Anh Vũ,
thông tín viên RFA
2014-01-20
2014-01-20
Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan
trọng giúp người dân thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền
kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hiện nay ở Việt nam tình hình việc thành lập các
hội đoàn tự phát đang phát triển mạnh. Việc làm này có phù hợp với luật pháp
Việt nam hay không và cơ sở pháp lý cho vấn đề này là gì?
Anh Vũ phỏng vấn LS Hà Huy Sơn để tìm hiểu thêm về
vấn đề này:
Chưa có
Luật về Hội
Anh
Vũ: Thưa luật sư, xin ông cho biết, đến nay quyền tự hội
họp và quyền tự do lập hội của công dân được luật pháp của Việt nam qui định cụ
thể hóa như thế nào?
LS
Hà Huy Sơn: Theo bản Hiến pháp mới nhất của Việt nam hiện nay,
Điều 25 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”, và Hiến pháp cũng quy định “Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo pháp luật hiện nay tuy
chưa có Luật về Hội, nhưng dưới luật đã và đang có 02 Nghị định, đó là Nghị
định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 2010 quy định về việc Tổ chức và Quản
lý Hội và Nghị định Sửa đổi Bổ xung Nghị định 45 là Nghị định số 33/2012/NĐ-CP
của Chính phủ, ngày 13 tháng 4 năm 2012. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội.
Cơ sở của việc lập Hội theo tôi thì dựa vào Nghị
định 45/2010/N Đ-CP, tại Điều 02 có quy định những công dân tự nguyện và có
chung một mục đích để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và các lợi ích hợp pháp
khác của các thành viên thì có quyền lập hội. Theo tôi hiểu cái cơ sở căn bản
thì dựa vào các văn bản như thế.
Anh
Vũ: Được biết trước đây, để cụ thể hóa quyền tự hội họp
và quyền tự do lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Ngày 20
tháng 5 năm 1957, ông Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 101/SL-L-003 ban hành Luật
về quyền tự do hội họp. Vậy đến nay Sắc lệnh đó vẫn còn hiệu lực thi hành hay
không thưa LS?
LS
Hà Huy Sơn: Các văn bản đó thì Nhà nước cũng chưa có các văn bản
nào hủy bỏ các Sắc lệnh này. Nhưng theo tôi thì cái chính thì nên dựa vào Điều
25 của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã quy định cụ thể và 02 văn bản Nghị
định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 và Nghị định 33/2012/NĐ-CP của
Chính phủ, ngày 13 tháng 4 năm năm 2012 và hướng dẫn cụ thể của Thông tư 03 năm
2013. Là những cơ sở để các công dân muốn lập hội thì dựa vào các văn bản đó.
Anh
Vũ: Thưa Luật sư, hiện nay luật pháp Việt nam chưa chính
thức có Luật về Hội thì công dân có quyền hội họp và lập hội hay không?
LS
Hà Huy Sơn: Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật, cũng như Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong thông điệp đầu năm mới 2014 là công dân được
làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Và theo kinh nghiệm và quan điểm của
tôi thì những quyền của con người hay quyền của công dân thì không có một nhà
nước nào người ta chủ động đem lại cho người dân cả. Do đó người dân phải chủ
động có yêu cầu hoặc đòi hỏi, nói ngắn gọn tức là phải đấu tranh giành lấy cái
quyền đó, buộc nhà nước phải thừa nhận quyền đó bằng pháp luật và yêu cầu nhà
nước phải thực thi các văn bản đó. Quan điểm của tôi là như vậy.
Anh
Vũ: Theo Luật sư, việc ra đời của các Hội tự phát vừa
qua ở Việt nam có bị coi là vi phạm pháp luật hay không?
LS
Hà Huy Sơn: Trong 02 Nghị định của Chính phủ quy định nói trên
thì việc lập hội nếu ở trong phạm vi một địa phương - tỉnh thì do chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh – Thành phố phê chuẩn. Còn nếu hội hoạt động trên nhiều các
tỉnh thành khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn điều lệ của Hội
và khi người ta chính thức phê chuẩn chấp nhận việc thành lập Hội đấy thì về
mặt pháp luật việc thành lập hội mới được coi là hợp pháp.
Còn trong quá trình chưa được pháp luật thừa nhận,
thì quan điểm của cá nhân tôi các hội viên nếu có nhu cầu hoạt động thì họ nên
lập những cái Ban trù bị thành lập Hội như hướng dẫn trong Nghị định của Chính
phủ. Rồi có thể họ có các Dự thảo về Điều lệ của Hội, nếu mà họ đã thống nhất
với nhau về các Dự thảo đó thì họ có thể tự nguyện chấp hành cái Điều lệ đó để
cùng nhau vận động để Chính phủ cộng nhận cái hội của mình. Còn tất nhiên bao
giờ Chính phủ chấp nhận hay Bộ Nội vụ chấp nhận thì nó đòi hỏi cả một quá
trình.
Anh
Vũ: Xin cảm ơn LS Hà Huy Sơn đã dành thời gian trao đổi
cùng Đài Á Châu Tự do.
No comments:
Post a Comment