Lê Diễn
Ðức
Monday, January 27, 2014 3:24:39 PM
Trong
ngày 16 tháng 1, 2014 tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc điều trần về
tù nhân lương tâm thế giới. Sự kiện được Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức,
trong đó ở phần trình bày có các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain và Việt
Nam.
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Ðỗ Thị Minh Hạnh, người đang chịu án tù 7 năm về tội “chống phá nhà nước”, đã làm xúc động mọi người bằng bản tường trình của mình.
Bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà. Bà cũng tố cáo điều kiện làm việc khốn khổ của công nhân và quyền lao động ở của họ bị bóp nghẹt tại Việt Nam.
Ngày 18 tháng 1, 2014 tờ Quân Ðội Nhân Dân (QÐND), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài “Xuyên tạc, vu cáo, không thay đổi được sự thật”, tấn công lại bà Minh.
Trong bài có đoạn viết:
Những điều mà Trần Thị Ngọc Minh nói đã quá quen thuộc với nhiều người. Ðại để là: Ðời sống của công nhân “hết sức cơ cực, họ làm việc 12 đến 15 giờ, lương bình quân 70 USD mỗi tháng’. Chẳng khác nào giọng văn của một quan chức cấp cao chống cộng ở hải ngoại, Trần Thị Ngọc Minh vu cáo:
“Bao năm nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hợp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là do đảng Cộng Sản thành lập, mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân...”
Phải chăng, nhà nước bắt công nhân hoặc cho phép các chủ doanh nghiệp bóc lột công nhân dã man như Trần Thị Ngọc Minh vu cáo?
Theo Ðiều 104, Bộ Luật Lao Ðộng năm 2012 của Việt Nam quy định thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, không quá 48 giờ trong 1 tuần.
- Tiền làm việc thêm giờ cho người lao động, quy định tại Ðiều 97 Bộ Luật Lao Ðộng như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương tháng;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Bộ Luật Lao Ðộng của Việt Nam đã quy định rõ mức lương tối thiểu đối với công nhân theo vùng. Chưa thấy ở đâu có mức lương tối thiểu là 70 USD, như Trần Thị Ngọc Minh nói: “Theo Nghị định 182/2013/NÐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1 tháng 1, 2014 sẽ là 2.7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2.4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2.1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1.9 triệu đồng/tháng. Ðó là chưa kể thu nhập thực tế của đại đa số công nhân đều cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Vấn đề này phải được mổ xẻ ra sao?
Tờ Công An Nhân Dân ngày 9 tháng 9, 2013 viết rằng, theo đại diện Viện Công Nhân-Công Ðoàn, nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động còn thấp. Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5.2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng.
Thực tế mức lương 70 USD/tháng mà bà Minh nêu lên là đúng trong những năm trước đây, nhưng ngay cả với mức lương được nhà nước CS Việt Nam quy định từ tháng 1/2014, khoảng 100 USD, với giá điện, giá thuê nhà tăng, vật giá leo thang, thì cũng là đồng lương chết đói.
Theo tờ Lao Ðộng ngày 9 tháng 7, 2013, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động tại Sài Gòn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho hay, công nhân lao động chỉ dám tiêu 27.3% thu nhập (khoảng 700 ngàn đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ ngũ cốc như gạo, khoai.
Tình trạng người lao động kiệt sức vì bị tận dụng tối đa ở các nhà máy trở nên phổ biến. Trong cùng ngày 18 tháng 1, 2014, tờ Người Lao Ðộng có bài “Kiệt sức vì tăng ca”. Bài báo viết:
“Theo phản ánh của công nhân, một số nữ công nhân đang mang thai cũng phải tăng ca đến 22 giờ đêm, người nào đuối sức xin về công ty cũng không cho, nếu về thì hôm sau sẽ bị công ty kêu lên chửi. Trước phản ánh của công nhân, bà Ðinh Thị Hồng Trúc, giám đốc công ty, phân bua: “Không có công ty nào sản xuất mà không có tăng ca, ở công ty Jakovi cũng vậy. Trước đây công ty có làm văn bản thỏa thuận việc tăng ca với công nhân nhưng gần đây công nhân ít nên không làm văn bản, chỉ thông báo miệng. Khi tăng ca, công nhân vẫn được trả lương theo luật định. Thế nhưng, theo công nhân, tiền tăng ca được công ty chia mốc: từ 22-24 giờ được cộng thêm 18%; từ 24 giờ trở đi được cộng thêm 20% so với tiền lương của ngày làm việc bình thường trong khi luật quy định phải trả thêm 50% nếu tăng ca vào ngày thường; 100% nếu vào ngày chủ nhật; nếu tăng ca ban đêm còn phải cộng thêm ít nhất 30% nữa.”
Với bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị... xà xẻo tận cùng” (tờ Tin Mới 26 tháng 8, 2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8 ngàn -15 ngàn đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển... giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5 ngàn -10 ngàn đồng/suất.
Hiện trạng đồng lương ít, nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng công nhân ngất xỉu hàng loạt trở nên phổ biến.
Ngày 22 tháng 10, 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết.
Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4, thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội (Tờ Nhân Dân ngày 27 tháng 9, 2012).
Ngày 6 tháng 3, 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146 công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể.
Ngày 28 tháng 3, 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.
Ngày 10 tháng 7, 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày 23 tháng 1, 2014, gần 5 nghìn công nhân của công ty BuJeon Việt Nam Electronic tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, đã trải chiếu thâu đêm tại trụ sở công ty để đình công phản đối về việc công ty này thường xuyên phạt tiền người lao động, không chịu tăng lương và không có thưởng tết cho công nhân (VietNamNet, 25 tháng 1, 2014).
Hội nghị tổng kết tình hình công nhân lao động do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...
Những cuộc đình công này bị nhà cầm quyền cho là bất hợp pháp (!?).Liên đoàn lao động, tức công đoàn quốc doanh, lẽ ra phải đứng về phía lợi ích của người lao động, thì đa phần đứng về phía chủ xưởng. Những người can đảm đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù giam. Quyền lợi sát sườn và thiết thực của công nhân không được bảo đảm là điều mà Trần Thị Ngọc Minh điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Ðời sống vô cùng khốn khó công nhân Việt Nam là thực trạng không thể chối cãi. Vậy mà tờ QÐND ra sức bao biện, trái ngược ngay với cả báo chí chính thống phản ảnh, lại còn cho bà Trần Thị Ngọc Minh vu cáo. Các quy định của nhà nước CS Việt Nam chỉ là trò mị dân, dối trá, chẳng có tác động nào tới thực tế. Tờ QÐND đã làm cái trò gọi là “cả vú lấp miệng em”! Vừa trớ tráo vừa bỉ ổi!
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Ðỗ Thị Minh Hạnh, người đang chịu án tù 7 năm về tội “chống phá nhà nước”, đã làm xúc động mọi người bằng bản tường trình của mình.
Bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà. Bà cũng tố cáo điều kiện làm việc khốn khổ của công nhân và quyền lao động ở của họ bị bóp nghẹt tại Việt Nam.
Ngày 18 tháng 1, 2014 tờ Quân Ðội Nhân Dân (QÐND), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài “Xuyên tạc, vu cáo, không thay đổi được sự thật”, tấn công lại bà Minh.
Trong bài có đoạn viết:
Những điều mà Trần Thị Ngọc Minh nói đã quá quen thuộc với nhiều người. Ðại để là: Ðời sống của công nhân “hết sức cơ cực, họ làm việc 12 đến 15 giờ, lương bình quân 70 USD mỗi tháng’. Chẳng khác nào giọng văn của một quan chức cấp cao chống cộng ở hải ngoại, Trần Thị Ngọc Minh vu cáo:
“Bao năm nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hợp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là do đảng Cộng Sản thành lập, mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân...”
Phải chăng, nhà nước bắt công nhân hoặc cho phép các chủ doanh nghiệp bóc lột công nhân dã man như Trần Thị Ngọc Minh vu cáo?
Theo Ðiều 104, Bộ Luật Lao Ðộng năm 2012 của Việt Nam quy định thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, không quá 48 giờ trong 1 tuần.
- Tiền làm việc thêm giờ cho người lao động, quy định tại Ðiều 97 Bộ Luật Lao Ðộng như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương tháng;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Bộ Luật Lao Ðộng của Việt Nam đã quy định rõ mức lương tối thiểu đối với công nhân theo vùng. Chưa thấy ở đâu có mức lương tối thiểu là 70 USD, như Trần Thị Ngọc Minh nói: “Theo Nghị định 182/2013/NÐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1 tháng 1, 2014 sẽ là 2.7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2.4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2.1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1.9 triệu đồng/tháng. Ðó là chưa kể thu nhập thực tế của đại đa số công nhân đều cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Vấn đề này phải được mổ xẻ ra sao?
Tờ Công An Nhân Dân ngày 9 tháng 9, 2013 viết rằng, theo đại diện Viện Công Nhân-Công Ðoàn, nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động còn thấp. Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5.2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng.
Thực tế mức lương 70 USD/tháng mà bà Minh nêu lên là đúng trong những năm trước đây, nhưng ngay cả với mức lương được nhà nước CS Việt Nam quy định từ tháng 1/2014, khoảng 100 USD, với giá điện, giá thuê nhà tăng, vật giá leo thang, thì cũng là đồng lương chết đói.
Theo tờ Lao Ðộng ngày 9 tháng 7, 2013, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động tại Sài Gòn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho hay, công nhân lao động chỉ dám tiêu 27.3% thu nhập (khoảng 700 ngàn đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ ngũ cốc như gạo, khoai.
Tình trạng người lao động kiệt sức vì bị tận dụng tối đa ở các nhà máy trở nên phổ biến. Trong cùng ngày 18 tháng 1, 2014, tờ Người Lao Ðộng có bài “Kiệt sức vì tăng ca”. Bài báo viết:
“Theo phản ánh của công nhân, một số nữ công nhân đang mang thai cũng phải tăng ca đến 22 giờ đêm, người nào đuối sức xin về công ty cũng không cho, nếu về thì hôm sau sẽ bị công ty kêu lên chửi. Trước phản ánh của công nhân, bà Ðinh Thị Hồng Trúc, giám đốc công ty, phân bua: “Không có công ty nào sản xuất mà không có tăng ca, ở công ty Jakovi cũng vậy. Trước đây công ty có làm văn bản thỏa thuận việc tăng ca với công nhân nhưng gần đây công nhân ít nên không làm văn bản, chỉ thông báo miệng. Khi tăng ca, công nhân vẫn được trả lương theo luật định. Thế nhưng, theo công nhân, tiền tăng ca được công ty chia mốc: từ 22-24 giờ được cộng thêm 18%; từ 24 giờ trở đi được cộng thêm 20% so với tiền lương của ngày làm việc bình thường trong khi luật quy định phải trả thêm 50% nếu tăng ca vào ngày thường; 100% nếu vào ngày chủ nhật; nếu tăng ca ban đêm còn phải cộng thêm ít nhất 30% nữa.”
Với bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị... xà xẻo tận cùng” (tờ Tin Mới 26 tháng 8, 2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8 ngàn -15 ngàn đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển... giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5 ngàn -10 ngàn đồng/suất.
Hiện trạng đồng lương ít, nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng công nhân ngất xỉu hàng loạt trở nên phổ biến.
Ngày 22 tháng 10, 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết.
Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4, thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội (Tờ Nhân Dân ngày 27 tháng 9, 2012).
Ngày 6 tháng 3, 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146 công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể.
Ngày 28 tháng 3, 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.
Ngày 10 tháng 7, 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày 23 tháng 1, 2014, gần 5 nghìn công nhân của công ty BuJeon Việt Nam Electronic tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, đã trải chiếu thâu đêm tại trụ sở công ty để đình công phản đối về việc công ty này thường xuyên phạt tiền người lao động, không chịu tăng lương và không có thưởng tết cho công nhân (VietNamNet, 25 tháng 1, 2014).
Hội nghị tổng kết tình hình công nhân lao động do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...
Những cuộc đình công này bị nhà cầm quyền cho là bất hợp pháp (!?).Liên đoàn lao động, tức công đoàn quốc doanh, lẽ ra phải đứng về phía lợi ích của người lao động, thì đa phần đứng về phía chủ xưởng. Những người can đảm đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù giam. Quyền lợi sát sườn và thiết thực của công nhân không được bảo đảm là điều mà Trần Thị Ngọc Minh điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Ðời sống vô cùng khốn khó công nhân Việt Nam là thực trạng không thể chối cãi. Vậy mà tờ QÐND ra sức bao biện, trái ngược ngay với cả báo chí chính thống phản ảnh, lại còn cho bà Trần Thị Ngọc Minh vu cáo. Các quy định của nhà nước CS Việt Nam chỉ là trò mị dân, dối trá, chẳng có tác động nào tới thực tế. Tờ QÐND đã làm cái trò gọi là “cả vú lấp miệng em”! Vừa trớ tráo vừa bỉ ổi!
No comments:
Post a Comment