July 22, 2013
Obama cần đề
cập tới tình trạng đang ngày một xấu hơn về đàn áp giới bất đồng chính kiến
(Washington, ngày 23 tháng Bảy năm 2013) – Hôm nay Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng việc Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự
do ngôn luận phải được đặt thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cuộc gặp thượng
đỉnh tuần này giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama. Chuyến thăm
Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26 tháng Bảy
và Obama sẽ tiếp ông Sang tại Tòa Bạch ốc vào thứ Năm, ngày 25 tháng Bảy, 2013.
Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết từng đến
thăm Washington vào tháng Sáu năm 2007, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng
Sáu năm 2008. Số người bất đồng chính kiến, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị bỏ
tù đã gia tăng liên tiếp kể từ sau những chuyến thăm đó. Số người bị truy tố
chỉ trong sáu tháng đầu năm 2013 đã vượt quá tổng số của cả năm 2012, vốn đã
cao hơn so với năm 2011 và 2010.
Chính quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng bộ luật hình sự
hà khắc để bắt giữ những người bất đồng chính kiến theo các tội danh như “tuyên
truyền,” “lật đổ chính quyền nhân dân,” “phá rối đoàn kết dân tộc,” hay “lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Những người bất
đồng chính kiến thường bị giam giữ không cho liên hệ với bên ngoài trong một
thời gian dài, không được tiếp xúc với gia đình hay luật sư, thường phải chịu
tra tấn hay các hình thức ngược đãi khác, và bị xét xử trong các tòa án bị
chính trị chi phối, để rồi bị kết các mức án tù ngày càng nặng nề hơn.
“Nếu phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng
thống Obama nên thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng
cách tự mình phạm cái tội ấy,” ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu
của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chủ tịch Sang không thể biện minh cho
chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới, và nên
nhân cơ hội này chấm dứt việc đó.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị chính quyền Obama
phát biểu công khai về các trường hợp bất đồng chính kiến đặc biệt, như nhà bất đồng chính
kiến Cù Huy Hà Vũ, blogger Nguyễn Văn Hải
(Điếu Cày), và luật sư Lê Quốc Quân,
người đang chờ ra tòa với tội danh “trốn thuế” ngụy tạo.
Trước đây, ông Obama đã từng nhắc đến Nguyễn Văn Hải
trong một bài phát biểu về Ngày Tự do Báo chí Thế giới trong tháng Năm năm
2012, với lời khen ngợi lòng can đảm của ông bất chấp một “đợt đàn áp rộng khắp
nhằm vào báo chí công dân ở Việt Nam.” Một số thượng nghị sĩ, trong đó có ông
John McCain, đã lên án việc bắt giữ Lê Quốc Quân, một người phê bình chính phủ
Việt Nam rất kiên định và từng bị chính quyền bắt nhiều lần.
Ông Obama cũng cần nêu quan ngại về trường hợp của nhà
lãnh đạo tôn giáo đang bị tù đày, Cha Nguyễn Văn Lý,
và xu hướng bắt giữ và đàn áp đang gia tăng nhằm vào giới blogger
và những nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi như Nguyễn Phương Uyên
và Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), những người từng bị đàn áp trong nhiều đợt khác
nhau vì đã phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ, tổ chức các buổi “dã ngoại nhân quyền,”
tham dự các cuộc biểu tình, hay phân phát các tờ rơi hoặc bản sao của Tuyên
ngôn Toàn cầu về Nhân quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị chính phủ Hoa Kỳ hoãn
các cuộc thương lượng về quốc phòng và thương mại với Việt Nam cho đến khi
chính quyền nước này chấm dứt đàn áp và cam kết hủy bỏ các điều luật hình sự
hóa bất đồng chính kiến.
“Chính quyền các quốc gia đi đàn áp công dân mình vì tổ
chức các buổi dã ngoại hay phân phát tờ rơi không nên được tưởng thưởng bằng
quan hệ ngoại giao tốt hơn hay hiệp định thương mại ưu đãi hơn,” ông Sifton
nói. “Obama cần nhân dịp này gọi thẳng tên cách hành xử như vậy cho đúng bản
chất của nó: độc tài.”
Sách nhiễu những người phê phán chính phủ ngày một tệ hại hơn
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi sự chú ý đặc biệt tới
tình trạng đối xử ngày một tệ hơn với các nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ
và Nguyễn Văn Hải, những người không được cho tiếp xúc với các nhà quan sát
quốc tế hay những người Việt Nam quan tâm đến số phận của họ. Cả hai người, do
từ chối nhận “tội,” đều bị chính quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Theo hệ thống hình sự Việt Nam, ban quản lý trại giam
tiến hành đánh giá định kỳ đối với tù nhân và xếp loại họ với các thuật ngữ
“cải tạo tốt,” “cải tạo khá,” “cải tạo trung bình” và “cải tạo kém.” Thường các
tù nhân chính trị chỉ được xếp vào một trong hai loại “cải tạo tốt” hay “cải
tạo khá” nếu họ nhận tội.
Chính quyền vẫn tiếp tục trừng phạt Nguyễn Văn Hải,
người mới thụ án năm thứ ba trong tổng số 12 năm tù bị xử vào tháng Chín năm
2012 về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự. Lần
kháng cáo gần đây nhất của ông bị bác bỏ vào ngày 27 tháng Mười hai năm 2012,
và chính quyền liên tục chuyển ông từ trại giam này sang trại giam khác, tổng
số lên đến 9 trại giam kể từ khi ông bị bắt vào tháng Tư năm 2008 – rõ ràng là
một biện pháp trừng phạt nhằm gây khó khăn cho gia đình khi thăm nuôi ông.
Mới đây, sự sách nhiễu còn trở nên tệ hại hơn nhiều: Vào
ngày mồng 1 tháng Hai năm 2013, công an chuyển Nguyễn Văn Hải tới một trại giam
ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà không thông báo cho gia đình biết, sau đó họ mới được
đi thăm hai lần rất ngắn ngủi. Ban quản lý trại giam buộc Nguyễn Văn Hải bỏ lại
tất cả vật dụng cá nhân ông đã giữ trong suốt năm năm qua - trong đó có sách,
báo, sổ tay và bút – và nhốt ông biệt giam, cách ly với các tù nhân khác suốt
hơn hai tháng. Vào ngày 27 tháng Tư, Nguyễn Văn Hải lại bị chuyển đến một nhà
tù ở tỉnh Nghệ An và lại bị biệt giam. Theo lời các tù nhân khác và gia đình,
ông đã bắt đầu tuyệt thực cách đây khoảng một tháng để phản đối những sự ngược
đãi của trại giam.
Cù Huy Hà Vũ, người đang thụ án bảy năm tù, cũng phải
chịu các biện pháp trừng phạt, mà ban quản lý trại giam thừa nhận rằng họ áp
đặt do ông từ chối nhận tội. Trong một văn bản có tính pháp lý chính thức,
chính quyền viết rằng vì Cù Huy Hà Vũ không chịu “nhận rõ tội lỗi của mình gây
ra, do đó các kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù, chỉ xếp loại cải tạo kém…”
Cù Huy Hà Vũ đã bị tước đoạt một số quyền mà các tù nhân
khác được hưởng, trong đó có gửi thư, xem xét tài liệu pháp lý liên quan đến vụ
án của mình, và gặp riêng vợ một lần mỗi tháng. Cũng giống như những tù nhân
khác, phòng giam của ông không đủ ấm vào mùa đông và không đủ thông khí vào mùa
hè, khiến tù nhân phải chịu cái lạnh hoặc nóng quá mức tùy theo mùa. Tiến sĩ
Vũ, người bị bệnh tim bẩm sinh, được biết giờ phải chịu thêm bệnh cao huyết áp
và cholesterol. Từ khi bị giam, ông thường bị đau dữ dội nửa đầu bên trái, bị
bệnh gút và lở ngứa; không rõ tình trạng chính xác của các triệu chứng bệnh mới
này.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam
phóng thích toàn bộ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm – và ít nhất cân
nhắc việc phóng thích các tù nhân cao tuổi
hoặc bị bệnh, ốm yếu, gồm Nguyễn Văn Hải và Cù Huy Hà Vũ như đã
nêu ở trên, cũng như Nguyễn Hữu Cầu, Mai Thị Dung, Cha Nguyễn Văn Lý và những
người khác.
Việt Nam đang tìm kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền
Liên hiệp quốc, một tiến trình cần qua bỏ phiếu tại Đại Hội đồng Liên hiệp quốc
vào cuối năm nay. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia
khác gây sức ép với Việt Nam, liên quan tới ý định nói trên, phải thực hiện
được các trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình.
“Nếu Việt Nam muốn bước lên sân khấu thế giới, chính
quyền nước này cần chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và đón nhận
cải cách,” ông Sifton nói. “Đồ thị của lịch sử có thể là một đường cong rất
dài, nhưng chắc chắn nó tiệm tiến xa dần cứ điểm độc tài.”
---------------
Để xem thêm các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xin
truy cập:
Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443
(di động); hoặc email: adamsb@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh):
+1-646-479-2499 (di động); hoặc email: siftonj@hrw.org
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái):
+66-85-060-8406 (di động); hoặc email: robertp@hrw.org
-----------------------
For Immediate
Release
Obama Needs to
Address Worsening Crackdown on Dissidents
July 22, 2013
(Washington, DC) – Vietnam’s
intensifying crackdown on free expression should be a top agenda item during
Vietnam President Truong Tan Sang’s summit with President Barack Obama this
week, Human Rights Watch said today. Sang will be in the United
States from July 24 to 26 and Obama will host him at the White House
on Thursday, July 25, 2013.
Vietnam’s previous president Nguyen Minh Triet visited
Washington in June 2007, and Prime Minister Nguyen Tan Dung visited in June
2008. Since those visits, a growing number of dissidents, bloggers, and
religious leaders have been jailed in Vietnam. Convictions in the first half of
2013 have overtook the total of those convicted in 2012, which in turn exceeds
the number in 2011 and 2010.
Under Vietnam’s harsh penal code, authorities routinely
arrest dissidents for crimes such as “conducting propaganda,” “subversion of
the people’s administration,” “disrupting the unity of the state,” or “abusing
democratic freedoms to infringe upon the interests of the State or [its]
citizens.” Vietnamese dissidents are often held incommunicado for lengthy
periods, without access to counsel or family visits, often subjected to torture
or other mistreatment, and prosecuted in politically controlled courts, which
are increasingly handing out lengthy sentences.
“If criticizing the Vietnamese government is a crime,
President Obama should show solidarity with dissidents by committing the crime
himself,” said John Sifton, Asia advocacy
director. “President Sang cannot publicly justify his government’s crackdown
and should use this occasion to repudiate it.”
Human Rights Watch urged the Obama administration to
speak publicly about particular dissident cases, such as convicted dissident Cu Huy Ha Vu, blogger Nguyen Van Hai (Dieu Cay), and
lawyer Le Quoc Quan, who is awaiting
trial on spurious “tax evasion” charges.
Obama has previously mentioned Nguyen Van Hai in a
statement on World Press Freedom Day in May 2012, praising his courage amid a
“mass crackdown on citizen journalism in Vietnam.” Several US senators,
including John McCain, have denounced the arrest of Le Quoc Quan, a persistent
government critic who has been repeatedly arrested by the Vietnamese
government.
Obama should also raise concerns about the case of
imprisoned religious leader Father Nguyen Van Ly, and the
growing trend of arrests and persecution of bloggersand young dissidents, like
Nguyen Phuong Uyen, Dinh Nguyen Kha,
Dinh Nhat Uy, Nguyen Hoang Vi, and Nguyen Ngoc Nhu Quynh (a.k.a. Mother
Mushroom), who were variously targeted for distributing leaflets critical of
the government, holding “human rights picnics,” attending
protests, or handing out pamphlets or copies of the Universal Declaration of
Human Rights.
Human Rights Watch urged the United States to suspend its
defense and trade negotiations with Vietnam until the government ends its
crackdown and pledges to repeal legal provisions criminalizing dissent.
“Governments that persecute citizens for holding picnics
and handing out pamphlets should not be rewarded with better ties and
preferential trade agreements,” Sifton said. “Obama should use this occasion to
call this behavior what it is: authoritarianism.”
Worsening harassment of critics
Human Right Watch called particular attention to the worsening treatment of dissidents Cu Huy Ha Vuand Nguyen Van Hai, who have not been allowed to receive visits from international monitors or fellow Vietnamese concerned about their fate. Both men, having refused to admit their “guilt,” have been subjected to particular punitive measures by authorities.
Under Vietnam’s penal system, prison authorities conduct
periodic reviews of prisoners and classify them under the terms “good,”
“decent,” “average” or “poor.” Typically political prisoners in Vietnam only
receive a classification of “good” or “decent” by admitting guilt.
Authorities continue to persecute Nguyen Van Hai, who is only three
years into a 12-year sentence for his latest conviction on September 2012 for
conducting propaganda against the state according to article 88 of the penal code.
His last appeal was turned down on December 27, 2012, and authorities have
repeatedly transferred him from one prison to another, to the total of 9
prisons since his arrest in April 2008 – apparently a punitive measure to make
it difficult for his family to visit him.
Recently, the harassment has grown worse. On February 1,
2013, police transferred Nguyen Van Hai to a prison in Ba Ria-Vung Tau
province, without informing his family, who thereafter were granted two very
brief visits. Prison authorities forced Nguyen Van Hai to give up all personal
belongings that he had been keeping with him in the last five years – including
newspapers, books, notebooks and pens – and locked him in isolation from other
prisoners for more than two months. On April 27, Nguyen Van Hai was again
transferred to a prison in Nghe An province and is being kept again in solitary
confinement. According to other prisoners and his family members, he began a
hunger strike approximately one month ago as a protest against the prison’s punishments.
Cu Huy Ha Vu, who is currently serving a seven year
prison sentence, is also being subjected to punitive measures, which prison
authorities have admitted they have imposed because of his refusal to admit
guilt. In one legal document, authorities wrote that because Cu Huy Ha Vu will
not “admit the sins that he caused; therefore during periodical reviews of the
sentence serving, he has been placed in poor improvement category….”
Cu Huy Ha Vu has been stripped of several rights that
other prisoners are allowed, including the rights to send mail, work with
his legal case documents, and meet his wife in private once a month. Like other
prisoners, his cell is poorly heated in winter and unvented in summer,
subjecting prisoners to extreme cold and heat depending on the season. Dr.Vu,
who has a congenital heart problem, now reportedly suffers from high blood
pressure and high cholesterol. Since being imprisoned, he often has severe
headache on the left side, gout and itchy sores; the precise nature of his new
health problems is not clear.
Human Rights Watch called on the Vietnamese government to
release all political prisoners and prisoners of conscience – and at least
consider releasing prisoners who are advanced in age or in poor
health, such as Nguyen Van Hai and Cu Huy Ha Vu noted above, as well
as Nguyen Huu Cau, Mai Thi Dung, Father Nguyen Van Ly, and others.
Vietnam is seeking a seat on the UN Human Rights Council,
which will require a vote in the UN General Assembly later this year. Human
Rights Watch called on the United States and other nations to pressure Vietnam,
in conjunction with this effort, to meet its international legal obligations.
“If Vietnam wants to stand on the world stage, its
government should repudiate its crackdown on dissidents and embrace reform,”
Sifton said. “The arc of history may be long, but it certainly bends away from
authoritarian retrenchment.”
*
For more Human
Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
No comments:
Post a Comment