Thanh
Quang, phóng viên RFA
2013-07-18
2013-07-18
Cách nay 3 năm, khi Miến Điện còn trong chính thể
quân phiệt, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà
Nội có đề cập tới cuộc tuyển cử ở Miến “phải được tự do và dân chủ với sự tham
dự của tất cả đảng phái”. Thì nay, chính VN – chứ không phải Miến Điện – đang
lâm vào tình trạng tồi tệ về nhân quyền, dân chủ, nhất là vấn đề tù nhân chính
trị, tù nhân lương tâm.
Miến
Điện và VN đi ngược chiều về nhân quyền
Hồi tháng 11 năm ngoái, ông Phil Robertson, Phó Giám
đốc đặc trách Á Châu của Tổ chức Nhân quyền Human rights Watch có bài tựa đề
tạm hiểu là “Cuộc đua
đội sổ của Việt Nam: Miến Điện và Việt Nam đi ngược chiều về nhân quyền”,
mở đầu rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Miến Điện hồi tháng Tư năm
2010 đã bảo các lãnh đạo Miến rằng VN ủng hộ lộ trình dân chủ hoá Miến Điện.
Sau đó, vào lúc kết thúc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội,
ông Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN rằng cuộc tuyển
cử sắp diễn ra ở Miến Điện phải được tự do và dân chủ…
Nhưng, ông Phil Robertson lưu ý, hiện giờ, 2 chính
phủ VN và Miến điện ngày càng giống như 2 chiếc tàu chạy ngược chiều nhau ở đại
dương – ngược chiều về nhân quyền.
Trong khi tại Việt Nam, nhất là trong thời gian gần
đây, ngày càng có nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ưu tư vận nước
cùng sự sa sút xã hội đã bị gán ghép bằng những điều luật hình sự mơ hồ, chung
chung để phải vào tù, thì hôm thứ Hai vừa rồi ( 15/07/2013), Tổng thống Miến
Điện Thein Sein lên tiếng tại Luân Đôn rằng ông “bảo đảm” vào cuối năm 2013 sẽ
không còn tù nhân lương tâm nào nữa ở nước này.
Kể từ khi chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein
nắm quyền hồi tháng Ba năm 2011, hàng trăm nhà bất đồng chính kiến đã được
phóng thích. Và ông Thein Sein hồi tháng 11 năm ngoái tuyên bố duyệt xét lại
tất cả trường hợp tù nhân chính trị.
Tù nhân Myanmar đi bộ ra khỏi nhà tù Insein trung tâm Yangon ngày 12
Tháng 10 năm 2011. Cho đến nay hàng trăm nhà bất đồng chính kiến đã được phóng
thích. AFP
Lời “bảo đảm” từ Luân Đôn của Tổng thống Thein Sein
như vừa nêu khiến người ta liên tưởng tới số phận của tù nhân chính trị, tù
nhân lương tâm oan khuất tại VN.
Từ
Sai gòn, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét:
Có lẽ trong Khối ASEAN thì bây giờ còn lại Việt Nam là nước cuối cùng còn chế độ toàn trị, và có tù nhân làm
chuyện quốc sự, tức bị giới cầm quyền ghép vô tội “chống lại nhà nước” hay là
“tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng dân chủ”…Thì đó gọi là những tù nhân
lương tâm. Việt Nam sẽ là nước cuối cùng còn những người như vậy.
Và, cũng trong chiều hướng nhận xét vừa rồi của Phó
giám đốc Á Châu Phil Robertson thuộc Human Rights Watch về 2 con thuyền quốc
gia Việt Nam và Miến Điện đang “chạy ngược chiều nhau ở đại dương – ngược chiều
về nhân quyền”, ký giả Trương Minh Đức đưa ra so sánh để rồi “rất tiếc” và
“rất buồn”:
Miến Điện với VN thì hiện nay đã khác nhau xa về vấn
đề dân chủ hoá. Bởi vì Miến Điện hiện giờ là một nước dân chủ, đa đảng dù trước
đây là một chế độ độc tài khiến cả VN cũng đã từng phê phán. Nhưng hiện nay,
trong khi Miến Điện tiến bộ như vậy thì VN lại đi lùi về dân chủ. Tôi nghĩ
chính quyền dân chủ Miến Điện đang phát triển rất tốt, từ đó, Tổng thống Thein
Sein quyết định trả tự do cho tù nhân chính trị, và đây là một quyết sách đúng
đắn. Nhìn lại Việt Nam, tôi thấy rất tiếc cho chính phủ Việt
Nam đã bị công luận thế giới lên án về nhân quyền ngày càng nhiều trong thời
gian gần đây. Trong 6 tháng qua, đã có rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân
lương tâm cùng những blogger bị bắt bớ. Đây là điều rất tiếc và rất buồn cho VN
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu!
Thủ
tướng Anh David Cameron (trái) chào đón Tổng thống Myanmar Thein Sein. Ông
Thein Sein lên tiếng tại Luân Đôn rằng ông “bảo đảm” vào cuối năm 2013 sẽ không
còn tù nhân lương tâm nào ở Miến Điện (15/07/2013)AFP
Dân chủ
VN bị đẩy lùi bởi áp lực của TQ
Trong khi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bày tỏ mong mỏi
rằng sự thay đổi ở Miến Điện sẽ là những gợi ý tốt cho nhà cầm quyền Việt Nam,
cho giới lãnh đạo Việt Nam suy nghĩ hay làm thế nào đó để thế giới không còn
quan tâm, không còn lo lắng cho số phận những người bị bắt, bị nhốt, những
người được gọi là tù nhân lương tâm, thì nhà báo Trương Minh Đức không quên lưu
ý đến “tiến trình dân chủ trong nước rất xấu và diễn tiến ngày càng tồi tệ”, mà
một trong những tác động đáng kể là áp lực từ phương Bắc.
Ký
giả Trương Minh Đức nhận xét:
Vừa rồi, khi ông Trương Tấn Sang sang TQ thì Bắc
Kinh tiếp tục hành động bành trướng ở biển Đông, bắn tàu cá VN, đụng chìm tàu
cũng như bắt bớ, đánh đập ngư dân, tịch thu ngư cụ, hải sản…Điều này cho thấy
tiến trình dân chủ của VN một phần bị đẩy lùi bởi áp lực của TQ.
Theo như kế hoạch thì vào ngày 25 tháng Bảy sắp tới,
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ chính thức viếng thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng
thống Barack Obama. Và, theo thông báo của Toà Bạch Ốc, nhân quyền sẽ là một
trong những đề tài thuộc nghị trình thảo luận, trong đó hẳn là phải có chuyện
tù nhân lương tâm. Câu hỏi cần được nêu lên là, về khía cạnh này, công luận
mong đợi gì ở chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Mỹ sau chuyến “phụng
mệnh chiếu chỉ Thành Đô II” của ông ở Trung Nam Hải ?
Nhà
báo Trương Minh Đức nhận xét:
Trong tình hình như hiện nay, chúng tôi cũng không
hy vọng gì nhiều lắm ở chuyến đi ông Sang. Nhưng những nhà đấu tranh cho dân
chủ VN hy vọng chính quyền Hoa Kỳ cũng như Tổng thống Obama nêu lên vấn đề tiến
trình dân chủ ở VN thì may ra các nhà dân chủ trong nước có thể bày tỏ cảm
tưởng của mình về tiến trình dân chủ, tránh bớt tình trạng bị bắt bớ ? Tôi nghĩ
việc này phần nào cũng do ở Tổng thống Obama, cùng sự vận động của tất cả trong
và ngoài nước, gởi thỉnh nguyện thư lên Tổng thống Hoa Kỳ.
Nhắc đến “dân chủ”, qua bài “Cuộc đua đội sổ của VN:
Miến Điện và VN đi ngược chiều về nhân quyền”, ông Phi Robertson của Human
Rights Watch đi đến kết luận rằng tới năm 2015, khi kỳ tổng tuyền cử ở Miến
Điện lúc đó có thể mang lại một sự chuyển quyền thật sự phát xuất từ các thùng
phiếu, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể hối tiếc về bài diễn văn hồi năm
2010 của ông khuyến khích Miến Điện đi theo con đường dân chủ - nhất là khi
người dân VN tiếp tục tự hỏi rằng không biết khi nào Hà Nội mới chịu theo chân
xứ láng giềng của Tổng thống Thein Sein ?
No comments:
Post a Comment