04:15:pm
07/07/13
ĐCV: Đây là lần thứ 2
Người Buôn Gió tới Ba Lan. Lần trước anh tới vì… quá cảnh ở sân bay Warsaw và
được anh em đón vào chơi vài tiếng. Không phải là ‘cưỡi ngựa xem hoa’ mà cưỡi ô
tô xem tuyết.
Lần
này anh tới thăm Ba Lan 3 ngày, nhưng – như anh nói- “tôi tới vì anh em Đàn
Chim Việt”. Chúng tôi đã hỏi anh vài câu ngay khi anh vừa tới Ba Lan. Câu
chuyện của những kẻ tha phương loay hoay thế nào cuối cùng vẫn gắn với chính
trị, với quê hương, với những người bạn đang bị kìm kẹp, giam cầm, xét xử.
Người Buôn Gió (bên
trái) và Nguyễn Thanh Sơn.
Xin chào anh NBG trở
lại với đất nứớc Ba Lan. Lần trở lại này cảm xúc anh thế nào?
-
Lần trước tôi đến vào mùa đông, chỉ vài tiếng đồng hồ để quá cảnh về Việt Nam.
Ba Lan trong ký ức tôi về cảnh vật không có gì nhiều, chỉ có đêm tối và tuyết.
Nhưng tình cảm của anh chị em ĐCV làm tôi nhớ mãi. Và hôm nay tôi trở lại đây
vì điều đó. Hôm nay mới được nhìn Ba Lan kỹ hơn một chút so với đêm nào, thành
phố Vac- sa-va thật đẹp, nhiều tòa nhà cổ kính nguy nga. Những ngừời dân dạo
chơi nhàn nhã và thanh bình. Nhiều hoạt động diễn ra trong thành phố bởi những
nhóm nguời nhỏ như ca múa nhạc, trình diễn một tiết mục văn hóa, cổ động xin
chữ ký cho vấn đề gì đó. Các hoạt động này diễn ra tại các khu trung tâm thành
phố mà không hề có bóng cảnh sát nào bên cạnh. Tôi tự hỏi là cảnh sát Ba Lan có
quá chủ quan, lơ là mất cảnh giác truớc những hoạt động này không?
Mạc Việt Hồng và
Người Buôn Gió
Tại sao anh có câu
hỏi như vậy, ở đây những hoạt động này là điều bình thuờng, đó là quyền tự do
của công dân Ba Lan?
NBG
cừời.
-
Nếu vậy thì đây sẽ là sự tự do quá trớn, tự do đi quá khuôn khổ nếu xét theo
cái nhìn của chính quyền Việt Nam. Đúng như nhà nước VN nói, mỗi nước có một
tình trạng riêng, không thể áp dụng như nhau. Và đương nhiên quyền con người
cũng phải khác như vậy. Ở nứớc tôi, hoạt động của cá nhân hay nhóm nào diễn ra
tại nơi công cộng đều phải được nhà nuớc đồng ý. Ngay cả việc lấy chữ ký ban
nãy tôi thấy. Nếu là từ thiện hay bán hàng ở Việt Nam thì có thể đuợc cho qua,
nhưng nếu xin để đòi hỏi về quyền lợi này nọ cho con nguời hay sắc tộc dân số
nào đó như thế thì cảnh sát sẽ giải tán ngay lập tức.
Anh thấy đất nuớc và
con người Ba Lan hôm nay thế nào?
-
Tôi vừa sang đến đây, chắc không đủ thời gian để nhận xét. Nhưng đọc lịch sử
cận đại thì tôi biết Ba Lan bị áp chế giữa hai cường quốc lớn là Nga và Đức.
Trong thế chiến thứ hai Đức xâm luợc Ba Lan được thời gian ngắn, sau Nga Xô
tiếp tục xâm lược Ba Lan thời gian dài hơn đến mấy chục năm. Cả một thời gian
dài bị đô hộ bởi Nga Xô, hôm nay người Ba Lan đã có tự do, độc lập thực sự của
mình. Không phải thứ độc lập giả hiệu như truớc đây mà quan chức chính phủ chỉ
là quan thái thú của Nga Xô đặt ra. Nguời dân Ba Lan quyết định được đời sống,
chính sách của dân tộc, đất nước mình mà không phải lệ thuộc, xin ý kiến nuớc
đàn anh Nga Xô dưới những cái cụm từ lừa đảo là ” hợp tác toàn diện, trao đổi
phương thức lãnh đạo …”. Đó là một điều may mắn. Nó chứng tỏ nguời Ba Lan có
khí chất mạnh mẽ để tự chủ. Nguời Ba Lan không phải khiếp nhuợc sợ hãi cuờng
quốc lân bang đến mức khúm núm che đậy sự hèn nhát bằng diễn giải là ” ở cạnh
nuớc lớn thì phải khéo léo, nhường nhịn giữ ổn định chính trị để lo làm ăn…”
Người Ba Lan đã sát cánh hàng trăm nghìn, hàng triệu người trong thời điểm cam
go nhất của thập kỷ cuối 80 đầu 90 thế kỷ truớc,đã xuống đuờng biểu tình để đòi
lại quyền tự do, dân chủ trước họng súng của quân đội, cảnh sát và xe tăng lăm
le đàn áp đẫm máu. Đành rằng họ có những lãnh tụ tinh thần quan trọng, nhưng
nếu tinh thần nguời dân không mạnh mẽ thì ảnh huởng của những lãnh tụ đó sẽ
chẳng hiệu quả để có đuợc một Ba Lan như ngày nay.
Anh nói về quyền con
người, về sự đấu tranh dân chủ ở Ba Lan. Chúng tôi đuợc biết tới đây nhà nuớc
Việt Nam sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xử vì tội ” trốn thuế”. Luật sư Lê Quốc
Quân đựơc biết tới nhiều về những hoạt động đấu tranh cho dân chủ và quyền con
người. Anh có ý kiến gì về vụ xử luật sư Lê Quốc Quân tới đây?
-
Nếu xử Lê Quốc Quân vì tội ” trốn thuế” thì tôi nghĩ phiên tòa này sẽ công khai
ai muốn vào xem thì xem như những vụ án ”trốn thuế ” khác mà không bị ngăn cản.
Còn nếu phiên tòa đuợc diễn ra khác biệt với các vụ án ” trốn thuế ” khác bởi
hàng trăm cảnh sát lập hàng rào ngăn chặn lối vào. Hàng trăm an ninh , mật vụ
dùng máy quay lia ống kính khắp các con phố. Rồi bao nhiêu người bỗng nhiên
trước phiên tòa bị cảnh sát khu vực đến nhà khuyến cáo không nên đi xem xử vụ
Lê Quốc Quân. Rồi lại có cảnh bắt bớ người đến xem một cách thô bạo bởi những
kẻ thuờng phục đeo băng đỏ đưa lên xe buýt về trại Lộc Hà….tất cả những cái đó
sẽ nói lên một điều bất thường trong một phiên tòa kêu tội danh ” bình thường ”
là ”trốn thuế”. Và nếu phiên tòa tới đây, những điều tôi đã nói trên xảy ra,
thì chắc hẳn vụ này ” trốn thuế” chỉ là cái cớ rất tồi của chính quyền. Nếu cớ
mà đủ lý , tình thì đương nhiên sẽ không có chuyện gì căng thẳng, ầm ĩ hay quân
lính rầm rộ bên ngoài. Vụ xử sẽ êm ả như bao vụ xử trốn thuế khác.
- Nhưng nhà nước
Việt Nam sẽ dùng luận điệu cũ, chẳng hạn như, một số quần chúng nhân dân bị kẻ
xấu kích động đã đến gây mất trật tự phiên tòa. Cho nên để đảm bảo an toàn,
cảnh sát đã phải dùng biện pháp giải tán đám đông. Anh nghĩ sao?
-
Vậy chúng ta nghĩ sao khi có hàng chục vụ án đuợc xử mỗi ngày tại 43 Hai Bà
Trưng, tức cả nghìn vụ một tháng, muời mấy nghìn vụ xử một năm. Mà không có vụ
xử nào người dân nào bị kích động tụ tập đông nguời đến đây để gây rối. Nếu
tính theo mật độ xử như vậy thì từ vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở 43 Hai Bà
Trưng hồi năm 2011 đến nay đã mấy chục nghìn vụ xử nữa đã diễn ra tại đây, dân
có tụ tập đông người gây mất trật tự bao giờ không? Cho nên nếu ở vụ xử luật sư
Lê Quốc Quân lần này, người dân có kéo đến đông thì tôi nghĩ, không phải họ bị
kích động, dân ta khôn lắm. Chả phải tôi và các bạn đều được nghe từ bé là nhân
dân ta cần cù, thông minh, tin tuởng vào Đảng vào bác Hồ đó sao. Nếu dân kéo
đến đông thì vấn đề là ở phiên tòa đó có gì uẩn khúc, có gì không ngay thẳng
hoặc những nguời bị xét xử là những người được nhân dân yêu mến, bị xét xử oan
ức bởi một phiên tòa bất công định sẵn. Chính những phiên tòa như thế này mới
là kích động nhân dân đến xem. Tôi nghĩ , thế nào trong phiên tòa cũng đầy ắp
những nhân dân lạ hoắc của các phường lân cận khu vực 43 Hai Bà Trưng. Hoặc
những hàng xóm Lê Quốc Quân , những nguời mà có khi chưa bao giờ biết mặt Quân,
họ sẽ đến dự phiên tòa để vỗ tay tán thửởng lời chủ tọa cho báo chí kết luận
đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ bản án. Vậy ai là kẻ xúi dục những nguời
này ngồi chật ních trong phiên tòa, chiếm chỗ của thân nhân bị cáo. Chúng ta cứ
xem xem có phải vụ nào họ cũng vô tư đến xem xử không. Đấy, một năm có mười mấy
nghìn vụ xử bình thường đó. Xem những ” quần chúng ” này dự được bao nhiêu vụ
là ra ngay cái đuôi con chồn.
Nếu
bên ngoài không có đến nổi chục nguời dân đến xem.
Không
có hàng trăm cảnh sát lập hàng rào ngăn cản.
Bên
trong không có cán bộ, nhân dân phường XYZ ngồi chật phiên tòa.
Không
có ai bị triệu tập hay khuyến cáo trước hôm xử.
Không
có 4 yếu tố trên, có nghĩa là có một phiên tòa bình thường. Khi chỉ cần có 1 trong
4 yếu tố đó thì đã cho thấy dấu hiệu một phiên tòa bất bình thường. Còn có đủ
cả 4 yếu tố thì chắc hẳn đủ cơ sở khẳng định vụ án này là có dấu hiệu của sự
không minh bạch về pháp luật.
Nếu
có cả yếu tố thêm nữa như bắt bớ, đàn áp. Một số thanh niên to khỏe xông vào
đánh đập, xô đẩy người dân. Kế đó công an đưa xe buýt hốt nguời xem đi. Rõ ràng
đó là một phiên tòa thế nào thì tôi nghĩ mọi nguời kết luận được.
Xin cám ơn anh đã
trả lời phỏng vấn. BBT CV chúc anh có được nhiều niềm vui khi trở lại Ba Lan.
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment