thắp lửa mặt trời
(Vũ Hoàng Chương)
1.
Ở đây không phải là một câu chuyện hư cấu, mà đã thành huyền thoại. Sâu thẳm hơn, nó là một Công Án.
Ở đây không phải là một câu chuyện hư cấu, mà đã thành huyền thoại. Sâu thẳm hơn, nó là một Công Án.
Thiền sư Tetsugen
Doko (1630-1682) quyết định ấn tống kinh Phật bằng Hán ngữ. Bản in tạng
kinh cần phải được khắc sáu ngàn bản gỗ. Ðó là một công trình vô cùng công phu.
Tetsugen bắt đầu du hành và quyên góp tịnh tài của bá tánh thập phương.
Những người phát tâm, giàu cũng có mà nghèo cũng có, tùy nghi góp ít, góp
nhiều. Song thiền sư Tetsugen vẫn cảm tạ lòng bố thí của tất cả mọi người như
nhau. Mười năm, Tetsugen cũng kiếm đủ số tiền để khởi công.
Bấy giờ, một trận lũ lụt xảy ra, nạn đói liền theo. Tetsugen quyết định
dùng số tiền đã quyên góp vào việc cứu tế. Rồi sau lại bắt đầu đi quyên góp một
lần nữa để thực hiện tâm nguyện ban đầu.
Vậy mà, những năm sau nữa, một trận ôn dịch khác tràn lan khắp nơi.
Tetsugen chẳng ngần ngại phân phát hết số tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.
Cứ thế, Tetsugen khởi sự lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước
nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở
Kyoto, Nhật Bản.
Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng, Tetsugen đã làm ra
ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ cuối cùng. (trích 101 Công Án Thiền)
Hôm đưa anh ra phi trường, trở về. Tôi hỏi anh có ý
định viết thêm tác phẩm nào nữa không? Anh nói nếu cuộc sống được an ổn,
anh sẽ viết tiếp. Tôi không muốn hỏi thêm anh định viết gì, bởi từ trong khái
niệm điều anh ước ao được an ổn, đã thấy trùng trùng nỗi bất an!
2.
Hôm nay thấy anh gởi mấy tấm hình và bài viết trên facebook, khơi dậy niềm khát vọng của một dân tộc đã buồn quá lâu. Tôi không thể bày tỏ hết điều mà mình muốn nói, bởi sợ vết thương chưa lành, còn âm ỉ rát. Ai đó xát lên nó một liệu thuốc mong chữa trị, thì phản ứng tất nhiên của con bệnh là rúm người lại, rồi ngờ vực cả thiện chí.
Hôm nay thấy anh gởi mấy tấm hình và bài viết trên facebook, khơi dậy niềm khát vọng của một dân tộc đã buồn quá lâu. Tôi không thể bày tỏ hết điều mà mình muốn nói, bởi sợ vết thương chưa lành, còn âm ỉ rát. Ai đó xát lên nó một liệu thuốc mong chữa trị, thì phản ứng tất nhiên của con bệnh là rúm người lại, rồi ngờ vực cả thiện chí.
Mẹ và vợ trong lễ truy điệu thiếu tá Nguyễn Thành Trí, lúc này bà Thanh
đang mang thai người con thứ hai được hai tháng rưỡi. (Hình: Huy Ðức)
Dầu sao thì cũng phải bắt đầu từ điểm nghi ngờ như
vậy, không thể khác hơn được. Như người thiếu nữ thất thân trên biển Thái, thu
mình khóc ấm ức trong một góc đời âm u. Càng đến gần, vỗ về, càng đau
thêm! Chỉ có nàng mới hiểu sự mất mát to lớn dường nào! Cho đến khi đời sống
trả lại cho mình những giá trị làm người, không phải là tài vật, mà là nhân
cách. Người ta mới tin rằng nơi đây có một ý nghĩa khác nữa, không chỉ sống tạm
bợ cho qua hết tháng ngày buồn tủi quá khứ, mà còn phải hòa mình xây dựng
một xã hội chí ít, từ đây trở về sau, thế hệ con cháu mình được sống
trong hòa bình!
Giờ này đã có quá nhiều giấy mực tả oán về quá khứ
không thay đổi được nữa. Nhưng tương lai thì có thể làm mới lại thâm tình bằng
những hành động thiện chí. Kỷ niệm Hoàng-Trường Sa không nhằm kể lại những
chiến công lịch sử để tự mình thỏa mãn lòng tự ái dân tộc trước đế quốc
xâm lược, mà từ trong sâu thẳm mình thấy có một trách nhiệm trên và trước hết,
là bảo vệ Tình Tự Dân Tộc Việt Nam. Cái gì làm cho nỗi đau mất biển đảo linh
thiêng trong lòng của chúng ta đến như vậy? Nếu không phải vì máu và
nước mắt của chính Cha, Ông mình thấm tràn lên đó.
Đơn sơ nén nhang cho thiếu tá Nguyễn Thành Trí. (Hình: Huy Ðức)
Tôi tin, ý chí giành lại chủ quyền biển đảo Hoàng và
Trường Sa không phải ngày một mà thành tựu. Nhưng gìn giữ tâm tình biển đảo
trong lòng mỗi người dân Việt là điều chúng ta có thể làm ngay được từ giờ
phút này. Lúc mà chúng ta chung tay đặt xuống viên gạch đầu tiên xây dựng lại
ngôi nhà cho những người Mẹ Anh Hùng Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí v.v…
Chúng ta không thể trả bù hết sự mất mát người thân vĩnh viễn của những bà Mẹ
trót có con là Anh Hùng. Nhưng không ai có thể làm ngơ trước nỗi nhọc nhằn của
người Mẹ đã mất con vì Tổ Quốc!
Bác tôi và Bố tôi từng là những sĩ
quan hải quân VNCH, anh hai tôi cũng là một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ. Sau 1975,
Bố ít kể về đời binh nghiệp của mình, ngoại trừ tôi biết do đó mà kéo lê những
ngày tù trong trại cải tạo; những ngày tù vượt biên; những ngày trốn chui nhũi
không hộ khẩu ở Sàigòn… Nhưng tôi biết rất rõ có một binh chủng hải quân hào
hùng vì những tên gọi làm nên huyền thoại: HQ10 Nhật Tảo; trung tá Ngụy Văn
Thà; thiếu tá Nguyễn Thành Trí…
Giờ đây, Huy Ðức đang viết một bộ sách mà tôi tin, ý
nghĩa hơn cả tác phẩm Bên
Thắng Cuộc!
3.
Xưa, người ta thắp sáng ngọn hải đăng cho thuyền ra biển lớn, bằng một que diêm nhỏ nhoi.
Xưa, người ta thắp sáng ngọn hải đăng cho thuyền ra biển lớn, bằng một que diêm nhỏ nhoi.
Ngày 7 tháng Giêng, 2014
UYÊN NGUYÊN
UYÊN NGUYÊN
Nguyễn Thị Thanh Thảo, 5 tuổi, trong lễ truy điệu cha, thiếu tá Nguyễn
Thành Trí
Cho dù đang mang trong mình bạo bệnh, với lòng kiêu hãnh của con gái một
người anh hùng, cô Thảo, con gái thiếu tá Nguyễn Thành Trí nói: “Chúng tôi
không muốn sống dựa vào tên tuổi cha mình”.
Khi ngồi trong căn hộ 40 mét vuông trên lầu 4 của một chúng cư – nơi ba
mẹ con bà Thanh đang sống – tôi nghĩ, với sự hy sinh của thiếu tá Nguyễn Thành
Trí cho đất nước, gia đình bà xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn. Chúng ta có
nên chung tay vì “Mái ấm Hoàng Sa”?
Ba cô con gái nhỏ (7 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi) của trung tá Ngụy Văn Thà
bên cạnh ông nội và mẹ trong ngày truy điệu cha.
Ước ao lớn nhất của bà quả phụ Ngụy Văn Thà là có một chỗ để đặt di ảnh
chồng. Từ hơn 4 năm nay, sau khi chúng cư Nguyễn Kim – bà thuê ở từ trước khi
chồng hy sinh – bị giải tỏa bà được hứa đền bù 546 triệu trong khi một căn hộ
bà có thể mua phải từ một tỷ ba trở lên (bà đang ở chung phòng với một người em
gái độc thân trong ngôi nhà cha mẹ để lại cùng gia đình của các anh, chị em).
Ảnh chụp tại nơi bà Sinh đang cư ngụ sáng 26-12-2013.
Quả phụ của hai anh hùng tử sỹ Hoàng Sa: Bà Ngô Thị Kim Thanh – vợ của
đại úy hạm phó HQ 10 Nguyễn Thành Trí (truy phong thiếu tá) – và bà Huỳnh Thị
Sinh – vợ của thiếu tá hạm trưởng HQ 10 Ngụy Văn Thà (truy phong trung tá). Ảnh
chụp tại Sài Gòn ngày 25-12-2013.
HUY ÐỨC: Nên chăng cùng chung tay vì
một “Mái ấm Hoàng Sa” cùng gia đình hai liệt sỹ hy sinh trong trận hải chiến
chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa ngày 19-1-1974 (trung tá Ngụy Văn Thà
và thiếu tá Nguyễn Thành Trí)
1. Hai Bà Quả Phụ
Hoàng Sa:
Tin dữ đến với gia đình những người lính hải quân tham chiến ở Hoàng Sa
vào đúng 29 Tết. Trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược diễn ra vào ngày
19-1-1974, nhằm 27 tháng Chạp.
Lúc đó, hai mẹ con bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy (truy thăng thiếu tá)
hạm phó hạm Nhựt Tảo Nguyễn Thành Trí, đang ở Nha Trang. Bà Thanh kể: “Trước khi
đi anh nói hai mẹ con ở nhà ngoại chờ, khi về anh ghé thăm”. Hạm Nhựt Tảo nhận
lệnh lên đường gấp, bà Huỳnh Thị Sinh cũng đâu ngờ đó là cuộc hành quân cuối
cùng của chồng, thiếu tá Ngụy Văn Thà (truy thăng trung tá).
Chiều cuối năm 2013, trên căn hộ tầng 4, bà Ngô Thị Kim Thanh vừa chỉ tấm
hình bà đang khóc nấc trong lễ truy điệu chồng, một tay cầm khăn, một tay ôm
bụng, vừa nói: “Tôi mang thai được hai tháng rưỡi, cái thai lúc nào cũng như
muốn tuột ra”. Năm đó bà Thanh 28 tuổi, họ lấy nhau chưa được 6 năm.
Bà Thanh kể: “Xong tú tài, tôi muốn học sư phạm nhưng mẹ tôi nói, ở nhà
lấy chồng”. Tôi xin vào làm nhân viên bán vé ở rạp chiếu bóng Minh Châu, Nha
Trang, và ở đó, vào một chiều thứ bảy, tôi gặp anh, chàng học viên trường sĩ
quan Hải quân. Tháng 9-1968 họ cưới nhau và sau khi Trí ra trường, Thanh theo
chồng vào Sài Gòn. Khi đại úy Nguyễn Thành Trí mất, cô con gái đầu lòng, Nguyễn
Thị Thanh Thảo, chỉ mới lên năm. Gần sáu tháng sau, bà hạ sinh một người con
trai. Giấy khai sinh ghi: Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa.
Sau khi chồng mất, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa thu xếp để hai
bà quả phụ có một việc làm trong ngân hàng Việt Nam Thương tín. Công việc ổn
định cho tới ngày 30-4-1975.
Bà Thanh nói: “Chú khỏi hỏi, khổ lắm”. Bà kể: “Hai con còn nhỏ mà tôi cứ
bị điều đi tỉnh hoài. Năm 1978, tôi bị đưa ra Nha Trang. Con gửi ông bà nội vì
Nha Trang lúc đó còn khổ hơn Sài Gòn, hai đứa bị thủy đậu, má chồng vất vả quá,
ba má tôi cũng khuyên quay lại Sài Gòn. Năm 1980, tôi về nhưng không thể xin
được việc vì hộ khẩu Sài Gòn đã bị cắt mất”.
Bà Sinh nghỉ việc ngân hàng nhưng có vẻ may mắn hơn trong chế độ mới. Bà
nói:”Lúc đầu tôi sợ lắm, tất cả những kỷ vật nhà binh như kiếm, mề đay, của anh
tôi đều mang bỏ đi hết. Những tấm hình chụp lễ truy điệu có Tư lệnh Hải quân dự
tôi cũng không dám giữ. Ít lâu sau, cảnh sát khu vực thấy hoàn cảnh của tôi,
giới thiệu tôi vào làm trong hợp tác xã mua bán. Đôi lần khi hội họp cũng có
người đề nghị không cho tôi tiếp tục vì tôi là ‘vợ Ngụy’, may mà ông bí thư
nói, ‘đừng dồn người ta vào chân tường”.
Nhưng một nách 3 con (Ngụy Thị Thu Trang sinh 1967, Ngụy Thị Thu Thủy
sinh 1969, Ngụy Thị Thu Tuyết sinh 1972), bà Sinh xoay xở để sống qua những năm
tháng cơ cực đó thật không mấy dễ dàng. Góa chồng năm 26 tuổi nhưng cũng như bà
Thanh, bà Sinh ở vậy nuôi con. Bên cạnh tình yêu là lòng ngưỡng mộ chồng, cả
hai người phụ nữ xinh đẹp và quả cảm này đã mặc cho thời xuân sắc đi qua lặng
lẽ.
Kể từ khi ba người con gái lần lượt về ở bên nhà chồng, bà quả phụ Ngụy
Văn Thà sống một mình trong căn hộ ở chung cư Nguyễn Kim, thuê của nhà nước
Việt Nam Cộng hòa. Do đã ở đây từ năm 1973 nên lẽ ra bà đã được mua “hóa
giá”căn hộ này với một khoản tiền tượng trưng. Nhưng năm 2009, vì đã xuống cấp,
chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa để xây mới.
Nhà đầu tư đưa ra ba phương án đền bù, bà quả phụ Ngụy Văn Thà chọn
phương án nhận 546 triệu đồng và đăng ký mua một căn hộ tái định cư. Từ hai năm
nay, lô B, chung cư Nguyễn Kim đã xây xong. Giá căn mới là 1,3 tỷ. Thay vì chỉ
còn phải trả 753 triệu, nhà đầu tư yêu cầu người dân ở đây phải hoàn lại số
tiền nhà nước “hỗ trợ” để người dân thuê trong thời gian chờ nhà xây xong, lên
tới hơn 200 triệu đồng, đưa số tiền phải đóng thêm lên tới 959 triệu (sau khi
đã trừ phần đền bù 546 triệu). Các hộ dân ở đây không đồng tình, nhiều người
không có khả năng bỏ ra thêm gần một tỷ đồng để quay lại chỗ cũ của mình.
Từ năm 2009, bà quả phụ Ngụy Văn Thà về lại căn nhà mà bố mẹ để lại, nơi
4 gia đình chị em bà đang ở, “chia” phòng với một người em gái độc thân. Bà
nói: “Bạn bè anh ấy mỗi khi tới thăm cũng muốn thắp một nén nhang cho ảnh mà
nhà không còn chỗ để bày bàn thờ”.
Kể từ khi kết hôn, bà quả phụ Nguyễn Thành Trí về làm dâu trong căn nhà
2B đường Bà Triệu, quận 5. Năm 2000, nhà chồng bán nhà chia cho 8 anh chị em,
bà dùng số tiền này mua được một căn hộ chung cư 40 mét vuông. Hai người con
của bà chưa lập gia đình cùng sống ở đây với bà.
Kể từ khi báo chí được nhắc trở lại vụ hải chiến Hoàng Sa, thỉnh thoảng
lại có người tìm gặp. Không phải ai cũng đủ sự tinh tế để không chạm vào niềm
kiêu hãnh của thân nhân một người lính quả cảm. Thanh Thảo, người con gái lớn
của thiếu tá Nguyễn Thành Trí, tuy bị bạo bệnh, đang phải xạ trị, nói: “Chúng
tôi tự hào về ba nhưng không muốn sống dựa vào tên tuổi của ông”.
Như muốn đẩy những ngày khốn khó về quá khứ, bà quả phụ Nguyễn Thành Trí
nói: “Chúng tôi được như vầy đã là hạnh phúc lắm rồi”. Điều duy nhất tôi đọc
thấy trong ánh mắt của bà là niềm tin chồng mình đã chết như một người anh
hùng.
2. Nhịp cầu Hoàng Sa
Sau 40 năm, trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa
(diễn ra ngày 19-1-1974) đã được viết lại đầy đủ và sống động trên báo Tuổi
Trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, bên cạnh việc làm cần thiết là ghi lại
những tấm gương giữ nước quả cảm, chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn
cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ
Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.
Đây không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là thái độ của người Việt Nam hôm
nay trước anh linh của những thế hệ cha anh “vệ quốc vong thân”.
Chắc chắn, ở đâu trên Tổ quốc này cũng còn rất nhiều những sự hy sinh cần
được nhìn nhận, những số phận cần được chia sẻ. Mỗi người Việt Nam sẽ chọn cho
mình một cách riêng để bày tỏ nghĩa cử của mình. Chúng tôi chọn Hoàng Sa như một
nhịp cầu để nối những nghĩa cử ấy và mong trên nhịp cầu này sẽ bắt đầu những
bước đi chung của người Việt Nam từ muôn phương.
Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ có địa chỉ liên lạc gia đình của ba người
lính đã hy sinh ở Hoàng Sa: Bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà, nhũ danh Huỳnh
Thị Sinh sinh 1948, cư ngụ tại Sài Gòn; Bà quả phụ Nguyễn Thành Trí, nhũ danh
Ngô Thị Kim Thanh sinh năm 1946, cư ngụ tại Sài Gòn; Ông Vương Lăng, em ruột tử
sĩ Vương Thương, cư ngụ tại Huế.
Chúng tôi cũng liên lạc được với một số cựu binh tham gia trận hải chiến
Hoàng Sa 1974: Trung úy Phạm Ngọc Roa, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đức Trọng, Lâm
Đồng; Trung sĩ Vũ Văn Chu, tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận 06, Sài Gòn (từ năm2011, ông Chu bị tai biến liệt nửa người, cuộc sống hiện đang chật vật); ÔngLữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, cư ngụ tại Quận Thủ Đức, Sài Gòn; Thượngsĩ nhất Trần Dục, tàu HQ 4, cư ngụ tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế; Ông Trần VănHà, thợ máy trên tàu HQ 10, cư ngụ tại Giá Rai, Bạc Liêu;
Trung sĩ điện tử Đỗ Văn Thọ, tàu HQ 4, cư ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn; Trung úy
Nguyễn Đình Long, tàu HQ 4, cư ngụ tại Đà Lạt; Trung úy Ngô Thế Long, cư ngụ
tại Cam Lâm, Khánh Hòa; Trung sĩ cơ khí Vũ Đình Thung, tàu HQ-4, cư ngụ tại Tuy
Phong, Bình Thuận.
Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm thân nhân những người đã bỏ mình ở Hoàng
Sa, những người đã tham chiến ở Hoàng Sa, đặc biệt là những người đang cần sự
giúp đỡ.
Chúng tôi – gồm: Kỹ sư Đỗ Thái Bình, chi hội trưởng Hoàng Sa – Trường Sa,
Hội KHKT Biển Việt Nam; cựu binh Lữ Công Bảy, giám lộ trên tàu HQ 4, tham chiến
trận hải chiến Hoàng Sa 1974; nhà báo Huy Đức; nhà báo Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng
biên tập Tuổi Trẻ; nhà báo Thế Thanh, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM – cùng
đứng ra vận động sự đóng góp của người Việt Nam đang sinh sống ở khắp nơi cho
chương trình “Nhịp Cầu Hoàng Sa”.
Những khoản đóng góp này sẽ được dùng để góp phần giúp bà quả phụ NgụyVăn
Thà mua một căn hộ chung cư; giúp thân nhân và những cựu binh Hoàng Sa đang
thực sự khó khăn.
Kính mong những người Việt Nam đang sinh sống ở trong và ngoài nước,
những người đang trăn trở cho một Việt Nam thống nhất lòng người, cùng với
chúng tôi tham gia nhịp cầu này, nhịp cầu Hoàng Sa.
Tiền Việt Nam và ngoại tệ, ghi là góp cho chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa,
xin gửi về: ĐỗThanh Triều – số TK : 1000343796 (ngân hàng Citibank Việt Nam –
115 Nguyễn Huệ, tầng trệt tòa nhà Sunwah, Quận 1, TP.HCM) – Swift code:
CITIVNVX.
------------------------------------------
Xem
thêm :
No comments:
Post a Comment