Buổi
điều trần về Tù Nhân Lương Tâm của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos đang diễn ra
tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ và được trực tiếp trên Internet.
Buổi điều trần sẽ có phần trình bày của các nhân
chứng đến từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và Việt Nam. Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ
Thị Minh Hạnh sẽ xuất hiện tại phiên điều trần nhằm tố cáo chế độ lao tù
cộng sản trả thù, đàn áp những tiếng nói đối lập. Cùng có mặt tại phiên
điều trần còn có bà
Nguyễn Thị Trâm, mẹ luật sư Lê Quốc Quân và ông Trần Văn Huỳnh, ba của anh Trần
Huỳnh Duy Thức.
Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985, hiện đang bị chế độ
CSVN kết án 7 năm tù giam sau khi cô tham gia hỗ trợ công nhân đình công đòi
quyền lợi và yêu cầu được tôn trọng nhân phẩm.
Ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh tại phiên điều trần
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ ruột Đỗ Thị Minh Hạnh đang
phát biểu tại phiên điều trần Quốc hội Hoa Kỳ. Đỗ Thị
Minh Hạnh năm nay 29 tuổi, chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong
tù vào ngày 13/3 sắp tới.
-------------------------------------
16.01.2014
Ảnh chụp bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh
ngày 15/1/14 trước cổng đài VOA.
Một cuộc điều trần về tình trạng của tù nhân lương
tâm ở Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra hôm nay (16/1/2014) tại trụ sở
Quốc hội Hoa Kỳ.
Cuộc điều trần đầu tiên trong năm của Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos quy tụ phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và từ Việt Nam có bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, giúp dân oan khiếu kiện đất đai và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA một ngày trước khi ra điều trần, bà Ngọc Minh nói bà sẽ phơi bày trước quốc tế tình trạng khắc nghiệt của tù nhân lương tâm Việt Nam với mong muốn thế giới tăng áp lực buộc Hà Nội cải thiện nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.
Cuộc điều trần đầu tiên trong năm của Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos quy tụ phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và từ Việt Nam có bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, giúp dân oan khiếu kiện đất đai và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA một ngày trước khi ra điều trần, bà Ngọc Minh nói bà sẽ phơi bày trước quốc tế tình trạng khắc nghiệt của tù nhân lương tâm Việt Nam với mong muốn thế giới tăng áp lực buộc Hà Nội cải thiện nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.
Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù
về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân
chủ.
Bà Ngọc Minh nhấn mạnh:
"Tù nhân lương tâm của Việt Nam là những người
yêu nước, đứng lên chống bất công, bạo quyền. Thay vì lắng nghe, nhà nước đàn
áp, đánh đập, xử án oan, hành hạ, phân biệt đối xử, và dùng mọi biện pháp đẩy
họ vào tù."
"Việt Nam thường rêu rao, lừa dối thế giới rằng Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Nhưng thực tế trong nước, tù nhân lương tâm rất nhiều. Họ là những người không hề 'vi phạm pháp luật'. Họ vì lương tâm, trách nhiệm với dân tộc, Tổ quốc mà đứng lên cất tiếng nói để tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội."
"Tù nhân lương tâm và nhân quyền là hai vấn đề liên kết với nhau."
"Trong cuộc điều trần ngày mai (16/1), tôi đề nghị Hoa Kỳ và quốc tế bằng vị thế và ảnh hưởng của họ, dùng mọi biện pháp áp lực nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, nhất là giữa lúc Hoa Kỳ đang thương thảo Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam."
Mời quý vị bấm vào đoạn video dưới đây để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn:
"Việt Nam thường rêu rao, lừa dối thế giới rằng Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Nhưng thực tế trong nước, tù nhân lương tâm rất nhiều. Họ là những người không hề 'vi phạm pháp luật'. Họ vì lương tâm, trách nhiệm với dân tộc, Tổ quốc mà đứng lên cất tiếng nói để tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội."
"Tù nhân lương tâm và nhân quyền là hai vấn đề liên kết với nhau."
"Trong cuộc điều trần ngày mai (16/1), tôi đề nghị Hoa Kỳ và quốc tế bằng vị thế và ảnh hưởng của họ, dùng mọi biện pháp áp lực nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, nhất là giữa lúc Hoa Kỳ đang thương thảo Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam."
Mời quý vị bấm vào đoạn video dưới đây để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Video
No comments:
Post a Comment