Monday 22 July 2013

MỘT BƯỚC CHUYỂN LỚN TRONG MỐI QUAN HỆ MỸ TRUNG (David Shambaugh - Real Clear World)




David Shambaugh

Thứ hai, ngày 22 tháng bảy năm 2013

Một bài viết ngắn nhưng cực kỳ quan trọng. Tôi phải dịch gấp để mọi người thấy rõ kết quả của hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Obama và Tập Cận Bình tại sa mạc Sunnylands ở California quyết định toàn cầu trong vài thập niên tới. Nó đã diễn ra không ngoài những gì tôi đã tiên liệu từ nhiều năm nay. Mong nó có giá trị cho các lãnh đạo Việt trong vấn đề chiến lược lâu dài cho tổ quốc và dân tộc.


Bài viết của David Shambaugh trên Real Clear World. Ông là Giáo sư Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế và Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại George Washington University (GWU), một thành viên cao cấp của Những nghiên cứu chính sách đối ngoại không thường trú nhân và Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á tại Viện Brookings của GWU, và tác giả của cuốn sách: Trung Quốc ra đến toàn cầu:
Sức mạnh của đảng (China Goes Global: The Partial Power được Oxford University Press, xuất bản năm 2013). Bài viết này xuất hiện ngay lân đầu tiên ở trang China & U.S Focus và đã được tái bản với sự cho phép của cả hai quốc gia. Trước khi đến GWU ông là giảng viên về chính trị Trung Quốc tại Trường nghiên cứu châu Phi và Phương Đông của Univesity of London (University of London’s School of Oriental and African Studies).

*
Như kết quả của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S & ED) Mỹ-Trung vừa kết thúc, mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã không chỉ ổn định, mà còn thực hiện một bước tiến lớn về phía trước mà là những bước trọng đại. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm nay được xây dựng trên động lực mới trong mối quan hệ được thúc đẩy bởi hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia vào tháng Sáu tại Sunnylands, California.

Toàn bộ các thỏa thuận S & ED đạt được hai bên trong hai ngày 11-12 tháng Bảy là thật sự ấn tượng và thậm chí kết quả này còn nhiều hơn cả về số lượng lẫn chất lượng so với những gì đã đạt trong những chuyến thăm cấp nhà nước của các nguyên thủ quốc gia hai nước gần đây (trong những năm 2009 và 2011). Công bố thỏa thuận – có 91 thỏa thuận trong "con đường chiến lược” và một con số tương tự như vậy trên "con đường kinh tế""(mặc dù chúng không được chia thành từng nhóm) - là bằng chứng phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu của mối quan hệ, và chúng là những bước đi cụ thể về phía trước trong việc xây dựng những gì đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mô tả như là xây dựng một "loại mới của mối quan hệ quyền lực vĩ đại"

Tất nhiên, "tính xảo quyệt thì (luôn luôn) có mặt trong từng chi tiết" và cũng có thể là có sự chặt chẽ trong việc thông qua để thực hiện các thỏa thuận đầy tham vọng như vậy. Trong những năm gần đây, những Tuyên bố chung cũng đã được dự định tương tự (2009 và 2011) bị chìm ngay sau khi chúng được đưa ra và không được thực hiện như dự định. Còn bây giờ có vẻ là có một mức độ rõ ràng hơn về cam kết song phương. Đọc kỹ các tài liệu con đường chiến lược chỉ ra rằng phần lớn các điều khoản là chung cho cả 2 quốc gia, ví dụ, "Hoa Kỳ và Trung Quốc khẳng định cam kết của họ đối với ...). Trong khi đó những cam kết này trong quá khứ, thì các ngôn ngữ có tính chất "không bao giờ gặp nhau trong ý tưởng và hành động (parallel)" được thường xuyên sử dụng hơn, ví dụ như, " Hoa Kỳ cho rằng ....","Trung Quốc cho rằng ..." những điều khoản có tính song song như vậy thường mã hóa bằng từ ngữ cho những bất đồng đằng sau hậu trường. Bây giờ thì, nhiều ngôn ngữ (đặc biệt vào con đường chiến lược hơn là con đường kinh tế) cho quyền lợi chung giữa 2 quốc gia chứ không còn có tính song song. Cũng có rất nhiều tài liệu tham khảo mà cả hai bên "quyết định" để thực hiện các sáng kiến khác nhau, trong khi rất nhiều biên bản ghi nhớ (memorandums of understanding: MOU) và " những kế hoạch hành động" chung đã được thống nhất và ký kết. Đằng sau những sắc thái ngôn ngữ là một hợp tác quan liêu thực tế và cam kết chiến lược chung mới có trách nhiệm.

Một lý do khác để lạc quan về việc thực hiện là việc cả hai bên đã thiết lập và mở rộng số lượng các nhóm công tác liên ngành sẽ hoạt động trong suốt cả năm. Những nhóm làm việc mới bao gồm một nhóm làm việc về an ninh mạng, Nhóm công tác biến đổi khí hậu Mỹ-Trung, một nhóm Tư vấn những quan hệ kinh tế quốc tế, một nhóm về tư vấn cố vấn pháp lý, một nhóm đối thoại về phát triển toàn cầu, một nhóm Đối thoại Cộng tác về Sinh thái(Eco-Partnership), một nhóm về năng lượng tiết kiệm hàng không và Sáng kiến giảm khí thải và bảo tồn tiềm năng không gian, và những vòng đàm phán tiếp theo cho các cơ chế song phương đã được thành lập trước đây. Trong khi đó, các cuộc đối thoại chung khác đã được nâng cấp, chẳng hạn như nâng cao sự tham vấn Chống khủng bố cho cấp Thứ trưởng và các Đối thoại chính sách năng lượng ở cấp Bộ. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế trước đây, hai chính phủ đã có đến khoảng 90 cuộc đối thoại song phương và các cuộc họp về cơ chế sau này sẽ đạt đến con số 100. Quan trọng hơn, như đã nói ở trên, nhiều cuộc họp sẽ hoạt động quanh năm thay vì mỗi năm một lần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định(an episodic fashion). Điều này sẽ giúp động lực duy trì mối quan hệ giữa Đối thoại chiến lược và kinh tế và các cuộc gặp mặt cấp nguyên thủ quốc gia giữa 2 nước hằng năm.

Phạm vi tuyệt đối của những chủ đề được bảo mật và đồng ý của 2 quốc gia là minh chứng cho cả chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ. Điều này bao gồm cả quan hệ an ninh và quân sự, ngoại giao khu vực và toàn cầu, quyền con người, các vấn đề pháp lý và thực thi pháp luật, Kiểm soát không phổ biến hạt nhân và vũ khí, các vấn đề hải quan và bảo hiểm chuyên chở hàng hóa, an ninh chuỗi cung ứng, thủy sản và rừng, buôn bán động vật hoang dã và khai thác gỗ bất hợp pháp, luật biển và các vấn đề đa cực, khoa học biển và khí tượng học, biến đổi khí hậu, chất lượng không khí và nước, y tế công cộng, phát triển và viện trợ, gìn giữ hòa bình, an toàn hạt nhân, và một loạt các vấn đề liên quan đến năng lượng. Và đây chỉ là vấn đề con đường chiến lược. Con đường kinh tế cũng đã thảo luận và đạt được thỏa thuận trong một loạt các lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật sau đây: tự do hóa tỷ giá hối đoái, minh bạch dữ liệu, sự ổn định tài chính toàn cầu và khu vực, hợp tác thể chế đa phương (đặc biệt là trong IMF, APEC và G-20), thương mại và đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ bí mật thương mại, mua sắm chính phủ, chống bán phá giá, tín dụng và tài chính xuất khẩu, mở cửa thị trường và quyền phân phối, quy định ngân hàng, và các vấn đề khác.

Mục đích của tôi cho chi tiết danh sách này không phải là để mang đến người đọc, mà để cung cấp một ý thức đầy đủ về phạm vi đặc biệt của mối quan hệ Mỹ-Trung ngày hôm nay. Không có mối quan hệ liên chính phủ nào khác trên thế giới đến gần với bề rộng và chiều sâu của các vấn đề cùng quan tâm của hai quốc gia và hiện họ đang làm việc để cùng giải quyết với nhau. Các mối quan hệ của Trung-Liên minh châu Âu và Trung-Nga và các mối quan hệ Mỹ-EU có khu vực rộng lớn của đối thoại và tương tác quan liêu, nhưng tất cả các mối quan hệ này đều nhạt nhẽo so với việc thể chế hóa quan hệ Mỹ-Trung ngày hôm nay.

Thể chế hóa là một trong những gì mà tôi gọi là "cặp đôi thể chế hóa và phụ thuộc lẫn nhau"(tác giả dùng từ lóng tự chế: “Two I’s”: institutionalization and interdependence) trong quan hệ Mỹ-Trung. Những tương tác của “cặp đôi thể chế hóa và phụ thuộc lẫn nhau” này với "cặp đôi hợp tác và cạnh tranh" (cũng vậy tác giả dùng từ lóng tự chế: “Two C’s”: Cooperation and competition) trong mối quan hệ: hợp tác và cạnh tranh. Thể chế hóa là kết quả tự nhiên của phụ thuộc lẫn nhau và sự biểu hiện của sự hợp tác - và tất cả ba yếu tố còn lại phục vụ để làm giảm sốc và hạn chế sự cạnh tranh trong các mối quan hệ. Để chắc chắn, cạnh tranh và ngờ vực vẫn tồn tại - ở những mức độ chiến lược, kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị, và tư tưởng - sẽ tiếp tục, và không được sai lầm tối thiểu. Nhưng, việc áp dụng Đối thoại chiến lược và kinh tế là những biểu hiện hữu hình mà hai bên bây giờ tìm cách quản lý sự cạnh tranh và hợp tác giả dối nếu có thể. Đó là những tin tức tốt nhất chúng tôi đã có trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm, và là tin tốt cho sự ổn định và phát triển toàn cầu.

@Real Clear World 20 July, 2013

Asia Clinic, 11h15' ngày thứ Hai, 22/7/2013


4 comments:

  1. thực ra thì mỹ và trung quốc mở rộng và nâng tầm mối quan hệ hợp tác chiến lược là điều hoàn toàn dễ hiểu, đây có thể nói là hai quốc gia có vị thế và tiếng nói nhất trên trường quốc tế hiện nay, việc nâng tâm hợp tác cho hai quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích của cả hai nước

    ReplyDelete
  2. đây là điều tất yếu phải xảy ra, đây là hai cường quốc hiện tai của thế giới và cũng là của tương lai, việc họp tác của họ không chỉ có vai trò quan trọng với hai nước mà còn có ý nghĩa với tất cả những quốc gia khác trên thế giới nữa, thực sự là rất quan trọng, không khó để nhận ra điều đó

    ReplyDelete
  3. mối quan hệ trung mỹ luôn luôn là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên bình diện quốc tế hiện nay, bởi đây đang là hai cường quốc hàng đầu thế giới, những vấn đề xung quanh mối quan hệ hợp tác của họ thực sự có những ảnh hưởng rất quan trọng tới cục diện của thế giới

    ReplyDelete
  4. biến chuyển chứ, trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều động thái thể hiện cho điều đó rồi, cũng dễ hiểu mà, hai quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay cần phải hợp tác với nhau, đó là vì lợi ích của cả hai nước, chỉ có mối quan hệ hợp tác giữa hai nước mới giúp hai nước có thể phát triển hơn nữa

    ReplyDelete

View My Stats