Carlyle
Thayer
Nguồn: Scribd
Bản dịch của Nguyen Thanh Thuy (Defend the Defenders)
Posted on July 11, 2013 by DtD | Leave
a comment
Chúng tôi đề nghị ông đánh giá những vấn đề dưới
đây:
1-
Ông có cảm thấy là quyền lực của chính quyền Việt Nam đang bị đe doạ, hay họ đã
cảm nhận được mối đe doạ lớn hơn? Và nếu vậy, điều gì gây ra việc suy yếu quyền
lực này?
TRẢ
LỜI: Chế độ độc đảng Việt Nam hiện không đối mặt với
nguy cơ nhãn tiền của một “Mùa Xuân Việt Nam”. Nhưng có sự đấu đá căng thẳng
trong nhóm chóp bu. Điều này bộc lộ rõ vào năm ngoái tại cuộc hội nghị toàn thể
vào Tháng 10 khi phần lớn Bộ Chính trị cố gắng kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng vì cách điều hành nền kinh tế và sự thất bại trong việc ngăn chặn tham
nhũng. Khi đề xuất được đưa ra Ban Chấp hành Trung ương, ông Dũng dễ dàng dành
phần thắng và thậm chí không bị bất kỳ hình thức kỷ luật dù là nhẹ nhàng nào.
Ban Chấp hành Trung ương ra thông cáo rằng các thế lực thù địch nước ngoài đang
cố gắng gây chia rẽ nội bộ đảng. Giới chóp bu chính trị Việt Nam cảm thấy cần
phải có sự củng cố thế trận một cách đặc biệt bởi vì nhiều blogger vẫn đang chỉ
trích một cách trực tiếp những cá nhân như Tổng Bí thư BCHTW Đảng, Thủ tướng và
Chủ tịch nước. Những âm mưu giả định cứ thế bay lượn về sự rò rỉ tin tức chủ ý
của phe này nhằm vào phe kia. Sự bất đồng nội bộ đảng đang ảnh hưởng đến cách
điều hành. Sự bất đồng đó sẽ trở nên gay gắt hơn bởi khi mà Hội nghị Trung ương
vừa rồi đã bắt đầu quy hoạch lãnh đạo cho nhiệm kỳ Quốc hội kế tiếp, sẽ được tổ
chức vào năm 2016.
2
– Liệu sự giận dữ của dân chúng về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém có
thể tiếp sức cho cải cách thực chất? Những người nắm quyền lực sẽ có nhiều thứ
để mất nếu cải cách được luật hoá chăng?
TRẢ
LỜI: Có nhiều phần tử trong nội bộ đảng đồng cảm với
tiếng kêu thét của dân chúng và phản ứng nhanh nhạy với điều đó. Nhưng như
chúng ta đã chứng kiến vào năm ngoái khi mà ông bầu ngân hàng Nguyễn Đức Kiên
bị bắt điều đó thể hiện rằng chiến dịch chống tham nhũng đã được sử dụng để
nhắm đến những cá nhân của mạng lưới ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Trong suốt
nhiệm kỳ đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hình thành nên Ban Chỉ đạo Phòng
chống Tham nhũng. Nhưng điều đó không đi đến đâu. Trong nhiệm kỳ thứ 2 những
người bất đồng đã hất ông ra khỏi chức Trưởng ban Chỉ đạo. Tổng bí thư đã thay
vào đó và chỉ định cựu bí thư thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh làm lãnh
đạo một ban nội bộ đảng về vấn đề tham nhũng và sẽ báo cáo trực tiếp cho Tổng
bí thư. Tại kỳ hội nghị toàn thể của đảng gần đây nhất ông Thanh đã không được
bầu vào Bộ Chính trị. Những nỗ lực thực sự để loại trừ tham nhũng quy mô lớn sẽ
động đến những vấn đề nhạy cảm vậy nên việc cải tổ chống tham nhũng vẫn còn
giậm chân tại chỗ.
3
– Vai trò của blogger trong việc thúc đẩy tình trạng bất đồng chính kiến đó lớn
đến đâu, và bằng cách nào họ có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe
(không giống như Trung Quốc, nơi mà hững tiếng nói bất đồng dường như bị ngăn
chặn ngay từ trong trứng nước)?
TRẢ
LỜI: Các blogger phản ánh sự bất đồng trong dân chúng
đồng thời định hướng nó. Có một lượng các blogger có tiếng tắm và được nhiều
người theo dõi. Tiếng nói của họ được lắng nghe bởi vì Việt Nam có mức độ truy
cập internet cao, khoảng 30 phần trăm dân số truy cập internet. Việc đăng bài
trên blog tràn lan. Nhiều nhóm nhạy bén về chính trị mở iPod hoặc máy tính bảng
vào bữa sáng để biết được những gì đang diễn ra, sau đó họ mới đọc báo đảng.
Những công dân bình thường có những bất bình thường viết thư hoặc kiến nghị để
tố cáo gửi đến cơ quan chính quyền và không sử dụng internet. Thỉnh thoảng
những công dân này biểu tình ở công cộng với các biểu ngữ trên tay.
Nguồn: Scribd
No comments:
Post a Comment