Saturday 20 July 2013

VIỆT NAM TRONG HOÀN CẢNH TRÊN ĐE DƯỚI BÚA (David Brown - Asia Sentinel)




David Brown

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ cho X Càfe VN
Sun, 07/21/2013 - 05:45

Phải chăng chuyến đi vội vã đến Washington của chủ tịch nước Việt Nam là hậu quả từ sự thất vọng với Trung Quốc ? 
 
Những nguyên thủ quốc gia thường mất vài tháng để tổ chức một chuyến công du, nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam sẽ đến Washington trong một thông báo rất ngắn và chỉ sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là không vừa ý với phía Trung Quốc. Hay ông Sang và các đồng sự của mình đã quyết định trả cái giá Mỹ từng đòi hỏi cho một quan hệ "đối tác chiến lược" ?

Đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố với Uỷ ban Lập Pháp rằng một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là trong việc mua bán vũ khí, sẽ đình lại cho đến khi có được một tình trạng "cải thiện chắc chắn, liên tục và có thể chứng minh được về nhân quyền." Các quan chức đã công khai một thông điệp các nhà ngoại giao Mỹ từng lặng lẽ chuyển đến phía Việt Nam trong một vài năm. Phần lớn cuộc đối chất trước quốc hội của họ đã không được chú ý ngoại trừ các phương tiện truyền thông trực tuyến từng khơi dậy những ngọn lửa bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Thật trùng hợp, công an Việt Nam vừa bắt giữ thêm một blogger nữa vào ngày 13 tháng Sáu, kết tội Phạm Viết Đào "lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm suy yếu lợi ích của Nhà nước." Theo hãng tin AP, trong năm nay 43 nhà bất đồng chính kiến ​​đã bị giam cầm, con số gấp đôi so với năm 2012. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy việc kiểm soát an ninh mạng của công an Việt Nam đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher - do công ty Gamma International có trụ sở tại Anh chế tạo - để cài cấy các phần mềm gián điệp vào trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các blog bất đồng chính kiến.

Hà Nội đã không vui vẻ chào đón các vận dụng chính trị của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Đảng tích cực bịt miệng những đòi hỏi cho phép Việt Nam tự do dân chủ hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là nhằm lật đổ chế độ.

Đàn áp blogger dường như để biểu hiện một chế độ nghiêng về phía Trung Quốc, môt biểu hiện mà những người bất đồng chính kiến hết sức oán giận. Trong nhiều năm qua, giới blogger bất đồng chính kiến ​​đã thậm tệ phê phán chế độ thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam chống lại người láng giềng khổng lồ của mình. Bằng chứng là việc từng bước củng cố một tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển của Việt Nam của Trung Quốc.

Lực lượng hải quân và không quân của Việt Namkhông thể sánh với phía Trung Quốc.Thay vì phải chịu rủi ro khi va chạm tranh chấp về các bãi đá, rạn san hô - và có thể là các mỏ dầu khí - giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách hãm phanh sự xâm lược của Trung Quốc bằng cách tập hợp hỗ trợ của các nước đối tác ASEAN và bằng cách dựng nên một "mối quan hệ chiến lược" giả mạo với Hoa Kỳ cùng các cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao như thế này đã là rất khiêm tốn. 10 thành viên của ASEAN đã chỉ nói suông về "trọng tâm"các vấn đề khu vực, nhưng thất bại trong việc thiết lập một mặt trận chung đối với yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc.

Trong khi đó, cảnh giác để không bị vận dụng lôi kéo vào việc bảo vệ các đảo của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng mình "không đứng về phe nào" trong các tranh chấp lãnh thổ. Cũng lo lắng rằng một siêu cường đang lên sẽ trả đũa trong các khu vực khác, Washington và hầu hết thủ đô các nước ASEAN đều tránh xa những thách thức trực tiếp đến quyền bá chủ của Bắc Kinh trên vùng biển nằm giữa Hồng Kông và Singapore.

Các khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên bằng chứng các chuyến thăm đảo của ngư dân từ nhiều thế kỷ trước. Ngược lại, khẳng định chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật biển và các luật quốc tế khác. Những nhà chăm sóc chính sách ở Washington đồng ý rằng mớ bòng bong khiếu nại phải được tháo gỡ bằng cách tham khảo những mệnh lệnh của luật pháp. Nhưng lập trường này bị suy yếu bởi thất bại lặp đi lặp lại của Mỹ trong việc phê chuẩn UNCLOS và sự thất bại của bốn quốc gia tuyến đầu ASEAN trong việc giải quyết các mâu thuẫn với nhau. Một tình huống không mang lại gợi ý nào cho Washington nếu Bắc Kinh tiếp tục nhích dần theo cái cách của mình để đạt đến một sự việc đã rồi.

Khi căng thẳng gia tăng, người Việt Nam không cộng sản và một thành phần quan trọng trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế với Mỹ. Cũng đã có những tiến bộ về vai trò thành viên của Việt Nam trong dự kiến quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương do Mỹ chủ động. Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ, các cuộc tham vấn với lực lượng vũ trang Mỹ đã mở rộng đáng kể trong bốn năm qua. Ví dụ như, trong tháng Sáu, một thành viên cao cấp bộ quốc phòng Việt Nam đã đi thăm các căn cứ Mỹ.

Cho đến tuần rồi, loại dây dưa quân sự với quân sự, được hình thành để báo hiệu cho Bắc Kinh biết rằng Hà Nội đang có các chọn lựa của mình, dường như đã đạt đến được những giới hạn tự nhiên của nó - các cuộc thăm viếng hữu nghị và một chút ít về huấn luyện đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Một năm trước Việt Nam đã từ chối đề nghị cho quân đội và tàu chiến Mỹ luận phiên đóng tại Việt Nam của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Mùa xuân này, một lần nữa Bắc Kinh lại khoe khoang sức mạnh hàng hải của mình. Trái với thường lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Trong tháng Năm, họ đã gji nhận có tính chiếu lệ một khiếu nại về xử thô bạo với ngư dân Việt Nam từ chối một tố cáo của PetroVietnam về việc tàu Trung Quốc quấy rối một tàu khảo sát của công ty dầu khí nhà nước này. Tại sao lại trở nên thông thoáng vào ngày 14, khi Hà Nội công bố chủ tịch nước Sang sẽ đi thăm Trung Quốc chính thức.
 
Chuyến đi giữa tháng Sáu của Sang, cuộc viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc trong tháng Ba, đã tràn ngập các nghi thức và ý nghĩa từng tích lũy qua hơn một thiên niên kỷ của các sứ mạng như thế. Người Việt Nam rất tự hào về truyền thống thành công chống xâm lược Trung Quốc. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình, người Việt thường xuyên khiến Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam bằng cách bày tỏ sự tôn kính. Nhưng tháng trước, Hà Nội đã mạnh mẽ khấu đầu quỳ lạy.

Cuộc phối hợp của chuyến thăm Hoa kỳ cho thấy rằng mặc dù có những va chạm, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn hy vọng rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản bội một đảng cầm quyền giống như chính họ. Nếu có áp lực căng thẳng bình thường trên "mối quan hệ chiến lược toàn diện" của hai nước. Những chữ ký đã được gắn kết với một mớ thỏa thuận thông thường.
 
Từ Bắc Kinh, dường như Sang chẳng mang được gì về, ngoài những lời khuyên dạy. Tập hứa rằng Trung Quốc sẽ có "các biện pháp tích cực hiệu quả mạnh mẽ" nhằm thu hẹp 16 tỷ USD mất cân bằng trong hoạt động thương mại song phương. Những hứa hẹn đó đã được đưa ra trước đây nhưng chẳng có kết quả gì lớn lao. Về vấn đề Biển Đông, Sang chẳng có gì để cho thấy ngoài thỏa thuận về một đường dây nóng để thảo luận về các sự cố liên quan đến ngư dân.

Bằng cách từ chối đề cập đến UNCLOS, mà cả hai quốc gia này đều đã ký, và các quy định khác của pháp luật quốc tế làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề lãnh thổ, Bắc Kinh bước ngược về sự đảm bảo đã cho Việt Nam trong 20 tháng trước, khi Hà Nội đồng ý đàm phán song phương về các tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, đảo mà Trung Quốc chiếm được từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974. Thừa nhận các cuộc đàm phán ấy đã không đạt được tiến bộ gì cụ thể, Tập và Sang đã đồng ý phải tăng cường.

Quyết định gửi Sang đến Washington của Bộ chính trị cho thấy các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã bị lung lay bởi những gì Tập Cận Bình và các đồng sự của ông nói riêng với Sang và sẵn sàng để hợp tác  với Mỹ trên một mối quan hệ quốc phòng thân thiết hơn. Một nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu lẽ ra đã bị mang ra xét xử trước ngày thông báo chuyến đi chính thức của Sang nhưng vụ xét xử bị hoãn lại vô thời hạn. Có thể các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng Tổng thống Barack Obama sẽ giải quyết vì những cử chỉ làm đẹp trong nước như thế. Họ có thể nhầm nếu tin như vậy.

Như chính quyền thừa nhận trước Quốc hội hồi tháng trước, "người dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp mối quan hệ song phương mà không chứng minh được sự tiến bộ về nhân quyền." Trong thực tế, Mỹ không cần một mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với Việt Nam để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Nam Trung Quốc. Mỹ có thể đủ khả năng để chọn con đường dài hơn và chấp nhận các hoài nghi bất ngờ bằng cách đứng vững chắc về vấn đề nhân quyền.

Với các cựu chiến binh Việt Nam John Kerry và Chuck Hagel hiện giám sát chính sách ngoại giao và quốc phòng Mỹ, có thể đấy chính xác là những gì Mỹ sẽ hành động. 
 

(Tác giả David Brownmột nhà báo tự do, một nhà ngoại giao đã về hưu của Hoa Kỳ, từng làm việc ở Việt Nam trong nhiều năm. Một cây bút thường xuyên cho tờ Asia Sentinel. Ông viết bài này cho Trung tâm nghiên cứu Yale về toàn cầu hoá.)

Nguồn: Asia Sentinel



No comments:

Post a Comment

View My Stats