Friday, 18 October 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT [26] : ĐỖ MƯỜI CỘNG SẢN (Đặng Chí Hùng – Danlambao)




19.10.13                    16 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

I. Hoạn lợn Đỗ Mười:

Đỗ Mười theo thông tin của nhà xuất bản chính trị quốc gia (Cộng sản) có một lý lịch rất “đỏ” từ đầu tới chân. Chính vì thế Mười nắm chức tổng bí thư của đảng cướp cộng sản Việt Nam và cho tới già vẫn “kiên định” đi theo chủ nghĩa hoang tưởng và cướp bóc mà nhân loại đã bỏ vào sọt rác của thế kỷ:

“Đồng chí Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2-2-1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Là một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939. Năm 1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù, giam tại Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội. Tháng 3-1945, đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh ủy Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Đầu năm 1946, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, đến cuối năm 1946, làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính tỉnh Nam Định. Năm 1948, đồng chí làm Khu ủy viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Năm 1950, làm Phó Bí thư Liên khu ủy III kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính Liên khu III, Chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu III. Từ năm 1951 đến năm 1954, làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn sông Hồng kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính và Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu Tả ngạn sông Hồng.

Năm 1955, đồng chí là Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa II (3-1955), đồng chí được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ năm 1956 đến năm 1973, đồng chí đã giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội thương rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 3-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và sau đó được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Tháng 6-1988, đồng chí được Quốc hội khóa VIII bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII, IX.

Tháng 12-1997, đồng chí đã đề nghị chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư và được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong giai đoạn đầy khó khăn do những biến động tiêu cực ở Liên Xô và Đông Âu, đồng chí Đỗ Mười đã góp phần cùng Trung ương Đảng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi thử thách, cam go, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên.” (1)

Đỗ Mười được biết đến là một kẻ vô học, ông ta từng thẳng thừng chửi bới người vệ sỹ riêng của mình vì đã cho một người tự nhận là “bạn học” của ông Tổng bí thư vào phòng riêng chờ được gặp. Lý do mà ông Mười chửi bới người vệ sỹ đó là “Tao có đi học ngày nào đâu mà có thằng nhận là bạn học”. Câu chuyện này là có thật 100% do chính anh em vệ sỹ kể chứ không phải là chuyện bịa. Tuy nhiên việc đó không quan trọng. Nó chỉ là một điều bình thường trong chế độ cộng sản vì Nguyễn Tấn Dũng học lớp 3 làm thủ tướng, Hồ Chí Minh viết sai chính tả tòe loe còn làm “danh nhân văn hóa” thì việc ông Mười vô học làm tổng bí cũng chẳng có gì lạ.

Ngoài ra còn phải nói đến việc ông Mười có gốc gác là một anh thiến heo. Thiết tưởng làm nghề gì đâu có phải là vấn đề? Miễn nghề đó không phải là cướp của, giết người. Tuy nhiên điều đáng nói là Đỗ Mười và cộng sản không bao giờ nhận về điều này. Ngay tại Liên Xô (cũ) thì Tổng bí thư Nikita Khrushchev đã hãnh diện về nguồn gốc chăn lợn của mình, mỗi ngày chỉ được trả có hai kopeks. Tại sao Đỗ Mười không dám nhận? Có phải Đỗ Mười muốn nhận mình là “thánh” giống cái cách Hồ Chí Minh tự bơm mình bằng cái tên Trần Dân Tiên? Có lẽ như vậy.

Chuyện ông Mười làm nghề thiến heo là hoàn toàn có căn cứ:

Thứ nhất, đọc bài thơ được nhà thơ Trần Ái Dân, nhan đề Thế này là thế nào... (2); đoạn chót như sau:

“Thời buổi thế này là thế nào hả giời 
Vua xuất xứ từ một anh hoạn lợn 
Diễn văn eng éc tiếng lợn kêu 
Đất nước tàn tạ xót xa 
Triều đình cắn xé thối tha 
Vua vẫy tai nhởn nhơ, hếch mũi lên hơn hớn”

Đây chính là những câu ám chỉ nghề của Đỗ Mười trước khi đi làm “cắt mạng”.

Thứ hai, chính nhà văn Vũ Thư Hiên (con ông Vũ Đình Huỳnh - Người thân tín của Hồ Chí Minh) đã viết trong “Đêm giữa ban ngày” chương 16 như sau: “Cái gọi là đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế thị trường có điều tiết, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời chính là trong thời kỳ này. Cha tôi đã nhận định sai về con người Đỗ Mười. Ông chỉ không sai khi nói rằng trước Cách mạng Tháng Tám Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn chứ không phải phu hồ, thợ sơn gì sất như được ghi trong tiểu sử chính thức: "Nói mọi nghề đều quý thì làm hoạn lợn cũng quý chứ sao, xưng công nhân làm quái gì! Người không biết thì thôi, người biết họ cười cho mất mặt. Thế không phải khôn, mà dại". Các nhà cách mạng biết Đỗ Mười cũng xác nhận nghề hoạn lợn của ông, chỉ nói thêm rằng ông hoạn vụng, có lần hoạn chết lợn của người ta, bị đuổi chạy chí chết”. (3)

Thứ ba, trong cuộc gặp với Giang Trạch-Dân năm 1991, Dân là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý đều nói rất văn hoa, lại ưa xen vào những câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ. Thế nhưng trong buổi họp ông ta gặp gã Đỗ Mười dốt đặc cán mai. Giang nói móc Đỗ Mười trong bữa ăn rằng Mười xuất thân là tên hoạn lợn bằng câu: “Lợn Trung quốc không to béo như lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn Việt Nam hầu hết là lợn thái giám, nên to lớn”.

Điều đó cho thấy Đỗ Mười đích thị là anh chàng hoạn lợn!

Vì đã có thời ông Mười hành nghề hoạn lợn mà (người Nam gọi là “thiến heo”). Chuyện kể của nhà văn Vũ Thư Hiên rằng Đỗ Mười thiến làm sao đó mà nhiều lần con heo ngỏm củ tử. Vì thế Đỗ Mười bị đuổi đánh chạy vãi ra quần. Do thấy nghề thiến heo không khá, “đồng chí” bỏ nghề và đi làm ”Cắt Mạng”. Bị Tây bắt giam nhiều năm tới 1945 mới được tự do và tham gia cướp chính quyền ở Hà Đông. Sau đó giữ chức Bí Thư Tỉnh Ủy kiêm Chủ Tịch UBND tỉnh. Từ đó đường hoạn lợn biến thành hoạn lộ của Đỗ Mười thênh thang rộng mở và phất lên thành tỷ phú USD. Rõ ràng nghề làm “Cắt Mạng” khá hơn nghề thiến heo rất nhiều. Thậm chí Đỗ Mười còn ngạo mạn tuyên bố: “Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới”. Nhưng đó chỉ thật sự chỉ là ngụy biện mà thôi!

Đỗ Mười và Võ Nguyên Giáp

II. Tội ác độc tài và cướp ngày: 

Độc tài: 

Đã là cộng sản thì không ai không có tư tưởng độc tài. Đỗ Mười cũng không là ngoại lệ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay gọi là thủ tướng) và sau này làm tổng bí thư của mình thì Đỗ Mười đã tự mình hoặc cùng Võ Văn Kiệt gây ra nhiều tội ác với dân chủ. Tiêu biểu xin kể tên lại một số vụ án với dân chủ và người yêu nước điển hình như sau:

- Tháng 11/1991: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị xử 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia, cùng với nhà báo Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận án 10 năm, trong một phiên tòa chớp nhoáng, không có luật sư biện hộ và không cho công chúng tham dự.

- Tháng 5/1992: Luật sư Đoàn Thanh Liêm bị xử 12 năm tù vì bài viết “Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản” nhằm đặt cơ sở luận lý và pháp lý cho một Hiến Pháp tương lai.

- Tháng 3/1993: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị xử 15 năm tù, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì ấn hành tờ báo bí mật “Diễn Đàn Tự Do”.

- Tháng 12/1993: Việt kiều Kỳ Ngọc Thanh và 4 người thuộc Liên Minh Hùng Gia Đại Việt cùng 2 nông dân với bản án tổng cộng 47 năm, về vụ thực hiện Chiến Dịch Nguyễn Trãi đòi hỏi đa nguyên đa đảng, và tổ chức 150 nông dân biểu tình trước Sở Thú Sài-gòn vào ngày 20/5/1991 nhằm yêu cầu giải quyết công bằng ruộng đất.

- Tháng 8/1995: Giáo sư Nguyễn Đình Huy bị xử 15 năm tù giam, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì hoạt động trong Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ, tiến hành tổ chức công khai Hội Nghị Quốc Tế Về Vấn Đề Phát Triển Việt Nam tại Sài Gòn.

Đỗ Mười là người đứng đầu chính phủ, sau này là đứng đầu đảng cộng sản độc tài thì không có gì thể bao biện cho những việc trên. Thậm chí sau này chính Đỗ Mười còn cho hành hạ nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Minh Chính lúc mới tù về và bắt ông Chính lần sau nữa. Việc này đã được nhà văn Vũ Thư Hiên viết như sau: “Cũng dưới thời Đỗ Mười tên xét lại hiện đại Hoàng Minh Chính được thả ra sau lần giam giữ cuối cùng vẫn bị tiếp tục hành hạ về tinh thần trong cuộc sống quản thúc. Không hề có một thiện ý lật lại trang sử để xem xét vụ án, cũng không có một biệt đãi nào, dù là biệt đãi chui, dành cho những người bị giam giữ trái phép nhiều năm, để đền bù phần nào những đau khổ và thiệt thòi mà họ và thân nhân đã phải chịu đựng trong những năm đó (12)...

(12) Tôi viết những dòng này khi Hoàng Minh Chính chưa bị bắt thêm một lần nữa (lần thứ ba) và bị xử án một năm tù giam vì tội "lạm dụng những quyền tự do dân chủ", thời tổng bí thư Đỗ Mười”. (4)


Đỗ Mười khi tới Bình Dương tháng 11/2006 (Đã già nhưng rất thích khoác tay phụ nữ trẻ)

Theo cuốn sách “Những mẩu chuyện về đồng chí Đỗ Mười” của nhà xuất bản dân trí cộng sản Việt Nam ca tụng Đỗ Mười như sau: 

“Trần Quân Ngọc, nguyên Thư ký chuyên trách về dầu khí và công nghiệp của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cho biết: trong nhà, đồng chí Đỗ Mười để vào vị trí trang trọng nhất tấm chân dung Bác Hồ với bút tích của Bác Hồ "Tặng chú Mười". Ông bảo đó là món quà quý nhất của đời ông... Tấm ảnh Bác Hồ đó, được đặt trang trọng ở trang đầu tiên của cuốn sách "Những câu chuyện về đồng chí Đỗ Mười- nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam".

Trong bài viết của mình, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu rõ: Tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, đến nay tuổi đã gần 100 nhưng đồng chí Đỗ Mười giữ nguyên tính cách của một người Cộng sản trung kiên, một con người của hoạt động….

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tâm sự:. Đồng chí sống chân thành, giản dị, gần gũi chan hòa với mọi người. Được sống gần đồng chí Đỗ Mười và những lần làm việc trực tiếp với đồng chí, tôi đã cảm nhận được nhiều điều sâu đậm về Anh- người Đảng viên cộng sản trung kiên, hết lòng vì nước, vì dân...”

Qua đoạn bốc thơm của cuốn sách chúng ta thấy được điều gì? Đó là cộng sản thật giống nhau. Đỗ Mười chính vì tôn thờ Hồ Chí Minh và “kiên định” theo cách mạng nên hậu quả là rất nhiều tấm gương yêu nước và đấu tranh cho dân chủ đã vào tù dưới bàn tay của Đỗ Mười cũng không có gì quá xa lạ.

Đỗ Mười và đàn em tại một công trình Dầu Khí. 

Tội ác cướp ngày: 

Hẳn bạn đọc còn nhớ trong “Những sự thật cần phải biết” - phần 13: Những kẻ cướp ngày đã đề cập đến tội ác cướp ngày của Đỗ Mười. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về việc này, xin trình bày lại và thêm một sô tư liệu về việc này của Đỗ Mười để thấy rõ hơn tội ác của Mười.

Thứ nhất, chính Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Ủy viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Trích “Làm người là khó” - Đoàn Duy Thành - cựu phó thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản). Ông Đoàn Duy Thành cho biết Phạm Văn Đồng đánh giá về cải tạo công thương Nghiệp của Đỗ Mười: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá!”.

Khi chiến dịch X-3 đã bắt đầu:

Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 - CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Sài Gòn (đã bị đổi tên thành Tp. HCM) và các tỉnh phía Nam. Đỗ Mười nói: 

“Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ... Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta... Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn...”

Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm:

“Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn-sê-vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”
.

7 giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu. Và tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước.

Đỗ Mười và đàn em Võ Văn Kiệt vui mừng vì cướp được của nhân dân Miền Nam

Thứ hai, về tội cướp ngày của Đỗ Mười thì trên Dân Làm Báo cũng có một bài của nhà báo Minh Diện nói về điều đó. Bài báo có tên “Ông Đỗ Mười “đẻ ra” Lý Mỹ”. Bài viết có đoạn:

“Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10. Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp, cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình...

Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40,1978). 

Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản! 

Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ Đoàn thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh….

X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải...

X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu...” (5

Rõ ràng qua đấy chúng ta thấy rõ hơn tội ác của Đỗ Mười làm băng hoại đạo đức xã hội cũng như là kẻ đầu têu cho sự cướp bóc của cộng sản đối với nhân dân Miền Nam.

Đỗ Mười vẫn chơi “Đại cán” Tầu

Thứ ba, trong báo cáo về thành tích “cướp” của nhân dân Miền Nam, cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP. HCM” của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: 

“Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38. 000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8. 548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn... ”

Cuốn sách cũng khẳng định thêm:

“Trong những chiến dịch lịch sử này có sự đóng góp không nhỏ của Bộ Chính Trị mà đặc biệt là vai trò lãnh đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng - thủ tướng chính phủ và đồng chí Đỗ Mười - phó thủ tướng chính phủ...”

Đó chính là những đoạn báo cáo tố cáo tội ác của cộng sản mà đặc biệt là Đỗ Mười. Đó là tội ác không thể chối cãi.


Đỗ Mười và đồng chí “LÚ”

III. Trùm sò Bán nước:

Lịch sử và sự thật cho biết Đỗ Mười chính là một kẻ bán nước. Điều đó là hoàn toàn không thể chối bỏ. Ngày nay nhiều tài liệu được bạch hóa đã chỉ ra Đỗ Mười chính là một tay trùm sò bán nước. Điều đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay dưới đây. Trước đó, xin quý bạn đọc tìm đọc lại “Những sự thật cần phải biết - Phần 23” để thấy rõ đường dây và tiến trình bán nước của cộng sản gồm: Phiêu, Linh, Khải, Kiệt, Mười, Mạnh v.v... Ở đây chỉ xin tóm tắt một số sự kiện chính để thấy rõ bộ mặt bán nước của Đỗ Mười hơn.

Thứ nhất, ngày 7-11-1991, trong chuyến đi Bắc Kinh của Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt, “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước”, Việt Nam - Trung cộng, đã được ký kết. Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung cộng dài 1.406 km, có truyền thống lâu đời bắt đầu được phân định lại.

Đường biên giới truyền thống đó là cơ sở để người Pháp, sau khi chiếm Bắc Kỳ, đàm phán với triều đình Mãn Thanh, ký Công ước 26-6-1887 và Công ước bổ sung 20-6-1895. Đây là hai văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đường biên giới dài 1.406 km, từ Móng Cái đến biên giới Lào - Trung, chỉ có 341 cột mốc.

Đỗ Mười và Lê Đức Anh - Những kẻ bán nước

Theo Phan Văn Khải kể lại: “Thác Bản Giốc mình không thể nào lấy hết... Bãi Tục Lãm họ có ý đồ lấn thật. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cố vấn Đỗ Mười cũng phải đấu với Trung Quốc trên tình hữu hảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan và ông Lê Khả Phiêu đã đấu tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phải có nhân nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau này còn có cơ sở để đấu tranh”. 

Qua đây cho thấy chính Khải và Phiêu đã xác nhận hành động bán nước của mình. Tại sao lãnh thổ của Việt Nam lại phải nhân nhượng? Và việc để mất thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm mà Khải kể chính là hành động bán nước không thể chối cãi. Và việc Mười và Kiệt đã ký “hiệp định” đã cho thấy Mười và đồng bọn chính là những tên Lê Chiêu Thống ngày thời cộng sản không thể chối cãi.

Thứ hai, trên một bài báo của Vietnamnet (cộng sản) đã chỉ rõ vai trò kết nối bán nước của Lê Đức Anh như sau: “Sau khi ông Lê Đức Anh đi "tiền trạm" về. Từ ngày 3 đến ngày 10/11/1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên Hội đàm, ra thông cáo chung và kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữ hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời kí cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.” (6)

Tất nhiên là bài báo không được phép nói thẳng ra Anh, Mười, Kiệt bán nước nhưng chúng ta thấy sự thật đã rõ ràng khi Kiệt và Mười đi thăm bán nước cho Trung cộng... Sự kiện này đã được chính báo cáo của bộ chính trị cộng sản về Lê Đức Anh, Mười, Kiệt kể công bán nước như sau: 

“Đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh v.v… đã có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng khởi đầu cho mối quan hệ bằng 16 chữ vàng và 4 tốt hiện nay. Tiếp nối truyền thống của Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch đã xây dựng …” (7

“Ngày 19-11-1994 Tại Hà Nội, Đỗ Mười và Lê Đức Anh tại lễ đón tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài đến 22-11-1994”./ Nguồn: Trung Quốc-Việt Nam (sách ảnh) Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biên soạn. China Intercontinental Press, 2003, tr. 26/ (8

Thứ ba, Hội nghị Thành Đô 1990, từ trái Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng (phải) “16 chữ vàng” “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, trên thực tế là Tà quyền Việt cộng chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với Trung cộng.


Sự kiện Thành Đô và vai trò của Đỗ Mười đã được khẳng định bằng việc trong hồi ký của Lý Bằng nói rất rõ vai trò của Mười:

“Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?

Ngày 2/9 - Chủ nhật. Trời quang tạnh.

Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.

Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.

Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.

Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc...”

Rõ ràng những kẻ như Đồng, Linh, Kiệt và Mười là những tên bán nước thật sự. Đó chính là những kẻ tội đồ của dân tộc.


Những tên bán nước tại Thành Đô.

Thứ tư, trong cuộc gặp với Giang Trạch Dân thì Đỗ Mười đã đồng ý với công hàm Phạm Văn Đồng và nhượng bộ Trung cộng. Nó thể hiện rất rõ sự bán nước của Mười. Trong báo cáo chính trị của cộng sản về cuộc gặp này được lưu lại tại Bộ Ngoại Giao cộng sản có ghi như sau:

“Trong cuộc họp với đồng chí Giang Trạch Dân, Đồng chí Đỗ Mười than rằng trong khi các bên bàn luận chưa ngã ngũ ra sao, thì hải quân Trung cộng cứ nhằm hải quân Việt Nam mà tấn công là không hay.

Đồng chí Giang cười xòa, rồi nói rằng: 

Quần đảo Tây sa (Hoàng sa) do Trung quốc chiếm từ chính quyền miền Nam Việt Nam, không liên quan gì tới đảng Cộng sản Việt Nam cả. Còn những cuộc đụng độ mới đây tại quần đảo Nam sa (Trường sa) thì đó là những biến cố nhỏ. Chúng ta gặp nhau đây, hãy bàn đại cuộc thì hơn. 

Đồng chí Đỗ Mười đáp lại:

Đụng chạm nhỏ gì mà tới 9 lần. Thiệt hại lên tới hàng trăm người của chúng tôi. Nhất là cuộc tấn công của hải quân Trung-quốc ngày 14-3-1988, khiến ba tàu Hải Quân Việt Nam bị chìm, mấy trăm người mạng bị chết. 

Đồng chí Giang bèn đưa ra một văn kiện, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký trước đây. Đồng chí Giang nói: 

Ngày 4-9-1958, khi Trung quốc ra bản tuyên cáo lãnh thổ 12 hải lý, với bản đồ đính kèm, thì ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam, ký văn thư gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung quốc, công nhận bản tuyên bố lãnh hải. Từ ngày ấy cho đến nay, phía Việt Nam chưa bao giờ chống đối văn kiện này. Như vậy rõ ràng Việt Nam công nhận toàn bộ vùng biển Đông, trong đó có hai quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa) thuộc Trung quốc. Quần đảo Tây sa, Trung quốc đã đánh chiếm từ chính quyền Sài-gòn ngày 19-1-1974. Còn quần đảo Nam sa (Trường-sa), sau ngày 30-4-1975, VN đem quân tới chiếm đóng. Như vậy là Việt Nam xâm lăng, lấn chiếm lãnh thổ Trung quốc, nên hải quân Trung quốc phải nổ súng đuổi quân xâm lược là lẽ thường tình. 

Đồng chí Đỗ Mười không chịu nhượng bộ: Tại Trường sa còn có quân đội của Phi-luật-tân, Đài-loan, Mã-lai. Tại sao thủy quân Trung-quốc không tấn công vào quân hai nước đó, mà chỉ tấn công vào Hải Quân Việt-Nam? 

Đồng chí Giang tiếp: Quần đảo này hiện đang trong vòng tranh chấp giữa Trung quốc với Philippines, Malaysia, nên Trung-quốc không thể tấn công họ, như vậy là bá quyền. Còn quân của Đài loan cũng là quân Trung quốc đóng trên lãnh thổ Trung quốc, nên hải quân Trung quốc không thể nổ súng, vì như vậy là huynh đệ tương tàn. 

Đồng chí Đỗ Mười cho biết: Nhưng tại Trường sa từ trước đến giờ không hề có quân Trung quốc đóng. Nay Trung quốc dùng sức mạnh, chiếm mất mấy đảo của Việt Nam làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.

Đồng chí Giang bèn trả lời rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nêu cao việc dùng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì đồng chí hãy tuân thủ tư tưởng của Hồ Chủ tịch, vì chính Hồ chủ tịch ra lệnh cho đồng chí Phạm Văn Đồng ký văn thư công nhận các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung quốc…

Đồng Chí Đỗ Mười: Thôi! Chúng ta hãy dừng lại ở đây để không ảnh hưởng đến hòa khí của hai đảng. Chúng ta bàn tiếp vấn đề Campuchia...” (9

Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Đỗ Mười đã im lặng trước hành động bán nước của Phạm Văn Đồng, HCM vì vậy sau đó Mười bán nước không có gì lạ.

Đỗ Mười bán nước

Trước đó thì Linh và Mười đã rất tâm đắc với việc bán nước và thần phục Trung cộng. Hãy đọc đoạn sau từ hồi ký Trương Đức Duy - sứ Tầu tại Việt Nam để thấy rõ điều này: 

“Hai vị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này.

Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.


Đỗ Mười và đồng chí X


IV. Kết luận:

Đỗ Mười cũng là một trong những tội đồ của dân tộc. Ngoài độc tài và cướp đoạt của dân còn cho thấy là một trong những hiện thân của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc thời đại cộng sản. Điều đó cho thấy chúng ta phải tìm mọi phương thức để lật đổ chế độ cộng sản để cứu dân tộc khỏi con đường mà cộng sản đang tìm cách dâng giang sơn, gấm vóc của tổ tiên cho giặc. Chúng ta chỉ có thể lật đổ cộng sản mới có thể cứu được sản nghiệp mà những Trần Hưng Đạo, Hai bà Trưng v.v... đã dày công vun đắp. Đó là trách nhiệm mà chúng ta, tất cả bạn đọc có lương tri phải phấn đấu.

Đỗ Mười thật sự là Đỗ Mười vì dù có là anh hoạn lợn hay anh tổng bí thư vô học thì cũng phải nói: Đỗ Mười cộng sản!

06/10/2013.

___________________________________



--------------------------------------------


NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT 
Đặng Chí Hùng  -  Danlambao




No comments:

Post a Comment

View My Stats