Posted on January 9, 2014 by Jonathan London
Thông điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
làm nhiều người bất ngờ, khi ông đã nêu rõ một số bước cần thiết trong quá
trình cải cách ở Việt Nam trong năm 2014 và tương lai gần. Bất ngờ không phải
vì nói nhiều về “những gì cần làm” (Việt Nam không thua nước nào về kiểu phát biểu
này), mà vì nội dung của nó. Tôi thậm chí dám khẳng định, trong hơn 20 năm
nghiên cứu về Việt Nam, và tôi nghĩ:
Nếu theo như chính trị ở Việt Nam từ trước đến nay
thì ai ai cũng đều biết một bài phát biểu như thế chưa chắc có ý nghĩ gì.
Nhưng, trong trường hợp này tôi thấy chúng ta không nên loại trừ khả năng nó là
một tín hiệu của một số thay đổi quan trọng, trong quan điểm của ít nhất những
người cùng quan điểm với Thủ tướng. Không chỉ vậy, nội dung của bài còn hàm ý
Thủ tướng và những liên minh của ông nắm bắt khá rõ những trở ngại cơ bản trong
quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề thể chế đến sự cần
thiết của một nhà nước phải hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải
trình, và bài này phản ánh lối suy nghĩ khác hẳn với kiểu ta thường nghe. Đến
mức làm cho nhiều người tự hỏi, Nguyễn Tấn Dũng là ai và ông muốn làm gì?
Đã có rất nhiều phản ứng với thông điệp của Thủ
tướng (TT). Ở một bên có những người khuyên ta không nên phóng đại ý nghĩa của
bài này trong một nền chính trị vẫn còn nhiều bất cập có tính hệ thống. Quan
điểm có sự đa dạng của nó. Từ quan điểm “đừng nghe những gì họ nói… hãy nhìn kỹ
những gì họ làm” đến quan điểm “chẳng có gì mới cả”, thậm chí có những
quan điểm tố cáo TT “là một tên quỷ quyệt, gian manh, bất chấp thủ đoạn để đạt
được mục đích chứ không phải là một lãnh đạo khôn ngoan”.
Tất nhiên, chúng ta có đủ lý đo để nhìn sự kiện này
một cách hoài nghi. Song, tôi thấy vẫn là quá sớm để đánh giá ý nghĩa của bài
thông điệp năm mới này.
Nghe
hay, nhưng có làm được gì không?
Trong bài, TT đã đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam
phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo nhân dân Việt Nam làm chủ, được sống trong
một xã hội dân chủ hơn. Theo ông TT, “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp
‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại”. Ông cũng đã nhấn mạnh những
điều kiện phải đạt được nếu muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong
đó phải có những luật chơi rõ ràng, phải có một xã hội pháp quyền, và một nhà
nước hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình cao, v.v. Chẳng ai
có vấn đề lớn nào với những nguyện vọng này.
Như hàm ý trên, nếu bài phát biểu này thực sự phản
ánh quan điểm thực tế của Thủ tướng hay một thế lực tập thể trong Đảng, thì ít
nhất chúng ta có đủ lý do để giữ một thái độ cởi mở (dù hoài nghi) về những khả
năng trong thời gian tới. Song, trước khi khui champagne ăn mừng, ta vẫn phải
để ý hành vi của ông và các đồng chí liên minh có làm được (hay cố gắng làm)
trong thời gian ngắn sắp tới.
Để thay đổi nền chính trị của Việt Nam từ bên trong
không phải là việc đơn giản. Có rất nhiều hạn chế về thể chế, với rất nhiều
quyền lợi từ lợi ích nhóm, và họ không muốn thay đổi. Trong khi đó, chúng ta
không nên giả định những thay đổi là Việt Nam cần phát triển mạnh, nâng cao đời
sống, và đẩy mạnh sự công bằng trong xã hội sẽ “xãy ra”, nếu chúng ta đủ khả
năng chờ đợi. Để giả định sẽ có ‘thay đổi từ trên xuống’ là một quan điểm ảo
tưởng và ngây thơ. Tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định là do cả một quá
trình từ trong và ngoài bộ máy.
Chúng ta đều thấy, khoảng cách giữa những lời nói lý
tưởng của TT với thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn khổng lồ. Đặc biệt đối
với tính thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của bộ máy. Những
người trong “xã hội dân sự khởi sinh” của Việt Nam đã thể hiện khá rõ sự tâm
huyết, sự dũng cảm, và sự quyết tâm vô tận của họ để đẩy mạnh một Việt Nam pháp
quyền một cách ôn hòa. Nếu
TT Nguyễn Tấn Dũng muốn thể hiện sự chân thành với những gì được viết, và sự
tâm huyết, dũng cảm, quyết tâm vô tận, ông có thể hay nên làm những gì? Tôi
đề nghị bắt đầu với vấn đề thiếu minh bạch.
Nếu giới lãnh đạo của Việt Nam muốn đạt được những
điều kiện cần thiết thì phải nhìn rõ, dù ‘phê bình và tự phê bình’ mãi, mô hình
chính trị ‘dân chủ tập trung’ không thể đóng vai trò của một nền báo chí tự do,
một xã hội dân sự văn minh, hiện đại. Thay vì sợ những xu hướng mới, toàn dân
phải hướng tới tương lai. Thay vì chống những người hành động vì một xã hội dân
sự, phải làm việc với họ – không phải chỉ ở đồn công an mà là ngay trong Quốc hội
và những diễn đàn hoàn toàn ngoài nhà nước. Và ít nhất là sớm tôn trọng và bảo
vệ những quyền của những nhà báo, blogger, những tổ chức phi chính phủ và mạng
lưới không vì lợi nhuận, giúp cho họ hành động một cách hữu hiệu nhất, xây dựng
nhất.
Trước mắt, có lẽ không có một trường hợp nào liên
quan hơn tình trạng của báo Saigon Tiếp Thị (SGTT). Trong một nước pháp quyền
thì không thể có một chuyện như vậy xảy ra như những gì đang xảy ra tại báo
Saigon Tiếp Thị. Khi nhà nước yêu cầu sát nhập báo SGTT vào báo khác, họ lấy lý
do là SGTT làm ăn thua lỗ. Nhưng, theo tôi hiểu, tình trạng đó đã qua rồi, và
tài chính chỉ là cái cớ mà thôi.
Theo như ông Bùi Việt Hà đã viết: “Việc báo SGTT bị đóng cửa là một chuyện
buồn và đáng tiếc. Tôi thấy báo này hay, không có các bài dạng lên gân hay theo
trào lưu, giật gân như nhiều báo khác. Đặc biệt là serie các bài viết về các
doanh nhân, các nhà khoa học, rồi các bài viết của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, …
đều rất sâu sắc. Nếu như VN mình có luật về báo chí tư nhân thì nhóm các nhà
báo của SGTT sẽ đứng ra thành lập một tờ báo tư nhân với cùng tên và măng sét
đó, hoạt động tự hạch toán như một doanh nghiệp làm báo thì thương hiệu đó sẽ
không mất đi”.
Trong bài phát biểu, TT Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần
nêu rõ những gì Đảng và Nhà Nước phải làm để “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hãy bắt đầu
với Saigon Tiếp Thị, một tờ báo độc lập, chất lượng cao, và không sợ sự
thật. Hãy ủng hộ những nỗ lực của nhân viên báo SGTT để tìm một lộ trình
cho họ tiếp tục thực hiện sự nghiệp của họ. Hãy ủng hộ quyền của họ để kiện
quyết định đáng tiếc của chính quyền. Và hãy tìm cách động viên (thay vì đe
dọa) những yếu tố ôn hòa, có động thái xây dựng trong xã hội dân sự để góp phần
vào sự phát triển của đất nước. Thật ra, những nỗ lực phải đa chiều mới được,
tôi không bi quan về những khả năng đó.
Như một bạn khác đã viết: “Nếu là trước đây thì bài đó cũng chỉ như những bài của những lãnh tụ
trước mà thôi. Chỉ để mị dân, để dân nghe vui tai được một lúc, chứ chẳng ai
trông đợi gì. Nhưng bây giờ tình hình bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Bài
viết này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ là sự hỗ trợ, động viên cho những hoạt động của
xã hội dân sự trong quá trình phản biện. Và cũng giúp xã hôi dân sự xích lại
gần với giới lãnh đạo. Tạo ra tiền đề cho sự phát triển của xã hội dân sự ở
Việt Nam”.
Ở các nước pháp quyền, báo chí độc lập được bảo vệ
một cách chặt chẽ. Muốn có một Việt Nam hiện đại văn minh như Thủ tướng đã miêu
tả, thì hướng đi phải rõ ràng. Thay vì ngăn chặn những giọng nói độc lập và tin
cậy thì phải khuyến khích họ, từ những tờ báo như Saigon Tiếp Thị đến những
blogger muốn đóng vai trò xây dựng, từ những viện nghiên cứu độc lập cho đến
những nhà bất đồng chính kiến.
Tôi có phải là quá ảo tưởng không? Tôi nghĩ không.
Thay vì tập trung quá nhiều vào một cá nhân hay một bài dù hay bao nhiêu, chúng
ta nên xếp cá nhân đó, bài đó trong bối cảnh lớn hơn để bắt đầu hiểu ý nghĩa
của nó. Làm thế mới thấy được những khả năng đầy hứa hẹn sẽ diễn ra trước mắt.
JL
----------------------------------------------
Bài
liên quan :
No comments:
Post a Comment