22/07/2013
Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công
du Hoa kỳ sắp tới
Chúng tôi, những người Việt Nam
trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về
thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến
công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:
1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những
hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương
và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung
Quốc và ký kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.
Những cam kết đưa ra trong
Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển
Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư
dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy
chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành
phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc
làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.
Đây là một hành động có tính
toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho
nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên
bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp
thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên
quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ
nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”,
những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng
xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.
Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt
Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”,
“bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán,
chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm
luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ
có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh
vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm
làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ
vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.
2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang
gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh
tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông
dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp
tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định
Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một
giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của
Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên những điều kiện tham
gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn
đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên
tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không
ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề
dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên,
chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu
Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng
triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại
sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi
công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự
do tôn giáo”.
Phải chăng đó cũng là lý do tại
sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn
thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung
ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ
phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ
cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có
điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và
lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên
giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh
báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều
có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà
không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến
qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm
nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn
đạp cho các hành động”.
Ấy vậy mà, trong khi đời sống
kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp
người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc
xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã
tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn
lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa
thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới.
Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà
nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực
thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không
thể thuận buồm xuôi gió được.
3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây
lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng
trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới
công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ
đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn
dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả
là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi
đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”. Chúng tôi hy vọng
rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi
của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.
Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào
trân trọng.
Ngày 19.7.2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC
1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà
Nội
2. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán
bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
3. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học,
Hà Nội
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức
yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
5. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội,
Hà Nội
6. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại
học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng
7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa
học Viện Văn học, Hà Nội
8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao
động, TP HCM
9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà
Nội
12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung
ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân
TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp
19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành
Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
21. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận
đại, Viện Văn học, Hà Nội
22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng
Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải
phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông
tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên
Huế
27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa
Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, TP HCM
30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam
32. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị
Côn Đảo trước 1975
33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM
34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học
Sài Gòn, Hoa Kỳ
35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học,
nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành
viên Viện IDS, TP HCM
38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám
đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung
phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động
cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành
đoàn TP HCM, TP HCM
41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành
phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận
Trung ương, Hà Nội
43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội
khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. André Menras – Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị
trước năm 1975, Pháp
45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài
Gòn, TP HCM
46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài
Gòn Giải phóng, TP HCM
49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS,
Hội An
50. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM
52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên
Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia
tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan
Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM
56. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM
57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung
ương cục Miền Nam
58. Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM
khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6
59. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư
vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
Phan Văn Khải, Hà Nội
61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới
trong ta, Hà Nội
63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam
tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII,
Nhật Bản
64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
66. Trần Thị Băng Thanh
67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài
Gòn, TP HCM
68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
69. Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM,
TP HCM
71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội, TP HCM
72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An
Định, TP HCM
73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu
chiến binh, Hà Nội
75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng
Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn
Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch
Viện IDS, Hà Nội
80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 00:40
No comments:
Post a Comment