Năm
1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa
ruộng vườn di cư vào miền Nam? Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di
cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng
triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp? Tại sao sau khi được “giải
phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do
trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông? Tại sao nhân viên trong các
phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức
tị nạn chính trị?...Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái
gì?...
*
Đã
hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ,
thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định
thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con
đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển
vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước
vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150
năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm
với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) - trong đó 3 thế hệ liên
tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 35 năm xây dựng trong hòa bình với biết
bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
Thảm
kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng
còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một
miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính
hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được
phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.
Nhìn
lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:
-
Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa
ruộng vườn di cư vào miền Nam?
-
Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được
hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo
nhau vào Nam lập nghiệp?
-
Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người
phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
-
Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các
nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
Tất
cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
-
Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu Á có thể đến VN để chọn vợ như người
ta đi mua một món hàng?
-
Tại sao Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ?
-
Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam
Hàn và Bắc Hàn?
-
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm
công cho các nước tư bản?
-
Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù
nghịch?
Hỏi
tức là trả lời: người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân
tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành
vô nghĩa.
Sự
thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ
không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho
một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để
hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.
Nhìn
nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần
trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo
cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ
nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản
chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Thế
là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy
thành sông, xương cao hơn núi, Cộng sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước
đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô
sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng vòng gần nửa thế kỷ, Cộng sản Hà
Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại.
Hiện
tượng “Mửa ra rồi nuốt lại” này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung
ương.
Cách
mạng cộng sản đã đưa ra những lý tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực
hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những
ảo tưởng bền vững nhất. Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng
bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất
cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất
nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con
người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà
không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải
im lặng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư
tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.
Nền
chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc,
làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người
trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo
thủ giáo điều...
Công
dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình
có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ
nghĩa xã hội.
Cơ
chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã
man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được
phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất
thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành
động” chung cho tất cả mọi người.
Cơ
chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng
cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó
là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức.
Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống...
Bác
và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản
lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang
làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất
nghiệp, nghèo đói.
Nền
kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia,
bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại
bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
Huyền
thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn
dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các
nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
Do
vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi
và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các đảng cộng sản trên toàn thế giới dần
dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay
mượn Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng
sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa
bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.
Học
thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại
lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói
một đằng, làm một nẻo.
Chẳng
hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại
là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người; đảng nói “một xã hội có nền
dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm
trọng; đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất”
nhưng thực tế thì đảng đầy dẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục
khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở
dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản
sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là...
còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại!
Nhân
dân đang hy vọng rằng đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tày trời của mình. Đảng sẽ
phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi
lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.
Người
dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé,
chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to
tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác
hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan
lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa
bịp!”
Do
đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con,
cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu, vết nhơ muôn
đời của nhân loại! Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng
Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
“Quay
mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”
Chẳng
lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối
cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao? Chẳng lẽ máu của
bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để
cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?
Tương
lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ
cho cái xấu?
Một
xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi
cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không
thể có tương lai!
Một
kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
No comments:
Post a Comment