Lê Minh
Nguyên
Posted on 27.01.2014
Trong Diễn đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ, từ
ngày 22/1 đến 25/1/2014, ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ Tuớng, Bộ trưởng Ngoại
giao CSVN trả lời câu hỏi của chủ tọa cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh thổ
trong vùng, về việc Trung Quốc muốn đàm phán song phương với nước có tranh chấp
thay vì đàm phán với khối ASEAN, ông PBMinh nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt
Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”
Về đa phương hay dùng khối ASEAN để đàm phán với
Trung Quốc ông nói “…tranh chấp tại Trường Sa thì có nhiều hơn một nước tuyên
bố chủ quyền. Do đó ASEAN sẽ mạnh hơn nếu đàm phán như một khối”.
Điều này có nghĩa là Hoàng Sa, Vịnh Bắc Bộ, các vùng
biển Việt Nam trong phạm vi đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lý và thềm lục địa
kéo dài thì Việt Nam sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc, còn Trường Sa thì
đàm phán qua ASEAN và ông hy vọng một ASEAN mạnh và đoàn kết, hai yếu tố gần
như không thể có của ASEAN.
Có lẽ vì theo chính sách “Song-Không, Đa-Chờ” về
Biển Đông, tức song phương thì không dám đặt thành vấn đề với Trung Quốc, và đa
phương thì chờ khối ASEAN mạnh và đoàn kết, cho nên khi Tư Lệnh Hạm Đội Nam Hải
của Trung Quốc, tướng Tưởng Vĩ Liệt, một tuần truớc cuối tháng Giêng 2014 đi
tuần tra Biển Đông đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc
chiếm đóng để xem xét “tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trú” ở Hoàng
Sa và Trường Sa, đặt chân lên đảo Gạc Ma mà họ chiếm năm 1988 và chính quyền
CSVN hoàn toàn im lặng.
Ông PBMinh thay vì dùng cụm từ Biển Đông – như một
số lãnh đạo đã dùng tại các hội nghị và diễn đàn quốc tế – thì ông đã dùng cụm
từ Biển Nam Trung Hoa khi nói về tranh chấp lãnh thổ tại Trường Sa. (http://m.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140126_pham_binh_minh_asean_davos)
Có
hai điểm đáng nói trong việc trả lời của ông PBMinh:
1.
Ông nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”
Ông nói “Nếu tranh chấp là giữa Việt Nam và Trung Quốc thì việc đàm phán là song phương.”
Điều này có nghĩa là CSVN hoàn toàn từ bỏ Hoàng Sa
để nhượng cho Trung Quốc, vì đơn giản là Trung Quốc không cho Hoàng Sa vào bàn
hội nghị hay bất cứ nghị trình nào khi thảo luận song phương về biển đảo với
Việt Nam. Hoàng Sa đã mất, đã mất rồi và Đảng CSVN sẵn sàng cho mất luôn nên chọn
giải pháp đàm phán song phương. Họ đã gạt ra ngoài hai giải pháp còn lại là vũ
lực và pháp lý.
2.
Ông dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa trên diễn đàn quốc tế, có mặt khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và trên 2,500 các nhà ngoại giao cao cấp và các chuyên gia thế giới, thay vì Biển Đông như trước đây.
Ông dùng cụm từ Biển Nam Trung Hoa trên diễn đàn quốc tế, có mặt khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và trên 2,500 các nhà ngoại giao cao cấp và các chuyên gia thế giới, thay vì Biển Đông như trước đây.
Điều này cho thấy một sự thụt lùi thua thiệt hơn nữa
trước sự bành trướng có tính cách xâm lược của Trung Quốc để thực hiện chủ
quyền đường chín nút. Chính quyền CSVN với 16 chữ vàng và 4 tốt sẽ đưa một quốc
gia biển đến chổ chỉ còn lại bờ.
Hôm 22/1/2014, trong cuộc điện đàm giữa Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng
cam kết đôi bên đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết song
phương và thảo luận hữu nghị để duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông, không
lâu sau khi các qui định mới của Bắc Kinh về nghề cá ở nơi này được công bố
ngày 3/12/2013.
Hôm 3/1/2014, trên báo chí lề phải đăng tuờng trình
của Bộ Ngoại Giao về “kết qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ
vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới”. Ông PBMinh nói “Về vấn đề Biển Đông,
trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.
Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng
thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các
vùng biển của Việt Nam.” Trong khi cùng ngày đó, một tàu đánh cá của ngư dân Lý
Sơn đã bị lính Trung Quốc tấn công dã man và cướp phá tài sản. Suốt năm 2013
luôn luôn có những vụ tấn công và hút chìm tàu ngư dân, sao ông Minh nỡ lòng
nào quay lưng với ngư dân như vậy?
Ông Phạm Bình Minh là con của ông cố Ngoại Trưởng
Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) mà trong Đại Hội VII năm 1991 đã bị loại ra
khỏi Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Ngoại Giao do hậu quả của Hội Nghị
Thành Đô 1990 mà đảng ta xin làm chư hầu Trung Quốc.
Ông
Nguyễn Cơ Thạch tuy mất chức mất quyền nhưng đã để lại vết son trong lịch sử là
một nhà ái quốc, lo cho quyền lợi quốc gia dân tộc. Ai có đọc hồi ký của ông
Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ thì sẽ vừa cảm thấy đau lòng về Hội Nghị
Thành Đô vừa cảm thấy thương cho ông Nguyễn Cơ Thạch.
Vì danh lợi
và quyền hành mà ông Phạm Bình Minh đã trở thành người con bất hiếu. Nhà văn Vũ Thư Hiên đã phải than rằng linh hồn ông Nguyễn Cơ Thạch nếu
thấy được cách hành xữ của ông PBMinh thì sẽ phải thốt lên rằng “Thằng này
không phải con tao!”
Con thua cha cả nhà vô phước
Đảng theo Tàu đất nước tan hoang
Đảng theo Tàu đất nước tan hoang
Lê
Minh Nguyên
No comments:
Post a Comment