Chis Brummitt/AP
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Wed, 07/24/2013 - 01:08
Mối quan tâm của Mỹ về những vụ
bắt giữ bất đồng chính kiến và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam không nên ngăn cản quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi hơn với các quốc gia Đông Nam Á, chủ tịch nước
(VN) cho AP biết trước thềm cuộc hội đàm tại Washington với Tổng thống Barack
Obama.
Nhận xét của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, qua email trả lời cho AP, là dấu hiệu mong muốn tăng cường
quan hệ với Hoa Kỳ, một quốc gia cùng chia sẻ những lo ngại về sự quyết đoán
của Trung Quốc trong khu vực của Việt Nam.
Chuyến đi của Sang đến Mỹ, là
chuyền viếng thăm lần thứ hai duy nhất bởi một nguyên thủ quốc gia kể từ khi
hai kẻ cựu thù nối lại quan hệ vào năm 1995. Ông sẽ gặp Tổng thống Obama vào
thứ Năm.
Mỹ cũng đang tìm kiếm các mối
quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, vốn đang nổi lên như một đối tác quan trọng
đối với các nền kinh tế chậm chạp của phương Tây, một phần của chiến lược
"tái cân bằng" với châu Á. Nhưng Mỹ muốn đất nước cộng sản này phải
trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến. Một số quan chức đã nói rằng tiến
bộ của một mối quan hệ gần gũi hơn là phụ thuộc vào việc cải thiện thành tích
nhân quyền.
Về nhân quyền, Sang cho biết, ở
Việt Nam "các quyền cơ bản và quyền tự do của người dân được tôn
trọng."
Khi được hỏi về mối quan tâm
của Mỹ về các vụ bắt giữ các blogger, ông nói: "Có một số khác biệt giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm những vấn đề nhân quyền, nhưng điều này là hoàn toàn
bình thường."
Tôi hy vọng rằng sau năm năm
không có các chuyến viếng thăm cao cấp giữa hai nước, chuyến thăm chính thức
của tôi đến Mỹ lần này sẽ góp phần đưa mối quan hệ Việt Nam-Mỹ lên một nền tảng
sâu sắc, hiệu quả và có thực chất," ông cho biết.
Lời mời đến thảo luận tại Nhà
Trắng của Tổng thống Obama đã khiến một số nhà phân tích ngạc nhiên, những
người cho rằng mong muốn dịch chuyển trọng tâm quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ
vào chấu Á có vẻ vượt trội mối quan tâm về nhân quyền mà họ từng nhấn mạnh tại
Việt Nam.
"Có vẻ như vấn đề nhân quyền đang bị lợi
dụng. Đằng sau cánh cửa đóng kín Obama có thể nêu lên những quan tâm, nhưng rõ ràng là sẽ không được nổi
bật", ông Carl Thayer, một chuyên
gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales, Australia nhận xét. "Đối với Obama, vấn đề là "làm thế nào để có được nhiều việc làm
cho người Mỹ. "Bán được nhiều hàng ở châu Á là bạn thắng lợi nhiều
hơn".
Cả hai bên dự kiến sẽ thảo luận về một hiệp định thương mại mà Washington đang đàm phán với Việt Nam và 10 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương khác, chính quyền Obama muốn hiệp định được ký
kết vào cuối năm nay. Năm ngoái, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt
tổng cộng $ 26 tỉ. Các nhà lãnh đạo chủ trì một nền kinh tế chập choạng của
Việt Nam cũng đang chịu áp lực để phải mang lại một tốc độ tăng trưởng kinh tế
mạnh hơn.
Những năm gần đây, Hoa Kỳ đã
xây dựng một quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam với các chuyến tàu ghé
cảng và trao đổi sĩ quan, nhưng vẫn chưa tháo gỡ lệnh cấm vận về vũ khí sát
thương áp đặt từ năm 1984. Các quan chức Mỹ cho biết họ đang xem xét để tháo
gỡ, nhưng không có dấu hiệu cho thấy việc sẽ này xảy ra sớm. Ông Thayer cho
biết Việt Nam không hẳn đã mua vũ khí từ Hoa Kỳ, họ thích các bạn hàng Đông Âu hơn, nhưng một số nhà lãnh đạo trong
đảng cầm quyền xem lệnh cấm này như một hình thức phân biệt đối xử.
Khi được hỏi liệu ông có muốn
lệng cấm này được tháo gỡ, Sang cho biết: "Tôi tin rằng bây giờ là thời
gian cho các mối quan hệ song phương của chúng tôi được hoàn toàn bình thường
trong tất cả các lĩnh vực vì lợi ích, vì hoà bình, hợp tác và phát triển trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dương của hai nước".
Phil Robertson, Phó Giám đốc Nhân quyền của Human Right Watch bộ phận Châu Á Xem, đặt
câu hỏi là vì sao Sang lại nhận được lời mời viếng thăm Nhà Trắng với một thành
tích nhân quyền như vậy.
"Tại sao lại xảy ra vào thời điểm này, khi
đang có một cuộc đàn áp liên quan về tự do ngôn luận", ông nói. "Bây
giờ trách nhiệm này thuộc về Tổng thống Barack Obama để đảm bảo rằng nhân quyền
không trượt khỏi chương trình nghị sự. Hoa Kỳ phải nêu công khai mối quan tâm
của mình và tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để phải thực hiện các biện pháp
cụ thể".
Nguồn: Associated
Press
--------------------------
Hai bức ảnh cách nhau 55 năm
Posted by adminbasam on July
25th, 2013
Hai bức ảnh cách nhau 55 năm
Ảnh trái: Tổng thống Dwight D. Eisenhower và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles
đón TT Ngô Đình Diệm tại Washington National Airport ngày 8-5-1957.
Ảnh phải: Đại sứ Mỹ tại VN, ông David Shear, đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại
sân bay ngày 24-07-2013. Cả TT Obama lẫn ngoại trưởng Mỹ không ra sân bay đón
Chủ tịch nước, mà chỉ có ông Đại sứ Mỹ ra đón. Điều này có thể nói lên mức độ
“thân thiện” mà nước chủ nhà dành cho CTN Trương Tấn Sang như thế nào.
-------------------------------
Video: Trương
Tấn Sang đi Mỹ ngày 24/7/2013 (VTV/ TNĐT).
thực ra những vân đề về nhân quyền luôn luôn là những vấn đề quan trọng dù ở bất cứ đâu, tuy nhiên nó không phải là điều nhức nhối đối với việt nam, nguyên nhân vì sao ư, đó là vì việt nam luôn luôn làm tốt những chính sách liên quan tới nhân quyền, đó là thực tế đang diễn ra ở việt nam
ReplyDeletetất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm tới nhân quyền, hơn ai hết việt nam luôn luôn xác định và có những quan tâm đúng mức tới vấn đề này, thực tế nhân quyền ở việt nam luôn luôn được thực hiện rất tốt, cuộc sống của nhân dân việt nam luôn được quan tâm rất chu đáo
ReplyDeletenhững vấn để liên quan tới nhân quyền ở việt nam luôn được quan tâm rất chu đáo. và thực tế thì người dân việt nam luôn cảm thấy ổn với những chính sách đó, vì vậy thật nực cười khi có một số người vẫn cố tình có luận điệu nói việt nam không quan tâm tới nhân quyền
ReplyDeletethực ra những vần đề về nhân quyên ở việt nam chỉ là do một số người nghĩ ra mà thôi, chứ thực trạng thì đâu có như vậy, nhân quyền ở việt nam đã và đang được thực hiện rất tốt, các chính sách về con người ở việt nam luôn luôn được quan tâm một cách tối đa
ReplyDeletenếu như hoa kỳ mà thực sự quan tâm tới vấn đề nhân quyền của việt nam thì đáng lẽ họ phải biết được những thông tin chính xác về tình hình nhân quyền ở việt nam mới phải chứ, thực tế thì vấn đề nhân quyền ở việt nam được quan tâm rất tốt, có ai mà không biết chứ
ReplyDelete