Saturday, 10 August 2013

ĐẤT NƯỚC NÀY CẦN HỆ THỐNG NÀO ? [hết] (Yu-Chien Kuan - Phan Ba dịch)




Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)

Phan Ba dịch
Tháng Tám 10, 2013






Còn một đoạn đường dài mới tới dân chủ

Ông J., 90 tuổi, cựu bộ trưởng, Bắc Kinh: “Chưa thể có một nền dân chủ ngay bây giờ được. Thời gian chưa chín mùi. Người ta làm sao mà có thể biến đổi từ một hệ thống độc đảng sang một hệ thống đa đảng? Điều đó rất khó khăn, vâng, hầu như là không thể. Mao đã gây ra không biết bao nhiêu là lỗi lầm. Mỗi một chiến dịch chính trị của ông đều có không biết bao nhiêu là nạn nhân và người chết. Mặc dù vậy, ông thuộc trong số những người thành lập Đảng Cộng sản và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chúng tôi. Nhiều người thất vọng vì ông và việc làm của ông, và mặc dù vậy người ta không thể lấy bức ảnh của ông trên cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh xuống được. Ngay khi bức ảnh đó bị lấy xuống thì Đảng Cộng sản sẽ chấm dứt.”

“Chúng tôi có những nỗi lo khác hơn là suy nghĩ về dân chủ”

Ông G., 37 tuồi, nhân viên tài chính của nhà nước, Thượng Hải: “Tôi sinh ra vào đầu những năm 1979. Ít lâu sau đó, chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu. Thế hệ của chúng tôi đã có thể trải nghiệm cận kề mức độ tiến bộ. Cuộc sống của chúng tôi tốt, trở nên tốt hơn và bây giờ thì rất tốt. Tôi rất hài lòng. Tuy vậy tôi vẫn sợ, vì không có cảm giác an toàn. Một vài năm tới đây chúng tôi sẽ ra sao, thế hệ tới đây sẽ ra sao? Con cái của chúng tôi đều là con một, tất cả đều là những ông hoàng nhỏ. Họ đã được nuông chiều cho tới mức hầu như không thể tự lập được.

Tôi đã ở châu Âu nhiều lần. Con người ở đó sống yên bình hơn và an toàn hơn chúng tôi nhiều. Họ đi nghỉ mát, và vào cuối tuần thì họ không bị quấy rầy, trong khi ở đây thì chúng tôi lúc nào cũng làm việc, và thứ bảy và chủ nhật thì cũng nghĩ về việc  làm và thế nào đi nữa thì cũng có thể liên lạc được qua điện thoại di động. Chúng tôi, những người sinh ra trong những năm 1970, luôn nghĩ lúc nào thì những người sinh trong những năm 1960 sẽ về hưu, để chúng tôi có thể thay thế họ. Tôi phải thừa nhận, rằng chúng tôi muốn cố hất người khác để thắng thế một cách hết sức ích kỷ. Nhưng tôi cũng biết rằng những người sinh trong thập niên 1980 cũng quan sát chúng tôi giống như thế.”

“Chúng tôi đang sống trong chế độ phong kiến”

Ông D., 33 tuổi, nhà văn, Bắc Kinh: “Chúng tôi sống trong chế độ phong kiến, trong một xã hội gia trưởng. Cha mẹ quyết định con cái phải làm gì. Đức con không thể lựa chọn cha mẹ của nó được. Nó được sinh ra đời mà không được hỏi ý kiến. Chính phủ của chúng tôi cũng đối xử y như thế với người dân của họ: Tôi quyết định tất cả, vì các anh không hiểu gì về các việc đó cả. Các anh phải tin tôi, tuân theo lời tôi và yêu mến tôi, vì tôi có ý tốt với các anh. Nhưng trong cuộc sống như thế nào thì trong chính trị cũng như thế đó: có cha mẹ xấu và cũng có chính phủ xấu. Tôi không bắt buộc phải yêu quý cha mẹ tôi, khi họ chèn ép tôi với sự giám hộ và dạy dỗ của họ. Chúng tôi không xin chính phủ này hãy quyết định thay cho chúng tôi. Họ có cảm giác phải quyết định cho chúng tôi. Chúng tôi còn chẳng bầu họ lên nữa. Nếu cần thì họ lại giương cao ngọn cờ có dòng chữ “vì nhân dân” lên cao. Khi tất cả đã nhìn thấy thì lá cờ lại được lôi xuống và đồng tiền được thu vào. Nhân viên nhà nước lợi dụng chúng tôi để đạt tới lợi ích riêng của họ. Tất cả đã suy thoái thành một cuộc kinh doanh lớn. Kiếm tiền được ở đâu là người ta là: xây nhà ở, dự án hạ tầng, xây cảng tàu và cảng hàng không. Những gì ch tới nay không mang lại tiền bạc thì được thương mại hóa nhanh chóng. Thuộc vào đó là đào tạo và chăm sóc y tế.

Các lãnh tụ chính trị của chúng tôi luôn luôn nói về sự ổn định của Trung Quốc. Nhưng ổn định là gì? Mặc cho đất nước này được tốt hay xấu, tất cả đều do chính phủ quyết định. Người dân không có quyền tham gia vào các hoạt động của chính quyền. Trước kia, các hoàng đế chỉ gửi quan lại của họ về tới huyện lỵ, bây giờ thì Đảng gửi người của họ về cho tới tận làng. Cán bộ làng có ảnh hưởng lớn. Họ là thể là những gì mà họ muốn. Các lãnh tụ chính trị đều ở trong Đảng. Quyền lực thuộc về Đảng. Họ quyết định tất cả. Quyền lực và tiền bạc thống trị đất nước của chúng tôi. Và không có ai nổi lên chống lại việc đó cả. Vì nổi dậy là việc nguy hiểm. Nhữung người bất đồng chính kiến đang ngồi trong các trại tù của chúng tôi đã làm gì? Tôi cố tìm hiểu về việc đó trong Internet. Tất cả các trang tương ứng đều bị chận. Khi một phong trào như phong trào Pháp Luân Công còn không thể lật đổ được chính phủ thì một vài người riêng lẻ có thể làm gì, ví dụ như những người đã ký tên dưới Hiến chương 08? Một trong những người sáng lập, Lưu Hiểu Ba, bây giờ đã nhận giải Nobel. Ông có thật sự nguy hiểm cho tới mức người ta phải mang ông vào tù nhiều năm hay không? Theo ý của tôi thì nguyên nhân sâu xa cuối cùng kh6ong phải là vì cá nhân ông, mà là vì giới trí thức nói chung. Những người bất đồng chính kiến trong nhà tù chẳng khác gì những con tốt bị thí, để cho giới trí thức chúng tôi im miệng. Qua đó, Đảng đã đánh mất toàn bộ thiện cảm mà có những người nào đó cũng đã có cho họ. Họ không có khả năng học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ. Họ luôn phạm phải cùng những lỗi lầm, bằng cách phản ứng cứng rắn không thích đáng với những người phê phán riêng lẻ và những người có suy nghĩ khác đi, và qua đó đã giúp cho họ nổi tiếng. Điều này đúng cho đức Đạt lai Lạt ma cũng như cho môn phái Pháp Luân Công và cho những nhà phê phán như Lưu Hiểu Ba. Chính Đảng đã làm cho họ nổi tiếng trên thế giới.

Thỉnh thoảng tôi có hơi ngạc nhiên một chút khi tôi nghĩ về đất nước của tôi. Vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, chúng tôi đã kỷ niệm lần thứ sáu mươi ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tôi ngạc nhiên tự hỏi: Trung Hoa chỉ mới sáu mươi tuổi ưm tức là trẻ hơn Hoa Kỳ? Đó là đất nước của tôi, quê hương của tôi ư? Cứ giống như là tôi không nhật ra người mẹ của chính tôi vậy và cũng không biết gì nhiều về cha tôi. Tôi là người Trung Quốc, vì tôi được sinh ra ở đây, tôi không thể có ảnh hưởng gì tới việc này. Tôi xuất thân từ mảnh đất này, tức là tôi là người Trung Quốc và cũng cảm nhận tôi là một người như thế.

Ngừoi Mỹ thích nói về ‘country’ của họ. Nói rằng người Mỹ chỉ có một lịch sử 200 năm là không đúng, vì con người tới đó từ khắp nơi và mang nền văn hóa và lịch sử của họ đi cùng. Trong đất nước mới, họ cố hiện thực giấc mơ về dân chủ và nhân quyền. Họ tin giấc mơ đó, và vì giấc mơ đó đẹp đến thế nên họ tin rằng họ phải xuất khẩu nó đi khắp nơi. Rất đáng tiếc là các chính phủ Mỹ đã không phục ụ cho giấc mơ đó, mà đại diện cho lợi ích của ‘big business’, và vì vậy và họ ru ngủ người của họ và bên cạnh đó tiến hành những cuộc chiến tranh của họ. Người dân nhận ra quá muộn, rằng hiện thực không tương ứng với giấc mơ của họ.

Người Trung Quốc chúng tôi thích nói về nước mẹ của chúng tôi và nhà nước của chúng tôi. Nước mẹ này thành hình từ lúc nào thì không ai biết chính xác cả. Có những người nào đó tin vào một nền văn hóa 5000 năm. Nước mẹ của chúng tôi và nền văn hóa của chúng tôi là do người dân của chúng tôi tạo thành. Nó là như thế, và mặc dù vậy thì những lời nói đó nghe có vẻ trống rỗng trong tai tôi. Vì trong Trung Quốc của ngày nay thì người dân không thề gây ảnh hưởng tới nhà nước, mặc dù cac lãnh tụ chính trị của chúng tôi quả quyết điều ngược lại. HỌ luôn nhấn  mạnh rằng nhà nước dựa trên nhân dân. Nhưng tôi không nhìn nhu vậy. Ở giữa giới tinh hoa lãnh đạo chính trị và người dân có nhiều con hào sâu. Trung Quốc đối với tôi không phải là một nước Cộng hòa Nhân dân sáu mươi tuổi mà là một thực thể văn hóa 5000 năm.

Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)
Phan Ba dịch

--------------------------------

Đọc những bài trước ở trang Thùng thuốc súng Trung Quốc

2 comments:

  1. Tôi là một công dân Việt Nam hiện đang sống tại Hà Nội. Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam đã minh chứng rõ ràng là đất nước Việt Nam chỉ cần duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam. Việt Nam không cần đa nguyên, đa đảng; từ những ngày đầu thành lập đất nước đến nay cũng vậy. Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất tại đất nước Việt Nam. Những thủ đoạn của bọn phản động các người không làm thay đổi được điều gì đâu

    ReplyDelete

View My Stats