Posted by diendanxahoidansu on 14/01/2014
Tiếp lời: … “và sách phạm húy” nữa? Vì thấy trong bài “Đồng dao
chơi vỗ tay” – “thủ phạm” làm cho sách bị thu, có chỗ bị xóa, trẻ con cũng đoán
được đó là 2 chữ “Bác Hồ“, thế nhưng lý do nêu trong bài lại chỉ nói là
“phản cảm” và trích những câu chữ khác. Nó cho thấy một nỗi sợ phạm húy đã lên
tới tột độ:
“… Ngoại gì?/ Ngoài xâm/ Xâm
gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ … / Hồ gì?/ Hồ ao …”
Tiếc là bài viết liệt kê vẫn
còn thiếu, ít nhất có vụ cuốn sách “Đại gia”. Sách bị thu hồi theo kiểu “tự
xử”, cũng với lý do như một kiểu “phạm húy”, nhưng với người đang sống, không
phải đã chết như cuốn trên. Mời xem: Đình chỉ phát hành bộ tiểu thuyết “Đại gia”;
BT
—
14/01/2014 09:52
Dân Việt - Sách
tham khảo in cờ Trung Quốc, sách đồng dao phản cảm, phần mềm địa lý in hình
lưỡi bò, bài toán rùng rợn chặt ngón tay… là hàng loạt những vụ sai sót về sách
đã bị đình bản, thu hồi trong năm 2013.
Sách Việt in cờ Trung Quốc
Tháng 3.2013, nhiều phụ huynh
tá hỏa đọc nội dung cuốn sách “Bé làm quen với chữ cái” do tác giả Nguyễn Thị
Thúy Hà biên soạn và nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản và phát hành có in
cờ Trung Quốc tại bài 14 (học chữ C).
Sách Việt in cờ Trung Quốc
Hình ảnh cờ Trung Quốc trong
sách được coi là nội dung không đúng với quy định của Bộ GD ĐT về mục tiêu, nội
dung giáo dục trong nhà trường.
Cùng tháng 3, cuốn sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” được NXB Dân
Trí phát hành cũng bị phát hiện hình ảnh cờ Trung Quốc in trên cổng trường.
Ngoài ra cuốn sách này còn “mập mờ” ghi nguồn gốc“…Cuốn sách được biên soạn dựa
trên chương trình đào tạo mầm non của Bộ GD ĐT…”.
Ngay sau khi bị phát hiện, thứ
trưởng Bộ GD ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã có công văn yêu cầu các Sở GD ĐT chỉ đạo
các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước không được mua và sử dụng các bộ sách
này; Bộ cũng yêu cầu đơn vị phát hành thu hồi và thiêu hủy toàn bộ các cuốn
sách có in cờ Trung Quốc gây bức xúc cho dư luận
Bài toán chặt ngón tay rùng rợn
Đó là một nội dung trong cuốn
sách tham khảo “Phép cộng trừ trong phạm vi 100” dành cho học sinh lớp 1 của
tác giả Hoàng Long in logo NXB Trẻ. Bài toán rùng rợn có nội dung “ Hai bàn tay em có 10
ngón, do đùa nghịch dao, nên cụt mất đi 2 ngón. Hỏi em còn mấy ngón tay”.
Sau khi bài toán này được cư
dân mạng phát hiện phê phán, Cục xuất bản (Bộ Thông tin – truyền thông) đã kiểm
tra và xác định cuốn sách giả mạo và đang lưu hành bất hợp pháp và
không nộp lưu chiểu trước khi phát hành.
Cục xuất bản đã yêu cầu các
công ty phát hành sách trên toàn quốc không phát hành cuốn sách và thu thập
toàn bộ tài liệu liên quan đến cuốn sách này để chuyển thanh tra Bộ làm rõ
trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Sách quên… Hoàng Sa, Trường Sa
Cuối tháng 3.2013, cuốn SGK
Tiếng Việt lớp 1, tập 2 bị phát hiện ở trang 78 có vẽ bản đồ Việt Nam minh họa
học sinh tập làm quen với vần iêt và uyêtnhưng bản đồ này lại không thể hiện rõ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thậm
chí có bản còn không nhìn thấy thể hiện quần đào Hoàng Sa, Trường Sa.
Ảnh VTC News
Ngay sau khi được phản ánh, Ông
Ngô Trần Ái, Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam khẳng định đa số các cuốn sách trên thị trường đều thể
hiện rõ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên cũng có những cuốn in mờ,
thậm chí không nhìn thấy được. “Có tình trạng chất lượng in khác nhau là do
nhiều năm nay, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức đấu thầu in, nhiều nhà in cũng
tham gia in sách của NXB Giáo dục Việt Nam.
Cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, tập
hai được in ở nhiều nhà in khác nhau nên chất lượng in không đồng đều và đã xảy
ra tình trạng trên. Điều này cũng có lỗi ở khâu kiểm tra chất lượng in của NXB
Giáo dục Việt Nam”, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam lý giải.
Ông Ái cũng đưa ra giải pháp:
“Những cuốn sách in mờ, không rõ NXB Giáo dục Việt Nam đã yêu cầu các nhà in in
lại cho rõ trước khi phát hành” .
Sách của tác giả Lê Quý Đôn in hình minh họa Nguyễn Trãi
Đó là cuốn sách Kiến văn Tiểu
lục (2 tập) của Lê Quý Đôn được NXB Trẻ liên kết với NXB Hồng Bàng phát hành.
Trong đó, lỗi sai nghiêm trọng nhất là tác giả cuốn sách là Lê Quý
Đôn bị in hình minh họa là danh nhân Nguyễn Trãi. Lỗi sai thứ hai nằm ngay ở
trang bìa một, khi tên dịch giả bộ sách là Phạm Trọng Điềm lại in thành Nguyễn
Trọng Điềm.
Sau khi nhận được thông tin
phản ánh này, ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ cho biết: “Cuốn sách Kiến
Văn Tiểu Lục – Lê Quý Đôn (NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng ấn hành) nộp lưu chiểu ngày
22.2.2013, sau khi nộp lưu chiểu, NXB Trẻ đã phát hiện lỗi sai ở ảnh bìa cánh
quyển sách. Chúng tôi đã thu hồi gần như toàn bộ sách để chỉnh sửa” .
Tuy nhiên, theo lãnh đạo NXB
Trẻ thì sự việc thật đáng tiếc, có một số ít ấn phẩm đã lọt ra thị trường
(khoảng 40 cuốn). Sau khi chỉnh sửa, NXB Trẻ xin nộp lưu chiểu lại và tiếp tục
phát hành. Ông Nhựt cũng thành khẩn xin lỗi độc giả và thừa nhận: “Lỗi sai này
cực kỳ nghiêm trọng đối với chúng tôi, chúng tôi thật lấy làm xấu hổ về điều
này”.
Hoảng hốt với… đồng dao
Tháng 11.2013, dư luận lại xôn
xao vì cuốn sách “Đồng
dao dành cho trẻ mầm non” bị phát hiện có những bài đồng dao phản cảm, bạo
lực và không phù hợp với độ tuổi mầm non.
Cụ thể, trong 6 tập sách tranh
do nhà xuất bản Mỹ Thuật và công ty Văn hóa Đinh Tị phát hành có hai bài “Đồng
dao chơi vỗ tay, ông Nhăng mà lấy bà Nhăng” được cho là phản cảm với các câu
như: “Ở với ai?/ Ở với bà/ Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm
lăng” hoặc “Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/ Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/ Ông
Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro”…
Sau khi nhận được phản hồi của
độc giả và đọc bản lưu chiểu, đại diện nhà xuất bản Mỹ thuật đã ra công văn yêu
cầu đơn vị liên kết phát hành là Nhà sách Đinh Tị thu
hồi cuốn sách. Đại diện công ty Văn hóa Đinh Tị, bà Trần Lệ Thu – Phó
giám đốc cũng cho biết: “Sau khi thu hồi toàn bộ sách đồng dao 6 tập này sẽ
được tiến hành thiêu hủy”.
Vở luyện chữ đẹp sai kiến thức lịch sử
Ngày 12.11, cuốn Vở luyện viết
chữ đẹp cho học sinh tiểu học, tác giả Phạm Văn Hùng chủ biên, NXB Giáo Dục
Việt Nam phát hành 9.000 bản có đoạn sai kiến thức lịch sử trầm trọng.
Nội dung sai sót nằm trong bài
Lăng Khải Định của cuốn tập, ở câu thứ hai: “Là vị vua thứ 12 và cũng là người
cuối cùng của triều Nguyễn, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh
thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn,
cửa Chương Đức và đặc biệt là Ứng Lăng”.
Với cách viết trên của cuốn
sách, nhiều học sinh sẽ nhầm tưởng, Khải Định là vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn. Trong thực tế, Bảo Đại mới là vua cuối của triều đại này.
Lý giải về sai sót dẫn đến nhầm
lẫn kiến thức trên, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam, chị Phạm Thị Hồng, trưởng
ban biên tập sách Ngữ văn cho biết, khi sửa chữa bản thảo, biên tập viên NXB đã
sơ ý, đặt nhầm chủ ngữ “Khải Định” phía sau cụm từ “Là vị vua thứ 12 và cũng là
người cuối cùng của triều Nguyễn” gây sai sót về kiến thức lịch sử.
Sau khi sửa chữa, biên tập viên
đã thông qua tác giả trước khi phát hành, nhưng vẫn để “lọt lỗi”. Đại diện NXB
cho biết, hơn 3.000 bản của cuốn Vở luyện viết chữ đẹp phát hành thông qua
Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố đã được thu hồi, NXB đã tiến
hành sửa chữa và thay thế trang sách có lỗi về kiến thức trên.
Phần mềm dạy địa lý có hình lưỡi bò
Cuối tháng 12.2013 một giáo
viên dạy địa lý lớp 7 tại TP Hồ Chí Minh đã phản ánh với báo chí về việc bài về
địa lý thế giới thuộc chương trình Tin học Tự chọn cấp THCS, sử dụng phần mềm
Earth Explorer, khi vào thao tác quan sát đường biên giới các nước trên phần
mềm này, hình ảnh “đường lưỡi bò” hiện ra rất rõ.
Đây là sách giáo khoa (SGK)
theo chương trình của Bộ GD ĐT của Nhà xuất bản Giáo dục. Trong bài học này
cũng hướng dẫn các thao tác để giáo viên và học sinh thực hiện trên phần mềm
này. Earth Explorer đi kèm bổ trợ SGK Tin học của Bộ ban hành, nên các trường
THCS đều phải cài phần mềm này vào máy tính để hướng dẫn học sinh thực hành
theo sách. Phần mềm này có thể mua đĩa hoặc tải miễn phí trên mạng do công ty
tin học nhà trường giới thiệu.
Hình : Được biết, Bộ GD ĐT triển khai bộ SGK mới cùng
các phần mềm tin học tương ứng đưa vào các trường sau năm 2007. Như vậy, phần
mềm Earth Explorer có hình ảnh “đường lưỡi bò” buộc phải sử dụng trong nhà
trường khoảng 5 năm nay.
Ngay sau khi được phản ánh, Sở
GD ĐT Tp Hồ Chí Minh đã lập tức ra văn bản đề nghị Trưởng phòng GD ĐT các
quận/huyện chỉ đạo các trường THCS gỡ bỏ các bài liên quan “đường lưỡi bò”. Còn
Bộ GD ĐT đã có công văn yêu cầu các đơn vị không dạy bài “Học địa lý thế giới
với phần mềm Earth Explorer” nếu vẫn sử dụng sách “Tin học dành cho trung học
cơ sở quyển 2” cũ.
Sách làm quen chữ cái đầy… lỗi chính tả
Cũng trong tháng 12.2013, ca sĩ
Thái Thùy Linh đã chia sẻ về một cuốn sách mua cho con “ngập” lỗi chính tả.
Cụ thể, cuốn sách: Chuẩn bị cho
bé vào lớp 1 làm quen với chữ cái do NXB Mỹ thuật in ấn trong đó có ghi sai
nhiều lỗi chính tả cơ bản như thùng rác thì viết thành “thùng giác”, con ngựa
thì viết thành “quả ngựa”, vẽ con dê nhưng dùng họa tiết khoang đen trắng của
bò sữa.
Cuốn sách này đã được chị gửi
tới NXB Mỹ thuật để làm rõ sự việc về lỗi chính tả cơ bản này.
Tùng Anh (tổng hợp)
No comments:
Post a Comment