Tuesday 23 July 2013

VIỆT NAM CÒN XÂM HẠI NHÂN QUYỀN, ĐỪNG NÊN MƠ VŨ KHÍ (Người Việt)




Tuesday, July 23, 2013 5:00:02 PM

HÀ NỘI (NV) - Tuy ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, công khai bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam nhưng điều đó chưa thể xảy ra vào lúc này.

Bà Catharin Dalpino, người từng là phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, được xem như một chuyên gia về an ninh ở khu vực Ðông Nam Á, mới khẳng định như thế với BBC.

Bà Dapilno nói thêm rằng, chính giới Hoa Kỳ không ủng hộ việc bán vũ khí cho Việt Nam và nhân quyền chắc chắn sẽ là một chủ đề trong cuộc hội đàm giữa tổng thống Hoa Kỳ với chủ tịch Nhà nước Việt Nam.

Hai chủ đề còn lại là việc Việt Nam tham gia Hiệp định Ðối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hoạt động của Trung Quốc trên biển Ðông.


Cách nay ít ngày, trả lời phỏng vấn của AP về lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam, chủ tịch Nhà nước Việt Nam cho rằng, bây giờ là lúc để bình thường hóa quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực. Ông Sang thừa nhận “có khác biệt” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về nhân quyền, song ông Sang cho rằng đó là điều “hoàn toàn bình thường.”

Bà Dalpino không nghĩ như vậy. Bà giải thích chuyện bán vũ khí của Hoa Kỳ là vấn đề phụ thuộc vào cả chính phủ lẫn Quốc Hội Hoa Kỳ. Quyết định bán vũ khí thường được gắn với nhân quyền.

Thời gian vừa qua, nhiều chính khách Hoa Kỳ ở cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện công khai bày tỏ sự bất bình, khi Việt Nam liên tục thực hiện nhiều hành vi xâm hại nhân quyền. Hạ Viện Hoa Kỳ liên tục tổ chức các buổi điều trần về tình trạng nhân quyền được xem là càng ngày càng tồi tệ tại Việt Nam, trong hai tháng 5 và 6.

Trong cuộc điều trần diễn ra hồi tháng 6, Dân Biểu Chris Smith, thành viên Ủy Ban Ðối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, từng chỉ trích: “Có vẻ như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã để những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.”

Trước sự chỉ trích của nhiều thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế, ông Daniel Baer, phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã lên tiếng phân biện. Ông cho rằng, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một quan hệ năng động, song Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, vì dân chúng Việt Nam không được hưởng những quyền tự do cơ bản mà cộng đồng quốc tế công nhận. Cũng theo ông Baer, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến mọi phương diện trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền.

Mới đây, Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, nhận định, chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang là cơ hội có một không hai để ông Obama lên tiếng hậu thuẫn nguyện vọng được hưởng các quyền tự do của dân chúng Việt Nam. Ông Royce hối thúc ông Obama tận dụng cơ hội này để bênh vực nhân quyền.

Ngay vào ngày ông Trương Tấn Sang lên đường sang thăm Hoa Kỳ, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch - HRW) phát hành một thông cáo, kêu gọi cần đặt vấn đề Việt Nam gia tăng đàn áp là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ông John Sifton, thành viên Ban Á Châu của HRW, cho rằng: Nếu phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng Thống Obama nên thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng cách tự mình phạm tội ấy. Ông Sifton kêu gọi: Ông Sang không thể biện minh cho chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới và nên nhân cơ hội này chấm dứt việc đó.

HRW đề nghị Hoa Kỳ nêu chính kiến về các trường hợp đặc biệt như: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (blogger Ðiếu Cày), Lê Quốc Quân và nhắc thêm nhiều trường hợp khác như: Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha, Ðinh Nhật Uy... (G.Ð)

---------------------------------------------

Tuesday, July 23, 2013 5:06:52 PM

WASHINGTON D.C. - Việt Nam quan trọng vì “sát trung tâm chiến lược tái cân bằng” và vì vai trò trong ASEAN vào thời điểm Hoa Kỳ muốn tham gia tích cực hơn vào hoạt động của các tổ chức ở Châu Á.

Ðó là một trong những điểm đáng chú ý khi ông Danny Russel, người vừa trở thành trợ lý đặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương của ngoại trưởng Hoa Kỳ, trả lời báo giới tại một cuộc họp báo ở Washington D.C.

Tại cuộc họp báo vừa kể, ông Russel tái khẳng định, Châu Á là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việt Nam nói riêng và khu vực Ðông Nam Á nói chung là một phần quan trọng trong chính sách ấy. Người ta vẫn thường gọi chính sách vừa đề cập là “tái cân bằng lực lượng” hay “xoay trục qua Châu Á-Thái Bình Dương.”

Ông Russell giới thiệu cặn kẽ hơn với báo giới về vai trò, vị trí của Ðông Nam Á và Việt Nam trong chính sách của Hoa Kỳ đối với vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, Hoa Kỳ xem Ðông Nam Á là khu vực năng động nhất trong toàn vùng. Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục đầu tư thích đáng vào việc xây dựng, củng cố, phát triển quan hệ với tất các quốc gia ASEAN, từ lớn nhất như Indonesia, đến nhỏ nhất như Brunei và Singapore.

Riêng với Việt Nam, ông Russel xác định rằng quan hệ song phương đang tiến triển tốt và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước Việt Nam sẽ là một “mốc lịch sử.”

Ông Sang sẽ tới Hoa Kỳ vào chiều 23 tháng 7. Tại Hoa Kỳ, ông Sang sẽ gặp ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 7, rồi hội đàm với ông Barrack Obama vào ngày 25 tháng 7.

Theo ông Russel, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang có cơ hội phát triển tốt hơn. Cơ hội đó có sự góp phần từ quan hệ cá nhân của ông Kerry với Việt Nam. Kể từ khi là thượng nghị sĩ, cho tới lúc giữ vai trò chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ, ông Kerry đã đến thăm Việt Nam 17 lần. Ngoại trưởng đương nhiệm của Hoa Kỳ được cho là đã có những đóng góp quan trọng trong việc đặt nền móng để Hoa Kỳ và Việt Nam có quan hệ chiến lược, toàn diện, quan hệ đối tác mà cả hai bên có thể xây dựng và đang xây dựng.

Hoa Kỳ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Ðối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy nhiên, cũng theo ông Russel, có vài yếu tố khiến Hoa Kỳ buộc phải cân nhắc trong quan hệ với Việt Nam. Yếu tố đầu tiên là Việt Nam thuộc loại kém phát triển nhất trong số 12 quốc gia đang cùng đàm phán về TPP. Do vậy, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất khi trở thành thành viên một khối mậu dịch có tiêu chuẩn và chất lượng cao như TPP. Yếu tố thứ hai, Hoa Kỳ hết sức chú ý đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông Russel nhận xét, Việt Nam có những tiến bộ trong lĩnh vực này nhưng Hoa Kỳ vẫn rất quan tâm đến các lĩnh vực chưa có tiến bộ.

Trước báo giới, nhân vật hiện là trợ lý đặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương của ngoại trưởng Hoa Kỳ khen ngợi lập trường của Việt Nam về biển Ðông, khi Việt Nam là một trong những bên có tranh chấp song rất có trách nhiệm khi ủng hộ cách tiếp cận bằng ngoại giao, dựa trên luật pháp. Ông Russel tiết lộ, ông Kerry hy vọng, chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Sang sẽ là cơ hội để hai quốc gia gia tăng sự phối hợp về các vấn đề chiến lược trong khu vực mà biển Ðông là “vấn đề quan trọng.” (G.Ð)

Bài liên quan







5 comments:

  1. tôi không hiểu trong thời đại xã hội thông tin được truyền bá rộng rãi và nhanh chóng hiện nay mà một số người mỹ vẫn không nhận ra được vấn đề là sao nhỉ, làm gì có chuyện việt nam vi phạm nhân quyền nọ kia, các vị toàn nghe mấy cái thông tin ở đâu đâu rồi toàn là có nhận định không chính xác về viêt nam gì cả

    ReplyDelete
  2. ai nói việt nam xâm hại nhân quyền vậy, việt nam ra sức bảo vệ quyền lợi của nhân dân còn chẳng nói nữa là vi phạm nhân quyền, thực tế ở việt nam như thế nào thì nhân dân việt nam đều biết rõ, không hề có những chuyện như vậy đâu, thật đáng buồn là một số chính trị gia mỹ lại không hiểu và cố tình không hiểu điều đó

    ReplyDelete
  3. vấn đề là như thế này, việt nam đâu có xâm hại tới nhân quyền gì đâu mà cứ nói là việt nam vi phạm nhân quyền vậy nhỉ, lạ thật đấy, còn về vấn đê vũ khí thì nói thật, thiếu gì nước bán vũ khí đâu, chỉ sợ là không có tiền mà mua thôi, chứ chả ngại là nước này hay nước kia không bán vũ khí cả, đúng là nhảm

    ReplyDelete
  4. tôi thấy đây là những câu nói nhảm nhí nhất đấy, tại sao cứ nhai đi nhai lại mấy cái điệp khúc không có trong thực tế vậy nhỉ, tôi phải nói lại, là một người dân việt nam theo những gì tôi được chứng kiến trên quê hương tôi thì tôi thấy là ở việt nam không hề có vi phạm về nhân quyền, nhân dân luôn luôn được chăm sóc rất tốt

    ReplyDelete
  5. nếu việt nam mà có xâm hại đến nhân quyền thật thì làm sao mà việt nam có thể ổn định và phát triển như hiện nay được, người dân việt nam làm sao có thể chấp nhận được điều đó, vì thế nói việt nam vi phạm nhân quyền trong khi xã hội việt nam rất ổn định hiện nay thì đúng là sự xuyên tạc quá trắng trợn

    ReplyDelete

View My Stats